Quản lý chất lượng và tiêu chuẩn phát sóng trong phát thanh, truyền hình tại VN Trong xu thế hội tụ công nghệ viễn thông và truyền thông quảng bá, ở nhiều nước truyền hình quảng bá đã trở thành một loại hình dịch vụ có lợi nhuận cao. Nhờ hội tụ công nghệ, nhà cung cấp dịch vụ truyền hình giờ đây có thể cung cấp các dịch vụ viễn thông trên mạng của mình và ngược lại. Từ đó nảy sinh những vấn đề quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. 1. Giới thiệu Bài viết trình bày tổng quan các mô hình kỹ thuật truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình và hiện trạng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này ở nước ta. Tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, bài viết đã đưa ra một số đề xuất về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn hoá truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình ở Việt Nam trong thời gian tới. 2. Các Mô hình truyền dẫn phát sóng phát thanh và truyền hình Hình 1. Các mô hình truyền dẫn, phát sóng 2.1. Phát sóng quảng bá mặt đất: Tín hiệu hình/tiếng được khuếch đại rồi truyền đi bằng sóng vô tuyến đến máy thu, phương thức phát sóng quảng bá mặt đất có một số nhược điểm như: Kênh bị giảm chất lượng do hiện tượng phản xạ nhiều đường vì bề mặt mặt đất cũng như các toà nhà; Tạp âm lớn; Phân bố tần số tương đối chật chội. 2.2. Truyền dẫn qua vệ tinh: Vệ tinh địa tĩnh được sử dụng để truyền dẫn tín hiệu phát thanh/truyền hình ở các băng tần: C (tuyến lên: 5,925GHz - 6,425GHz; tuyến xuống 3,700-4,200GHz), Ku (tuyến lên: 14,0GHz - 14,5GHz, tuyến xuống: 11,7-12,2 GHz), và phát trực tiếp-DBS (tuyến lên: 17,3 GHz, tuyến xuống 12,2-12,7GHz). Hệ thống phải sử dụng các trạm mặt đất để phát tín hiệu lên vệ tinh và thu tín hiệu từ vệ tinh xuống. Việc sử dụng vệ tinh cho hệ thống CATV và hệ thống quảng bá được bắt đầu từ những năm 70. Hệ thống truyền dẫn qua vệ tinh có những ưu điểm sau: Cự ly dài; không bị ảnh hưởng địa hình; thiết lập nhanh chóng; có ứng dụng điểm-đa điểm. Trong một hệ thống truyền dẫn vệ tinh, trạm mặt đất phát tín hiệu lên vệ tinh bằng anten có búp sóng hẹp. Tín hiệu được thu nhận, khuyếch đại và đổi tần xuống qua bộ phát đáp trên vệ tinh. Vùng vệ tinh bao phủ được xác định bời giá trị công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (EIRP) 2.3. Truyền dẫn cáp: đồng trục, quang, MMDS, Internet: Hệ thống truyền hình cáp CATV có khả năng phục vụ cho một khu vực đông dân cư, hoặc những nơi khó có thể nhận được tín hiệu truyền hình do khoảng cách tới đài phát quá xa hoặc do ảnh hưởng che chắn của đồi núi. Truyền hình cáp sử dụng các kênh truyền nằm trong phạm vi dải thông ở cận dưới của băng UHF. Các kênh truyền hình được chia ra thành các băng VHF thấp, VHF trung, VHF cao và siêu băng (superband). Một đặc điểm của hệ thống truyền hình cáp là có thể sử dụng các kênh kề nhau để truyền tín hiệu trong tất cả khu vực mà không xuất hiện hiện tượng nhiễu đồng kênh. Hình 2. Mô hình hệ thống truyền hình dùng cáp đồng trục 2.3.1. Cáp đồng trục: - Có các tham số: Suy hao do phản xạ, trở kháng vòng - Các bộ khuếch đại và ổn định - Mạch trung chuyển - Đầu thu tín hiệu - Mạch hai chiều 2.3.2. Mô hình hệ thống cáp quang bao gồm các bộ phận như: nguồn quang, điều chế, bộ lặp, giải điều chế, trong đó cần chú ý các tham số về suy giảm, tán xạ, nguồn quang và thiết bị cảm quang. Hình 3. Mô hình hệ thống truyền hình dùng cáp quang 2.3.3. Hệ thống MMDS: Tín hiệu được đưa tới trạm gốc của hệ thống vi ba điểm-đa điểm phát xuống có các máy thu của người sử dụng. 2.3.4. Truyền dẫn qua Internet: Trong vài năm gần đây, người ta còn sử dụng mạng Internet để làm đường truyền dẫn tín hiệu phát thanh, truyền hình. Tuỳ thuộc vào băng thông mà các tiêu chuẩn nén cũng như chất lượng âm thanh hình ảnh sẽ thay đổi khác nhau. 3. Quản lý nhà nước về truyền dẫn phát sóng ở Việt Nam hiện nay 3.1. Mô hình truyền dẫn phát sóng hiện nay ở Việt Nam: - Hiện nay ở Việt Nam, các Đài Phát thanh, Truyền hình thực hiện truyền dẫn tín hiệu phát thanh, truyền hình từ đài này đến đài khác, trong nước và nước ngoài. - Nhiều hệ thống máy phát thanh, truyền hình và hệ thống truyền dẫn tín hiệu riêng rẽ (hoạt động độc lập). - Một số hệ thống truyền dẫn phát sóng khác chưa có số liệu thống kê: phát chuẩn (tần số, thời gian); định vị, đo đạc từ xa; đạo hàng; ra đa; cảnh báo, điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến điện; hàng hải; hàng không; vô tuyến điện nghiệp dư. 3.2. Phương thức truyền dẫn phát sóng: - Cáp quang: truyền tín hiệu phát thanh, truyền hình ở những thành phố lớn và đường trục quốc gia. - Cáp cáp đồng trục: truyền tín hiệu truyền hình cáp tới nhà thuê bao. - Vi ba số (hay vi ba băng rộng, khoảng cách lặp 40-50 km): dùng để truyền tín hiệu phát thanh, truyền hình tuyến Bắc, Nam. - Vệ tinh (1994): Kênh vệ tinh được thuê để truyền tín hiệu phát thanh theo kỹ thuật số; chuyển tiếp các tín hiệu truyền hình giữa các trạm phát hình (hiện nay truyền theo kỹ thuật số). - Truyền hình, Truyền thanh qua mạng Internet: từ 12/2002, Đài TNVN đã thực hiện sản xuất và truyền âm các chương trình phát thanh trên mạng máy tính (phần mềm Dalet); Từ 10/2002, Đài Truyền hình Hà Nội đã truyền hình qua Internet, Công ty VDC có kênh truyền hình VDCMedia hiện đang phát sóng qua Internet các chương trình truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình Hà nội. Đài Truyền hình Việt Nam đang chuẩn bị truyền thử nghiệm qua Internet kênh VTV4, Báo điện tử VietnamNet của VASC, một số đài phát thanh, truyền hình ở các tỉnh cũng đang lên kế hoạch truyền hình qua Internet). - Phát sóng quảng bá mặt đất: + Phát thanh: Phát sóng phát thanh điều chế AM (sóng ngắn SW, sóng trung MW) và FM (sóng cực ngắn). Sử dụng công nghệ analog (MW, SW), PCM (MW, SW, FM) và Digital: DAB, DRM, DMB (ở Việt Nam đang thử nghiệm công nghệ DRM nhằm tiết kiệm tần số, nâng cao chất lượng phát thanh, thính giả thu được cả Analog và Digital) + Phát hình: Phát sóng truyền hình theo công nghệ analog; MMDS; Truyền hình số trực tiếp từ vệ tinh (Đài THVN đã triển khai); Truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T (VTC đã triển khai). 3.2. Hiện trạng công tác quản lý chất lượng, tiêu chuẩn truyền dẫn phát sóng: Ở Việt Nam, Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quản quản lý nhà nước đối với vấn đề tiêu chuẩn, chất lượng trong lĩnh vực truyền dẫn phát sóng dựa trên Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ và Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 3/9/2004 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn thông. Ngoài ra, các cơ quan liên quan khác như Đài truyền hình Việt Nam/Đài Tiếng nói Việt Nam cũng có chức năng trong việc đề nghị ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm chuyên môn, nghiệp vụ, định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy định về quản lý thống nhất kỹ thuật truyền hình/phát thanh được áp dụng trong phạm vi cả nước. Hiện chưa có các quy định riêng về quản lý tiêu chuẩn chất lượng trong lĩnh vực truyền dẫn phát sóng. Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông và Nghị định của Chính phủ hướng dẫn Pháp lệnh BCVT về Viễn thông quy định quản lý về tiêu chuẩn, chất lượng đối với lĩnh vực viễn thông nói chung, theo các nguyên tắc sau: ban hành tiêu chuẩn (tự nguyện, bắt buộc) đối với thiết bị, mạng lưới, kết nối mạng, dịch vụ và công trình; quản lý chất lượng theo hình thức chứng nhận hợp chuẩn đối với thiết bị, công bố chất lượng đối với dịch vụ, mạng lưới và kiểm định chất lượng đối với công trình. 3.3. Các tiêu chuẩn liên quan đến truyền dẫn phát sóng: a) Tiêu chuẩn Việt Nam: Không có tiêu chuẩn Việt Nam về truyền dẫn phát sóng (chỉ có các tiêu chuẩn cho sản phẩm kỹ thuật điện và vô tuyến điện tử, tiêu chuẩn thiết bị: máy tăng âm truyền thanh, máy thu thanh) b) Tiêu chuẩn ngành của Đài truyền hình Việt Nam: Tiêu chuẩn phát sóng truyền hình số: tiêu chuẩn châu Âu DVB-T (Quyết định số 259/QĐ-THVN ngày 26/3/2001). c) Tiêu chuẩn ngành của Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ TT-TT): - Tiêu chuẩn cho thiết bị thu phát vô tuyến nói chung (phục vụ chứng nhận hợp chuẩn): - Tiêu chuẩn kết nối mạng (truyền dẫn): theo các tiêu chuẩn kết nối viễn thông. - Tiêu chuẩn thiết bị truyền dẫn hữu tuyến: Tiêu chuẩn hệ thống thông tin cáp sợi quang, thiết bị PCM, thiết bị ghép kênh số 34 Mbit/s, 140 Mbit/s, thiết bị nhân kênh số, hệ thống thông tin quan và vi ba SDH (đa số các tiêu chuẩn này đã huỷ bỏ hiệu lực bắt buộc áp dụng). - Tiêu chuẩn về dịch vụ truyền dẫn, phát sóng: chưa có. 3.4. Quản lý chất lượng 3.4.1. Chứng nhận hợp chuẩn: Các thiết bị thu phát vô tuyến phải được chứng nhận hợp chuẩn theo quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông. Danh mục vật tư thiết bị bưu chính, viễn thông bắt buộc phải chứng nhận hợp chuẩn (Quyết định 477/2001/QĐ-TCBĐ ngày 15/06/2001 của Tổng cục Bưu điện). bao gồm: thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho truyền hình quảng bá; thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho phát thanh quảng bá; thiết bị thu phát vô tuyến điện dùng cho các nghiệp vụ vô tuyến điện khác (phát chuẩn; định vị, đo đạc từ xa; đạo hàng; ra đa; cảnh báo, điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến điện). Yêu cầu kỹ thuật cho chứng nhận hợp chuẩn các thiết bị này là: Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ, TCN 68-192:2000, Thể lệ thông tin vô tuyến thế giới của ITU, Chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng cho chứng nhận hợp chuẩn thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện (ban hành theo Quyết định số 478/2001/QĐ-TCBĐ ngày 15/06/2001 của Tổng cục Bưu điện). 3.4.2. Quản lý chất lượng dịch vụ truyền dẫn phát sóng: Chưa xác định các dịch vụ truyền dẫn phát sóng, chưa xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và chưa quản lý chất lượng dịch vụ. 3.4.3. Quản lý kết nối: Bộ BCVT quy định bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn kết nối, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện và công bố phù hợp tiêu chuẩn. 3.4.4. Quản lý chất lượng công trình: hiện đang xây dựng dự thảo Quy định quản lý chất lượng công trình viễn thông và Danh mục các công trình viễn thông phải quản lý chất lượng. 