1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng môn kinh tế vĩ mô- chương 3 docx

30 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 231 KB

Nội dung

Hay sản lượng tiềm năng là mức sản lượng mà nền kinh tế sẽ sản xuất được nếu tất cả các yếu tố sản xuất được sử dụng hết.. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung thực tế- Giá cả hàng hóa P: khi

Trang 1

CHƯƠNG 3 TỔNG CUNG - TỔNG CẦU

I CUNG VÀ TỔNG CUNG

Tổng cung liên quan đến sản lượng tiềm năng (Qp - Potential Output),

“Sản lượng tiềm năng (potential output) là mức sản lượng đạt được trong khi nền kinh tế tồn tại một mức thất nghiệp bằng với "thất nghiệp tự nhiên".

Hay sản lượng tiềm năng là mức sản lượng mà nền kinh tế sẽ sản xuất được nếu tất cả các yếu tố sản xuất được sử dụng hết.

Thất nghiệp tự nhiên (Natural Unemployment) bao gồm thất nghiệp cơhọc và thất nghiệp cơ cấu

2 Các loại tổng cung

2.1 Xét theo tính hiện thực

- Tổng cung khả năng (tiềm năng): đó là khả năng cung ứng tối đa củanền sản xuất xã hội

- Tổng cung thực tế: Là cung đã hoặc sẽ xuất hiện do nhu cầu thực tếcủa thị trường

Thông thường ASr thường nhỏ hơn ASp

Trang 2

2.2 Xét theo tính sẵn sàng của tổng cung

- Tổng cung trong ngắn hạn (ASSR): Đó là toàn bộ công suất thiết kếcủa nền sản xuất xã hội

- Tổng cung dài hạn (ASLR - LAS): đó là cung chưa sẵn sàng, nhiều yếutố cấu thành cung chỉ mới ở dạng các yếu tố riêng rẽ

Tổng cung dài hạn là đường thẳng song song với trục tung và cắt trụchoành ở mức sản lượng tiềm năng (trên đồ thị là đường LAS)

Về mặt dài hạn, chi phí đầu vào đã điều chỉnh thì các doanh nghiệpkhông còn động lực để tăng sản lượng Giá cả sẽ tăng lên nhanh chóng đểđáp ứng với sự thay đổi của tổng cầu Hay nói cách khác, trong thời gian dài,mức sản lượng bị quy định (điểu chỉnh) bởi khối lượng tư bản, lao động vàcông nghệ hiện có Như vậy, nó không phụ thuộc vào mức giá  do đó đườngLAS là đường thẳng đứng

2.3 Xét theo tính khả thi của AS

- Tổng cung chủ quan: đó là tổng cung mong muốn của các doanh nhân,nó luôn có xu hướng vươn tới AS tiềm năng

- AS khả thi (hiện thực): đó là cung có thể được thị trường bao tiêu hết

- AS hiệu quả: Đó là AS mà doanh nhân có lợi nhất nếu thực hiện

3 Các yếu tố cấu thành AS

Đó là các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất Điều đó khác với cơ cấucủa cung Bao gồm 4 yếu tố: tài nguyên, lao động, vốn, tiến bộ khoa học kỹthuật

- Tài nguyên:

Không có tài nguyên sẽ không có cung, tài nguyên bao gồm nhiều loại,trong đó có đất đai là tài nguyên quan trọng nhất

- Lao động:

Trang 3

Đây là nhân tố quan trọng nhất và có ý nghĩa quyết định nhất Tổngcung tăng lên hoặc giảm xuống là do sự thay đổi về số lượng và chất lượngcủa lực lượng lao động.

- Vốn:

Bao gồm vốn vật chất, vốn nhân lực và tiền tệ, ở đây đề cập chủ yếuđến vốn vật chất như máy móc, thiết bị, và các sức tự nhiên bị con ngườichinh phục, tham gia cùng con người trong quá trình khai thác và chế biến tàinguyên

- Tiến bộ kỹ thuật: đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến mức tăngtổng cung

4 Cấu trúc của tổng cung

AS gồm hai phần là cung trong nước và cung cho nước ngoài

Cung trong nước là phần đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước Đóchính là phần còn lại của GDP sau khi trừ đi phần xuất khẩu và phần sảnphẩm không thể phân phối được (bộ phận này gồm bộ phận tăng trưởng tựnhiên của ngành lâm nghiệp, chăn nuôi trong GDP)

Cung cho nước ngoài là tổng giá trị xuất khẩu tính theo thống kê củaHải quan

Tổng cung xã hội

Cung trong nước

Cung nước ngoài Tổng giá trị SX

trong nước (trừ bộ phận không thể phân phối được)

Tổng giá trị xuất khẩu

+

=

Trang 4

5 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung thực tế

- Giá cả hàng hóa (P): khi giá cả thấp, các hãng kinh doanh có thể sản

xuất ít hơn sản lượng tiềm năng Với mức giá cao hơn thì ngược lại có nghĩa

là giá cả càng cao thì mức tổng cung sẽ càng lớn

- Chi phí sản xuất: nếu chi phí càng cao, các hãng kinh doanh sẽ sản

xuất ít hơn sản lượng tiềm năng và ngược lại Như vậy, chi phí sản xuất càngthấp thì mức tổng cung càng lớn, bởi vì chi phí sản xuất liên quan đến mứcdoanh lợi của các hãng sản xuất

- Giá cả hàng hóa tương tự hoặc thay thế.

- Mục tiêu lợi nhuận của nhà sản xuất: nếu lợi nhuận tăng họ sẽ tăng

cung và ngược lại

- Năng lực trình độ sản xuất: các hãng kinh doanh luôn muốn tăng sản

lượng của mình để đạt tới sản lượng tiềm năng Do vậy, tổng cung còn chịuảnh hưởng của các yếu tố làm tăng sản lượng tiềm năng đó là L, K, R (naturalresources), T

6 Biểu cung (bảng cung)

Biểu cung là một bảng mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hoá mà các doanh nghiệp sẵn sàng và có khả năng cung cấp ở mỗi mức giá với điều kiện các yếu tố khác được giữ cố định.

Ví dụ: Biểu cung về dầu hoả

Giá bán (USD/thùng) Lượng cung (nghìn thùng/tháng)

Trang 5

Khi giá bán tăng (giảm) thì mức cung hàng hoá sẽ di chuyển tăng lên(giảm đi) dọc theo đường cung.

Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung: Chi phí sản xuất của giá cảhàng hoá khác, khoa học công nghệ, năng suất lao động

7.2 Đồ thị đường AS và giá cả sản phẩm dịch vụ

Ý nghĩa:

- Vị trí ngang của AS miêu tả giới hạn cực tiểu số lượng hàng hóa hoặcdịch vụ mà người sản xuất sẽ bán ra trong một số điều kiện nhất định Khicác điều kiện này thay đổi AS sẽ dịch sang trái hoặc sang phải

Sản lượng tiềm năng

AS

E P

Q LAS

Trang 6

- Hướng đi lên của đường cong biểu thị số lượng hàng hóa hoặc dịch vụmà người sản xuất sẽ bán ra ở từng mức giá trong điều kiện xác định.

- Đường AS có đặc điểm:

+ Khi Q < Qp: thì AS hơi dốc

+ Khi Q > Qp: thì AS rất dốc

Điều này nói lên rằng, ở dưới mức sản lượng tiềm năng, một sự thayđổi nhỏ về giá cả đầu ra sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tăng nhanh sảnlượng để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên Bởi vì, trong ngắn hạn, đứng trướcgiá đầu vào cố định, họ có thể đồng thời tăng sản lượng và tăng giá chút ít đểthu lợi nhuận

Chứng tỏ độ dốc đường AS nói lên tương quan giữa tốc độ tăng giá vớitốc độ tăng cung, thể hiện ở công thức sau:

P P Q

Q Es

Trong đó: P là mức tăng giá

Q là mức tăng sản lượng cung ứng

+ Độ dốc AS tăng  Es >1, có nghĩa là lợi suất tăng dần (Có nghĩa làsự thay đổi nhỏ của giá dẫn đến sự thay đổi lớn hơn của lượng cung)

+ Độ dốc AS giảm  Es <1, có nghĩa là lợi suất giảm dần (Có nghĩa làkhi giá cả thay đổi lớn nhưng người sản xuất phản ứng nhẹ với sự thay đổicủa giá cả)

+ Khi Es = 0, thì AS không có tính co dãn (AS vuông góc với trục hoành

- Nghĩa là cung của hàng hóa là một số lượng cố định bất kể giá cả như thếnào)

+ Khi Es =   AS hoàn toàn co dãn (AS vuông góc với trục tung – cónghĩa là khi sản lượng thay đổi vô hạn nhưng giá không thay đổi hoặc thayđổi rất ít)

Trang 7

7.3 Đường tổng cung và thị trường lao động

a Đường tổng cung

-Trong kinh tế thị trường, giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố Các yếu tố

này quyết định vị trí, độ dốc của đường AS Có hai yếu tố chính đó là tiền

công và quy mô tài sản cố định.

- Tiền công (W): P phụ thuộc nhiều W, đặc biệt trong ngắn hạn Vì ởcác nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tiền công có tỷ trọng cao tronggiá thành sản phẩm Tiền công lại phụ thuộc vào trạng thái của thị trường laođộng, tức là phụ thuộc vào cung - cầu lao động và tình trạng thất nghiệp,chuỗi diễn tiến là:

Tỷ lệ thất nghiệp cao W Thu nhập giảm  C  AD ASthất nghiệp tăng

- Quy mô tài sản cố định:

Số lượng tài sản cố định tăng lên sẽ làm tăng sản lượng tiềm năng vàgiảm giá cả của sản phẩm

Tuy nhiên, trong ngắn hạn sự thay đổi của tiền công (việc làm - thấtnghiệp) là yếu tố chủ yếu quyết định sự thay đổi giá cả

Vậy, tiền công trong thị trường thay đổi như thế nào? Vấn đề này, cácnhà kinh tế học cổ điển và kinh tế học trường phái Keynes có những quanđiểm trái ngược nhau:

* Trường phái cổ điển

Cho rằng tổng cung là một đường thẳng đứng, cắt trục hoành ở mức sảnlượng tiềm năng Y* Đường tổng cung dựa trên giả thuyết rằng, các thị trường,trong đó đặc biệt là thị trường lao động, hoạt động một cách hoàn hảo

Giá cả sẽ điều chỉnh linh hoạt sao cho số lượng hàng hoá sản xuất rađúng bằng số lượng mà mọi người mong muốn mua vào

Trang 8

Tiền công cũng linh hoạt điều chỉnh cho đến khi nào tất cả mọi ngườimuốn làm việc tại mức tiền công đó đều có việc làm và các doanh nghiệp sửdụng đúng số lượng nhân công mà họ muốn thuê.

Khi tiền công điều chỉnh linh hoạt thì thị trường lao động luôn luôn ởtrạng thái cân bằng, không có thất nghiệp Nền kinh tế ở trạng thái toàn dụngnhân công Một khi toàn bộ lực lượng lao động được sử dụng hết, thì khôngthể gia tăng sản lượng trên mức hiện có, vì thế tổng cung sẽ cắt trục hoành ởmức sản lượng tiềm năng

Do nhân công đã được sử dụng hết, các hãng cạnh tranh nhau để giànhgiật nhân công, đẩy lương và giá lên cao, đáp ứng nhu cầu đang tăng lên:đường tổng cung vì thế mà rất dốc và sẽ thẳng đứng tại mức sản lượng tiềmnăng

* Trường phái Keynes

Đường tổng cung theo trường phái Keynes là đường nằm ngang Đườngnày ngụ ý rằng các doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng mọi khối lượng sảnphẩm cần thiết ở mức giá đã cho (P*).

Đường tổng cung Keynes dựa trên giả thiết là các thị trường trong đó,đặc biệt là thị trường lao động không phải lúc nào cũng cân bằng, và trongnền kinh tế luôn có tình trạng thất nghiệp

Do luôn có thất nghiệp, các DN có thể thuê mướn bao nhiêu nhân côngcũng được với mức lương đã cho Do đó, họ cũng có thể cung ứng cho mọinhu cầu mà không cần tăng giá

Y

P

ASY

P*

Trang 9

Từ những trình bày trên, có nhận xét:

(1) 2 trường hợp đặc biệt của đường tổng cung phản ánh 2 thái cực trái

ngược nhau của tổng cung Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau đó là

do quan niệm về sự hoạt động của giá cả và tiền công trong nền KTTT Theotrường phái cổ điển, giá cả và tiền công là linh hoạt Theo Keynes chúng làcứng nhắc

(2) Đường tổng cung cổ điển là thẳng đứng, còn đường tổng cung của

Keynes là đường nằm ngang Vậy trong thực tế đường tổng cung ngắn hạn cóđộ dốc như thế nào?

Hầu hết các nhà kinh tế học ngày nay cho rằng thị trường lao động sẽđiều chỉnh từ từ cho đến khi đạt trạng thái cân bằng Nói cách khác, giá cả vàtiền công không hoàn toàn linh hoạt và cũng không hoàn toàn cứng nhắc.Đường tổng cung phù hợp với thực tế hơn là đường có độ dốc nhất định vàphụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

b Đường tổng cung thực tế ngắn hạn

Đường tổng cung thực tế ngắn hạn được xây dựng trên cơ sở kết hợp bamối quan hệ sau, trong thời kỳ ngắn hạn:

- Mối quan hệ giữa sản lượng và việc làm

- Mối quan hệ giữa việc làm và tiền công

- Mối quan hệ giữa tiền công và giá cả

Trang 10

* Mối quan hệ giữa sản lượng và việc làm, hay là giữa sản lượng và lao động, thể hiện trong hàm sản xuất:

Hàm sản xuất theo lao động phản ánh sự phụ thuộc của sản lượng (đầu ra) vào lượng lao động được sử dụng (yếu tố đầu vào) trong điều kiện các yếu tố khác cố định.

Y = f (L, )

Y - sản lượng thực tế

L - lao động được sử dụng vào sản xuất

Đồ thị:

Khi tăng dần lượng lao động được sử dụng thì năng suất biên của laođộng có khuynh hướng giảm dần Do đó, khi lượng lao động sử dụng tăng đềuthì sản lượng sẽ tăng ít dần đi, làm cho đồ thị của hàm sản xuất Y = f(L) códạng như hình trên

Trong đó: Năng suất biên của lao động là con số phản ánh mức sản

lượng tăng thêm khi tăng thêm một đơn vị lao động được sử dụng.

MPL = Y/L

* Mối quan hệ giữa việc làm và tiền công

Đến lượt mình, wr trong thị trường lao động vận động để phản ứng lạinhững mất CB trong thị trường này Nếu có TN, wr , nếu cần sử dụng nhiều

Y

L Lo

Yo

Y = f (L )

Trang 11

lao động thì wr Tuy vậy, cũng không hoàn toàn linh hoạt Nó được điềuchỉnh sau một thời gian.

Đường Phillip đơn giản mô tả mối quan hệ giữa tiền công và thấtnghiệp có dạng:

W = W-1(1 -.U) (1)

W - tiền công

W-1 - tiền công thời kỳ trước

 - Hệ số phản ánh độ nhạy cảm giữa tiền công và thất nghiệp

U - tỷ lệ thất nghiệp

L - lao động được sử dụng vào sản xuất

L* - lao động ở mức toàn dụng

Mặt khác, giữa lao động và sản lượng cũng có mối quan hệ Mối quanhệ này được thể hiện rõ nếu thay L và L* bằng cách:

L = a.Y

L* =a.Y* (3)

a - số giờ công được sử dụng để sản xuất 1 đơn vị sản lượng

Thay (3, 2) vào (1), có:

W = W-1 1 + (Y/Y* - 1) (4)Như vậy, sản lượng thực tế càng cao so với sản lượng tiềm năng thì tiềncông cũng càng cao

* Mối quan hệ giữa chi phí tiền công và giá cả

Các doanh nghiệp sẽ định giá cả cho sản phẩm của họ sao cho có thểbù đắp được chi phí và có lãi

Theo cách định giá giản đơn, giá cả của sản phẩm sẽ bằng chi phí cộngthêm phần lợi nhuận tính trên chi phí, vì vậy:

P - giá cả

Trang 12

a.W - chi phí tiền công.

f - tỷ suất lợi nhuận ( f = lợi nhuận/chi phí)

Thay (5) bằng (4), có:

P = a.(1 +f )W-11 + (Y/Y* - 1) (6)Biểu thức 6 cho thấy mối quan hệ giữa giá cả, tiền công và sản lượng

7.4 Đường tổng cung

Từ (6) nếuthay:

P-1 = a(1+f ).W-1Và  = /Y*Thu được:

P = P-1 1 +  ( Y -Y* ) (7)(7) là biểu thức đường tổng cung giản đơn, khi trong nền kinh tế giá cảvà tiền công không hoàn toàn linh hoạt Giá cả tăng cùng với sản lượng

Đường tổng cung có 3 tính chất sau:

- Độ dốc của đường AS phụ thuộc vào 

- Vị trí của đường AS phụ thuộc vào mức giá tiêu biểu của thời kỳtrước Nó đi qua mức sản lượng tiềm năng tại P = P-1

- Đường AS dịch chuyển theo thời gian, phụ thuộc vào sản lượng Nếusản lượng kỳ này cao hơn SL tiềm năng, thì sau một thời gian tiền lương sẽ 

AS"

Trang 13

và giá cả sẽ tăng Đường AS dịch chuyển lên phía trên, đến đường AS’.Ngược lại, đường AS sẽ dịch chuyển xuống đến AS’’.

II CẦU VÀ TỔNG CẦU

1 2 Một số loại cầu

1.2.1 Xét theo chủ thể cầu

- Cầu của hộ gia đình: Đó là các vật phẩm và dịch vụ dân dụng

- Cầu của các doanh nghiệp: đó là TLSX như máy móc, NVL,…

- Cầu của CP: Các hàng hóa dịch vụ công cộng

- Cầu của thị trường quốc tế: là tổng giá trị xuất khẩu tính theo thốngkê của hải quan

1.2.2 Xét theo chu trình tái sản xuất xã hội

a Cầu đầu tư

Là nhu cầu hiện vật của toàn xã hội ứng với vốn đầu tư trong nước vàomột thời kỳ nhất định (thường là 1 năm)

Kết cấu:

Cầu đầu tư = cầu đầu tư TSCĐ + cầu đầu tư TSLĐ

Cầu đầu tư TSCĐ là tổng đầu tư TSCĐ trong toàn xã hội

b Cầu tiêu dùng

Là toàn bộ HHVD dân sinh phạm trù định lượng chung về nhu cầuhàng tiêu dùng của toàn xã hội trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm)

Trang 14

Kết cấu:

Cầu tiêu dùng = cầu tiêu dùng cá nhân + cầu tiêu dùng công cộng

Tóm lại:

Tổng cầu = cầu đầu tư + cầu tiêu dùng + cầu quốc tế

= cầu đầu tư TSCĐ + cầu đầu tư TSLĐ + cầu tiêu dùngcông cộng + cầu tiêu dùng cá nhân + tổng giá trị xuất khẩu

c Xét theo công dụng sinh sống đối với con người

Gồm cầu ăn, mặc, ở, đi lại,

d Xét theo nội dung vật chất

Cầu lương thực, vật liệu xây dựng, điện năng,

e Xét theo hình thái biể hiện

Cầu vật chất, dịch vụ

f Xét theo công dụng kinh tế

Cầu tư liệu sinh hoạt, cầu tư liệu sản xuất

g Xét theo tính hiện thực của cầu

- Cầu khả năng: Còn được coi là nhu cầu, mang tính chất nguyện vọng,

nếu có tiền sẽ mua

- Cầu tiềm năng: Đó là cầu tối đa trong điều kiện cụ thể của thu nhập

quốc dân

3 Các mô hình tổng cầu

3.1 Tổng cầu trong mô hình đơn giản

Giả định nền kinh tế chỉ có hai tác nhân chủ yếu: DN và HGĐ

Tổng cầu (AD - Aggregate Demand) là toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình và các doanh nghiệp dự kiến chi tiêu, tương ứng với mức thu nhập của họ

AD = C + I

AD - tổng cầu.

Trang 15

C - chi tiêu của hộ gia đình.

I - cầu đầu tư của hộ gia đình và doanh nghiệp

Hàm tiêu dùng C = f(Y) phản ánh mối quan hệ giữa tổng tiêu dùng và tổng thu nhập Hàm tiêu dùng có dạng:

Y MPC C

Mối liên hệ giữa tiêu dùng (C) và tiết kiệm (S)

S = Y - C hay Y = C + S (Vì không có CP nên Y = Yd)

Từ hàm C suy ra được hàm S:

S = -C + (1 - MPC)Y

S = -CMPS.Y

MPS - xu hướng tiết kiệm biên hay tiết kiệm biên (Marginal Propensity

to Save): Phản ánh lượng thay đổi của tiết kiệm khi thu nhập khả dụng thay

đổi một đơn vị (0 < MPS < 1)

Từ công thức (a) và (b) ta có hệ quả: MPC + MPS = 1

Ngày đăng: 09/08/2014, 09:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

7.2. Đồ thị đường AS và giá cả sản phẩm dịch vụ - Bài giảng môn kinh tế vĩ mô- chương 3 docx
7.2. Đồ thị đường AS và giá cả sản phẩm dịch vụ (Trang 5)
Đồ thị tổng cầu và sản lượng trong nền kinh tế mở có độ dốc nhỏ hơn độ dốc của nền kinh tế đóng vì hệ số góc của nó nhỏ hơn hệ số góc của đường kia một lượng là MPM. - Bài giảng môn kinh tế vĩ mô- chương 3 docx
th ị tổng cầu và sản lượng trong nền kinh tế mở có độ dốc nhỏ hơn độ dốc của nền kinh tế đóng vì hệ số góc của nó nhỏ hơn hệ số góc của đường kia một lượng là MPM (Trang 22)
5. Bảng cầu, lượng cầu và đường cầu - Bài giảng môn kinh tế vĩ mô- chương 3 docx
5. Bảng cầu, lượng cầu và đường cầu (Trang 24)
1. Đồ thị cân bằng cung cầu - Bài giảng môn kinh tế vĩ mô- chương 3 docx
1. Đồ thị cân bằng cung cầu (Trang 26)
Đồ thị minh họa độ dốc AS và AD: - Bài giảng môn kinh tế vĩ mô- chương 3 docx
th ị minh họa độ dốc AS và AD: (Trang 28)
Hình a Hình b - Bài giảng môn kinh tế vĩ mô- chương 3 docx
Hình a Hình b (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w