Các nghiệp vụ của NHTM Nhìn nhận một cách tổng thể, thì các NHTM hoạt động kinh doanh với 3 mảng nghiệp vụ lớn: Nghiệp vụ nguồn vốn, nghiệp vụ tín dụng và đầu tư và nghiệp kinh doanh dị
Trang 1Cho vay D: 8.1tr
Tương tự đến ngân hàng Z
TS Có Ngân hàng Z TS Nợ Tiền gửi tại NHTW: 8,1tr TG của khách hàng E:8,1tr
Quá trình này cứ tiếp diễn tương tự Vì các NHTM phải thực hiện dự trữ bắt buộc tại NHTW nên dần dần số gia tăng tiền gửi và tiền cho vay giảm và đi đến triệt tiêu:
Ngân hàng Số gia tăng
tiền gửi
Số gia tăng cho vay
Dự trữ bắt buộc (10%)
X
Y
Z
10tr 9tr 8,1tr
9tr 8,1tr 7,29t
r
1tr 0,9tr 0,81tr
Số gia tăng tiền gởi, cho vay và dự trữ bắt buộc được diễn tiến theo cấp số nhân Vậy tổng số bút tệ được các NHTM sáng tạo ra sẽ là:
Sn = 10 + 9 + 8,1 +
Đây là dãy số diễn biến theo cấp số nhân lúc vô hạn với công bội 9/10 :
q 1 1 U Sn
−
= = 100tr (/q/ <1)
Vậy :
Số tiền gửi ban đầu Tổng số bút tệ được tạo ra =
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Nghiệp vụ tạo tiền của NHTM có ý nghĩa toàn diện khá to lớn Các khoản tiền mới tạo ra thật sự thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ sở nguồn vốn mới tạo ra, không phải trên cơ sở nguồn vốn tiền gởi ban đầu
Trang 23.3.4 Chức năng trung gian trong việc thực hiện chính sách kinh tế quốc gia
Hệ thống NHTM mặc dù mang tính chất độc lập nhưng nó luôn luôn chịu sự quản lý chặt chẽ của NHTƯ về mọi mặt Đặc biệt NHTM phải luôn tuân theo các
quyết định của NHTƯ về việc thực thi chính sách tiền tệ
- Để ổn định giá trị của đồng tiền về mặt đối nội và đối ngoại, lượng tiền cung ứng cho lưu thông phải phù hợp với giá trị hàng hóa lưu thông để làm được diều này NHTƯ sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để điều hòa khối lượng tiền tệ trong lưu thông và bắt buộc các NHTM phải chấp hành Như vậy NHTM là chủ thể đóng vai
trò quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ
- Để gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tín dụng phát ra từ các NHTM phải mang lại hiệu quả, việc thu hút vốn nươc ngoài thông qua các ngân hàng thương mại
cũng phải được sử dụng đúng mục đích, yêu cầu của nền kinh tế
- Tín dụng NHTM trên cơ sở cho vay mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện các mục tiêu và chính
sách xã hội cho Nhà nước
3.4 Các nghiệp vụ của NHTM
Nhìn nhận một cách tổng thể, thì các NHTM hoạt động kinh doanh với 3 mảng nghiệp vụ lớn: Nghiệp vụ nguồn vốn, nghiệp vụ tín dụng và đầu tư và nghiệp kinh doanh dịch vụ ngân hang Mỗi nghiệp vụ đều có một vị trí, tác dụng khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu chung và tổng quát của bất kỳ một NHTM nào, đó là đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng với hiệu quả cao nhất
3.4.1 Nghiệp vụ nguồn vốn
Nghiệp vụ nguồn vốn, hay còn gọi nghiệp vụ Nợ và là nghiệp vụ tiền đề, là nghiệp vụ nhằm tạo lập nguồn vốn hoạt động của NHTM Nguồn vốn của NHTM bao
gồm những nguồn vốn sau đây:
a Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn khởi đầu và được bổ sung trong quá trình hoạt động Nguồn vốn ban đầu tuy không chiếm tỷ trọng lớn nhưng có ý nghĩa rất quan trọng Vốn chủ sở hữu gồm:
* Vốn điều lệ: Đây là nguồn vốn được tạo lập ban đầu khi mới thành lập NHTM
và được ghi vào điều lệ của ngân hàng Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo qui
Trang 3định của pháp luật Vốn điều lệ được ngân sách nhà nước cấp nếu đó là ngân hang công, do các cổ đông đóng góp theo cổ phần nếu đó là ngân hang cổ phần Vốn điều lệ
có thể được thay đổi theo xu hướng tăng lên nhờ được cấp bổ sung, hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung, hoặc được kết chuyển từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ theo qui định của pháp luật mỗi nước Vốn điều lệ được sử dụng trước hết để xây dựng mua sắm tài sản cố định, phương tiện làm việc và quản lý…hoặc được NHTM sử dụng để hùn vốn liên doanh, cấp vốn cho các công ty trực thuộc và các hoạt động kinh doanh khác
* Các quỹ ngân hàng: NHTM cũng là một tổ chức kinh tế, vì vậy các NHTM
đều được quyền trích lập các quỹ như các đơn vị kinh tế khác, để sử dụng cho những mục đích nhất định Ngoài ra, NHTM hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, được xem là lĩnh vực “đặc biệt” nên hầu hết hệ thống luật ngân hang ở các nước đều cho phép các NHTM được trích lập Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều
lệ Thông thường quỹ này được trích theo tỷ lệ qui định (khoảng 5%) từ lợi nhuận ròng hằng năm, cho đến khi nào số dư quỹ này ngang bằng vốn điều lệ
Như vậy các quỹ của ngân hàng bao gồm:
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
- Quỹ Đầu tư phát triển
- Quỹ dự phòng (dự phòng tài chính, dự phòng trợ cấp…)
- Quỹ khen thưởng phúc lợi…
b Vốn huy động: Là tài sản bằng tiền của các chủ thể khác trong nền kinh tế
mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sủ dụng Đây là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào, tính chất quan trọng của vốn huy động được thể hiện ở chỗ nó không những chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng mà vì nó là nguồn tiền nhàn rỗi của xã hội được huy động và tập trung để sử dụng có hiệu quả cho các yêu cầu của nền kinh tế - xã hội Bao gồm:
- Vốn tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân uỷ thác cho ngân hang vừa quản lý hộ tiền mặt vừalàm trung gian thanh toán hộ
- Vốn tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân ký thác ở ngân hang với mục đích an toàn tiền mặt đồng thời được hưởng lãi tiền gửi
- Vốn tiền gửi tiết kiệm của dân cư gửi vào ngân hàng với mục đích thu lợi nhuận
Trang 4Ngoài việc huy động tiền gửi theo lối truyền thống, các NHTM còn đa dạng hình thức động viên nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội thong qua việc phát hành các chứng từ có giá như trái phiếu ngân hàng, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi…
c Vốn đi vay
Vốn đi vay chiếm vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của NHTM, nhưng đồng thời là nguồn vốn mang ý nghĩa thiết lập sự cân bằng trong cân đối và sử dụng vốn của mỗi NHTM Nguồn vốn đi vay bao gồm:
* Vay NHTW: NHTW sẽ tiếp vốn cho các NHTM thong qua nghiệp vụ tái cấp vốn Điều kiện tiếp vốn của NHTW đối với các NHTM dễ dãi hay khắt khe phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, uy tín và chất lượng hoạt động tín dụng của mỗi NHTM
* Vay các NHTM khác:
Các NHTM có thể vay và cho vay lẫn nhau thông qua thị trường liên ngân hàng hoặc các NHTM có thể cho vay trực tiếp lẫn nhau không thông qua thị trường liên ngân hàng Tuy nhiên để hoạt động hệ thống ngân hàng ổn định, hoạt động có hiệu quả hơn thì hoạt động tín dụng giữa các ngân hàng nên tập trung qua thị trường liên ngân hàng
d Vốn tiếp nhận
Là nguồn vốn tiếp nhận từ các nhà tài trợ của Chính phủ, các tổ chức tài chính hoặc tư nhân để tài trợ cho các chương trình dự án về phát triển kinh tế - xã hội…Ngân hàng nào được chỉ định tiếp nhận, chuyển giao nguồn vốn này, được coi là thực hiện dịch vụ trung gian tài chính theo yêu cầu của nhà tài trợ và được hưởng thu nhập dưới dạng hoa hồng dịch vụ tài chính trung gian
e Vốn khác
Vốn phát sinh trong quá trình hoạt động không thuộc các nguồn nói trên như vốn phát sinh khi làm đại lý chuyển tiền, thanh toán…
3.4.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn: (Còn được gọi là nghiệp vụ Có)
* Nghiệp vụ dự trữ ngân quỹ
Với mục đích đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên của ngân hàng và đối với các khách hàng có mở tài khoản tại ngân hàng, nghiệp vụ này bao gồm các khoản mục sau:
- Tiền mặt tại quỹ nghiệp vụ
Trang 5- Tiền mặt lưu ký tại tài khoản tiền gửi ở Ngân hang trung ương hoặc tại các tổ chức tín dụng khác
- Dự trữ bắt buộc gửi tại ngân hàng trung ương
Ngoài những bộ phận dự trữ nêu trên, ngân hàng còn có thể đảm bảo khả năng thanh toán của mình bằng số lượng các chứng từ có giá như chứng khoán, kỳ phiếu vì khi phát sinh nhu cầu cần thiết ngân hàng có thể dễ dàng đem các chứng từ này đến NHTW hoặc các tổ chức tín dụng khác để chiết khấu hoặc cầm cố
* Nghiệp vụ cho vay: là nghiệp vụ trong đó NHTM thoả thuận với khách hàng
để khách hàng sử dụng một khoản tiền nhất định, trong một thời gian nhất định, có lãi suất và phải hoàn trả Nghiệp vụ cho vay của NHTM rất đa dạng
+ Nếu căn cứ vào thời hạn cho vay, ngân hàng có thể đáp ứng cho vay ngắn hạn (đến 1 năm), trung hạn (trên 1 năm đến 5 năm) và dài hạn (trên 5 năm)
+ Nếu căn cứ vào tính chất đảm bảo thì NHTM có thể cho vay có đảm bảo và cho vay không có đảm bảo
3.4.3 Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng
Kinh doanh dịch vụ ngân hàng được coi là nghiệp vụ trung gian, nó không ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn (nghiệp vụ Nợ) và cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến
nghiệp vụ sử dụng vốn (nghiệp vụ Có)
Kinh doanh dịch vụ ngân hàng, không những làm cho các NHTM trở thành các ngân hàng “ đa năng” mà còn qua hoạt động dịch vụ sẽ tạo ra một phần thu nhập khá lớn với chi phí rất thấp Trong thực tế, ngân hàng nào mở rộng hoạt động dịch vụ thì kết quả kinh doanh sẽ tốt hơn, tỷ suất lợi nhuận cao hơn, tuy nhiên, chỉ những ngân hàng lớn hiện đại, mạng lưới rộng, quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trong và ngoài nước mới có khả năng và điều kiện để phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng
Các dich vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng bao gồm :
3.4.1- Dịch vụ ngân quỹ: Đây là dịch vụ chiếm ưu thế của ngân hàng các công
việc kiểm, đếm, phân loại, công việc bảo quản, thu phát tiền mặt…là thuộc loại dịch
vụ này, có thể nói không ai có thể làm dịch vụ ngân quỹ tốt hơn nhà ngân hàng
3.4.2- Chuyển tiền: Ngân hàng nhận chuyển tiền để chuyển tiền từ địa phương
khác ở trong nước hoặc từ nước này sang nước khác theo yêu cầu của người chuyển tiền Nhịp sống hiện đại đòi hỏi cách chuyển tiền do ngân hàng thực hiện, việc chuyển tiền nhanh chóng và chính xác với hệ thống trang thiết bị hiện đại cho phép các ngân
Trang 6hàng thực hiện việc chuyển tiền nhanh trong nước và quốc tế đã và đang đáp ứng nhu cầu của khách hàng
3.4.3- Dịch vụ thanh toán : Hầu hết các giao dịch thanh toán giữa các khách
hàng trong nước và ngoài nước đều được thực hiện qua ngân hàng Nhờ việc nắm giữ tài khoản của khách hàng, đồng thời thông qua việc kiểm soát các chứng từ thanh toán
mà các ngân hang hoàn toàn có khả năng thực hiện dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của khách hàng
Các dịch vụ thanh toán có thể chia thành 2 nhóm :
+ Dịch vụ thanh toán quốc nội (thanh toán bằng séc, nhờ thu, uỷ nhiệm chi, thẻ tín dụng…)
+ Dịch vụ thanh toán quốc tế (tín dụng thư, nhờ thu, chuyển tiền, thẻ tín dụng quốc tế …)
Khi thực hiện dịch vụ thanh toán ngân hàng vừa đóng vai trò trung gian thanh toán vừa là người kiểm soát quá trình thanh toán, vì vậy các sai sót trong khâu thanh toán do ngân hàng thực hiện là rất ít xảy ra, đồng thời còn ngăn ngừa những tiêu cực xảy ra trong thanh toán
3.4.4- Thu hộ: Ngân hàng sẽ đứng ra thu hộ cho khách hàng trên cơ sở các
chứng từ mà khách hàng nộp vào gồm:
- Thu hộ lợi tức cổ phần (cổ tức )
- Thu hộ lợi tức trái phiếu
- Thu hộ hối phiếu đến hạn…
3.4.5- Mua-Bán hộ: các hoạt động mua bán nếu không được sự giúp đỡ của
ngân hàng thì các khách hàng không thực hiện được hoặc sẽ có rủi ro lớn Chỉ có ngân hàng mới thực hiện được với chi phí thấp và an toàn, như :
- Mua bán hộ ngoại tệ, kim khí đá quý
- Mua bán hộ những tài sản quý, báu vật, cổ vật…
3.4.6- Dịch vụ uỷ thác: Ngân hàng nhận thực hiện các công việc mà khách hàng
uỷ thác như :
- Bảo quản tài sản cho các cá nhân (cô nhi, quả phụ…)
- Bảo quản các chứng từ quan trọng (chúc thư, giấy tờ nhà đất…)
- Kiểm kê, đánh giá tài sản quý giá ( vàng bạc, đá quý, kỷ vật…)
- Nhận và bảo quản hàng hoá
Trang 73.4.7- Dịch vụ tư vấn tài chính, đầu tư phát triển, thẩm định dự án, cung cấp
thông tin…
3.4.8- Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, thanh toán thẻ tín
dụng quốc tế
3.4.9- Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ phi mậu dịch…
3.4.5 Vai trò của NHTM
- NHTM là công cụ quan trọng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
Hoạt động của NHTM là cung ứng tín dụng và làm trung gian thanh toán cho các doanh nghiệp tiến hành hợp đồng sản xuất kinh doanh được thuận lợi Từ đó, góp phần quan trọng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
- NHTM là công cụ thực hiện chính sách của NHTW:
Khi thực thi các công cụ chính sách tiền tệ của NHTM thì mới có hiệu quả từ việc chấp hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc, qui chế thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao hiệu quả cho vay và đầu tư vốn trong nền kinh tế quốc dân
II CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG
1 Khái niệm
Là loại tổ chức tín dụng thực hiện được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn
2 Vai trò
- Tập trung những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ lẻ của các cá nhân và gia đình để các tổ chức tín dụng cho vay và đầu tư vào quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như đầu tư vào thị trường tài chính
- Tạo cơ hội sinh lời cho cá nhân Nhờ các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các
cơ hội đầu tư cho các cá nhân tăng lên Nguồn lợi sẽ mang lại cho cả hai phía nhờ tính qui mô, sự phân tán rủi ro và đa dạng hoá các danh mục đầu tư
- Cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, tăng cường áp lực cạnh tranh với các ngân hàng thương mại, làm cho chất lượng dịch vụ phục vụ ngày càng được cải thiện, tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho khách hàng
- Đáp ứng nhu cầu khác nhau của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư tài chính Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là nơi giúp bảo vệ khoản đầu
tư và phân tán rủi ro cho các nhà đầu tư trong xã hội
Trang 83 Các loại hình trung gian tài chính phi ngân hàng
3.1 Ngân hàng cầm cố bất động sản
Là loại hình Ngân hàng chuyên doanh cho vay dài hạn đảm bảo bằng bất động
sản như đất đai, nhà cửa, các công trình xây dựng khác
Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng là vốn tự có và vốn huy động qua phát hành
trái phiếu
Ngân hàng cầm cố bất động sản thường xuyên cung cấp tín dụng cho đối tượng
kinh doanh bất động sản mà chủ yếu là nhà ở và các công trình công nghiệp
3.2 Công ty tài chính
Thông thường, ở các nước công ty, tập đoàn kinh doanh khi đã phát triển đủ lớn
mạnh thường hình thành cho mình một công ty tài chính
Mục đích của nó là bù đắp vào lỗ hổng thiếu hụt tài chính do thiếu khả năng
cung cấp của các Ngân hàng trung gian
Nguồn vốn hoạt động của công ty tài chính bao gồm: vốn tự có, vốn vay dân chúng bằng cách phát hành tín phiếu, trái phiếu hoặc huy động tiền gởi tiết kiệm có kỳ
hạn
Nghiệp vụ tín dụng của công ty tài chính bao gồm chiết khấu giấy tờ có giá, cho
vay ngắn hạn, trung hạn, dịch vụ tài chính các loại tín dụng thuê mua và trả góp
Đặc điểm quan trọng để phân biệt công ty tài chính với các NHTM là công ty tài chính không thực hiện các dịch vụ thanh toán và tiền mặt, không huy động tiền gởi
tiết kiệm của dân chúng
3.3 Quỹ tín dụng nhân dân
Là loại hình tín dụng đặc thù phục vụ cho xã hội " Xoá đói giảm nghèo" giải quyết công ăn việc làm Tuy có thuận lợi, nhưng quỹ tín dụng nhân dân có sứ mệnh
hỗ trợ vốn cho những hộ gia đình nông dân nghèo Quỹ tín dụng nhân dân thường được Nhà nước bảo hộ và có sự tài trợ ưu đãi Lãi suất cho vay thấp, lợi nhuận thu về chủ yếu bù đắp nghiệp vụ phí
3.4 Công ty bảo hiểm
Là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng Công ty bảo hiểm không được huy động vốn dưới bất kỳ hình thức nào mà nó chỉ được sử dụng nguồn phí bảo hiểm thu được để đầu tư chứng khoán kiếm lời
3.5 Kho bạc Nhà nước
Trang 9Là tổ chức thực hiện thu chi NSNN Đồng thời, thực hiện nghiệp vụ tín dụng Nhà nước như phát hành các loại trái phiếu ngắn hạn và dài hạn để vay tiền cho NSNN, thực hiện một số nghiệp vụ cho vay theo những điều kiện ưu đãi đáp ứng mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra
* Nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống Kho bạc Nhà nước :
- Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước và tiền gởi của các đơn vị dự toán Thực hiện nhiệm vụ tập trung các nguồn thu ngân sách Nhà nước, chi vốn NSNN cho các
Bộ ngành, địa phương, các đơn vị theo kế hoạch NSNN đã được duyệt
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản của các đơn vị kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc các cấp ngân sách
- Tổ chức huy động và quản lý các nguồn vốn vay và trả nợ
- Tổ chức quản lý, hạch toán nghiệp vụ, hạch toán thống kê các hoạt động thu chi NSNN tiền gởi tại Ngân hàng bao gồm:
Quỹ ngoại tệ tập trung, quỹ dự trữ tài chính Nhà nước, các tài sản và tiền tạm giữ chờ xử lý, các khoản tịch thu đưa vào tài sản Nhà nước
Tùy điều kiện và tình hình cụ thể, có thể thực hiện một số nghiệp vụ uỷ nhiệm của Ngân hàng Nhà nước ở những nơi không có tổ chức của Ngân hàng
Trang 10
CHƯƠNG V THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
I KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT (TTKDTM)
1 Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời từ rất lâu nhưng nó chỉ phát triển
và hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và tin học, thể thức thanh toán này mới mang lại nhiều ý nghĩa cho quá trình thanh toán hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể tham gia Nó giúp cho việc chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể trong nền kinh tế được thực hiện một cách nhanh chóng an toàn, đồng thời giúp tiết kiệm được chi phí lưu thông tiền mặt
Như vậy, thanh toán không dùng tiền mặt là chỉ các nghiệp vụ chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ được thực hiện bằng cách bù trừ công nợ qua tài khoản ở ngân hàng Các ngân hàng tham gia vào hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nhằm kiểm soát các hoạt động thanh toán của các bên tham gia
Theo hình thức thanh toán này, việc chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ được thực hiện bằng cách ngân hàng sẽ trích chuyển một số tiền từ tài khoản của người trả sang tài khoản của người hưởng, tức ngân hàng sẽ ghi Nợ Có trên tài khoản tiền gởi của chủ thể thanh toán
Đồng thời thông qua các giấy báo Nợ, báo Có của ngân hàng gởi đến, khách hàng biết được quá trình thanh toán đã hoàn tất
2 Bản chất của thanh toán không dùng tiền mặt
TTKDTM phản ánh sự vận động của vật tư, hàng hóa, dịch vụ trong quá trình lưu thông Sự phát triển rộng khắp của TTKDTM là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hóa Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển rất mạnh, khối lượng hàng hóa đem trao đổi trong nước cũng như nước ngoài ngày càng nhiều, tất yếu phải có cách thức trả tiền thuận lợi, an toàn
và tiết kiệm