4. Kinh nghiệm quản lý truyền dẫn phát sóng trên thế giới Nhìn chung, các nước không qui định tiêu chuẩn về chất lượng kênh truyền hình, mà chủ yếu qui định về nội dung các chương trình phát quảng bá (VD: chương trình cho trẻ em, chương trình thương mại, yêu cầu hạn chế các chương trình bạo lực, sex ). Về mặt kỹ thuật, cơ quan quản lý của các nước chủ yếu quản lý về qui hoạch phân bổ kênh tần số cho phát thanh và truyền hình (cả kỹ thuật tương tự và số) và các qui định đảm bảo chống can nhiễu. Một số nước có yêu qui định về mức tín hiệu tổi thiểu thu được trong vùng phủ sóng Tình hình quản lý cụ thể ở một số nước được tóm tắt sau đây: Pháp Đến đầu năm 2005, Pháp có khoảng 2-3 triệu thuê bao truyền hình cáp, 600.000 thuê bao truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T. Công tác quản lý mạng truyền hình cáp được phân thành hai loại rõ ràng: Quản lý về nội dung - Hội đồng tối cao về nghe nhìn cấp phép theo nội dung của chương trình truyền hình; Quản lý về hạ tầng kỹ thuật – quản lý như đối với nhà khai thác viễn thông. Nhà khai thác mạng truyền hình cáp có thể cung cấp dịch vụ viễn thông và ngược lại nhà khai thác dịch vụ viễn thông cũng có thể cung cấp dịch vụ truyền hình cáp. Ấn Độ Cơ quan quản lý về truyền dẫn phát sóng là Bộ Thông tin và Quảng bá (Ministry of Information and Broadcasting). Bộ này quản lý chung cả các vấn đề về truyền hình, phát thanh, và mạng truyền hình cáp. Quản lý mạng truyền hình cáp được dựa trên văn bản pháp lý là Luật về mạng truyền hình cáp (1995); Qui định quản lý truyền hình cáp của Bộ thông tin và quảng bá. Philipines Cơ quan quản lý về truyền dẫn phát sóng ở Philipines là Uỷ ban Viễn thông quốc gia (NTC). Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này được dưa trên Qui định quản lý sửa đổi đối với các hệ thống truyền hình cáp ở Philippines (Revised rules and regulations governing cable television systems in the Philippines), với mục đích là: - Thiết lập các qui định cho việc quản lý, cấp phép, xây dựng hay lắp đặt, khai thác và bảo trì một hệ thống truyền hình cáp ở Philippines. - Thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu cần tuân thủ đối với nhà khai thác. - Hướng dẫn quản lý truyền dẫn tín hiệu phát hình quảng bá, chương trình đặc biệt, truyền dẫn qua mạng cáp, kênh truy nhập và các vấn đề liên quan khác. Australia Ở Úc, cơ quan quản lý về thông tin quảng bá (ABA) chịu trách nhiệm quản lý chung về thông tin quảng bá trong các lĩnh vực: truyền hình, phát thanh, Internet, và điện thoại. Cơ quan này đưa ra các qui định quản lý cả phần nội dung và hạ tầng kỹ thuật. ABA quản lý về nội dung các chương trình phát, hạn chế sở hữu và tác động nước ngoài để giữ gìn văn hoá Úc, khuyến cáo các tiêu chuẩn chung. Từ 01/07/2005, ABA sát nhập với Cơ quan quản lý thông tin thành Cơ quan quản lý thông tin và truyền thông. Về chất lượng chương trình, không thấy ABA có tiêu chuẩn nào về chất lượng, mà chủ yếu qui định về nội dung các chương trình phát quảng bá (VD: chương trình cho trẻ em, chương trình thương mại, yêu cầu hạn chế các chương trình bạo lực, sex ). Về mặt kỹ thuật, công việc của ABA chủ yếu liên quan đến việc qui hoạch phân bổ kênh tần số cho phát thanh và truyền hình (cả kỹ thuật tương tự và số) và các qui định đảm bảo chống can nhiễu. ABA đã ban hành: - Tiêu chuẩn bức xạ cho phát thanh AM, - Tiêu chuẩn bức xạ cho phát thanh FM, - Tiêu chuẩn bức xạ cho truyền hình tương tự mặt đất, - Tiêu chuẩn bức xạ cho truyền hình số mặt đất. Ngoài ra, ABA còn ban hành một số hướng dẫn kỹ thuật cho các dịch vụ truyền dẫn phát sóng khác (các nhân, trạm không có trong danh sách được cấp phép (LAP)) sử dụng băng tần quảng bá. Cơ quan quản lý về truyền dẫn phát sóng ở một số nước khác - Bộ Thông tin (Ministry of Information) – Malaysia - Uỷ ban viễn thông quốc gia (The National Telecommunication Committee - NTC) – Thái lan - Uỷ ban Truyền hình và Phát sóng quảng bá quốc gia (The National Broadcasting & Television Bureau) – Trung quốc - Singapore: Bộ Thông tin, Liên lạc và Nghệ thuật (Ministry of Information, Communication and the Art) quản lý chung về lĩnh vực truyền dẫn phát sóng. Trong đó, Cơ quan quản lý phát triển truyền thông (MDA) chịu trách nhiệm về nội dung; văn bản pháp lý có Luật thông tin quảng bá. Cơ quan quản lý phát triển thông tin (IDA) chịu trách nhiệm quản lý về hạ tầng kỹ thuật. - Newzeland: Bộ Phát triển kinh tế chịu trách nhiệm quản lý chung. Phương pháp quản lý truyền dẫn phát sóng cũng như ở Úc, chủ yếu vào vấn đề quản lý phổ tần và chống can nhiễu. 5. Đề xuất về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn hoá truyền dẫn phát sóng. Công tác quản lý chất lượng về truyền dẫn phát sóng là một vấn đề phức tạp, có liên quan tới nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau. Trong bối cảnh sự hội tụ tất yếu giữa viễn thông và quảng bá, ở nhiều nước truyền hình quảng bá đã trở thành một loại hình dịch vụ có lợi nhuận. Ngày càng có nhiều đơn vị, doanh nghiệp triển khai cung cấp dịch vụ truyền hình có thu phí, vấn đề đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với cả nhà khai thác để có thể đảm bảo chống can nhiễu và sử dụng tài nguyên, cở sở hạ tầng một cách hiệu quả. Đây cũng là đòi hỏi chính đáng của người sử dụng để được cung cấp một dịch vụ đảm bảo chất lượng. Qua những phân tích ở trên, bài báo xin đề xuất một số định hướng trong công tác quản lý chất lượng sau đây: - Tách riêng phần nội dung thông tin (Bộ Văn hoá Thông tin quản lý) và hạ tầng mạng, dịch vụ (Bộ BCVT quản lý); vấn đề quản lý chất lượng và tiêu chuẩn hoá về truyền dẫn phát sóng sẽ do Bộ BCVT quản lý. - Với phát thanh, truyền hình quảng bá không thu phí (truyền thống): trước mắt chủ yếu tập trung và việc đảm bảo chống can nhiễu thông qua quản lý, qui hoạch tần số; vấn đề quản lý chất lượng dịch vụ sẽ được xem xét sau. - Với truyền hình có thu phí (truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp, DTH): ngoài việc đảm bảo chống can nhiễu, còn xem xét áp dụng hình thức để doanh nghiệp công bố chất lượng (công bố tiêu chuẩn chất lượng, công bố phù hợp tiêu chuẩn); Việc quản lý sẽ được thực hiện theo Quy đinh về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, mạng và dịch vụ viễn thông (Quyết định số 176/2003/QĐ-BBCVT); Xem xét việc công bố phải có các tham số thiếu yếu cụ thể về mức tín hiệu, vùng phủ sóng - Về công tác tiêu chuẩn hoá: Trước mắt cần ưu tiên xây dựng các tiêu chuẩn thiết bị, hệ thống đảm bảo chống can nhiễu; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ truyền hình có thu phí. Tiếp đến mới là các tiêu chuẩn khác khi có yêu cầu. a) Các thiết bị, hệ thống để đảm bảo chống can nhiễu (theo thứ tự ưu tiên): - Máy phát hình tương tự; Máy phát hình kỹ thuật số; Máy phát thanh tương tự; Máy phát thanh kỹ thuật số. - Các tiêu chuẩn về cáp đồng trục, đầu nối, hộp nối cáp dùng trong truyền hình cáp; tiêu chuẩn về chỉ tiêu chất lượng mạng truyền hình cáp. - Hướng dẫn về việc thiết lập các trạm phát sóng sử dụng băng tần quảng bá mà không nằm trong danh sách các trạm được qui hoạch trong qui hoạch tần