Tiềm năng Ngôn ngữ và Nhận thức của trẻ doc

5 429 1
Tiềm năng Ngôn ngữ và Nhận thức của trẻ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiềm năng Ngôn ngữ và Nhận thức của trẻ . ( 7:41 AM | 03/10/2011 ) Trẻ chỉ có thể phát triển trí tuệ thông qua sự tương tác ngôn ngữ tích cực với người lớn, cho nên giao lưu giữa trẻ và người lớn phong phú sẽ là điều kiện quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của bé. Trí tuệ của con người là sự kết hợp của trí tuệ ngôn ngữ, tư duy vận động và suy luận, trí tuệ giao tiếp, trí tuệ âm nhạc, trí nhớ và khả năng tưởng tượng. Vì vậy, sự phát triễn toàn diện của con người, ngoài dinh dưỡng cho thể chất, cần phải có 1 chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho não bộ và phương pháp & chương trình giáo dục phù hợp cho từng lứa tuổi. Không thể chỉ giới hạn và tập trung ở một yếu tố nào đó, mà cần phải phối hợp hài hòa tất cả các yếu tố. Nuôi dưỡng khả năng ngôn ngữ, sự khởi đầu của trí tuệ Trí tuệ ngôn ngữ là khả năng nghe, nói, đọc, viết, khả năng biểu hiện, có thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và hiệu quả đễ diễn tả một điều gì đó với người khác. Ở trẻ từ độ tuổi từ 0-3, khả năng này biểu hiện ở từng giai đoạn phát triển khác nhau với đặc điểm khác nhau: 0-1, trẻ thích nghe tất cả các loại âm thanh, thích tương tác với các âm thanh, nhất là từ giọng nói của bố mẹ và những người thân xung quanh. Đến 1-2 tuổi, trẻ sẽ thích bắt chước ngôn ngữ và giọng nói của người khác, thích các ngôn ngữ phong phú hơn như nhạc, xem hình động có âm thanh…Lớn hơn một chút (2-3), trẻ thích bắt chước các bài hát, thích xem truyện tranh, thích nghe kể chuyện và hát, thích cầm bút viết hay vẽ nguyệch ngoạch Theo GS.TS.BS Hoàng Trọng Kim – Phó Chủ Tịch Hội Nhi Khoa Quốc Gia Việt Nam: “Tất cả những biểu hiện đó cho thấy trẻ đang bắt đầu học cách thể hiện ngôn ngữ, nhằm giao tiếp và thu nhận các kiến thức mới mẻ từ cuộc sống sau này. Thời kỳ “vàng” của việc phát triễn trí tuệ ngôn ngữ là từ độ tuổi 0 – 3 ”. Cũng theo PGS.TS Tâm lý học Đinh Thị Kim Thoa – Trường Đại Học Giáo Dục Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Chuyên Gia tư vấn Tâm lý Mầm non Sao Khuê – cần phải lưu ý các bí quyết sau để giúp trẻ học nói: tạo môi trường ngôn ngữ phong phú và chuẩn cho trẻ, nói chuyện nhiều với trẻ, cùng đọc truyện với trẻ, đặc biệt phải lưu ý sự biểu cảm của ngôn ngữ, giúp trẻ thể hiện cảm xúc của mình qua sản phẩm nghệ thuật tạo hình (vd: dùng bút vẽ tự do, tô màu…) – dạng ngôn ngữ đặc biệt của trẻ. Trẻ chỉ có thể phát triển trí tuệ thông qua sự tương tác ngôn ngữ tích cực với người lớn, cho nên giao lưu giữa trẻ và người lớn phong phú sẽ là điều kiện quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của bé. Ở giai đoạn 1-3 tuổi bé đã có thể hiểu được phần lớn những điều thông thường mà chúng ta nói với trẻ. Chúng ta cần biết khích lệ, động viên ngay sau mỗi cố gắng tập nói của trẻ. (Ảnh minh họa) Mẹ Long Hòa (bé 2 tuổi) chia sẻ, chị thường đưa Bubu đến công viên gần nhà chơi, để bé tự mình đi mọi nơi, giải thích cho bé khi nhìn thất cái cây to, rồi trên cây, xung quanh cây có những cái gì, như thế nào? Sau đó sẽ cho bé quan sát một vật khác ở công viên và hỏi bé về những gì bé thấy và nghe được. Mẹ Thu Mai (bé 1 tuổi) thì chọn cách đơn giả hơn cho bé 1 tuổi của mình, khi chơi đùa cùng bé, mẹ hay hỏi bé “ mũi con ở đâu, mắt ở đâu, chân ở đâu? Chị cho biết bí quyết của chị là rất kiên nhẫn chỉ từng bộ phận để bé nhận biết và có thể so sánh cơ thể mình với những từ ngữ đó, sau đó tiến hành kiểm tra. Với nguyên tắc đó, chị sẽ tiếp tục dạy trẻ nhận biết các vật thể khác. Với mẹ Vân Anh (bé gần 3 tuổi) thì dùng các bài hát đồng giao và đọc thơ cho bé và sau đó giả thích. Chị cho biết tiết tấu đơn giản, ngắn gọn và vần điệu lên xuống của các bài đồng giao sẽ khiến bé tập trung, thích thú, sau đó giải thích và liên hệ đến những điều xung quanh của bé. VD: “Mèo hoa nhỏ xíu. Đã có râu ria. Mèo cứ ngồi kia. Meo meo kêu mẹ”, sau đó chị sẽ chỉ cho bé tranh của con mèo hay bất cứ hình ảnh của con mèo ở đâu, rồi hỏi bé Mèo meo meo kêu mẹ giống ai? để làm gì? Bé sẽ trả lời rất ngộ nghĩnh và đang yêu. Nuôi dưỡng trí tuệ nhận thức, sự khởi đầu khả năng tương tác cuộc sống cho trẻ Trí tuệ nhận thức ở trẻ từ 1-3 đó là khả năng nhận thức bản thân, sự tin tưởng những người thân xung quanh, quan tâm đến người khác, thể hiện những cảm xúc thông thường, hiếu kỳ và tìm hiểu thế giới xung quanh… Chuyên gia Tâm lý Kim Thoa cho biết ngay từ những năm tháng đầu đời, bé đã bắt đầu có những định hướng “lắng nghe” âm thanh, đặc biệt âm thanh của ngôn ngữ và giọng nói của mẹ là những kích thích âm thanh sớm nhất. Mẹ là nguồn đáp ứng những nhu cầu tâm sinh lý của trẻ: khi nào đói trẻ sẽ khóc để đòi bú, trẻ sẽ ngủ yên khi đã no và có mẹ bên cạnh. 1-2 tuổi trẻ bắt đầu nhận diện về bản thân. Nhờ có hoạt động với đồ vật, trẻ bắt đầu có những biểu tượng về thế giới đồ vật và trẻ dần hiểu ra trẻ có thể làm được việc này hay việc khác. 2-3 tuổi trẻ thể hiện rõ được cái nào mình thích và không thích, biết sợ khi gặp người lạ, thích bắt chước, cái gì cũng muốn tự mình làm, bố mẹ sẽ nhìn thấy vẻ tự tin với sự vụng về đáng yêu của trẻ. Chuyên gia Kim Thoa cũng lưu ý những nguyên tắc cơ bản mà bố mẹ nên lưu tâm như giúp trẻ tự nhận thức về cơ thể bản thân trước, sau đó là nhận thức về tâm lý (đói, vui, bực, mệt…) và quan trọng nhất là theo dõi và nhận biết các cột mốc phát triễn để có những tác động dinh dưỡng và giáo dục kịp thời. Mẹ Long Vĩ (bé 18 tháng tuổi) cho biết bí quyết của mình là luôn ghi nhận quá trình phát triển của trẻ, chị tạo cho bé nhật ký phát triển, chị ghi chép lại việc phát triển thể chất và trí tuệ cho bé, chị sẽ chia sẻ với bé điều này để cùng bé nhận thấy sự thay đổi của chính mình. Chị sẽ nói cho bé nghe hôm nay bé đã nặng bao nhiêu, khác với các tháng trước ra sau, cho bé thấy mẹ vui mừng thế nào khi bé uống sữa giỏi hơn, biết đặt đồ chơi đúng chỗ. Dần dần bé sẽ tự nhận thức được bản thân, quan tâm đến chính mình và cảm xúc của mẹ. Giúp bé nhận ra tâm trạng của mình, mẹ Vân Anh chia sẻ bí quyết giúp bé bình tĩnh khi bé cáu giận một cách vô cớ hay mè nheo, chị không bao giờ “lấy bạo trị bạo” và lờ đi khi bé cố tỏ ra hung hăng, bé sẽ thấy chăng ai quan tâm đến việc bé đang cố tỏ ra cáu giận, sau đó nói cho bé hiểu lúc bé cáu giận bé trông không đáng yêu, và bạn gấu cũng không muốn chơi, bố mẹ cũng sợ quá không muốn yêu khí bé cáu gắt. Không ra lệnh, không nát nộ hoặc trừng phạt, sẽ làm bé càng muốn chống đối hoặc trở nên nhút nhát. . Tiềm năng Ngôn ngữ và Nhận thức của trẻ . ( 7:41 AM | 03/10/2011 ) Trẻ chỉ có thể phát triển trí tuệ thông qua sự tương tác ngôn ngữ tích cực với người lớn, cho nên giao lưu giữa trẻ và. phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của bé. Trí tuệ của con người là sự kết hợp của trí tuệ ngôn ngữ, tư duy vận động và suy luận, trí tuệ giao tiếp, trí tuệ âm nhạc, trí nhớ và khả năng tưởng tượng sau để giúp trẻ học nói: tạo môi trường ngôn ngữ phong phú và chuẩn cho trẻ, nói chuyện nhiều với trẻ, cùng đọc truyện với trẻ, đặc biệt phải lưu ý sự biểu cảm của ngôn ngữ, giúp trẻ thể hiện

Ngày đăng: 14/08/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan