Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 5 potx

118 427 14
Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 5 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

http://www.ebook.edu.vn 189 CHƯƠNG 5 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ XÍ NGHIỆP SỬA CHỮA MÁY XÂY DỰNG - XẾP DỠ 5.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC LOẠI XÍ NGHIỆP SỬA CHỮA 5.1.1. Các loại xí nghiệp sửa chữa ở các nước hiện nay, trong lĩnh vực sửa chữa máy, phụ thuộc vào các vấn đề xem xét đối với một xí nghiệp, người ta phân chia các xí nghiệp sửa chữa theo nhiều cách khác nhau. 1. Phân chia theo qui mô và chức năng của xí nghiệp (hoặc của xưởng) sửa chữa, có các loại sau: a) Xưởng sửa chữa lưu động Trên các thiết bị cơ động chuyên dùng (ôtô, toa tàu v.v…) người ta trang bị một số thiết bị cơ bản phục vụ cho công tác bảo dưỡng và sửa chữa đột xuất các loại máy đang thi công tại các công trình xây dựng và các đơn vị xếp dỡ. Xưởng này có nhiệm vụ đi phục vụ lưu động (đúng như tên gọi của nó) ở khắp mọi nơi khi có nhu cầu. Năng lực của những xưởng này không lớn. Ngoài các thiết bị cơ bản được trang bị, xưởng còn đưa đi theo một số phụ tùng thông dụng để chủ yếu làm công tác sửa chữa đột xuất, thay thế các chi tiết bị hỏng trên các máy đang ở hiện trường. Số lượng công nhân của xưởng chỉ khoảng từ 2 đến 3 người và họ là những người thợ vạn năng, họ có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau trong quá trình sửa chữa. b) Xưởng sửa chữa trung tâm Tại các xí nghiệp khai thác có qui mô lớn, số lượng thiết bị nhiều và thời gian thi công lâu dài, hoặc tại các xí nghiệp xếp dỡ lớn, người ta xây dựng xưởng sửa chữa trung tâm nhằm mục đích sửa chữa tất cả các trang thiết bị của xí nghiệp. Như ở nước ta, trước đây các đơn vị xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long, công trình xây dựng thủy điện Hoà Bình, công trình thủy điện Dầu Tiếng đều có xưởng sửa chữa trung tâm. Hiện nay các bến cảng lớn hoặc các liên hiệp xí nghiệp, các tổng công ty xây dựng cũng đều thành lập các xí nghiệp hoặc các xưởng cơ khí sửa chữa. Qui mô của các xí nghiệp hoặc các xưởng loại này chủ yếu phụ thuộc vào số lượng trang thiết bị thi công hoặc xếp dỡ của các đơn vị khai thác. Chức năng của chúng là đảm nhận công tác sửa chữa các cấp đối với tất cả các thiết bị hiện có của xí nghiệp khai thác. c) Các xí nghiệp (hoặc nhà máy) sửa chữa lớn Các xí nghiệp (hoặc nhà máy) loại này trực thuộc các bộ chủ quản hoặc các liên hiệp xí nghiệp công trình, các liên hiệp xí nghiệp xây dựng. Qui mô của các xí nghiệp loại này thường từ 150 đến 300 xe máy/năm (qui về máy kéo T- 100). Đại điểm xây dựng của chúng ở rải rác khắp mọi nơi trên các vùng lãnh thổ của đất nước. Trước đây, trong cơ chế bao cấp, xe - máy của các đơn vị khai thác hoặc các bộ chủ quản http://www.ebook.edu.vn 190 đều được điều động đi sửa chữa theo địa chỉ các nhà máy hoặc các xí nghiệp sửa chữa trực thuộc. Chức năng của các xí nghiệp loại này chủ yếu là đảm nhận công tác sửa chữa lớn các loại xe - máy. 2. Phân chia theo mức độ chuyên môn hóa Tùy thuộc vào mức độ chuyên môn hóa trong quá trình sửa chữa, người ta có các loại xí nghiệp sau: * Xí nghiệp vạn năng (hay còn gọi là xí nghiệp tổng hợp) là xí nghiệp nhận sửa chữa mọi loại máy. Đặc điểm sản xuất của xí nghiệp loại này là rất nhiều chủng loại máy được sửa chữa tại các xí nghiệp, trong khi đó số lượng máy theo từng chủng loại thì lại ít. Các tổ sản xuất được phân chia tổ chức chủ yếu theo phương diện hành chính đơn thuần mà không theo hướng chuyên môn hóa sửa chữa. Qui mô của xí nghiệp sửa chữa vạn năng thường là bé, hình thức sửa chữa đơn chiếc năng suất và chất lượng sửa chữa bị hạn chế. * Xí nghiệp sửa chữa chuyên môn hóa Tại các nước công nghiệp tiên tiến, nhiều xí nghiệp sửa chữa được xây dựng theo hình thức chuyên môn hóa. Có 2 loại xí nghiệp sửa chữa chuyên môn hóa. • Chuyên môn hóa theo chủng loại máy: là những xí nghiệp chỉ nhận sửa chữa một vài loại máy nhất định với số lượng từng chủng loại rất lớn. Ví dụ: xí nghiệp sửa chữa máy xúc, xí nghiệp sửa chữa cần trục v.v… • Chuyên môn hóa theo công nghệ sửa chữa là: Những xí nghiệp chỉ nhận sửa chữa theo những công nghệ nhất định. Ví dụ như: xí nghiệp sửa chữa bằng phương pháp hàn, xí nghiệp sửa chữa bằng phương pháp mạ v.v… Trong thực tế, chuyên môn hóa theo hình thức thứ nhất được áp dụng phổ biến hơn. 5.1.2. Một vài thông số của xí nghiệp sửa chữa Khi xây dựng một xí nghiệp nói chung và xí nghiệp sửa chữa nói riêng bao giờ người ta cũng phải xác định một số thông số cơ bản của xí nghiệp, các thông số này được coi là hợp lý nếu chúng được xác định dựa trên cơ sở phù hợp về kinh tế và kỹ thuật. Kết quả của thực tế đã khẳng định rằng cùng với việc tăng qui mô của xí nghiệp sửa chữa đến một giá trị nào đó hợp lý, năng suất lao động sẽ tăng, chất lượng sản phẩm sẽ tăng và dẫn tới chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm sẽ giảm. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản đơn vị khi xây dựng một xí nghiệp lớn sẽ ít hơn khi xây dựng một xí nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó phần cố định của các chi phí phụ tính cho một đơn vị sản phẩm sẽ giảm (khấu hao, chiếu sáng, làm mát, chi phí cho cán bộ quản lý v.v…). Tuy vậy, khi tăng qui mô của xí nghiệp sẽ phát sinh một số chi phí bổ sung cho việc vận tải và xếp dỡ sản phẩm, bởi vì lúc này phạm vi phục vụ của xí nghiệp sẽ tăng rộng ra. Do vậy qui mô của một xí nghiệp sửa chữa được coi là hợp lý nếu khi tăng chi phí xây dựng cơ bản và chi phí vận chuyển thì tổng chi phí sửa chữa vẫn là ít nhất. http://www.ebook.edu.vn 191 s 2 tbo MRN = (5.1) Trong đó: N o - Qui mô hợp lý của xí nghiệp sửa chữa, chiếc; R tb - Bán kính vận tải trung bình sản phẩm sửa chữa, km; M s - Mật độ xe - máy sửa chữa tại vùng lãnh thổ, chiếc/km 2 . o p tb M G 10R η = (5.2) Trong đó: η p - Hệ số kể đến các chi phí phụ bổ sung; G- Giá thành sửa chữa của loại máy cho trước tính cho 1 tấn trọng lượng của nó, đ/T. M o - Giá trị định mức tiêu chuẩn của mật độ xe-máy sửa chữa, chiếc/km 2 . Q C G = (5.3) Trong đó: C- Chi phí sửa chữa của 1 đơn vị sản phẩm, đồng; Q- Trọng lượng của sản phẩm sửa chữa, tấn. Hệ số η p được tính theo tỷ lệ phần trăm so với các chi phí phụ và thường có giá trị bằng 2 ữ 2,2. Mật độ xe - máy sửa chữa. F K7 M M s = (5.4) Trong đó: K M - Số lượng tính toán của một loại máy cho trước cần sửa chữa; F- Diện tích vùng lãnh thổ phân bố các xe máy sửa chữa, km 2 ; 7- Hằng số đặc trưng cho diện tích của vòng tròn lãnh thổ có bán kính vận chuyển R tb = 1km. 5.2. Nội dung và các giai đoạn thiết kế Việc thiết kế mới hoặc thiết kế cải tạo các xí nghiệp sửa chữa đều phải được tiến hành theo qui định về một bản đề án đối với công trình xây dựng công nghiệp. Vào đầu giai đoạn thiết kế cần phải lập luận chứng kinh tế kỹ thuật về sự cần thiết của công trình thiết kế và xây dựng, đặt cơ sở và lựa chọn các thông số quan trọng nhất của xí nghiệp, các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật sẽ đạt được và hiệu quả của vốn đầu tư cơ bản. Tất cả những tính toán này được coi là cơ sở để chuẩn bị số liệu cho thiết kế. http://www.ebook.edu.vn 192 Việc thiết kế được tiến hành theo các giai đoạn sau: - Số liệu thiết kế - Thiết kế sơ bộ - Thiết kế kỹ thuật - Bản vẽ thi công a) Số liệu thiết kế Số liệu thiết kế là một hồ sơ do bên đặt thiết kế thiết lập. Trong bản giao số liệu thiết kế cần phải được thể hiện đầy đủ các mục sau đây: 1. Tên gọi của xí nghiệp. 2. Cơ sở để thiết kế xí nghiệp. 3. Vùng, địa điểm và diện tích xây dựng. 4. Các loại sản phẩm sửa chữa và công suất sửa chữa. 5. Chế độ làm việc của xí nghiệp. 6. Hướng dự kiến chuyên môn hóa của xí nghiệp. 7. Các điều kiện để làm sạch và thải nước bẩn. 8. Các quá trình công nghệ cơ bản và thiết bị. 9. Thời gian dự kiến xây dựng. 10. Mức đầu tư cơ bản dự kiến và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chính cần đạt được khi thiết kế. 11. Tên gọi của cơ quan thiết kế. 12. Tên gọi của cơ quan xây dựng. Bản giao số liệu thiết kế phải do cấp có thẩm quyền ký duyệt. Tất cả những thay đổi trong đó (nếu có) muốn được thực thi phải được sự đồng ý của cấp ký duyệt. Bản thiết kế phải thể hiện đầy đủ các nội dung có liên quan tới việc xây dựng mới hay cải tạo xí nghiệp và bao gồm các phần sau đây: Phần công nghệ, phần xây dựng kiến trúc, vệ sinh công nghiệp, năng lượng, dự toán tài chính và phần kinh tế, trong đó công nghệ là một trong những phần chính của bản thiết kế. b) Thiết kế sơ bộ: Khi thiết kế sơ bộ người ta xác định khả năng kỹ thuật và tính hợp lý về kinh tế của việc xây dựng xí nghiệp tại khu vực đã định. ở giai đoạn này phải xác định việc lựa chọn mặt bằng xây dựng, nguồn cấp nước, chất đốt, điện năng, xác định giá thành xây dựng và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. Phần công nghệ của bản thiết kế sơ bộ phải giải quyết các phần sau đây: 1) Xác định các số liệu ban đầu để thiết kế (nhiệm vụ thiết kế, các bản thiết kế định hình, các số liệu của các xí nghiệp tiên tiến, các tài liệu đã được tiêu chuẩn hóa). 2) Nghiên cứu nguyên tắc chung về tổ chức xản xuất (sơ đồ công nghệ sửa chữa máy và tổng thành, mối liên quan tương hỗ giữa các phân xưởng và tổ sản xuất). 3) Xác định thành phần xí nghiệp sửa chữa (lập bảng thống kê các phân xưởng, các tổ sản http://www.ebook.edu.vn 193 xuất và các kho bãi). 4) Xác định chế độ làm việc và quĩ thời gian của công nhân, của thiết bị cho từng phân xưởng và tổ sản xuất. 5) Xác định kế hoạch sản xuất và khối lượng công việc hàng năm. 6) Xác định sơ bộ số lượng công nhân và diện tích của xí nghiệp. 7) Lập tổng đồ mặt bằng và sơ bộ bố trị mặt bằng nhà sản xuất, các phân xưởng và các bộ phận phục vụ. 8) Xác định sơ bộ giá thành xí nghiệp và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chính. c) Thiết kế kỹ thuật Khi thiết kế ba giai đoạn, dựa trên cơ sở thiết kế sơ bộ đã được thông qua sẽ tiến hành thiết kế kỹ thuật. Bản thiết kế kỹ thuật được thực hiện cho các phân xưởng, các tổ sản xuất tham gia quá trình sửa chữa nhưng phải làm chính xác thêm những số liệu đã tính toán khi thiết kế sơ bộ. Trong khi thiết kế kỹ thuật phải lập mặt bằng bố trí thiết bị cùng với bản thống kê mua sắm, lắp đặt các thiết bị tiêu chuẩn, chế tạo và lắp ráp thiết bị phi tiêu chuẩn, tính toán diện tích phân xưởng. Bố trí mặt bằng ở giai đoạn thiết kế sơ bộ theo tỷ lệ 1: 200 còn trong thiết kế kỹ thuật là 1: 100. Trong thiết kế kỹ thuật cần phải xác định những kỹ thuật cơ bản và kinh phí xây dựng. Bản thiết kế kỹ thuật phải được các cơ quan cấp trên phê chuẩn. Khi thiết kế ba giai đoạn thì việc cấp kinh phí được dựa theo bản thiết kế kỹ thuật. d) Bản vẽ thi công Các bản vẽ thi công là tài liệu để tiến hành thi công xây lắp. Các bản vẽ thi công thể hiện ở dạng mặt bằng lắp ráp theo tỷ lệ 1: 100 trong đó cần trình bày vị trí các thiết bị sản xuất, vận chuyển, năng lượng và các thiết bị khác. Trên mặt bằng lắp đặt công nghệ cần thể hiện sự liên quan tương hỗ của các thiết bị phù hợp với qui trình công nghệ sửa chữa. Ngoài mặt bằng lắp ráp, đối với các bộ phận, khu vực hay cụm đặc biệt phải có mặt cắt, nhất là khi cần ràng buộc không gian theo chiều cao của thiết bị và hệ thống đường ngầm. Ngoài ra cần phải có các bản vẽ chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn, các đồ gá và dụng cụ phụ trợ. 5.3. THIẾT KẾ SƠ BỘ Phần công nghệ của bản thiết kế sơ bộ cần tiến hành theo trình tự sau: 1. Xác định nhiệm vụ và thành phần xí nghiệp. 2. Xác định chế độ làm việc và quĩ thời gian của xí nghiệp. 3. Xác định kế hoạch sản xuất hàng năm và định mức sửa chữa máy, sửa chữa tổng thành. 4. Xác định khối lượng công việc hàng năm. 5. Xác định số lượng công nhân, chỗ làm việc và thiết bị. 6. Lựa chọn cơ cấu tổ chức và bản thống kê cán bộ công nhân viên trong biên chế. http://www.ebook.edu.vn 194 7. Tính toán diện tích. 8. Lập các phương án bố trí mặt bằng sản xuất và tổng đồ mặt bằng. 9. Tính toán sơ bộ kinh phí xây dựng và thiết kế. 10. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. 5.3.1. Nhiệm vụ và thành phần xí nghiệp các xí nghiệp sửa chữa có nhiệm vụ sửa chữa lớn xe máy hoàn chỉnh, sửa chữa tổng thành, phục hồi hoặc chế tạo phụ tùng thay thế. Số lượng các phân xưởng của xí nghiệp sửa chữa được xác định theo đặc tính công việc và khối lượng sản xuất. Sau đây là thí dụ về thành phần của một xí nghiệp sửa chữa máy xây dựng. I. Phân xưởng tháo rửa gồm các bộ phận: 1. Rửa ngoài; 2. Tháo máy và tổng thành; 3. Tẩy rửa; 4. Kiểm tra phân loại II. Phân xưởng lắp ráp gồm các bộ phận: 1. Ghép bộ và sửa nguội; 2. Lắp máy và tổng thành; 3. Sửa chữa thiết bị điện, thiết bị thủy lực; 4. Sửa chữa khung bệ; 5. Lắp lốp. III. Phân xưởng động cơ gồm các bộ phận: 1. Sửa chữa và lắp ráp động cơ; 2. Tổ bơm cao áp; 3. Trạm thử động cơ. IV. Phân xưởng ca bin gồm các bộ phận: 1. Sửa chữa ca bin (gò); 2. Đồ đồng, két nước; 3. Mộc; 4. Đệm; 5. Sơn. V. Phân xưởng chế tạo và phục hồi gồm các bộ phận: 1. Cơ khí; 2. Rèn; 3. Đúc; 4. Nhiệt luyện; 5. Hàn và phun đắp; 6. Mạ điện. VI. Các phân xưởng phụ: 1. Phân xưởng cơ điện (ban cơ điện) gồm các tổ: sửa chữa cơ khí, điện, xây dựng và trạm khí nén. 2. Phân xưởng dụng cụ gồm các tổ: nguội - cơ khí, mài, kho phân phát dụng cụ. VII. Kho bãi: 1. Kho phụ tùng; 2. Kho chi tiết chờ sửa chữa; 3. Kho ghép bộ; 4. Kho kim loại; 5. Kho phế phẩm; 6. Kho xăng, dầu, mỡ; 7. Kho gỗ; 8. Kho vật liệu; 9. Kho (bãi) để máy và tổng thành chờ sửa chữa; 10. Kho (bãi) để máy và tổng thành đã sửa chữa; 11. Bãi để than. 5.3.2. Chế độ làm việc và quĩ thời gian Chế độ làm việc của nhà máy sửa chữa được xác định bằng số ngày làm việc trong một tuần, số lượng ca kíp trong một ngày, thời gian làm việc trong một ca. ở các xí nghiệp sửa chữa hầu hết các phân xưởng đều tổ chức làm việc một ca, đôi khi có các phân xưởng làm việc hai ca để tận dụng thiết bị máy móc hay theo yêu cầu của qui trình công nghệ như phân xưởng cơ khí, tổ đúc, mạ v.v… Số ngày làm việc hàng năm là số ngày trong một năm trừ các ngày chủ nhật, và nghỉ lễ, tết. Quỹ thời gian chia thành quỹ danh nghĩa và quỹ thực tế. http://www.ebook.edu.vn 195 Quỹ thời gian danh nghĩa là tổng số giờ làm việc tính theo số ngày làm việc hàng năm. Quỹ thời gian thực tế là thời gian làm việc thực tế của công nhân trừ số ngày nghỉ phép năm và nghỉ việc vì những lý do chính đáng. Số lượng công nhân thực tế tính theo quỹ thời gian danh nghĩa còn dựa vào quỹ thời gian thực tế để tính số lượng công nhân danh nghĩa. Quỹ thời gian danh nghĩa của công nhân tính theo công thức: T dn = [365 - (52 +8)]t c , giờ (5.5) Trong đó: T dn - Quỹ thời gian danh nghĩa; 365- Số ngày trong một năm; 52- Số ngày chủ nhật trong năm; 8- Số ngày nghỉ lễ tết (Tết dương lịch 1; Ngày giải phóng Sài Gòn và Quốc tế lao động 1; Nghỉ Quốc khánh 1; Tết nguyên đán 4). t c - Thời gian làm việc trong một ca, giờ. Quỹ thời gian thực tế của công nhân: T tt = [365 - (52 + 8 + 10)]t c β , giờ (5.6) Trong đó: T tt - Quỹ thời gian thực tế; 10- Số ngày nghỉ phép năm; β- Hệ số kể đến sự vắng mặt của công nhân vì những lý do chính đáng (nghỉ ốm, hội họp, học tập, nghỉ đẻ,…). Qũy thời gian của một vị trí làm việc: T tr = [365 - (52 + 8)]t c .m.y (5.7) Trong đó: T tr - Quỹ thời gian của một vị trí làm việc; m- Số công nhân cùng làm việc tại một vị trí làm việc; y- Số ca làm việc trong ngày. Quỹ thời gian làm việc thực tế hàng năm của thiết bị T tb = [365 - (52 + 8)]t c η o y , giờ (5.8) Trong đó: T tb - Quỹ thời gian thực tế của thiết bị; η o - Hệ số sử dụng thiết bị theo thời gian (η o = 0,85 ữ 0,95); y- Số ca làm việc trong ngày. 5.3.3. Kế hoạch sản xuất hàng năm và các hệ số quy đổi Kế hoạch sản xuất hàng năm của xí nghiệp sửa chữa (sản lượng hàng năm) có thể biểu thị bằng tiền hay bằng số lượng máy và tổng thành đã sửa chữa. Nếu xí nghiệp nhận sửa chữa máy http://www.ebook.edu.vn 196 có cùng chủng loại, thì sản lượng được xác định bằng tổng số lượng máy đã sửa chữa được trong năm. Khi sửa chữa nhiều loại máy có mã hiệu khác nhau, để dễ dàng tính toán có thể quy về một loại máy đặc trưng cho nhà máy sửa chữa. Khi đó kế hoạch sản xuất hàng năm đã quy đổi của xí nghiệp sẽ là: n o n 2 o 2 1 o 1 oqñ N T T N T T N T T NN ++++= (5.9) Trong đó: N qđ - Kế hoạch sản xuất qui đổi về một loại máy chính (máy tiêu chuẩn); N o - Số lượng máy tiêu chuẩn; T o - Định mức giờ - công sửa chữa lớn một máy tiêu chuẩn; T 1 , T 2 ,…, T n - Đinh mức giờ - công sửa chữa loại máy thứ hai, thứ ba,… thứ n; N 1 , N 2 ,…, N n - Số lượng máy sửa chữa loại thứ hai, thứ ba,… thứ n; o n T T - Hệ số qui đổi về loại máy tiêu chuẩn theo định mức sửa chữa lớn ⎟ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎜ ⎝ ⎛ = qñ o n K T T . Hệ số qui đổi máy kéo C-100 loại máy tiêu chuẩn được liệt kê như sau: Máy xúc 0,15m 3 trên máy kéo "Belarus" E-153 0,94 Máy xúc 0,25 ữ 0,35m 3 bánh lốp E-302; E-252 1,47 Máy xúc bánh xích 0,5 ữ 0,65 m 3 E-505; E-652 2,27 Máy xúc bánh xích 0,1 ữ 1,25m 3 E-1004; E-1252 3,60 Cần trục ôtô 3 ữ 4 T, K-32, AK-32 1,20 Cần trục ôtô 5 ữ 7 T, K-51, K-61 1,60 Máy kéo MTZ "Belarus" 0,54 Máy kéo DT-54A, DT-55A 0,64 Máy cạp 2,5m 3 (không kể máy kéo) 0,12 Máy cạp 4,2m 3 (không kể máy kéo) 0,17 Máy ủi D-159, D-444 (không kể máy kéo DT-54A) 0,14 Máy ủi D-157; D-259, D-271 (không kể máy kéo C-100) 0,15 Máy san D-265, D-446, D-465 0,8 Xe lu 5 ữ 6, D-211, D-260; D-469 0,48 Xe lu 10 ữ 14T, D-399, D-400 0,56 Động cơ KDM-100 0,23 Động cơ 6KDM-50 0,27 Động cơ 2D6 0,32 Động cơ òMZ-M206 0,24 http://www.ebook.edu.vn 197 Động cơ òMZ-M204 0,18 Động cơ D-54 0,14 Động cơ ZIL-120 0,13 Khi sửa chữa loại máy mới chưa có định mức sửa chữa thì có thể dựa vào loại máy tương tự, hoặc dựa theo trọng lượng để xác định hệ số quy đổi. 3 2 1 qñ G G .K μ= (5.10) Trong đó: K qđ - Hệ số quy đổi về loại máy đã biết định mức sửa chữa; μ- Hệ số hiệu chỉnh; G 1 - Trọng lượng loại máy mới, Tấn; G 2 - Trọng lượng máy đã có định mức, Tấn (phụ lục 2). Hệ số hiệu chỉnh lấy trong khoảng từ 0,95 ÷ 1,05 (lấy giá trị nhỏ hơn nếu G 1 > G 2 ). 5.3.4. Xác định khối lượng công việc hàng năm Muốn xác định khối lượng công việc hàng năm cần phải biết kế hoạch sản xuất năm của xí nghiệp và các định mức sửa chữa từng loại xe máy. Các định mức này phải dựa vào các xí nghiệp sửa chữa tiên tiến đang hoạt động có công suất tương tự, ngoài ra phải chú ý tới mức độ cơ giới hoá của từng bộ phận sản xuất. Khi thiết kế đồ án môn học hay đồ án tốt nghiệp có thể sử dụng các định mức do nhà nước qui định. Ngoài ra, định mức sửa chữa còn phụ thuộc vào công suất của xí nghiệp thiết kế, phương pháp và hình thức tổ chức sản xuất, mức độ cơ giới hóa. Vì vậy định mức giờ công sửa chữa lớn xe máy tính theo công thức: n m o K K TT = , giờ - công (5.11) Trong đó: T- Định mức giờ - công sửa chữa xe máy cho xí nghiệp thiết kế; T o - Định mức giờ - công sửa chữa xe máy tiêu chuẩn theo qui định của nhà nước (T o = 1200 giờ - công); K n - Hệ số năng suất (K n ≈ 1,25); K m - Hệ số hiệu chỉnh định mức phụ thuộc vào công suất sửa chữa/năm. Công suất/năm Giá trị K M 100 1,56 250 1,00 500 0,90 750 0,85 http://www.ebook.edu.vn 198 1000 0,80 Khi đã biết kế hoạch sản xuất hàng năm và định mức sửa chữa lớn một xe máy, có thể xác định khối lượng công việc hàng năm: T n = T o N qđ (5.12) Trong đó: T n - Khối lượng công việc hàng năm, giờ - công; N qđ - Số lượng xe máy sửa chữa hàng năm đã qui đổi. Bảng phân bố định mức sửa chữa cho một đơn vị sản phẩm theo tỷ lệ % được trình bày ở bảng 5.1. [...]... 3,7 0,9 3,8 0,2 0,3 100 0 ,5 9,0 2 ,5 1,0 3,0 6,2 4,8 37,0 2,6 - - - - 0,7 - - - 6,0 12,0 0,7 13 - - 100 0,3 10 ,5 2,8 1 ,5 5 ,5 6,0 4,0 29,0 - - - - - 0,6 - - - 6,0 16,3 0 ,5 17,0 - - 100 0,7 7,3 0,9 2,6 2,4 - - - - - 2,7 - - 0 ,5 46,0 11,7 5, 1 13,1 0,7 1,9 3,0 0,2 1,2 100 Máy kéo C-100 Máy kéo D -5 4 A, DT -5 5 A Máy cạp (không máy kéo) Máy ủi (không máy kéo) Động cơ KDM- khung tổng máy Lắp Gò lốp đồng két Mộc... φ740 - Bàn tháo li hợp - - 1100 x 1000 - Giá tháo tời máy ủi - - 100 x 700 - Giá tháo sát xi máy kéo - - 2960 x 10 85 - GAPO213 5- 1 M 40T 156 0 x 640 17 - - 2000 x 1000 PB002 Lực ép 100T 2100 x 1180 4 ,5 - - 650 0 x 400 - Bàn tháo các cụm lớn 2393 - 2000 x 1000 - Bàn nguội 2280 - 1400 x 800 - Giá tháo tời E-6 25 HO-YK - 1800 x 600 - Giá tháo bàn quay của E- 652 HO-ҖC - 656 0 x 2130 - Giá tháo khung di chuyển E- 652 ... nấu chì và các bàn sửa chữa ắc quy Trên hình 5. 6 và 5. 7 là những thí dụ bố trí mặt bằng của bộ phận sửa chữa thiết bị điện và http://www.ebook.edu.vn 219 ắc quy Hình 5. 6 Bộ phận sửa chữa thiết bị điện 1- Bàn thợ điện; 2- Máy khoan hàn; 3- Máy ép thanh răng; 4- Giá đỡ; 5- Máy tiện; 6- Máy tiện cổ góp và phay rãnh; 7- Tủ sấy; 8- Bể tấm nhựa; 9- Máy quấn dây; 1 0- Máy bọc dây điện; 1 1- Máy mài; 1 2- Giá để... 2247 - 1400 x 450 - Máy chỉnh lưu sêlen BCA -5 - 56 0 x 350 1 ,5 Giá kiểm tra ắc quy 2314 - 1010 x 340 1,6 Bàn sửa chữa ắc quy 2297 - 1400 x 800 - Tủ nạp ắc quy 2268 - 2020 x 810 - Bể sửa chi tiết ắc quy 2 257 - 1240 x 55 0 - Máy tiện cổ góp Giá để chi tiết Bình điều chế chất điện phân - - 650 x 300 - D-1734 Năng suất 4l/giờ φ 350 4,0 Giá để ắc quy 2308 - 200x 800 - Tủ nấu chì và matít nhựa đường 2374 - 1280... chỗ, m2; K- Hệ số kể đến phạm vi làm việc và lối đi (K = 3,0 ữ 0, 4) Bảng 5. 3 Tên thiết bị Mã hiệu Đặc tính Kích thước (mm) Công suất (kW) Máy rửa AKTB - 119 Lọc ở phía trên 6200 x 4700 63,0 Máy rửa IHB3C - 150 0 50 ữ 60l/ph 850 x 260 2,8 Máy rửa 5BCM - 150 0 75 ữ 80l/ph 1100 x 59 0 7,0 Xích kéo AKT - 119 Tốc độ di chuyển - 2,8 V = 7, 65 m/ph Thùng dẻ lau - - 1000 x 50 0 - Bể chứa dầu cũ - - 800 x 600 - Sàn... bộ và sửa nguội chi tiết (bảng 5. 1); m- Số công nhân cùng làm việc tại một chỗ làm việc Tất cả các thiết bị còn lại của bộ phận này được chọn theo quy trình công nghệ (bảng 5. 6) Bảng 5. 6 Mã hiệu Đặc tính Kích thước (mm) Công suất (kW) 2288 - 3000 x 800 - GAPO-21 3 5- IM 40T 156 0 x 640 1,7 - - 150 0 x 1000 - 2219 - 820 x 58 0 1,0 3T 370 x 200 - - 1400 x 450 Tên thiết bị Bàn ghép bộ Máy ép thuỷ lực Bàn rà Máy. .. 5. 8 Hình 5. 8 Bộ phận sửa chữa khung 1- Biến thế hàn; 2- Giá để chi tiết; 3- Máy mài trục mềm; 4- Giá sửa chữa khung máy kéo; 5- Máy khoan cần; 6- Lò nung đinh tán; 7- Giá sửa chữa khung quay máy xúc; 8- Buồng hàn; 9- Đường ray vòng cho giá đỡ xích máy kéo; 1 0- Giá kiểm tra và nắn khung giá đỡ xích máy kéo; 1 1- Buồng sơn khung; 1 2- Khu vực để khung và giá đỡ xích Bảng 5. 8 Kích thước Công suất (mm) (kW)... (mm) (kW) - 3 050 x 1210 - - - 3 050 x 1210 - - Tên thiết bị I = 350 A 6 95 x 389 25, 0 Mã hiệu Đặc tính Giá nắn và kiểm tra giá đỡ xích bên trái - Giá nắn và kiểm tra giá đỡ xích bên phải Biến thế hàn http://www.ebook.edu.vn 221 Máy mài trục mềm 3382 φ200 7 25 x 630 2,8 Buồng sơn khung - - 6000 x 2 650 17,7 Giá sửa chữa khung - - 3900 x2400 - Máy khoan cần - 50 24 45 x1000 6,2 Buồng hàn - - 4000 x 3000 - Giá... bên - Bàn lắp li hợp bên Giá lắp hộp giảm tốc Giá lắp bánh răng truyền động bên - Máy ép thủy lực - - 2000 x 1000 4 ,5 Máy khoan cần - 50 24 45 x 1000 6,2 Bàn lắp cơ cấu trợ lái - - 1000 x 1000 - Giá thử cơ cấu trợ lái - - 150 0 x 650 1,0 Bảng 5. 9 tiếp theo Kích thước Công suất (mm) (kW) Khí ép 6 35 x 300 1,0 - - 610 x 610 - Giá lắp tời chính E 652 (vị trí nằm ngang) - - 860 x 620 - Giá lắp tời chính E 652 ... thước (mm) Công suất (kW) - - 2400 x 800 - Dung tích 75 l 1210 x 52 0 - 48 x 1 25 420 x 200 0, 15 t = 110 C 880 x 660 2,12 Đá mài φ 250 53 0 x 630 1,7 Bể rửa chi tiết Máy tiện nhỏ Tủ sấy C- 95 2276 Máy mài hai đá 0 Thiết bị kiểm tra - Vạn năng 850 x 830 1,7/2,2 Thùng tẩm nhựa 2230 Dung tích 24 l 7 15 x 310 - Máy khoan bàn HC-12A φ12 760 x 460 0 ,5 Máy quấn dây - Thủ công 760x 210 - GAPO-2 153 Để bàn 700 x 50 0 . 0,7 - - - 6,0 12,0 0,7 13 - - 100 Máy ủi (không máy kéo) 0,3 10 ,5 2,8 1 ,5 5 ,5 6,0 4,0 29,0 - - - - - 0,6 - - - 6,0 16,3 0 ,5 17,0 - - 100 Động cơ KDM- 100 0,7 7,3 0,9 2,6 2,4 - - - - - 2,7 -. D-444 (không kể máy kéo DT -5 4 A) 0,14 Máy ủi D- 157 ; D- 259 , D-271 (không kể máy kéo C-10 0) 0, 15 Máy san D-2 65, D-446, D-4 65 0,8 Xe lu 5 ữ 6, D-211, D-260; D-469 0,48 Xe lu 10 ữ 14T, D-399, D-400. 5 ữ 7 T, K -5 1 , K-61 1,60 Máy kéo MTZ "Belarus" 0 ,54 Máy kéo DT -5 4 A, DT -5 5 A 0,64 Máy cạp 2,5m 3 (không kể máy kéo) 0,12 Máy cạp 4,2m 3 (không kể máy kéo) 0,17 Máy ủi D- 159 , D-444

Ngày đăng: 13/08/2014, 06:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan