Trong số đó, Luật doanh nghiệp do Quốc hội nước CHXHCNViệt Nam ban hành năm 2005, Luật chứng khoán 2006 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thihành luật là những văn bản pháp lí trực ti
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG ĐỀ TÀI 5
I TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 5
1 Lí do chọn đề tài 5
2 Mục tiêu nghiên cứu 6
3 Nguồn luật chi phối 6
II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN, CỔ PHẦN, CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU 6
1 Công ty cổ phần 6
1.1 Khái niệm, đặc điểm 6
1.2 Phân loại 8
2 Cổ phần (share), cổ phiếu (stocks) 8
2.1 Khái niệm, đặc điểm 8
2.2 Phân loại 9
3 Trái phiếu ( Bonds) 11
3.1 Khái niệm, đặc điểm 8
3.2 Phân loại 11
III NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CHÀO BÁN CỔ PHẦN VÀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 12
1 Chào bán cổ phần 12
1.1 Chào bán cổ phần ra công chúng 12
1.1.1 Chào bán lần đầu ra công chúng (Initial Public Offering - IPO) 12
1.1.1.1 Điều kiện chào bán 12
1.1.1.2 Trình tự thủ tục chào bán 12
1.1.2 Chào bán thêm cổ phần 17
Trang 21.1.2.1 Điều kiện chào bán 17
1.1.2.2 Trình tự, thủ tục chào bán 18
1.1.3 Chào bán cổ phần ra nước ngoài 20
1.1.3.1 Điều kiện được chào bán cổ phần ra nước ngoài 20
1.1.3.2 Trình tự, thủ tục chào bán cổ phần ra nước ngoài 21
1.2 Chào bán cổ phần riêng lẻ 22
1.2.1 Điều kiện phát hành 22
1.2.2 Trình tự, thủ tục phát hành riêng lẻ 23
2 Phát hành trái phiếu 25
2.1 Phát hành trái phiếu ra công chúng của CTCP tại Việt Nam 25
2.1.1 Điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng của CTCP 25
2.1.2 Trình tự phát hành phát hành trái phiếu ra công chúng của CTCP 26
2.2 Phát hành trái phiếu riêng lẻ tại Việt Nam 27
2.2.1 Điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ 28
2.2.2 Thủ tục phát hành trái phiếu riêng lẻ của CTCP 29
2.3 Ưu điểm và nhược điểm của việc phát hành trái phiếu so với cổ phiếu 30
2.3.1 Ưu điểm 30
2.3.2 Nhược điểm 31
IV THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC CHÀO BÁN CỔ PHẦN VÀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU TRONG CTCP 33
1 Về chào bán cổ phiếu 33
1.1 Thực trạng 33
1.2 Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về điều kiện chào bán cổ phần riêng lẻ 35
2 Về phát hành trái phiếu 36
2.1 Thực trạng 36
Trang 32.2 Giải pháp phát triển thị trường Trái phiếu Việt Nam hiện nay 37 Tài liệu tham khảo 40
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1 Trần Thị Thanh Bình Chào bán cổ phần lần đầu ra công
chúng, tổng quan về đề tài, tổng kết, hoàn chỉnh file word
2 Lê Nhật Dương Chào bán riêng lẻ, chào bán cổ phần
ra nước ngoài, kỹ thuật clip
3 Chu Thị Hằng Thực trạng và giải pháp của việc chào
bán cổ phần và phát hành trái phiếu trong CTCP, lời mở đầu
4 Nguyễn Thị Ánh Ngọc Phát hành trái phiếu, thuyết trình, làm
Powerpoint
5 Cao Thị Hồng Nga Chào bán thêm cổ phần, tìm ví dụ dẫn
chứng về Sacombank
6 Lê Nhật Quý Thiệu Nhóm trưởng Khái quát chung về CTCP, cổ phần,
cổ phiếu và trái phiếu, xây dựng kịch bản clip, thuyết trình
7 Đinh Văn Trưởng Phát hành trái phiếu, kỹ thuật clip, làm
Powerpoint
Trang 4L i m đ u ời mở đầu ở đầu ầu.
Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu to lớn Từsau Đại hội đổi mới năm 1986, việc đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp tham gia vào nềnkinh tế đã thực sự tạo nên một bước chuyển mình lớn lao Trong quá trình phát triển, đổi thay
đó, sự ra đời của Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán thực sự là một dấu mốc quan trọng,đánh dấu sự đổi mới tư duy kinh tế và cách thức huy động, tiếp cận nguồn vốn lâu nay
Cổ phiếu và trái phiếu là hai loại chứng khoán phổ biến và đặc trưng trên thị trườngchứng khoán hiện nay Thị trường chứng khoán là một trong những kênh huy động, lưu thôngnguồn vốn nhanh chóng và hiệu quả nhất cho nền kinh tế, do vậy, để định hướng cho sự pháttriển tốt đẹp của thị trường, pháp luật nước ta đã có những quy định để ràng buộc cũng như điềuchỉnh liên quan tới lĩnh vực này Trong số đó, Luật doanh nghiệp do Quốc hội nước CHXHCNViệt Nam ban hành năm 2005, Luật chứng khoán 2006 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thihành luật là những văn bản pháp lí trực tiếp điều chỉnh các hoạt động trên thị trường, bao gồmviệc chào bán cổ phiếu và phát hành trái phiếu trong Công ty cổ phần (CTCP)
Với những đặc điểm quan trọng nêu trên của thị trường chứng khoán, nhóm nghiên cứumuốn đi sâu giới thiệu đến các bạn những quy định của pháp luật nước ta hiện nay trong việcchào bán cổ phiếu và phát hành trái phiếu trong CTCP Qua đó, chúng tôi cũng cung cấp cho cácbạn những khái niệm, nền tảng cơ bản của CTCP, cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và một số vấn đềliên quan đến thị trường chứng khoán
Bằng những kiến thức tiếp thu được từ giảng viên hướng dẫn và sự tìm tòi, nghiên cứucủa chúng tôi, nhóm hi vọng sẽ mang đến cho các bạn những hiểu biết nhất định trong phạm vi
đề tài “Những quy định của pháp luật về chào bán cổ phiếu và phát hành trái phiếu trong Công ty cổ phần” Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ từ phía quý giảng viên và
các bạn sinh viên Nếu các bạn có hứng thú, thắc mắc về đề tài này, hãy liên hệ với chúng tôi:
Nhomluat.7m@gmail.com, chúng ta cùng trao đổi, sẻ chia để phát triển.
Chào thân ái!
Nhóm nghiên cứu
Trang 5N i dung đ tài ội dung đề tài ề tài
I TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1 Lí do chọn đề tài
Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam khi chúng ta chủ trương phát triển nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc giải phóng mọi năng lực sản xuất của xã hộitheo hướng khai thác các tiềm năng sẵn có về vốn, lao động, trình độ quản lý và các nguồn lựcvật chất cần thiết khác cho nhu cầu đầu tư và phát triển của đất nước là một nhân tố quan trọngbảo đảm cho việc thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Nhìn lại các loạihình doanh nghiệp hiện nay mà pháp luật Việt Nam cho phép thành lập và hoạt động thì loạihình doanh nghiệp CTCP là mô hình có ưu thế tuyệt đối về vốn so với các loại hình doanhnghiệp khác
Không một loại hình doanh nghiệp nào có thể được thành lập và hoạt động nếu không cóvốn Vốn là yếu tố quan trọng quyết định và chi phối hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp, cảnội bộ bên trong lẫn đối tác bên ngoài Riêng với CTCP, vốn là yếu tố năng động và đòi hỏi sựlinh hoạt trong việc huy động cũng như sử dụng Các qui luật kinh tế thị trường chỉ ra rằng cùngvới sự lưu thông hàng hóa là sự lưu thông tiền tệ, tức là sự chu chuyển các nguồn vốn Điều nàyđặt ra một đòi hỏi là con người phải tạo ra cách thức góp vốn, cách tổ chức và quản lý vốn để cóthể đáp ứng được sự vận động linh hoạt của vốn Để huy động vốn, CTCP có thể tiến hành chàobán cổ phần cũng như phát hành trái phiếu Việc chào bán cổ phần và phát hành trái phiếu đươctiến hành trên thị trường vốn (thị trường chứng khoán)
Để có thể hiểu một cách đúng đắn nhất và sâu sắc nhất về việc chào bán cổ phần và pháthành trái phiếu nhằm huy động vốn trong CTCP cũng như những quy định của pháp luật trong
vấn đề này, nhóm chúng tôi quyết định tiến hành thực hiện đề tài “ Những quy định của pháp
luật về chào bán cổ phần và phát hành trái phiếu trong Công ty cổ phần” Đó là lý do chọn đề
tài thực hiện của nhóm chúng tôi
Trang 62 Mục tiêu nghiên cứu
Với phương pháp chủ yếu là tìm hiểu, phân tích và đánh giá, nhóm tiến hành nghiên cứumột số vấn đề cơ bản về chào bán cổ phần, phát hành trái phiếu và những quy định của pháp luậtđối với các hoạt động trên trong CTCP Giúp mọi người hiểu rõ hơn về CTCP cũng như nhữngquy trình, thủ tục của pháp luật về phát hành cổ phần, cổ phiếu và trái phiếu
Đồng thời, nhóm tiến hành phân tích đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam trong nhữngquy định về chào bán cổ phần và phát hành trái phiếu ở CTCP, những mặt tích cực và hạn chế,hướng khắc phục
3 Nguồn luật chi phối
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng hai văn bản luật quan trọng chủ yếu là Luậtdoanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày29/11/2005 có hiệu lực ngày 1/7/2006, Luật Chứngkhoán số 70/QH11 ngày 29/6/2006 có hiệu lực ngày 01/01/2007 Ngoài ra còn có một số vănbản khác như:
Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều củaLuật Chứng khoán có hiệu lực ngày 08/02/2007
Thông tư 17/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 của BTC hướng dẫn hồ sơ đăng ký chào bánchứng khoán ra công chúng hiệu lực ngày 13/8/2007
Nghị định số 01/2010/NĐ-CP ban hành ngày 04 tháng 01 năm 2010 về chào bán cổ phầnriêng lẻ có hiệu lực ngày 25/02/2010
Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/05/2006 do Chính phủ ban hành quy định việcphát hành trái phiếu của doanh nghiệp có hiệu lực ngày 01/07/2006
II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN, CỔ PHẦN, CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU
1 Công ty cổ phần (Corporation).
1.1 Khái niệm, đặc điểm.
Trang 7Ngày xưa, các nhà buôn đã biết hùn nhau đồng vốn để làm ăn và chia lời lãi từ công việckinh doanh Họ chấp nhận mất đi phần vốn đã bỏ ra nếu công việc kinh doanh gặp trở ngại Hìnhảnh này cũng không khác mấy với hình ảnh người ta mua cổ phần ở các CTCP ngày nay Bằngviệc cách điệu hóa các nguyên tắc mà các nhà buôn đã từng hùn vốn với nhau, quy định cụ thể
về phương thức góp vốn, người được quyền góp vốn, đa dạng hóa các loại vốn góp, thêm bớt cácquyền và nghĩa vụ của người góp vốn,cách chia lời lãi, trách nhiệm của mỗi người góp vốn đốivới những rủi ro trong kinh doanh… ý tưởng sơ khai về sự hợp tác cùng bỏ vốn, chia lời lãi vàchỉ mất những gì đã góp vào ban đầu của các nhà buôn được tiếp nối trong các CTCP hiện đại.Ngày nay, CTCP được xem là phương thức phát triển cao nhất của loài người để huy độngvốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển CTCP là mộtdạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể
sở hữu nó Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và đượcphát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế
Tại Việt Nam, khái niệm cũng như các đặc điểm của CTCP được quy định tại điều 77,luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họpthứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005:
Điều 77 CTCP
1 CTCP là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế sốlượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệptrong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợpquy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này
2 CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
3 CTCP có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn
CTCP có khả năng huy động vốn rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu Đây là đặc điểmriêng có của loại hình doanh nghiệp này
Trang 81.2 Phân loại.
