1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tiểu luận luật kinh tế pot

29 551 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 227,5 KB

Nội dung

Yêu cầu của chủ nợ thanh toán các khỏan nợ đến hạn phải có căn cứ chứngminh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng không được doanh nghiệp, hợp tác xãthanh toán ví dụ: văn bản đòi nợ, văn bản kh

Trang 1

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

1 Nguyễn Dương Ngọc Cẩm

030126100112

Khái niệm và điều kiện phá sản

Thuyết trình phần trình tự, thủ tục phá sản

030126100527 Tìm hiểu phần thanh lý tài sản và các khoản nợ, bất cập trong luật phá sản

4 Nguyễn Thị Vân Nhung

Tìm hiểu điều kiện và nội dung phương

án phục hồi hoạt động kinh doanh

6 Lê Hoàng Bảo Trung

030126101001

Đưa ra ví dụ thực tế về công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông

Thuyết trình phần trình tự và thủ tục phásản

7 Hứa Nhật Vy

030126101163

Phân tích về thủ tục, nội dung của việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.Thuyết trình phần tổng quan về phá sản

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế tự cung tự cấp con người tạo ra các sản phẩm để tựthỏa mãn, tự đáp ứng nhu cầu của mình nên chưa có hoạt động trao đổi, do đóhoạt động thương mại chưa tồn tại và không thể có hiện tượng phá sản

Sang nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở Việt Nam trước đây, chủ thểkinh tế chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh, được nhà nước hình thành vàtài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước, luôn có sự hỗ trợ của nhà nước dướicác hình thức như hoãn nợ, xóa nợ,…hoặc sử dụng các giải pháp mang tínhhành chính như giải thể, sáp nhật để chấm dứt hoạt động khi kinh doanh bị thua

lỗ Do đó cũng không xảy ra trường hợp mất khả năng thanh toán dẫn đến phásản

Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, phá sản doanh nghiệp làhiện tượng kinh tế- xã hội khách quan, bị ảnh hưởng bởi yếu tố rủi ro trong kinhdoanh phản ánh tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để tranh giành các lợithế về thị trường, khách hàng, lợi nhuận tối ưu,…Theo dự báo của tiến sĩ ĐinhThế Hiển, Giám đốc Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, với tình hìnhCPI tháng 7 đang có xu hướng tăng trở lại, Ngân hàng Nhà nước sẽ khó có đợtcung tiền mạnh trong quý III Do vậy, khó có khả năng giảm mạnh lãi suất.Nguồn vốn vẫn bị hạn chế, nên sẽ có những thêm doanh nghiệp, đặc biệt doanhnghiệp ngành bất động sản, “âm thầm” phá sản Trung bình mỗi năm nước ta có25.000/597.000 doanh nghiệp phá sản, hiện chỉ còn hơn 356.000 doanhnghiệp “ sống sót” Như vậy trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì việc doanhnghiệp phá sản là khá phổ biến Nó hiện hữu như là một sản phẩm của quá trìnhchọn lọc và đào thải tự nhiên của nền kinh tế

Trang 3

- Có các khoản nợ đến hạn: các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không

có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm) đã rõràng, được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh vàkhông có tranh chấp

- Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không có đủkhả năng thanh toán

Yêu cầu của chủ nợ thanh toán các khỏan nợ đến hạn phải có căn cứ chứngminh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng không được doanh nghiệp, hợp tác xãthanh toán (ví dụ: văn bản đòi nợ, văn bản khất nợ…)

***PHÂN BIỆT PHÁ SẢN VÀ GIẢI THỂ

1, Lý do Rộng hơn đối với giải thể, có 4 lý

do dẫn đến giải thể doanh nghiệp:

do kết thúc thời gian hoạt động

mà không được gia hạn; đối với công ty không có đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn

6 tháng liên tục; do bị thu hồi giấy phép kinh doanh; Theo quyết địnhcủa chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả các thành viên hợp danh đối với cong ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu

do doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu

Trang 4

hạn; của Đại hội đồng cổ đông đốivới công ty cổ phần;

2, Thủ tục

giải quyết là thủ tục hành chính do chủ sở hữu doanh nghiệp tiến hành, thời

hạn giải quyết một vụ giải thể ngắn hơn

là một hoạt động tư pháp, do toà

án có thẩm quyền quyết định, thờihạn giải quyết một vụ phá sản dài hơn

3, Hậu quả bao giờ cũng chấm dứt sự tồn tại

của một doanh nghiệp (bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh)

doanh nghiệp bị tuyên bố phá sảnvẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như một nguời nào đó mua lại toàn bộ doanh nhgiệp

Người quản lý doanh nghiệp, điềuhành doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thường bị cấm làm công việc tương tự trong một thời gian nhất định

***VAI TRÒ CỦA LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM

-Là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ lợi ích của chủ nợ, bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của người lao động Đồng thời cũng bảo vệ lợi ích chính đáng củacác doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản

-Luật phá sản góp phần cơ cấu lại nền kinh tế

Phần 2: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÁ SẢN

Thủ tục phá sản được áp dụng đối với CTCP lâm vào tình trạng phá sảnbao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

+Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;

+Phục hồi hoạt động kinh doanh;

+Thanh lý tài sản, các khoản nợ;

+Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

I NỘP ĐƠN YÊU CẦU VÀ MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN

1 Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Trang 5

a Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Khi nhận thấy Công ty cổ phần (CTCP) lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông

và nhóm cổ đông (CĐ-NCĐ) có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theoquy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơnđược thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông (ĐHCĐ) Trường hợp điều lệcông ty không quy định mà không tiến hành được ĐHCĐ thì cổ đông và nhóm cổđông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với CTCP đó.(Điều 17LPS)

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm (Điều 13 LPS)

+ Ngày, tháng, năm làm đơn

+ Tên, địa chỉ của người làm đơn

+ Tên, địa chỉ của CTCP lâm vào tình trang phá sản

+ Các khoản nợ không có đảm bảo hoặc có đảm bảo một phần đến hạn màkhông được thanh toán

+ Quá trình đòi nợ

+ Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TPHCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số:426/2011/QĐ-MTTPS Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TpHCM, ngày 5 tháng 8 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH

MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TPHCM

Căn cứ vào Điều 8 và Điều 28 của Luật phá sản;

Sau khi xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của ngân hàng ANZ

Địa chỉ: 39 Lê Duẩn quận 1 TpHCM

Đối với: công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông

Thụ lí số 426/2011/PS-TL ngày 6 tháng 8 năm 2011

Sau khi xem xét các giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cầu mở thủ tục phá sản;

Trang 6

Xét thấy có các căn cứ chứng minh công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông lâmvào tình trạng phá sản

QUYẾT ĐỊNH:

1 Mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông

Địa chỉ : 441 Huỳnh Văn Bánh ,phường 11,quận Phú Nhuận, Tphcm

2 Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản: thẩm phán

- Ông (Bà)

3 Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định

mở thủ tục phá sản này, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Toà án, trong đónêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm vàkhông có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả Kèm theo giấy đòi nợ

là các tài liệu chứng minh về các khoản nợ đó Hết thời hạn này các chủ nợkhông gửi giấy đòi nợ đến Toà án thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ

+ Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của CTCP, trong đó giải trình nguyênnhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu phápluật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểmtoán độc lập xác nhận

+ Báo cáo về các biện pháp mà CTCP đã thực hiện, nhưng vẫn không khắcphục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn

+ Bảng kê chi tiết tài sản của CTCP và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được.+ Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu CTCP phải cung cấp theo quy địnhcủa pháp luật

Trang 7

Trong thời hạn ba tháng, kể từ khi nhận thấy CTCP lâm vào tình trạng phá sản,nếu đại diện hợp pháp của CTCP không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thìphải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

b Nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịpthời các tài liệu do pháp luật quy định và theo yêu cầu của Toà án trong quá trìnhtiến hành thủ tục phá sản (Điều 19 LPS)

Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan gây ảnhhưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợptác xã hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản thì tuỳ theotính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu tráchnhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.(Điều 19 LPS)

Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tiền tạm ứng phí phá sảntheo quyết định của Toà án (Điều 21 LPS)

c Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 22 LPS)

Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thấy cần sửa đổi đơn,

bổ sung tài liệu thì Toà án yêu cầu người nộp đơn thực hiện việc sửa đổi, bổsung trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Toà án.Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, kể từ ngày người nộp đơn xuấttrình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản Trường hợp người nộp đơn khôngphải nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì ngày thụ lý đơn là ngày Toà án nhận đượcđơn Toà án phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn

Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 23 LPS)

Toà án ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong những trườnghợp sau đây:

+ Người nộp đơn không nộp tiền tạm ứng phí phá sản trong thời hạn do Toà án

ấn định

+ Người nộp đơn không có quyền nộp đơn

Trang 8

+ Có Toà án khác đã mở thủ tục phá sản đối với CTCP lâm vào tình trạng phásản.

+ Có căn cứ rõ ràng cho thấy việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản dokhông khách quan gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinhdoanh của CTCP hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản + CTCP chứng minh được mình không lâm vào tình trạng phá sản

Khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 25 LPS)

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Toà án trả lạiđơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người làm đơn có quyền khiếu nại với Chánh

án Toà án đó

Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại đối với quyết địnhtrả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Toà án phải ra một trong cácquyết định sau đây:

+ Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

+ Huỷ quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn theo quyđịnh của Luật này

Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu thấy việc giải quyết phá sảnkhông thuộc thẩm quyền của mình thì Toà án đã thụ lý đơn chuyển việc giảiquyết phá sản cho Toà án có thẩm quyền và thông báo cho người nộp đơn yêucầu mở thủ tục phá sản biết.(Điều 26 LPS)

Kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc giải quyết cácyêu cầu sau đây đòi CTCP lâm vào tình trạng phá sản thực hiện nghĩa vụ về tàisản phải tạm đình chỉ (Điều 27 LPS)

+ Thi hành án dân sự về tài sản

+ Giải quyết vụ án đòi CTCP thực hiện nghĩa vụ về tài sản

2 Mở thủ tục phá sản (Điều 28, 29, 30, 31 LPS)

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản,Toà án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

Trang 9

Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có các căn cứ chứng minh CTCPlâm vào tình trạng phá sản Trong trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định

mở thủ tục phá sản, Tòa án có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của ngườinộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, đại diện hợp pháp của CTCP bị yêu cầu

mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn

cứ chứng minh CTCP lâm vào tình trạng phá sản

Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;

+ Tên của Toà án; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;+ Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làmđơn yêu cầu;

+ Tên, địa chỉ của CTCP lâm vào tình trạng phá sản;

+ Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việckhông khai báo

Toà án ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy CTCP chưa lâmvào tình trạng phá sản

Quyết định của Toà án về mở thủ tục phá sản được gửi cho CTCP lâm vào tìnhtrạng phá sản, Viện kiểm sát cùng cấp và đăng trên báo địa phương nơi CTCPvào tình trạng phá sản có địa chỉ chính, báo hàng ngày của trung ương trong ba

số liên tiếp; thông báo cho những người có liên quan

Thời hạn gửi và thông báo quyết định mở thủ tục phá sản là 7 ngày, kể từ ngàyTòa án ra quyết định

***Một số vấn đề pháp lý khi mở thủ tục phá sản:

-Thứ nhất: Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, thẩm phánthành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản (TQLTLTS), bao gồm: Một chấp hành viênlàm tổ trưởng; một cán bộ tòa án; một đại diện chủ nợ; đại diện CTCP; có thể cóđại diện các cơ quan chuyên môn,…

-Thứ hai: Quyền đòi nợ và nghĩa vụ gửi giấy đòi nợ cho các chủ nợ

Mọi chủ nợ có quyền gửi giấy đòi nợ đến tòa án

Trang 10

Giấy đòi nợ phải nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và chưađến hạn, số nợ có đảm bảo và không có đảm bảo.

Kèm theo giấy đòi nợ là các tài liệu chứng minh vế các khoản nợ đó.-Thứ ba: Hoạt động kinh doanh khi mở thủ tục phá sản, trách nhiệm kiểm kê tàisản

Mọi hoạt động kinh doanh của CTCP vẫn được tiến hành bình thường nhưngđược giám sát, kiểm tra của thẩm phán và TQLTLTS

Người quản lý, người điều hành đương nhiệm của CT được tiếp tục duy trìHĐKD dưới sự giám sát của thẩm phán và TQLTLTS

Trường hợp cần thiết, nếu thấy người quản lý, điều hành không có khả năng thìtheo đề nghị của hội nghị chủ nợ, thẩm phán ra quyết định cử người khác

***Các hoạt động của CTCP bị cấm thực hiện sau khi mở thủ tục phá sản (Điều

31 LPS)

+ Cất giấu, tâu tán tài sản

+ Thanh toán nợ không có bảo đảm

+ Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ

+ Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có đảm bảo

***Sau khi mở thủ tục phá sản, phải được sự đồng ý bằng văn bản của thẩm phán trước khi thực hiện (Điều 31 LPS)

+ Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng, cho, cho thuê tài sản

+ Nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng

+ Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực

+ Vay tiền

+ Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản

+ CT phải kiểm kê tài sản thao bảng kê chi tiết đã nộp cho tòa án và xác định giátrị các tài sản đó và gửi ngay cho thẩm phán

-Thứ tư: Tòa án có thể áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo toàn tài sản

Trang 11

Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của TQLTLTS, thẩm phán có quyềnquyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp kịp thời

+ Cho bán những hàng hóa dễ hỏng, hàng sắp hết hạn sử dụng

+ Kê biên, niêm phong tài sản của CT

+ Niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của CT+ Cấm hoặc buộc CT, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành

vi nhất định

Người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có quyền khiếu nại với chánh ánTheo yêu cầu của chủ nợ không có đảm bảo và TQLTLTS, tòa án tuyên bố cácgiao dịch của CT quy định tại K1, D943 là vô hiệu lực, và tổ trưởng TQLTLTS cótrách nhiệm thi hành quyết định của tòa án.(Đ44)

Các giao dịch của CT thực hiện trong ba tháng trước ngày tòa án thụ lý đơn (K1,Đ43)

+ Tặng cho động sản và bất động sản

+ Thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của CT rõ ràng là lớnhơn phần nghĩa vụ của bên kia

+ Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn

+ Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản dối với các khoản nợ

+ Các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản

Tòa án quyết định đình chỉ thực hiền hợp đồng theo yêu cầu của chủ nợ, CTCP,

tổ trưởng TQLTLTS nếu xét thấy việc đình chỉ đó có lợi hơn cho CTCP (Đ45)

Để bảo vệ quyền lợi của bên kia hợp đồng, việc thanh toán, bồi thường thiệt hạitheo nguyên tắc:

Tài sản mà CT nhận được từ hợp đồng vẫn tồn tại thì bên kia có quyền đòi lại;nếu tài sản đó không còn thì bên kia có quyền như một chủ nợ không đảm bảoTrường hợp hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì bên kia của hợp đồng co quyềnnhư một chủ nợ không có đảm bảo.(Đ47)

Trang 12

-Thứ năm: Đình chỉ thi hành án dân sự, đình chỉ giải quyết vụ án và giải quyết vụ

án bị đình chỉ trong thủ tục phá sản

3 Hội nghị chủ nợ (HNCN)

-Những người có quyền tham gia HNCN (Điều 62 LPS)

Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ, người lãnh đạo sau khi đã trả nợthay cho CTCP lâm vào tình trạng phá sản trở thành chủ nợ không đảm bảo.Trong trường hợp CTCP không có người đại diện tham gia thì thẩm phán chỉđịnh người đại diện

-Những người có nghĩa vụ tham gia HNCN ( Điều 63 LPS): Người nộp đơn yêucầu mở thủ tục phá sản ( cổ đông và nhóm cổ đông CTCP)

-Thẩm quyền và thời gian triệu tập HNCN (Điều 61 LPS)

Trường hợp việc kiểm kê tài sản của CTCP lâm vào tình trạng phá sản kết thúctrước ngày lập xong danh sách chủ nợ thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từngày lập xong danh sách chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ; nếuviệc kiểm kê tài sản của CTCP kết thúc sau ngày lập xong danh sách chủ nợ thìthời hạn này tính từ ngày kiểm kê xong tài sản của CTCP

Các Hội nghị chủ nợ tiếp theo có thể được Thẩm phán triệu tập vào bất kỳ ngàylàm việc nào trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản theo đề nghị của Tổ quản

lý, thanh lý tài sản hoặc của các chủ nợ đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số

nợ không có bảo đảm

Giấy triệu tập Hội nghị chủ nợ phải được gửi cho người có quyền tham gia Hộinghị chủ nợ và người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ, chậm nhất là mườilăm ngày trước ngày khai mạc Hội nghị Kèm theo giấy triệu tập Hội nghị phải cóchương trình, nội dung của Hội nghị và các tài liệu khác, nếu có

Hội nghị chủ nợ do Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản chủ trì

-Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ (Điều 65)

Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợkhông có bảo đảm trở lên tham gia;

+ Có sự tham gia của người có nghĩa vụ tham gia HNCN

Trang 13

-Hoãn Hội nghị chủ nợ (Điều 66)

Hội nghị chủ nợ có thể được hoãn một lần nếu có một trong các trường hợp sauđây:

+ Không đủ quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần batổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia;

+ Quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại HNCN biểu quyết đề nghịhoãn Hội nghị chủ nợ;

+ Người có nghĩa vụ tham gia HNCN vắng mặt có lý do chính đáng

Trường hợp Thẩm phán ra quyết định hoãn HNCN thì trong thời hạn ba mươingày, kể từ ngày ra quyết định hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tậplại Hội nghị chủ nợ

Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia Hội nghị chủ nợ vắngmặt

-Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản trong những trườnghợp sau đây:

+ Sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần, nếu người nộp đơn yêu cầu

mở thủ tục phá sản này không tham gia Hội nghị chủ nợ được triệu tập lại;

+ Trường hợp chỉ có người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà người cónghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ không đến tham gia Hội nghị chủ nợ màkhông có lý do chính đáng;

+ Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút lại đơn yêu cầu; nếu nhữngngười nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà chỉ có một hoặc một số người rútlại đơn yêu cầu thì Toà án vẫn tiến hành thủ tục phá sản

II. PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1. Điều kiện phục hồi hoạt động kinh doanh (Đ68 LPS)

Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh được áp dụng khi có đủ các điều kiệnsau:

- Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh saukhi hội nghị chủ nợ lần 1 thông qua nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chứclại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu

Trang 14

doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinhdoanh.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hội nghị chủ nợ lần 1 thông qua nghị quyết,doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi kinh doanh củamình và nộp cho thẩm phán phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

2 Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

- Phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi kinh doanh, các điều kiện, thờihạn, kế hoạch thanh toán nợ

- Huy động vốn mới;

- Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh;

-Đổi mới công nghệ sản xuất;

- Tổ chức lại bộ máy quản lý; sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất nhằmnâng cao năng suất, chất lượng sản xuất;

- Bán lại cổ phần cho chủ nợ;

- Bán hoặc cho thuê tài sản không cần thiết;

- Các biện pháp khác không trái pháp luật

Trong quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, các chủ nợ

và doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền thoả thuận về việc sửa đổi, bổ sungphương án phục hồi hoạt động kinh doanh

3 Xem xét phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

Thẩm phán xem xét phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trước khi đưa raHội nghị chủ nợ theo điều 70 Luật phá sản và đưa ra các quyết định như đưaphương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét, quyết định; hoặc đề nghị sửa đổi, bổsung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nếu thấy phương án đó chưabảo đảm các nội dung

4. Thời hạn phục hồi hoạt động kinh doanh

Thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là 3 năm

kể từ ngày cuối cùng công bố quyết định của Toà án công nhận nghị quyết củahội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.Trong quá trình

Ngày đăng: 14/08/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w