số. b) Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ truyền hình có thu phí - Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ truyền hình có thu phí - Tiêu chuẩn chất lượng truyền hình số mặt đất. b) Các đối tượng khác (khi có yêu cầu): - Tiêu chuẩn máy thu thanh, thu hình kỹ thuật số Nguyễn Quang Hưng Tạp chí BCVT Tài liệu tham khảo [ABA03]. Technical Planning Guidelines: For the planning of individual services that use the broadcasting services bands, ABA, 12/2003. [Par98]. Patrick R. Parsons & R. M. Frieden, Cable and Satellite Television Industries, Allyn and Bacon, 1998. [Bar90]. Eugene R. Bartlett, Cable Television Technology & Operations: HDTV and NTSC Systems, McGRAW-HILL, 1990. [Col01]. Gerald W. Collins, “Fundamentals of Digital Television Transmission, John Wiley & Sons, 2001. [Ova01]. Shlomo Ovadia, Broadband Cable TV Access Networks, Prentice Hall, 2001. [Do00]. Đỗ Hoàng Tiến-Vũ Đức Lý, Truyền hình số, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2000. [Le05]. Lê Xuân Công, Nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật về truyền dẫn phát sóng trong lĩnh vực phát thanh và truyền hình nhằm định hướng công tác quản lý chất lượng và xây dựng tiêu chuẩn, Đề tài Bộ BCVT mã số: 14-05-KHKT-RD, 2005. hp://www.thongncongnghe.com/arcle/3444 1. 2. Nguyên lý phát thanh trên sóng FM FM là viết tắt của ( Fryquency Moducation : Điều chế tần số ) là điều chế theo phương thức làm thay đổi tần số của tín hiệu cao tần theo biên độ của tín hiệu âm tần, khoảng tần số biến đổi là 150KHz Sóng FM là sóng cực ngắn đối với tín hiệu Radio, sóng FM thường phát ở dải tần từ 76MHz đến 108MHz a) Mạch điều chế FM [Chỉ có thành viên mới xem được link này. ] Điều chế FM ( Fryquency Moducation : Điều chế tần số ) Với mạch điều chế tần số thì sóng mang có biên độ không đổi, nhưng tần số thay đổi theo biên độ của tín hiệu âm tần, khi biên độ tín hiệu âm tần tăng thì tần số cao tần tăng, khi biên độ âm tần giảm thì tần số cao tần giảm. Như vậy sóng mang FM có tần số tăng giảm theo tín hiệu âm tần và giới hạn tăng giảm này là +150KHz và -150KHz , như vậy tần số sóng mang điều tần có dải thông là 300KHZ. Thí dụ nếu đài tiếng nói việt nam phát trên sóng FM 100MHz thì nó truyền đi một dải tần từ 99,85 MHz đến 100,15 MHz. b) Quá trình phát sóng FM Quá trình phát sóng FM tương tự như phát sóng AM, sóng mang sau khi điều chế cũng được khuếch đại rồi đưa ra An ten để phát xạ truyền đi xa c) Ưu và nhược điểm của sóng FM . Sóng FM có nhiều ưu điểm về mặt tần số, dải tần âm thanh sau khi tách sóng điều tần có chất lượng rất tốt, cho âm thanh trung thực và có thể truyền âm thanh Stereo , sóng FM ít bị can nhiễu hơn só với sóng AM. Nhược điểm của sóng FM là cự ly truyền sóng ngắn, chỉ truyền được cự ly từ vài chục đến vài trăm Km , do đó sóng FM thường được sử dụng làm sóng phát thanh trên các địa phương. . Úc, chủ yếu vào vấn đề quản lý phổ tần và chống can nhiễu. 5. Đề xuất về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn hoá truyền dẫn phát sóng. Công tác quản lý chất lượng về truyền dẫn phát sóng là một. lý chất lượng dịch vụ truyền dẫn phát sóng: Chưa xác định các dịch vụ truyền dẫn phát sóng, chưa xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và chưa quản lý chất lượng dịch vụ. 3.4.3. Quản lý kết. Quản lý chất lượng và tiêu chuẩn phát sóng trong phát thanh, truyền hình tại VN Trong xu thế hội tụ công nghệ viễn thông và truyền thông quảng bá, ở nhiều nước truyền hình quảng bá