2. Cổ phần (share), cổ phiếu (stocks).
2.1 Khái niệm, đặc điểm.
Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất của CTCP Vốn điều lệ của CTCP được chia thành nhiềuphần bằng nhau được gọi là cổ phần Người mua cổ phần được gọi là cổ đông Cổ đông đượccấp một giấy xác nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu Cổ phiếu là bằng chứng và là chứng chỉxác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với CTCP Quyền sở hữu của cổ đông trong CTCPtương ứng với số lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ Tại điều 78, Luật doanh nghiệp có quyđịnh:
Điều 78: Các loại cổ phần
1 CTCP phải có cổ phần phổ thông Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông
2 CTCP có thể có cổ phần ưu đãi Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi
Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
b) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
d) Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định
3 Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưuđãi biểu quyết Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày
Công ty cổ phần (Corporation)
Công ty cổ phần nội
bộ (private company)
Công ty cổ phần đại
chúng (publish company)
Công ty cổ phần niêm yết (listed company)
Trang 9công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểuquyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
4 Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác
do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định
5 Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi íchngang nhau
6 Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi Cổ phần ưu đãi có thể chuyểnđổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông
2.2 Phân loại:
Do cổ phiếu là bằng chứng và chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu cổ phần nên việc phânloại cổ phiếu cũng tương đương với việc phân loại cổ phần Ở đây, chúng tôi xin được phépphân loại cổ phiếu
Khi xem xét cổ phiếu của CTCP, thường có sự phân biệt cổ phiếu được phép phát hành,
cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu đang lưu hành
- Cổ phiếu được phép phát hành: Khi CTCP được thành lập, thì được phép phát hành cổphiếu để huy động vốn Nhưng luật pháp các nước quy định công ty phải đăng ký tổng số
cổ phiếu của công ty và phải ghi trong điều lệ công ty và được gọi là cổ phiếu được phépphát hành hay cổ phiếu đăng ký Cổ phiếu được phép phát hành là số lượng cổ phiếu tối
đa của một công ty có thể phát hành từ lúc bắt đầu thành lập cũng như trong suốt quátrình hoạt động Khi cần có sự thay đổi số lượng cổ phiếu được phép phát hành thì phảiđược đa số cổ đông bỏ phiếu tán thành và phải sửa đổi điều lệ công ty
- Cổ phiếu đã phát hành: là cổ phiếu mà công ty được bán ra cho các nhà đầu tư trên thịtrường và công ty đã thu về được toàn bộ tiền bán số cổ phiếu đó, nó nhỏ hơn hoặc tối đa
là bằng với số cổ phiếu được phép phát hành
- Cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và được chính tổ chức pháthành mua lại bằng nguồn vốn của mình Số cổ phiếu này có thể được công ty lưu giữ mộtthời gian sau đó lại được bán ra; luật pháp một số nước quy định số cổ phiếu này khôngđược bán ra mà phải hủy bỏ Cổ phiếu quỹ không phải là cổ phiếu đang lưu hành, không
có vốn đằng sau nó; do đó không được tham gia vào việc chia lợi tức cổ phần và không
có quyền tham gia bỏ phiếu
Trang 10- Cổ phiếu đang lưu hành: là cổ phiếu đã phát hành, hiện đang lưu hành trên thị trường và
do các cổ đông đang nắm giữ Số cổ phiếu đang lưu hành được xác định như sau:
Số cổ phiếu đang lưu hành = Số cổ phiếu đã phát hành - Số cổ phiếu quỹ
Dựa vào lợi ích mà cổ phiếu mang lại cho người sở hữu như sơ đồ sau:
Nếu căn cứ vào hình thức của cổ phiếu, có thể chia cổ phiếu thành cổ phiếu ghi danh và cổ phiếu
vô danh
- Cổ phiếu ghi danh: là cổ phiếu có ghi tên người sở hữu trên tờ cổ phiếu Cổ phiếu này cónhược điểm là việc chuyển nhượng phức tạp, phải đăng ký tại cơ quan phát hành và phảiđược Hội đồng Quản trị của công ty cho phép
- Cổ phiếu vô danh: là cổ phiếu không ghi tên người sở hữu Cổ phiếu này được tự dochuyển nhượng mà không cần thủ tục pháp lý
3 Trái phiếu (Bonds)
Trang 113.1 Khái niệm, đặc điểm.
Theo Khoản 3, điều 6, Luật chứng khoán được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006, trái phiếu là loạichứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của
Lãi suất trái phiếu là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu quy định mức lãi mà nhà đầu tưnhận được hàng năm Lãi suất thường được công bố theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá tráiphiếu
Thời gian đáo hạn của trái phiếu là số năm mà theo đó, người phát hành hứa hẹn đáp ứngnhững điều kiện của nghĩa vụ, là ngày chấm dứt sự tồn tại của khoản nợ khi nhà phát hành thuhồi trái phiếu bằng cách hoàn trả khoản vay gốc Theo Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước(UBCKNN), trái phiếu có thời gian đáo hạn từ 1 – 5 năm gọi là trái phiếu ngắn hạn, từ 5 – 10năm là trái phiếu trung hạn và trên 10 năm là trái phiếu dài hạn
3.2 Phân loại.
Có thể phân loại trái phiếu theo các tiêu chí khác nhau như chủ thể phát hành, lợi tức tráiphiếu, mức độ đảm bảo thanh toán của nhà phát hành, hình thức, tính chất trái phiếu Cụ thể:Căn cứ vào chủ thể phát hành: gồm có trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty
Căn cứ vào lãi suất trái phiếu: gồm có trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất biếnđổi
Trang 12Căn cứ vào mức độ bảo đảm thanh toán của nhà phát hành: gồm có trái phiếu bảo đảm vàtrái phiếu không đảm bảo, trong đó, trái phiếu đảm bảo bao gồm hai loại chủ yếu là trái phiếu cótài sản cầm cố, trái phiếu đảm bảo bằng chứng khoán ký quỹ.
Căn cứ vào hình thức trái phiếu: gồm có trái phiếu vô danh và trái phiếu ghi danh
Căn cứ vào tính chất trái phiếu: gồm có trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu có quyền mua cổphiếu, trái phiếu có thể mua lại
III NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CHÀO BÁN CỔ PHẦN VÀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1 Chào bán cổ phần
1.1 Chào bán cổ phần ra công chúng
1.1.1 Chào bán lần đầu ra công chúng ( Initial Public Offering - IPO)
I.1.1.1 Điều kiện chào bán
Theo quy định tại khoản 1, Điều 12 Luật Chứng khoán 2006 và hướng dẫn tại Nghị định
số 14/2007/NĐ-CP, thì CTCP chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng các điềukiện sau:
- Có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Namtrở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thờikhông có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;
- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đạihội đồng cổ đông thông qua;
- Có công ty chứng khoán tư vấn trong việc lập hồ sơ chào bán cổ phiếu
I.1.1.2 Thủ tục, trình tự chào bán
Về mặt thủ tục, tiến trình IPO thường liên quan tới một hay một số công ty tài chính đặcbiệt gọi là Ngân hàng đầu tư, ở Việt Nam vẫn gọi là các Công ty chứng khoán Những trung giantài chính này làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ và bảo lãnh phát hành Việc chọn các tổ chức bảolãnh phát hành này do Hội đồng quản trị quyết định Công ty tiến hành bán cổ phần bằng IPOđược gọi là "Nhà phát hành." Những vụ bảo lãnh phát hành lớn thường do một nhóm các ngân
Trang 13hàng đầu tư hợp thành một xanh-đi-ca (syndicate) để phân chia công việc và rủi ro Trong số này
có một tổ chức đứng ra làm Nhà bảo lãnh chính, và chiếm hết phần lớn phí bảo lãnh phát hành.Trên thế giới, mức phí này có thể lên tới 8% của tổng số tiền cổ phần bán được và kèm theonhiều điều khoản khác
Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành:
Sau khi chấp nhận bảo lãnh phát hành, tổ chức bảo lãnh sẽ liên hệ với công ty tư vấn vàcác tổ chức đại lí phân phối để thiết lập tổ hợp bảo lãnh (nếu cần) Tổ chức bảo lãnh phải kí camkết bảo lãnh khách hàng với tổ chức phát hành Cam kết bảo lãnh phát hành là một trong nhữngtài liệu của hồ sơ xin phép phát hành Hiện nay theo thông tư số 17/2007/TT-BTC ban hành13/03/2007, hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán bao gồm các tài liệu sau:
- Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng lập theo mẫu tại Phụ lục số 05A kèmtheo Thông tư số 17/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 13/3/2007 đểhướng dẫn Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
- Bản cáo bạch lập theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và phải bao gồm các nội dungsau đây:
a) Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm mô hình tổ chức bộ máy, hoạt độngkinh doanh, tài sản, tình hình tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sởhữu công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và cơ cấu
cổ đông (nếu có)
b) Thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán bao gồm điều kiện chào bán, cácyếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứngkhoán, phương án phát hành và phương án sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán
c) Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong hai năm gần nhất phải đáp ứng các yêucầu sau:
- Tuân thủ chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước;
- Báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinhdoanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính;
Trang 14- Trường hợp tổ chức phát hành là công ty mẹ thì tổ chức phát hành phải nộp báo cáo tàichính hợp nhất theo quy định của pháp luật về kế toán kèm theo báo cáo tài chính củachính công ty mẹ;
- Báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập được chấpthuận Ý kiến kiểm toán đối với các báo cáo tài chính phải thể hiện chấp nhận toàn bộ.Trường hợp ý kiến kiểm toán là chấp nhận có ngoại trừ thì khoản ngoại trừ phải là khôngtrọng yếu và phải có tài liệu giải thích hợp lý về cơ sở cho việc ngoại trừ đó;
- Trường hợp hồ sơ được nộp trước ngày 01 tháng 3 hàng năm, báo cáo tài chính năm củanăm trước đó trong hồ sơ ban đầu có thể là báo cáo chưa có kiểm toán, nhưng phải có báocáo tài chính được kiểm toán của hai năm trước liền kề;
- Trường hợp ngày kết thúc kỳ kế toán của báo cáo tài chính gần nhất cách thời điểm gửi hồ
sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng hợp lệ cho UBCKNN quá chín mươingày, tổ chức phát hành phải lập báo cáo tài chính bổ sung đến tháng hoặc quý gần nhất;
- Trường hợp có những biến động bất thường sau thời điểm kết thúc niên độ của báo cáo tàichính gần nhất, tổ chức phát hành cần lập báo cáo tài chính bổ sung đến tháng hoặc quýgần nhất;
- Báo cáo tài chính nếu là bản sao, thì phải là bản sao có chứng thực của cơ quan côngchứng hoặc của tổ chức kiểm toán (trường hợp báo cáo tài chính đã được kiểm toán) hoặccủa tổ chức phát hành (trường hợp báo cáo tài chính chưa được kiểm toán)
d) Bản cáo bạch phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặcChủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổchức phát hành và người đại diện theo pháp luật của tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chứcbảo lãnh phát hành chính (nếu có) Trường hợp ký thay phải có giấy uỷ quyền
- Điều lệ công ty có nội dung phù hợp với các quy định của pháp luật
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sửdụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có) theo mẫu tại Phụ lục số 06A kèm theo Thông tư số17/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 13/3/2007 để hướng dẫn Hồ sơ đăng
Trang 15ký chào bán chứng khoán ra công chúng Trường hợp có tổ hợp bảo lãnh phát hành, thìcam kết bảo lãnh phát hành của tổ chức bảo lãnh phát hành chính phải kèm theo hợp đồnggiữa các tổ chức bảo lãnh phát hành Các tài liệu về cam kết bảo lãnh phát hành có thểđược gửi sau các tài liệu khác, nhưng chậm nhất phải trước ngày UBCKNN cấp giấychứng nhận đăng ký chào bán.
- Quyết định của Hội đồng quản trị công ty thông qua hồ sơ Đối với việc chào bán cổphiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngânhàng nhà nước Việt Nam
- Trường hợp một phần hoặc toàn bộ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng được
tổ chức, cá nhân có liên quan xác nhận thì tổ chức phát hành phải gửi văn bản xác nhậncủa tổ chức, cá nhân đó cho UBCKNN
Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị hồ sơ, tổ chức bảo lãnh chuyển hô sơ xin phép phát hànhcho công chúng tư vấn luật để xem xét các khía cạnh pháp lý liên quan tới đợt phát hành đó.Công ty tư vấn chịu trách nhiệm xem xét và đảm bảo hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định củaUBCK Tiến hành rà soát, xem xét và xác định trách nhiệm giữa tổ chức phát hành, tổ chức bảolãnh và các công ty tư vấn Các bên sẽ ký vào Biên bản cuộc họp, biên bản này là một trongnhững cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề về kiện tụng
- Trong thời gian xét duyệt hồ sơ xin phép phát hành, tổ chức bảo lãnh cùng với tổ chứcphát hành phải thực hiện tất cả các việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu phát hiện thông tin khôngchính xác hoặc bỏ sót nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc thấy cần thiếtphải giải trình về vấn đề có thể gây hiểu nhầm hoặc theo yêu cầu của UBCKNN
Trang 16- Sau khi được chấp thuận về nguyên tắc, tổ chức phát hành gửi UBCKNN 06 bộ hồ sơ
đã được chấp thuận trước khi UBCKNN cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra côngchúng
Trong thời gian này, tổ chức bảo lãnh có thể sử dụng một cách trung thực và chính xáccác thông tin trong bản cáo bạch đã gửi UBCK để thăm dò nhu cầu của nhà đầu tư (road show),nhưng không được phép mời chào, quảng cáo cũng như tiết lộ các thông tin về giá cả cổ phiếuhoặc triển vọng của tổ chức phát hành
Sau khi hồ sơ xin phép phát hành có hiệu lực, tiến hành:
Công bố phát hành:
Ngay sau khi nhận được giấy phép phát hành, tổ chức phát hành phải gửi cho UBCKNNcác tài liệu phục vụ cho việc phân phối, bao gồm: bản cáo bạch tóm tắt nội dung thông cáo pháthành và các tài liệu khác (nếu có) Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận chào bánchứng khoán ra công chúng có hiệu lực tổ chức phát hành phải công bố bản thông báo phát hànhtrên một tờ báo điện tử hoặc báo viết trên ba số báo liên tiếp Đưa bản cáo bạch tóm tắt đến công
ty in ấn và đề nghị kiểm tra lần cuối cùng trước khi đưa in hàng loạt Sau khi đưa in chuyển tất
cả các bản tới các chi nhánh, đại lí phân phối hoặc những nơi công cộng để các nhà đầu tư dễdàng tiếp cận
Phân phối chứng khoán:
Tổ chức bảo lãnh hoặc tổ chức phát hành yêu cầu các nhà đầu tư điền vào các phiếu mua,trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số lượng chứng khoán đăng kí, ký quỹ Các phiếu đăng kíphải có phần gốc ghi lại các thông tin chính để tiện tham khảo khi cần thiết Yêu cầu nhà đầu tưđặt cọc một khoản tiền nhưng không quá 10% giá trị chứng khoán đăng kí mua Việc ký quỹ cóthể được thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng Thời hạn đăng kí mua chứngkhoán phải đảm bảo kéo dài 20 ngày Hết thời hạn đăng kí mua tổ chức phát hành, tổ chức bảolãnh phải thông báo cho người đầu tư biết số lượng chứng khoán được mua Tổ chức bảo lãnhcần nêu rõ phương thức ưu tiên phân phối, có thể dùng một hoặc một số phương thức sau: ưutiên về thời gian, ai đăng kí mua trước sẽ được ưu tiên mua trước; ưu tiên về số lượng: ai đăng kímua với số lượng lớn sẽ được ưu tiên mua trước
Trang 17Các ưu tiên khác theo thỏa thuận cần ghi rõ trong phần đăng kí mua chứng khoán.
Nếu số lượng chứng khoán đặt mua của các nhà đầu tư cá nhân vượt qua 20% số lượngchứng khoán phát hành, tổ chức bảo lãnh phải dành ít nhất 20% số lượng chứng khoán phát hành
ra công chúng để phân phối cho các nhà đầu tư cá nhân
Kết thúc đợt phát hành tổ chức phát hành và bảo lãnh phát hành chuyển giao tiền và bảolãnh chứng khoán Tại Việt Nam, các tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phải chuyển giaochứng khoán cho người mua trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt phát hành Trongthời hạn 10 ngày sau khi kết thúc đợt phát hành, tổ chức phát hành phối hợp với tổ chức bảo lãnhlập báo cáo kết quả phân phối chứng khoán theo quy định
1.1.2 Chào bán thêm cổ phần.
1.1.2.1 Điều kiện chào bán:
Theo khoản 1 điều 12, Luật chứng khoán 2006 quy định:
a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồngViệt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thờikhông có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;
c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đạihội đồng cổ đông thông qua;
d) Khi đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, các doanh nghiệp phải cam kết đưa chứngkhoán chào bán ra công chúng niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán có tổchức trong thời hạn một năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.( Luật số: 62/2010/QH12- luậtsửa đổi,bổ sung một số điều của luật chứng khoán có hiệu lực ngày 1/7/2011);
Khoản 4, điều 12: Chính phủ quy định điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng đốivới doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành CTCP,doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao; chào bán chứngkhoán ra nước ngoài và các trường hợp cụ thể khác
Trang 18Điều 13 Luật chứng khoán 2006 quy định về Đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng:
1 Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng phải đăng ký vớiUBCKNN
2 Các trường hợp sau đây không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng:
a) Chào bán trái phiếu của Chính phủ Việt Nam;
b) Chào bán trái phiếu của tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấpthuận;
c) Chào bán cổ phiếu ra công chúng của doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành CTCP;d) Việc bán chứng khoán theo bản án, quyết định của Toà án hoặc việc bán chứngkhoán của người quản lý hoặc người được nhận tài sản trong các trường hợp phá sản hoặcmất khả năng thanh toán
1.1.2.2 Trình tự, thủ tục chào bán:
Theo thông tư số 17/2007/TT-BTC ngày 13/03/2007 của Bộ Tài chính, Luật chứng
khoán 2006, Hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán quyền mua hoặcchào bán thêm cổ phiếu có kèm theo quyền mua ra công chúng của công ty đại chúng bao gồm:a) Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng lập theo mẫu tại Phụ lục số 05A kèm theoThông tư này;
b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sửdụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng;
c) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có) theo quy định tại điểm 1.5 mục II Thông tư này: Cam
kết bảo lãnh phát hành (nếu có) theo mẫu tại Phụ lục số 06A kèm theo Thông tư này Trườnghợp có tổ hợp bảo lãnh phát hành, thì cam kết bảo lãnh phát hành của tổ chức bảo lãnh pháthành chính phải kèm theo hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh phát hành Các tài liệu về camkết bảo lãnh phát hành có thể được gửi sau các tài liệu khác, nhưng chậm nhất phải trướcngày UBCKNN cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán
Trang 19d) Tài liệu bổ sung Bản cáo bạch Trường hợp thời điểm phát hành lần đầu cách thời điểmphát hành thêm từ 12 tháng trở lên thì cần phải có Bản cáo bạch mới.
- Về nội dung của Bản cáo bạch cũng tương tự như chào bán lần đầu tiên ra công chúng(IPO), đã được quy định ở điều 15 Luật chứng khoán 2006 và thông tư này
- Bản cáo bạch phải nêu rõ phương án phát hành thêm cổ phiếu và phương án sử dụng vốnhuy động được từ đợt phát hành thêm
đ) Văn bản chấp thuận của Ngân hàng nhà nước Việt nam đối với việc chào bán thêm cổphiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng
Ngoài ra còn cần tài liệu báo cáo tình hình sử dụng vốn của đợt chào bán chứng khoán racông chúng gần nhất đã đăng ký với UBCKNN (nếu có)
Trình tự thực hiện:
- Gửi Hồ sơ đăng ký chào bán cho UBCKNN trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặctheo đường bưu điện gồm 01 bộ gốc và 05 bộ sao y bản chính, kèm theo file điện
tử theo địa chỉ do UBCKNN quy định;
- Sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nộidung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc thấy cần thiết phải giảitrình về vấn đề có thể gây hiểu nhầm hoặc theo yêu cầu của UBCKNN;
- Sau khi được chấp thuận về nguyên tắc, tổ chức phát hành gửi UBCKNN 06 bộ
hồ sơ đã được chấp thuận trước khi UBCKNN cấp giấy chứng nhận chào bánchứng khoán ra công chúng
Thủ tục đăng ký:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức xin đăng ký phát hành nộp đủ hồ sơ hợp lệ, UBCKNN cấp chứng nhận đăng ký phát hành chứng khoán Nếu tổ chức phát hành hoặcUBCKNN phát hiện có sai sót trong hồ sơ, tổ chức phát hành phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho đầy đủ và đúng quy định; thời điểm nhận hồ sơ được tính từ ngày UBCKNN nhận được bản sửađổi, bổ sung Trường hợp phát hiện có sai sót hoặc không trung thực trong hồ sơ, UBCKNN có quyền từ chối cấp chứng nhận đăng ký phát hành chứng khoán
Trang 201.1.3 Chào bán cổ phần ra nước ngoài.
1.1.3.1 Điều kiện được chào bán cổ phần ra nước ngoài.
Khác với việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng và chào bán bổ sung, chào bán cổphần hay cổ phiếu ra nước ngòai có liên quan đến các quy định của pháp luật ở nước đó, do vậy,những điều kiện dành cho doanh nghiệp chào bán cổ phần ra nước ngoài cũng có những ràngbuộc nhất định
Ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện chào bán cổ phần bình thường, Khoản 1, điều 6,nghị định 1/2007/NĐ-CP có quy định:
1 Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra nước ngoài phải đáp ứng các điều kiệnsau đây:
a) Không thuộc danh mục ngành nghề mà pháp luật cấm bên nước ngoài tham gia và phải đảmbảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Có quyết định thông qua việc chào bán chứng khoán ra nước ngoài và phương án sử dụng vốnthu được của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông (đối với CTCP), của Hội đồng thànhviên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên), hoặc Chủ sở hữu công ty(đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc của đại diện chủ sở hữu vốn (đối vớicông ty nhà nước);
c) Đáp ứng các điều kiện chào bán theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổchức phát hành đăng ký chào bán
Ngoài ra, tại khoản 5, điều 1 nghị định 84/2010/NĐ-CP có bổ sung điểm d, khoản 1, điều
6 của nghị định 14/2007/NĐ-CP như sau: d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lýngoại hối