Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - Bùi Trọng Tuấn – 3 pps

28 289 0
Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - Bùi Trọng Tuấn – 3 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 57 - Khi các bên đã lựa chọn người hoà giải, người hoà giải sẽ gặp đại diện của các bên để cùng thảo luận các quy tắc cơ bản sau đây: - Hoà giải phải tự nguyện, không mang tính chất bắt buộc; - Các bên có thể rút lui khỏi quá trình hoà giải bất cứ lúc nào miễn là trước khi đưa ra giải pháp cuối cùng bằng văn bản. - Người hoà giải phải là người điều khiển quá trình hoà giải, các bên phải h ết sức giúp đỡ người hoà giải gồm: + Người hoà giải được tự do liên lạc hoặc gặp riêng từng bên. + Người hoà giải được quyền quyết định khi nào gặp riêng từng bên và khi nào họp chung với tất cả các bên. Người hoà giải được quyền thay đổi thời gian, địa điểm họp mặt giữa các bên và có thể yêu cầu các bên không ghi lại nội dung cuộc họp. + Người hoà giải có quyền yêu cầu các bên hoặc đại diện của họ không được trực tiếp liên lạc với nhau nếu không có sự đồng ý của người hoà giải. - Đại diện của các bên có thể là một hoặc nhiều người. Người hoà giải có quyền hạn chế số người đại diện của các bên nhưng mỗi bên phải có ít nhất một đại diện tham gia thương lượng nhằm tháo g ỡ tranh chấp. - Qúa trình hoà giải phải nhanh chóng, đại diện của các bên phải có mặt tại cuộc họp với người hoà giải. - Người hoà giải sẽ không trao đổi thông tin của bên nọ cho bên kia hoặc cho bên thứ ba trừ khi các bên yêu cầu. - Toàn bộ quá trình hoà giải phải được giữ bí mật. Các bên và người hoà giải không được tiết lộ các thông tin có liên quan đến quá trình hoà giải cho người khác, trừ khi các bên đã đồng ý. - Trong suốt quá trình hoà giải, các bên nên tránh phải nhờ đến s ự can thiệp của Toà án vì có thể làm tổn hại đến quyền lợi pháp lý của họ. - Nếu tranh chấp không thể giải quyết bằng hoà giải mà phải đưa ra Toà, người hoà giải sẽ không đóng góp vai trò là trọng tài viên trừ khi các bên và người hoà giải cùng thoả thuận bằng văn bản. Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 58 - - Người hoà giải có thể nhờ các chuyên gia độc lập trợ giúp với sự đồng ý của các bên. Các chuyên gia này cũng phải cam kết không tiết lộ thông tin có liên quan đến quá trình hoà giải. - Người hoà giải sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý về những sai lầm (nếu có) trong quá trình hoà giải. - Người hoà giải có thể huỷ bỏ vai trò hoà giải của mình bất cứ lúc nào bằng cách thông báo cho các bên bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do sự rút lui của mình: + Vì lý do cá nhân; + Vì người hoà giải tin rằng dù có tiếp tục quá trình hoà giải cũng sẽ không đem lại kết quả. d. Gặp gỡ người hoà giải: Trước khi tiến hành hoà giải, các bên phải đệ trình một bản tóm tắt về vụ tranh chấp, có thể trình bày bằng miệng hoặc bằng văn bản. Người hoà giải có thể yêu cầu các bên cung cấp thông tin và các văn bản có liên quan đến vụ tranh chấp. Người hoà giải thường khuyế n khích các bên trao đổi cho nhau các văn bản và chi tiết có liên quan đến vụ tranh chấp mà họ đã cung cấp cho người hoà giải vì việc trao đổi đó giúp các bên hiểu rõ quan điểm của nhau hơn, từ đó dễ đi đến một thoả thuận chung nhằm giải quyết tranh chấp. Nếu các bên không đồng ý trao đổi thông tin thì người hoà giải phải giữ kín tất cả các văn bản và các chi tiết liên quan đến vụ tranh chấp. Đạ i diện của từng bên không có quyền chất vấn người hoà giải về những thông tin mà bên kia cung cấp. Tuỳ theo yêu cầu của các bên, người hoà giải sẽ trao trả lại những tài liệu mà các bên đã gửi sau khi quá trình hoà giải kết thúc. e. Trao đổi thông tin giữa các bên: Nếu các bên thoả thuận không trao đổi tài liệu và thông tin, khi cần mỗi bên có thể yêu cầu người hoà giải tổ chức một cuộc họp chung nhằm tìm hiểu thông tin từ phía bên kia để cùng tho ả thuận giải quyết tranh chấp. g. Đàm phán về các điều kiện để giải quyết tranh chấp: Người hoà giải được tuỳ ý lựa chọn cách giải quyết nào mà mình coi là hiệu quả nhất để giải quyết tranh chấp, khi người hoà giải đã nắm vững thực tế của vụ Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 59 - việc tranh chấp, thì người hoà giải sẽ cùng thảo luận cách giải quyết trong cuộc họp chung hoặc riêng với các bên. Nếu các bên không thoả thuận trước rằng sẽ giành quyền chủ động đưa ra các phương hướng giải quyết tranh chấp thì người hoà giải sẽ đưa ra phương hướng giải quyết và lý giải tại sao lại chọn phương hướng đó. Các bên phải cùng nhau thảo luận để có thể đi tới một thoả thuận chung nhằm giải quyết tranh chấp cho đến khi: + Một giải pháp được đưa ra bằng văn bản; + Người hoà giải thông báo với các bên rằng tiếp tục hoà giải cũng sẽ không đem lại kết quả. + Nếu có hai bên tham gia tranh chấp mà một bên rút khỏi quá trình hoà giải, thì hoà giải sẽ chấm dứt. + Nếu có ba bên trở lên tham gia tranh chấp mà một bên rút lui thì các bên còn lại sẽ quyết định có tiếp tục hoà giải nữa hay không. h. Giải pháp: Khi các bên đã đạt được một thoả thuận chung, người hoà giải hoặc đại diện của một bên phải thảo một văn bản ghi rõ giải pháp giải quyết tranh chấp gồm các điều khoản có liên quan. Bản phác thảo này sẽ được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu củ a các bên, sau đó các bên ký nhận và phải được thực hiện. 3. Các bước của quá trình hoà giải: Quá trình hoà giải phụ thuộc rất nhiều vào mức độ xung đột của các bên. Nếu các bên căng thẳng với nhau thì sẽ rất khó hoà giải, ngược lại mọi tranh chấp sẽ được giải quyết nhanh chóng nếu các bên bình tĩnh đàm phán. Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình hoà giải, đó là khi các bên cùng gặp nhau để thoả thuận rằng sẽ dùng biện pháp hoà giải để giải quyết tranh chấp, khi đ ó các bên sẽ bớt căng thẳng và sẽ cùng hướng tới vụ việc tranh chấp, xem xét và công tác với nhau để cùng giải quyết vấn đề. Đại diện của các bên và người hoà giải sẽ cùng làm việc, tìm ra những phương án đó để giải quyết tranh chấp. Khi các bên cùng đồng ý với cách giải quyết đó thì việc hoà giải coi như đã thành công. Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 60 - Trong hoà giải, không có một quá trình hoà giải nào được coi là hoàn hảo cả. Tuy nhiên, dựa vào các vụ tranh chấp đã được giải quyết thành công thì trình tự dưới đây được coi là khá lôgic và đạt hiệu quả cao: Bước 1: Gặp gỡ người hoà giải với các bên: Cuộc gặp gỡ giữa các bên với người hoà giải là rất cần thiết vì một số lý do sau: - Các bên có thể đánh giá được trình độ của người hoà giải; - Người hoà giải có thể thảo luận với các bên về các vấn đề có liên quan đến quá trình hoà giải như: các quy tắc cơ bản của quá trình hoà giải (thảo luận và sửa đổi cho hợp lý), lịch làm việc với các bên - Các bên có thể thoả thuận về vai trò của người hoà giải mà họ yêu cầu; - Các bên sẽ giúp người hoà giải hiểu sơ qua về vụ tranh chấp; - Cuộc gặ p gỡ này sẽ giúp người hoà giải hiểu rõ rằng các bên có thiện chí giải quyết tranh chấp bằng hoà giải; - Trong các cuộc gặp gỡ này, các bên sẽ cử ra đại diện của mình và thảo luận về mức độ uỷ quyền của người đại diện này. Nếu vụ tranh chấp có số tiền lớn thì các bên không nên uỷ quyền hoàn toàn cho người đại diện ký vào văn bản cuối cùng mà chỉ nên uỷ quyền tương đối. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc trao đổi tài liệu nếu cần. Bước 2: Giúp người hoà giải nắm vững vụ tranh chấp: Để giải quyết tranh chấp thì bước tiếp theo, người hoà giải phải nắm vững vụ việc, người Hoà giải sẽ yêu cầu các bên gửi tài liệu cần thiết về vụ tranh chấp. Tài liệu quan trọng nhất: là m ột bản tóm tắt về vụ tranh chấp, nếu các bên thoả thuận sẽ trao đổi tài liệu thì việc trao đổi tài liệu sẽ được tiến hành ở giai đoạn này. Sau khi đã nộp các tài liệu thì tiến hành cuộc họp thứ hai giữa các bên và người hoà giải. Trong cuộc họp này, đại diện của các bên sẽ trình bày quan điểm của mình và bác bỏ những ý kiến của bên kia nếu như chúng được xem là sai trái, các bên được t ự do trình bày theo cách của mình nhưng người hoà giải có quyền hạn chế về thời gian. Người hoà giải được tự do hỏi các bên chi tiết để hiểu rõ vụ việc và có thể yêu cầu không ghi lại biên bản cuộc họp này. Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 61 - Tại cuộc họp riêng, người hoà giải sẽ gặp gỡ riêng với từng bên. Tại cuộc gặp gỡ riêng này, các bên có thể sẽ trình bày trung thực hơn, vì thế người hoà giải có thể tìm hiểu được các thông tin chính xác hơn mà các bên không tiết lộ trong cuộc họp chung, người hoà giải có thể tìm hiểu kỹ hơn một số khía cạnh trong lần trình bày trước hoặc yêu cầu các văn bản pháp lý có liên quan. Để hoà giải có hiệu quả thì ng ười hoà giải nên giữ kín mọi chi tiết trong quá trình hoà giải và phải kiểm soát được mối liên lạc của các bên. Người hoà giải có thể yêu cầu đại diện của các bên không được tự do liên lạc với nhau mà không được sự cho phép của người hoà giải. Bước 3: Xác định thực chất của vụ tranh chấp Qua bản tường trình, tài liệu mà các bên đã nộp cùng ý kiến trình bày với biên bản tại các cuộc họp củ a các bên, người hoà giải có thể thấy được các bên nhìn nhận sự việc sẽ rất khác nhau, người hoà giải phải xác định được những sự khác nhau đó và tìm cách giúp các bên nhìn nhận sự việc một cách thống nhất. Trong hoà giải, không có một biện pháp giải quyết chung nào mà người hoà giải phải xử lý một cách linh hoạt tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. Bước 4: Thương lượng để tìm ra một giải pháp Việc thương lượng sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi các bên tập trung vào những lợi ích thiết yếu của mình để đàm phán, tránh thảo luận những vấn đề phụ, không cần thiết vì những vấn đề ấy có thể làm các bên mất quyền lợi của bản thân họ và lợi ích của bên kia, tránh xung đột, thúc đẩy các bên cùng hợp tác để tìm hướng giải quyết có lợi cho tất cả các bên. Ng ười hoà giải phải tóm tắt bản tường trình, xác định rõ lợi ích của các bên và tìm ra một giải pháp. Dựa vào các cuộc họp riêng với từng bên, thông thường những người hoà giải giỏi, giàu kinh nghiệm biết trong trường hợp nào thì ngưòi hoà giải đề xuất phương hướng giải quyết và trường hợp nào các bên nên tự mình đề xuất. Hướng giải quyết được coi là hợp lệ phải có sự đồng ý của tấ t cả các bên. Nếu một bên đề xuất một phương hướng giải quyết với người hoà giải thì người hoà giải không đựơc phép bác bỏ, trừ khi người hoà giải biết chắc rằng phương án đó không hợp lý, người hoà Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 62 - giải sẽ chỉ đề xuất hướng giải quyết sau khi đã tìm hiểu rõ nguyện vọng và lợi ích của tất cả các bên. Biện pháp giải quyết tranh chấp được đề xuất đầu tiên, dù xuất phát từ phía nào đi chăng nữa, cũng chưa chắc đã là biện pháp cuối cùng, có thể nó sẽ là cơ sở để các bên tiến hành thương lượng, ở giai đoạn này, những nhà hoà giải giỏ i sẽ đóng vai trò con thoi ngoại giao như gặp mặt từng bên để làm cầu nối các bên lại với nhau hoặc để tìm ra một giải pháp có tính chất khả thi hơn. Một số người hoà giải khác tổ chức những cuộc họp chung giúp các bên xích lại gần nhau. Có trường hợp người hoà giải gặp những người chủ chốt của các bên (gặp riêng hoặc chung) để có thể tìm ra một giải p háp hợp lý, khi tất cả các bên đã đồng ý với một giải pháp thì người hoà giải hoặc đại diện của một bên sẽ thảo một bản thoả thuận, văn bản này sẽ đựoc in ra nếu cần và phải được thực hiện. 4. Thời gian hoà giải: Thời gian hoà giải nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ phức tạp của vụ việc, số bên tham gia vào tranh chấp nhiều hay ít, mức độ khó khăn khi tìm hiểu thực chất vụ việc và tìm ra giải pháp. Tuy nhiên, thời gian hoà giải có thể sẽ tính theo tháng, tuần hoặc ngày chứ không kéo dài quá một năm. Ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên, người hoà giải nên thông báo cho các bên biết mỗi giai đoạ n của quá trình hoà giải sẽ kéo dài bao lâu. Thông thường, các bên nhấn mạnh một điều kiện với người hoà giải, đó là: Một trong các bên có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nếu người hoà giải không giải quyết được tranh chấp đó sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, điều kiện này sẽ bị huỷ bỏ nếu như sau một thời gian quy định nào đó người hoà giải đã đưa vụ việc vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và có thể đạt được một thoả thuận giữa các bên trong tương lai gần nhất. III. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ BẰNG TÒA ÁN 1. Thủ tục tố tụng vụ án kinh tế 1.1 Thủ tục xét xử sơ thẩm: 1.1.1 Khởi kiện và thụ ký vụ án kinh tế: Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 63 - a. Khởi kiện vụ án kinh tế: Là việc cá nhân, pháp nhân có quyền khởi kiện vụ án kinh tế theo thủ tục pháp luật qui định để yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người khởi kiện phải làm đơn yêu cầu toà án giải quyết vụ án kinh tế. Đơn kiện phải có đầy đủ các nội dung sau: - Ngày tháng năm viết đơn; - Toà án được yêu cầu giải quyết vụ án; - Tên của Nguyên đơn, Bị đơn; - Địa chỉ của Nguyên đơn, Bị đơn; - Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp; - Quá trình thương lượng của các bên; - Các yêu cầu, đề nghị toà xem xét giải quyết. Người khởi kiện phải làm đơn yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác. Nếu quá thời hạn đó thì đuơng s ự mất quyền khởi kiện và toà án sẽ không thụ lý. Đơn kiện được gửi kèm theo các tài liệu, chứng từ, công văn trao đổi… để chứng minh và bảo vệ quyền lợi của mình: Đơn kiện sẽ bị trả lại trong những trường hợp sau: - Người khởi kiện không có quyền khởi kiện; - Thời hiệu khởi kiện đã hết; - Sự việc đã được gi ải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác. - Sự việc không thuộc thẩm quyền của toà án; - Sự việc đã được các bên thảo thuận trước là phải giải quyết bằng thủ tục trọng tài; b. Thụ lý vụ án kinh tế: Khi toà án nhận đơn khởi kiện phải xem xét nếu thấy vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải thông báo cho nguyên đơn biết và yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí theo qui định của pháp luật. Toà án chỉ vào sổ thụ lý vụ án khi nguyên đơn đã xuất trình chứng từ đã nộp tiền tạm ứng án phí theo qui định tại Nghị Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 64 - định số 70CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về lệ phí toà án. Kể từ thời điểm thụ lý vụ án toà án sẽ phân công Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ việc và các giai đoạn của tố tụng kinh tế đã được bắt đầu. 1.1 2 Chuẩn bị xét xử: Trong giai đoạn này toà án cần phải tiến hành những hoạt động và phải ra một số quyết định theo quy định của pháp luật. Công việc chủ yếu của toà án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử gồm có: - Sau khi thụ lý vụ án, toà án phải thông báo cho phía bị đơn và những người có quyền lợi liên quan đến vụ việc mà nguyên đơn đã khởi kiện trong thời hạn là 10 ngày, đồng thời những ng ười này phải gửi ý kiến của mình về nội dung đơn kiện và cung cấp cho toà án những tài liệu có liên quan đến vụ án đó cũng trong thời hạn là 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo đó. Toà án có thể tiến hành xác minh, thu thập các chứng cứ, tài liệu để chuẩn bị cho việc xét xử. - Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu xét thấy cần thiết toà án có thể tiến hành hoặc uỷ thác cho toà án khác tiến hành xác minh, thu th ập chứng cứ để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án nhưng không có nghĩa vụ phải điều tra. Việc xác minh thu thập chứng cứ bao gồm nhiều biện pháp khác nhau: + Yêu cầu đương sự cung cấp bổ xung chứng cứ hoặc trình bày những vấn đề cần thiết; + Yêu cầu cơ quan Nhà nước, tổ chức hữu quan, cá nhân cung cấp bằng chứng có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án; + Yêu cầu người làm chứng trình bày về những vấn đề cần thiết; + Yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc lập Hội đồng định giá tài sản có tranh chấp; + Xác minh tại chỗ; + Trưng cầu giám định; - Trước khi mở phiên toà, toà án phải tiến hành hoà giải giữa các đương sự, đây là công việc bắt buộc toà án phải tiến hành trong tố tụng kinh tế, hoà giải có thể được tiến hành trong bất kỳ giai đoạn nào. Khi các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án thì toà án phải lập Biên bản hoà giải thành và ra quyết định công Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 65 - nhận sự thoả thuận của các đương sự, quyết định này có hiệu lực