IV. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC CHÀO BÁN CỔ PHẦN VÀ
1. Về chào bán cổ phiếu
1.1. Thực trạng.
Có khá nhiều những sai sót trong việc ban hành và thực hiện các Nghị định. Lấy ví dụ điển hình về Nghị định 01/2010/NĐ-CP ban hàng vào 04/01/2010 về chào bán cổ phần riêng lẻ, đến thời điểm này, do nhiều nguyên nhân như phạm vi, đối tượng áp dụng quá rộng không trọng
điểm vào vấn đề pháp lý cần điều chỉnh, thiếu đồng bộ với Luật Doanh Nghiệp và các văn bản hướng dẫn, nhiều quy định thiếu thực tế đã gây ra vướng mắc trong việc áp dụng.
Sau 1 năm Nghị định 01/2010/NĐ-CP có hiệu lực, các doanh nghiệp dường như bị “treo giò” trong việc huy động vốn từ chào bán cổ phần riêng lẻ. Nếu nghị định bảo vệ cổ đông thiểu số, nhà đầu tư nhỏ lẻ của các công ty đại chúng trong việc phát hành cổ phần riêng lẻ thì đã có UBCKNN quản lý với nhiều quy định khá chặt chẽ. Tuy nhiên, đối tượng áp dụng của nghị định là tất cả các CPTP thì hoàn toàn trái ngược với Luật Doanh Nghiệp và Luật chứng khoán. Theo Nghị định:
1. Về Đối tượng áp dụng (Điều 2): Điều 2 quy định đối tượng áp dụng là “Công ty cổ phần; các doanh nghiệp được chuyển đổi thành công ty cổ phần” có thể dẫn đến cách hiểu Nghị định chỉ áp dụng cho loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005. Trong khi đó, Điều 6 của Nghị định lại phân loại các cơ quan có thẩm quyền quản lý chào bán cổ phần riêng lẻ theo từng loại hình doanh nghiệp (tổ chức tín dụng, bảo hiểm, …) thì lại có thể hiểu rằng việc chào bán cổ phần riêng lẻ của tổ chức tín dụng hay công ty bảo hiểm phải tuân theo Nghị định này. Như vậy, Nghị định chưa thể hiện sự thống nhất về đối tượng áp dụng.
2. Về đối tượng được chào bán cổ phần riêng lẻ (Điều 3):Việc định nghĩa “chào bán cổ phần riêng lẻ là việc chào bán cổ phần hoặc quyền mua cổ phần trực tiếp và không sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng cho các đối tượng sau: các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và dưới 100 nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp” nhưng lại không đưa ra tiêu chí xác định như thế nào là nhà đầu tư không chuyên nghiệp gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Đề nghị Nghị định cần chỉ rõ tiêu chí xác định các đối tượng này .
Điều 8 của Nghị định quy định “CPTP muốn huy động vốn trên 20% số vốn điều lệ ban đầu thì phải chờ 6 tháng từ ngày huy động vốn lần trước”. Như vậy, rất nhiều DN bỏ lỡ cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh với quy định này. Hơn nữa, điều này cũng trái với Luật DN về quyền tự do huy động vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.
Nghị định cũng quy định số tiền mua chứng khoán, cổ phần này không được đầu tư sinh lợi ngay mà phải chuyển vào một tài khoản tại ngân hàng cho đến khi hoàn tất đợt chào bán.
Quy định như vậy, rõ ràng không những cản trở việc phát huy hiệu quả của số tiền huy động mà còn gây thiệt hại cho cả Doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Đối với nhà đầu tư thì không dám mua cổ phần vì Nghi định đã quy định “chủ đầu tư không được chuyển nhượng cổ phần tối thiểu 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán”. Bởi vì trong Luật DN, tại khoản 3, điều 81, có quy định các cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác và cổ đông sáng lập trong vòng 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy đăng ký kinh doanh (khoản 5, điều 84,Luật DN). Tuy nhiên, luật vẫn cho phép cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần cho nhau trong thời hạn này. Như vậy, đáng ra Nghị định chỉ nên quy định với công ty đại chúng (hiện khoảng 2.000 DN) thì Nghị định lại điều chỉnh với tất cả trên 106.000 DN cổ phần. Điều này thực tế không chỉ gây khó cho các CPTP mà còn khiến các Sở Kế hoạch – Đầu tư lúng túng.
Bên cạnh đó, sau 1 năm Bộ Tài chính vẫn chưa ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định, dẫn đến việc ách tắc trong việc áp dụng cho CPTP tăng vốn Điều lệ, đăng ký công ty đại chúng... Nếu nói rằng Nghị định này đã vô hiệu hóa chế định CPTP thì chưa thấu đáo. Nhưng nếu nói Nghị định 01 đã vô hiệu hóa một cơ chế, một cách thức huy động vốn hiệu quả của hàng chục nghìn CTCP (chưa đại chúng) hiện nay thì có thể thấy rõ bởi thời gian qua việc áp dụng quy định nói trên của các CTCP đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.
1.2. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về điều kiện chào bán cổ phần riêng lẻ.
Việt Nam cần thiết phải có cơ sở pháp luật rõ ràng, minh bạch, chính xác để áp dụng đối với hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ.Chính vì vậy, Nhà nước cần ban hành những quy định sửa đổi, thay thế các quy định của Nghị định 01/2010/NĐ-CP ngày 04/01/2010 của Chính phủ về chào bán cổ phần riêng lẻ với những nội dung cơ bản như sau:
Một là, làm rõ khái niệm “phương án sử dụng vốn” mà Nghị định 01/2010/NĐ-CP đã đặt ra theo hướng quy định rõ nội dung cần phải có trong phương án này và những điều kiện cụ thể đối với phương án sử dụng vốn. Cụ thể là, cần quy định các đầu mục chi tiết của phương án sử dụng vốn mà CTCP cần thể hiện trong phương án sử dụng vốn. Trong các trường hợp cụ thể, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể ban hành Phương án sử dụng vốn mẫu. Làm được điều này, CTCP tiến hành chào bán sẽ nắm được rõ ràng việc phải làm để đáp ứng điều kiện mà nhà nước
đặt ra, tránh tình trạng giải thích không đúng tinh thần pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền nhằm hạn chế quyền và gây ra những rắc rối không đáng có cho CTCP khi tiến hành chào bán cổ phần riêng lẻ.
Hai là, bỏ quy định về thủ tục đăng kí chào bán cổ phần riêng lẻ. Nhà nước chỉ dừng lại ở việc giám sát gián tiếp các hoạt động này thông qua việc yêu cầu các chủ thể chào bán cổ phần riêng lẻ tiến hành công bố một số thông tin cần thiết chứ không can thiệp một cách trực tiếp và trái với chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính của nhà nước Việt Nam như hiện nay.
Ba là, sửa đổi các quy định mâu thuẫn với các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, cụ thể là:
a) Bỏ quy định về việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần sau khi kết thúc đợt chào bán, giành việc hạn chế này cho các chủ thể có liên quan, đó chính là chủ thể chào bán và nhà đầu tư. b) Bỏ quy định về mệnh giá cổ phần trong đợt chào bán riêng lẻ là 10.000 (mười nghìn) đồng Việt Nam cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và phù hợp với các quy định có tính nguyên tắc của Luật Doanh nghiệp 2005.
Bốn là, giảm bớt quyền can thiệp của Bộ Tài Chính vào hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ, trả quyền tự do kinh doanh về cho CTCP và trao trả quyền quản lý các CTCP chưa phải là công ty đại chúng về cho cơ quan đăng ký kinh doanh quản lý. Theo đó, pháp luật cần bỏ quy định yêu cầu các CTCP chào bán phải gửi thông tin cho Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, nhà nước cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định 01/2010/NĐ-CP, trong đó xác định rõ một số nội dung liên quan đến cơ quan đăng kí kinh doanh như: Nghị định 01/2010/NĐ-CP yêu cầu doanh nghiệp (trừ loại hình công ty chứng khoán, ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm) phải nộp hồ sơ xin chào bán cổ phần riêng lẻ lên sở Kế hoạch đầu tư .