pháp luật nếu hoà giải không thành thì toà án cũng phải lập biên bản hoà giải không thành và chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử. - Sau khi thụ lý vụ án trong thời hạn 40 ngày (đối với những vụ án phức tạp thời hạn không quá 60 ngày) toà án phải ra một trong các quyết định sau: + Đưa vụ án ra xét xử; + Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; + Đình chỉ giải quyết vụ án. Một là: Quyết định đưa vụ án ra xét xử, gồm các nội dung sau: ♦ Ngày, tháng, năm địa điểm mở phiên toà; ♦ Việc xét xử được tiến hành công khai hoặc kín; ♦ Tên của các đương sự, những người tham gia tố tụng khác; ♦ Nội dung tranh chấp; ♦ Họ và tên của Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên toà; Họ và tên của Kiểm sát viên nếu Viện kiể m sát tham gia phiên toà, Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp các đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Hai là: Quyết định tạm thời đình chỉ giải quyết vụ án Sau khi thụ lý vụ án, toà án không nhất thiết phải ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án: lý do ra quyết định tạm đình chỉ giải quyế t vụ án gồm: ♦ Nguyên đơn hoặc Bị đơn là cá nhân đã chết, pháp nhân đã giải thể mà cá nhân, pháp nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng. ♦ Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng; ♦ Chưa tìm được địa chỉ của Bị đơn hoặc Bị đơn bỏ chốn; ♦ Cần đợi k ết quả giải quyết vụ án hình sự, vụ án dân sự và vụ án kinh tế khác. ♦ Đã có toà án thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó là đương sự của vụ án; Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 66 - Trong khi đang giải quyết vụ án có liên quan đến doanh nghiệp mà phát hiện doanh nghiệp đó lâm vào tình trạng phá sản, trong trường hợp này toà án thông báo cho các chủ nợ, doanh nghiệp hữu quan biết. Khi những lý do tạm đình chỉ nêu trên không còn thì toà án tiếp tục giải quyết vụ án. Ba là: Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án: Toà án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp sau: ♦ Nguyên đơn hoặc Bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế, pháp nhân đã giải thể mà không có cá nhân, pháp nhân kế thừa nghĩa vụ tố tụng. ♦ Người khởi kiện rút đơn kiện; ♦ Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt; ♦ Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặ c quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền. ♦ Thời hạn khởi kiện đã hết trước ngày toà án thụ lý vụ án; ♦ Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án; ♦ Đã có quyết định của toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó là đương sự của v ụ án. Quyết định đình chỉ của vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị trừ trường hợp người khởi kiện rút đơn kiện. 1.1 3 Phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án kinh tế a. Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn 10 ngày toà án phải mở phiên toà, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn đó không quá 20 ngày. Nếu Viện kiểm sát tham gia phiên toà Sơ thẩm thì ngay sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử toà án phải đưa vụ án cho Việt kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 5 ngày. Yêu cầu của việc xét xử là kiểm tra đánh giá lại toàn bộ chứng cứ đã thu thập được trên c ơ sở đó vận dụng đúng đắn pháp luật để giải quyết chính xác quyền và [...]... lớn hơn về số lượng cán bộ, - 71 - Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp trình độ nghiệp vụ của cán bộ thì mới đủ điều kiện để giải quyết kịp thời và đúng pháp luật các tranh chấp kinh tế 3 Thuận lợi và khó trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng toà án Từ kết quả thụ lý và giải quyết án kinh tế trên chứng tỏ tòa án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban... có hiệu lực pháp luật; - Huỷ Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm; - Huỷ Bản án, Quyết định có hiệu lực pháp luật, đình chỉ việc giải quyết vụ án được quy định tại Điều 39 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế - 70 - Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp 2 KẾT QUẢ THỤ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT ÁN KINH TẾ TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN Thực tiễn những... quan trọng tài kinh tế Nhà nước trước đây, số thẩm phán này có trình độ hiểu biết về pháp luật kinh tế và quản lý kinh tế nhưng lại hạn chế về nghiệp vụ tòa - 80 - Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp án, về kỹ năng xét xử và tố tụng kinh tế Còn một số thẩm phán của Tòa dân sự, Tòa hình sự được tuyển chọn sang họ chưa có kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp kinh tế. .. đơn yêu cầu toà án giải quyết thuộc một trong các tranh chấp qui định tại Điều 12 Pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế, nếu thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì toà án áp - 76 - Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp dụng Khoản 2 Điều 32 Pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế để trả lại đơn kiện mà không được thụ lý để giải quyết theo thủ tục tố tụng... nộp phí trọng tài + Trả lại đơn kiện 1vụ + 7 vụ đang trong thời hạn giải quyết Theo báo cáo của các trung tâm trọng tài kinh tế về tình hình hoạt động xét xử như sau : - Trung tâm trọng tài kinh tế Hà Nội (HEAC) : - 81 - Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp + Tổng số vụ việc thụ lý là 12 vụ + Tổng số đã được giải quyết bằng hoà giải là 7 vụ, trong đó hoà giải. .. trên, thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế hiện nay tại toà án đang gặp phải những vướng mắc sau: - Điều 1, Điều 11 Pháp lệnh HĐKT không còn phù hợp với tính năng động, linh hoạt, tính thời cơ trong kinh doanh nên việc buộc các doanh nghiệp phải ký kết HĐKT bằng văn bản sẽ gây nhiều khó khăn cho họ Thực tiễn cho thấy các đơn vị - 72 - Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải. .. ♦ Hiện nay các Trung tâm trọng tài hoạt động theo Nghị địnhh 116/CP quy định Trọng tài là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, cho nên các trọng tài viên phải tự đứng ra thành lập và phải tự bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động của mình Liệu trong - 83 - Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp điều kiện hiện nay điều này có dễ dàng thực thi hay không? Ngày 25 /02/20 03. .. cao và Công văn số 11/KHXX ngày 23/ 1/1996 của toà án tối cao quy định "Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có mục đích kinh doanh giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân theo thủ tục giải quyết các vụ án dân sự " - 73 - Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp Theo ý kiến của chúng tôi việc gạt bỏ hợp đồng có mục đích kinh. .. tâm trọng tài kinh tế ở nước ta hiện nay chính là hệ thống các văn bản phát luật về trọng tài kinh tế còn nhiều cấp bậc và không đồng bộ, thể hiện như: ♦ Hiện tại ở nước ta đang tồn tại 2 loại tổ chức trọng tài kinh tế phi Chính phủ, hoạt động trên 2 mặt bằng pháp lý khác nhau Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam thì được Chính phủ quyết định thành lập (theo quyết định ngày 28/4/19 93 ) và - 84 - ... 4 vụ, hoà giải không thành 3 vụ + Số vụ việc giải quyết bằng quyết định (phán quyết của trọng tài) là 2 vụ - Trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long (ECOARCEN) cho đến nay chưa thụ lý một vụ tranh chấp nào theo thẩm quyền - Trung tâm trọng tài kinh tế Sài Gòn đã thụ lý 11 vụ, nhưng chưa giải quyết vụ nào Trung tâm Trọng tài kinh tế Bắc Giang, cho đến nay đã thụ lý và đã giải quyết bằng hoà giải 1 vụ . Khởi kiện và thụ ký vụ án kinh tế: Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 63 - a. Khởi kiện vụ án kinh tế: Là việc cá nhân, pháp nhân có quyền khởi. cách giải quyết nào mà mình coi là hiệu quả nhất để giải quyết tranh chấp, khi người hoà giải đã nắm vững thực tế của vụ Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp. Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp - 71 - 2. KẾT QUẢ THỤ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT ÁN KINH TẾ TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN Thực tiễn những năm qua cho thấy đơn khởi kiện

Ngày đăng: 13/08/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan