Khi cơ thể mất khả năng điều hòa như bệnh đái tháo đường hoặc không sinh được một thành phần nào đó của máu như bệnh ưa chảy máu do di truyền - bệnh Hemophilia sẽ gây ra nhiều bệnh nguy
Trang 3Bộ y tế Viện huyết học - truyền máu trung ương
Cẩm nang
vận động hiến máu tình nguyện
Trang 5Lần đầu tiên ra mắt bạn đọc trong khi trình độ và kinh nghiệm của các tác giả vẫn còn hạn chế, cuốn sách chắc chắn sẽ còn nhiều khiếm khuyết Chúng tôi rất mong nhận
được ý kiến góp ý, chia sẻ của độc giả để chỉnh sửa và hoàn thiện cho những lần tái bản tiếp theo
Xin trân trọng gửi tới độc giả!
TM CáC TáC GIả
PGS.TS Nguyễn Anh Trí
Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu TW
Trang 6Chương 1 Giới thiệu khái quát về máu và truyền máu
Đỗ Trung Phấn, Nguyễn Anh Trí, Phạm Quang Vinh, Nguyễn Đức Thuận
1.11 Hiến máu theo hướng dẫn không có hại đến sức khỏe 24
Chương 2. Xác định nhu cầu máu và các đối tượng người hiến máu
Nguyễn Anh Trí, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Chí Tuyển
2.1 Các phương pháp ước tính nhu cầu máu 27 2.2 Vai trò của người hiến máu trong dịch vụ truyền máu 29
2.4 Xác định người hiến máu an toàn 32
2.6 Sự cần thiết phải vận động hiến máu tình nguyện không lấy tiền 36 2.7 Chương trình phát triển nguồn người hiến máu tình nguyện 37
Chương 3. Can thiệp chuyển đổi hành vi trong vận động hiến máu tình nguyện
Nguyễn Đức Thuận, Ngô Mạnh Quân
3.1 Khái quát về nhận thức, thái độ và hành vi ở người hiến máu 41 3.2 Mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ
Mục lục
Trang 73.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới việc chuyển đổi thái độ và hành vi
ở người đã có nhận thức đầy đủ về hiến máu tình nguyện 46 3.4 Quá trình thay đổi nhận thức,
thái độ và hành vi của người hiến máu 49 3.5 Một số nguy cơ ở người không có nhận thức đầy đủ,
thái độ đúng đắn nhưng vẫn tham gia hiến máu 53 3.6 Các phương pháp can thiệp chuyển đổi hành vi
trong vận động hiến máu tình nguyện 56
Chương 4. Tổ chức tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện tại một địa phương
Ngô Mạnh Quân, Nguyễn Văn Nhữ, Nguyễn Đức Thuận
4.1 Những yêu cầu cơ bản trong tổ chức
4.2 Nội dung thông tin về hiến máu tình nguyện 64 4.3 Các hình thức vận động tuyên truyền hiến máu tình nguyện 66 4.4 Các bước tiến hành tổ chức vận động
tuyên truyền hiến máu tình nguyện 68 4.5 Các chỉ số giám sát đánh giá 79
Chương 5. Tổ chức hoạt động của lực lượng tuyên truyền viên hiến máu tình nguyện
Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Văn Nhữ, Ngô Mạnh Quân
5.1 Vai trò của tuyên truyền viên trong dịch vụ truyền máu 81 5.2 Nguyên tắc làm việc với tuyên truyền viên 83 5.3 Tổ chức họat động của tuyên truyền viên 84 5.4 Các bước thành lập câu lạc bộ tuyên truyền viên 89
Chương 6. Kỹ năng tổ chức sự kiện trong vận động hiến máu
tình nguyện
Nguyễn Đức Thuận, Ngô Mạnh Quân, Nguyễn Văn Nhữ
6.2 Phẩm chất của người tổ chức sự kiện 109 6.3 Vai trò của sự kiện trong vận động
tuyên truyền hiến máu tình nguyện 110
Trang 86.4 Các yêu cầu của sự kiện trong vận động
tuyên truyền hiến máu tình nguyện 111
6.6 Tổ chức một số sự kiện phổ biến
trong vận động hiến máu tình nguyện 118
Chương 7 Kỹ năng thuyết trình trong vận động hiến máu tình nguyện
Nguyễn Đức Thuận
7.2 Phẩm chất và yêu cầu cần có ở người thuyết trình giỏi 132 7.3 Các bước tiến hành thuyết trình trong
7.4 Một số kỹ xảo thuyết trình thường sử dụng 138
7.6 Những lỗi hay gặp trong thuyết trình 146 7.7 Lời khuyên khi rèn luyện để trở thành
Chương 8. Kỹ năng tư vấn cho người hiến máu tình nguyện
Ngô Mạnh Quân, Nguyễn Đức Thuận
8.1 Mục đích, yêu cầu của công tác tư vấn cho người hiến máu 149 8.2 Những yêu cầu đối với người công tác
8.3 Nội dung của công tác tư vấn cho người hiến máu 151 8.4 Các hình thức tổ chức tư vấn cho người hiến máu tình nguyện 154 8.5 Các bước tiến hành tư vấn cho người hiến máu tình nguyện 156
Chương 9. Kỹ năng tổ chức điểm hiến máu tình nguyện
Nguyễn Đức Thuận, Ngô Mạnh Quân, Bùi Ngọc Dũng
9.1 Vai trò của điểm hiến máu trong dịch vụ truyền máu 159
9.3 Các hình thức tổ chức điểm hiến máu 161 9.4 Các bước tổ chức điểm hiến máu tình nguyện 164 9.5 Một số lưu ý trong tổ chức điểm hiến máu tình nguyện 170
Trang 9Chương 10. Kỹ năng chăm sóc người hiến máu tình nguyện
Nguyễn Đức Thuận, Ngô Mạnh Quân, Nguyễn Văn Nhữ
10.1 Mục đích, yêu cầu của chăm sóc người hiến máu tình nguyện 175 10.2 Chăm sóc trước khi hiến máu tình nguyện 177 10.3 Chăm sóc trong khi hiến máu tình nguyện 181 10.4 Chăm sóc sau khi hiến máu tình nguyện 183 10.5 Đảm bảo bí mật riêng tư của người hiến máu 186
Phụ lục 1:
Quy trình tuyển chọn người hiến máu tình nguyện 191
Nguyễn Đức Thuận, Ngô Mạnh Quân
Phụ lục 2:
Đặc điểm tâm lý của người hiến máu tình nguyện 197
Nguyễn Đức Thuận
Trang 101.1 Lượng máu có trong cơ thể
Lượng máu trong cơ thể người khỏe mạnh tương đối ổn
định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới, trọng lượng cơ thể, Bình thường tổng lượng máu trong cơ thể người trưởng thành bằng khoảng 1/13 trọng lượng cơ thể Nếu tính theo thể tích máu thì tổng thể tích máu của cơ thể là 77 ml/kg cân nặng đối với nam và 66 ml/kg cân nặng đối với nữ Lượng máu trong cơ thể tương đối ổn định nhờ cơ chế điều hòa của cơ thể giữa lượng máu sinh ra ở tủy xương bằng với lượng máu bị mất đi Tuy vậy, nếu mất một lượng máu quá lớn hoặc chức năng sinh máu của tủy xương bị rối loạn thì lượng máu trong cơ thể mất ổn định
Lượng máu liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ thể như khi mất nhiều mồ hôi, khi mất nước thì lượng máu giảm do
bị cô đặc Trong những trường hợp bệnh lý như thiếu máu do mất máu, do suy tủy, lượng máu trong cơ thể sẽ bị thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý Nếu mất máu trên 1/3 tổng lượng máu thì cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng của nhiều cơ quan, có thể gây sốc thậm chí gây tử vong
Trang 111.2 Chức năng các thành phần của máu
Máu gồm hai phần là phần các tế bào (phần hữu hình) và phần huyết tương (phần vô hình)
* Các tế bào máu bao gồm:
- Hồng cầu: là tế bào không có nhân, chiếm số lượng nhiều
sẽ sinh các hồng cầu mới thay thế để duy trì lượng hồng cầu ổn
Trang 12- Tiểu cầu: là những mảnh tế bào rất nhỏ, số lượng từ 150
3
nghìn đến 350 nghìn/mm máu Tiểu cầu tham gia vào chức năng cầm máu, tham gia tạo các cục máu đông bịt các vết thương thành mạch Ngoài ra, tiểu cầu còn làm cho thành mạch mềm mại, dẻo dai nhờ chức năng tiểu cầu làm “trẻ hóa” thành mạch Đời sống của tiểu cầu khoảng một đến hai tuần Cũng giống như hồng cầu, tủy xương là nơi sinh ra tiểu cầu
* Huyết tương: là phần vô hình, có màu vàng, chứa rất
nhiều chất như:
Albumin là protein giúp cơ thể phát triển, tái tạo và sinh sản của các tế bào, các mô,
- Các yếu tố đông máu tham gia vào chức năng đông máu
- Các kháng thể làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể
- Các chất mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, hormon, các men, và đặc biệt là huyết tương chứa chủ yếu nước Các chất này là các chất rất quan trọng đối với sự phát triển, chuyển hóa của cơ thể
Huyết tương theo các mạch máu đến ruột hấp thu các chất dinh dưỡng rồi đi nuôi khắp cơ thể Đồng thời nhận các chất cần đào thải từ các mô, các tế bào để đưa đến chuyển hóa ở gan, đào thải ở thận, tuyến mồ hôi, phổi, Huyết tương thay
đổi theo giờ trong cơ thể, ví dụ sau bữa ăn huyết tương có màu
đục và trở nên trong màu vàng chanh sau khi ăn từ một đến hai giờ Vì vậy, không nên ăn no, ăn nhiều các thức ăn nhiều mỡ ngay trước khi hiến máu Máu có huyết tương đục sẽ không
được sử dụng vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho người bệnh
Trang 131.3 Quá trình tạo máu
* Chu trình sống của các tế bào máu:
- Các tế bào máu được sinh ra tại tủy xương Sau khi tham gia hoạt động chức năng ở máu và các mô trong một thời gian nhất định chúng sẽ bị tiêu hủy Khi tiêu hủy, một phần chúng
sẽ được tái hấp vào cơ thể, một phần sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể
- Bình thường thì hai quá trình sinh máu và tiêu hủy máu sẽ cân bằng để đảm bảo duy trì lượng máu ổn định trong cơ thể
Ước tính mỗi ngày sẽ có một lượng máu tương đương với khoảng 40 ml đến 80 ml được thay thế và tủy xương có khả năng sinh máu gấp 10 lần như vậy (khoảng 400 ml đến 800 ml) Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ còn mất máu ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt khoảng 80 ml đến 140 ml máu
- Khi cơ thể bị mất nhiều máu vượt khả năng sinh máu của tủy xương thì sẽ bị thiếu máu và có những rối loạn tùy mức độ mất máu Bên cạnh đó, nhiều bệnh lý tuy không bị mất máu nhưng do tủy xương không sinh hoặc giảm sinh máu hoặc sinh
ra các tế bào máu bất thường cũng sẽ gây thiếu máu Một trong
Sinh máu
(Tủy xương)
Hoạt động chức năng
(Máu và các mô)
Hủy
(Gan, lách) Thải
Chất cặn
Tái hấp thu (các sản phẩm)
Sơ đồ: chu trình sống của các tế bào máu
Trang 14Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên ăn các thức ăn có nhiều sắt và uống viên sắt để dự phòng thiếu máu.
* Các thành phần của huyết tương: được hấp thu từ thức ăn hoặc do các cơ quan trong cơ thể sản xuất ra được đưa vào máu Hàm lượng của các chất trong huyết tương khá ổn định nhờ cơ chế điều hòa của cơ thể Khi cơ thể mất khả năng điều hòa (như bệnh đái tháo đường) hoặc không sinh được một thành phần nào đó của máu (như bệnh ưa chảy máu do di truyền - bệnh Hemophilia) sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm Gan đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất, chuyển hóa các thành phần của huyết tương Thận đóng vai trò thải trừ các chất độc, các sản phẩm chuyển hóa và đảm bảo cân bằng muối nước, cân bằng a xit - ba zơ trong máu
* Điều hòa tạo máu:
- ở người lớn, cơ quan tạo máu là tủy xương của các xương dài và xương dẹt ở đó có các tế bào gốc, chúng nhân lên và phân chia nhiều lần để trở thành tế bào máu trưởng thành Hàng ngày tủy xương tạo ra hàng tỷ tế bào máu để phát triển và thay thế các tế bào chết
- Khi bị mất máu, cơ thể sẽ huy động lượng máu dự trữ trong gan, lách, và cả các chất nội môi để duy trì huyết áp không thay đổi Sau đó tủy xương sẽ tăng sinh máu đề bù lượng máu đã mất Các cơ quan cảm nhận thiếu ô xy sẽ tiết ra các chất nội tiết kích thích tủy xương tăng sinh máu Bạch cầu
và tiểu cầu do cư trú ở nhiều tổ chức (mô) nên không ảnh hưởng nhiều sau khi bị mất máu Huyết tương hồi phục rất nhanh chóng, chỉ sau vài giờ đến vài ngày khi bị mất máu
Trang 151.4 Nhóm máu
- Trong máu có các tế bào và huyết tương nên có các kháng nguyên tế bào và kháng nguyên protein huyết tương Nếu truyền kháng nguyên vào cơ thể có kháng thể tương ứng (mỗi loại kháng nguyên có một loại kháng thể tương ứng) sẽ gây nên phản ứng Trong các kháng nguyên của các tế bào máu thì kháng nguyên hồng cầu có vai trò quan trọng, chúng được gọi
là nhóm máu Có nhiều hệ nhóm máu khác nhau như hệ ABO,
hệ Rh, hệ Kell, hệ M, N, trong đó quan trọng là hệ nhóm máu ABO và hệ nhóm máu Rh
- Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu chính là A, B, O và
AB Dựa vào sự có mặt của kháng nguyên trên hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh (là huyết tương đã loại bỏ các yếu
tố đông máu) có thể tóm tắt theo bảng sau:
Tỷ lệ người có các nhóm máu A, B, O và AB trong cộng
đồng khác nhau ở từng chủng tộc ở Việt nam, tỷ lệ các nhóm máu là: nhóm A khoảng 21,2%, nhóm B khoảng 30,1%, nhóm
A B O AB
Kháng thể trong huyết
thanh
Chống B Chống A Chống A và chống B Không có kháng thể
Trang 16Nguyên tắc truyền máu là không được để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong cơ thể Do vậy, việc xác
định nhóm máu chính xác trước khi truyền là rất quan trọng Nhóm máu O được gọi là nhóm máu “cho phổ thông” tức là có thể cho được tất cả các nhóm nhưng chỉ nhận được máu cùng nhóm Nhóm máu AB là nhóm máu “nhận phổ thông” tức là nhận được tất cả các nhóm nhưng chỉ cho được người cùng nhóm máu Người có nhóm máu A có thể nhận được từ nhóm máu O hoặc A, người có nhóm B có thể nhận được từ nhóm O hoặc B
- Hệ nhóm máu Rh: có hai loại nhóm máu là Rh dương và
Rh âm Người có nhóm máu Rh âm không nhận máu từ nhóm
Rh dương (ngoại trừ lần đầu truyền máu vì chưa có kháng thể chống Rh dương) ở Việt Nam, tỷ lệ người Rh âm chiếm tỷ lệ rất thấp là 0,7% dân số nên họ được coi là người có nhóm máu hiếm Trong khi ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu úc, tỷ lệ này cao hơn nhiều, chiếm khoảng 40% dân số
1.5 Các nguyên nhân gây nên thiếu máu trong cơ thể
* Do mất máu:
- Do chảy máu cấp tính (tai nạn giao thông, tai nạn lao
động, tai nạn sinh hoạt, tai biến sản khoa, xuất huyết tiêu hóa, ) hoặc mạn tính (do giun móc, do bệnh trĩ, )
- Do tan máu: vỡ hồng cầu do sốt rét, do ngộ độc cấp, do truyền nhầm nhóm máu, do bệnh lý của máu,
Trang 17* Do tủy kém sinh máu:
- Do bệnh lý của tủy xương: suy tủy, ung thư máu, rối loạn sinh tủy,
- Do thiếu nguyên liệu để sinh máu: thiếu sắt, suy dinh dưỡng, rối loạn hấp thu ở ruột, thiếu các vitamin,
1.6 Lịch sử truyền máu
Loài người từ xa xưa đã biết đến vai trò của máu như là
“chất kỳ diệu” của cuộc sống Thời cổ đại, người ta cho rằng máu không chỉ là nhựa sống nuôi dưỡng cơ thể mà còn chứa
đựng linh hồn của con người Và trong suốt quá trình phát triển của mình, loài người lúc nào cũng thực sự coi trọng vai trò của máu Chính vì vậy, con người luôn trân trọng, giữ gìn và bảo vệ dòng máu trong cơ thể của mình Không những thế, người xưa còn tìm cách để đưa máu vào trong cơ thể bằng cách pha vào rượu để uống, cho vào trong đồ ăn để ăn và tiêm máu vào cơ thể
Năm 1667, Jean Raptiste Danis - một giáo sư triết học và toán học ở Paris cùng cộng sự đã tiêm máu của một con bê cho một bệnh nhân trẻ tuổi bị suy nhược đã thành công ở lần đầu tiên gây tiếng vang lớn ở Châu Âu Nhưng đến lần tiêm thứ 2 thì ngay lập tức bệnh nhân bị tử vong Nghị viện Paris nhận
được sắc lệnh của Giáo hoàng “cấm truyền máu” Việc tiêm máu vào cơ thể người đã không được thực hiện hơn 150 năm sau đó Đến năm 1825, nhà sản khoa người Anh là Jame Bludell đã truyền máu thành công cho một sản phụ bị mất nhiều máu từ người chồng cho máu Từ đó việc truyền máu đã tiếp tục được thực hiện và g nhiều hơn, song vẫn có nhiều
Trang 18Năm 1900, nhà bác học người Mỹ gốc áo là Karl Landsteiner đã phát hiện ra nhóm máu hệ ABO mở ra một kỷ nguyên mới cho Truyền máu Truyền máu phát triển mạnh hơn sau khi Reuben Ottenberg nêu ra sơ đồ truyền máu vào năm
1913 dựa vào sự hòa hợp giữa nhóm máu người cho và người nhận
Sơ đồ truyền máu được mang tên tác giả:
Để tưởng niệm công lao to lớn của Giáo sư Karl Landsteiner trong truyền máu, sau này Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội chữ thập đỏ - trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đã lấy ngày sinh của Ông - ngày 14 tháng 6 là “Ngày thế giới tôn vinh người hiến máu - World blood donor day”
Việc truyền máu lúc đầu là trực tiếp truyền từ người sang người Sau đó, nhờ việc phát hiện ra các chất chống đông máu
và dung dịch nuôi dưỡng hồng cầu ngoài cơ thể mà người ta đã lấy máu vào chai, xét nghiệm hòa hợp nhóm máu hệ ABO là truyền cho bệnh nhân
Năm 1981, một bệnh mới được phát hiện - AIDS và một trong những đường lây của nó là truyền máu Năm 1985 việc sàng lọc HIV/AIDS được áp dụng trong truyền máu
A B
Ab O
Sơ đồ truyền máu Ottenberg:
Trang 19Từ những năm 1980 đến nay, ngày càng nhiều các xét nghiệm sàng lọc để ngăn chặn lây nhiễm các virus qua truyền máu, rút ngắn “giai đoạn cửa sổ” của nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường truyền máu.
Kể từ năm 1990 đến nay, do yêu cầu cao về chất lượng máu
và an toàn truyền máu nên tổ chức hệ thống truyền máu ở mỗi quốc gia cũng có nhiều thay đổi với xu thế chính là tập trung hóa các ngân hàng máu nhỏ lẻ thành các trung tâm truyền máu khu vực với diện bao phủ rộng
ở Việt Nam, trước năm 1954 truyền máu do quân đội Pháp
tổ chức tại Bệnh viện Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) và một số bệnh viện tại Sài Gòn Từ năm 1954
đến năm 1975, truyền máu ở nước ta chủ yếu phục vụ chiến tranh
Giai đoạn từ 1975 đến 1992, truyền máu được triển khai trên toàn quốc ở cả 3 tuyến: trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện Cả nước đã có hàng trăm cơ sở truyền máu Máu được lấy chủ yếu người cho máu chuyên nghiệp (trên 90%), số còn lại là người nhà của người bệnh cho máu, chưa có người hiến máu tình nguyện Truyền máu toàn phần là chủ yếu Máu được lấy vào chai, tiến hành một số xét nghiệm sàng lọc như giang mai, sốt rét, xét nghiệm nhóm máu hệ ABO và làm phản ứng chéo rồi truyền cho người bệnh Năm 1993, cả nước đã tiến hành sàng lọc HIV, sốt rét và giang mai trong truyền máu Năm 1994, tiếp tục triển khai sàng lọc viêm gan virus B (HBsAg) trong truyền máu
Năm 1994, phong trào hiến máu tình nguyện ở nước ta
Trang 20sinh viên Đại học Y Hà Nội - ngày 24/01/1994 với sự tham gia của Ban Khoa giáo Trung ương, các giáo sư của ngành y tế và
đông đảo các nhà báo, phóng viên báo chí Kể từ đó, phong trào hiến máu tình nguyện ở nước ta ngày càng phát triển, số lượng máu thu gom và tỷ lệ người hiến máu tình nguyện ngày càng tăng Qua đó đã cứu chữa được hàng trăm ngàn người bệnh nhờ được truyền máu
1.7 Tác dụng của truyền máu và các hình thức truyền máu
Truyền máu là đưa các thành phần của máu vào hệ tuần hoàn của một cá thể cần thiết tới nó
- Tác dụng của truyền máu: truyền máu là hoạt động không thể thiếu trong cấp cứu và điều trị cho người bệnh khi bị mất máu nhiều (do tai nạn, do chiến tranh, do các tai biến sản khoa, xuất huyết tiêu hóa, ) hoặc do thiếu hụt các thành phần máu (xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh Hemophilia, rối loạn đông máu do nhiễm độc, mất huyết tương do bỏng, )
Nhờ có truyền máu mà các phương pháp điều trị hiện đại như ghép tạng, điều trị ung thư, phẫu thuật tim mạch, điều trị các bệnh về máu, được mở rộng và điều trị đạt hiệu quả cao Nếu không có máu để điều trị thì nhiều người bệnh sẽ không thể cứu chữa được
- Tác hại của truyền máu: truyền máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh khi có sai sót về kỹ thuật (như định nhầm nhóm máu), có thể lây các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu (như HIV/AIDS, viêm gan virus B, viêm gan virus C, giang mai, sốt rét, ) và có thể gây các phản
Trang 21ứng miễn dịch sau truyền máu Do vậy, khi truyền máu cần phải thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình chuyên môn
kỹ thuật và phải theo dõi bệnh nhân chặt chẽ, chỉ một sơ ý nhỏ của nhân viên y tế có thể làm cho người bệnh bị tử vong
- Các hình thức truyền máu: dựa theo các tiêu chí khác nhau mà người ta cũng chia truyền máu thành nhiều hình thức khác nhau:
+ Dựa vào thành phần máu đưa vào cơ thể: chia thành truyền máu toàn phần (truyền toàn bộ các thành phần của máu) và truyền máu từng phần (như khối hồng cầu, khối tiểu cầu, khối bạch cầu, huyết tương, ) Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của truyền máu hiện đại nên chủ yếu là truyền máu từng phần.+ Dựa vào sự tương đồng giữa người hiến máu và người nhận máu: chia thành truyền máu tự thân (truyền máu của chính bản thân người bệnh) và truyền máu khác cá thể (người hiến máu và người nhận máu khác nhau) Truyền máu tự thân
đảm bảo an toàn hơn truyền máu khác cá thể nhưng rất ít người bệnh có đủ tiêu chuẩn áp dụng nên đa số vẫn là truyền máu khác cá thể
1.8 Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường truyền máu
- Truyền máu là một trong những đường lây của nhiều tác nhân gây bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, Do vậy, việc ngăn chặn lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng qua truyền máu là rất quan trọng Việc chống lây nhiễm cho người hiến máu được thực hiện khá
đơn giản vì chỉ cần đảm bảo vô khuẩn các dụng cụ lấy máu và
Trang 22bệnh do tham gia hiến máu gần như không xẩy ra Điều đáng ngại nhất là người bệnh nhận máu và nhân viên y tế có nguy cơ
bị lây nhiễm bệnh từ những người hiến máu
- Tùy từng mỗi nước khác nhau mà người ta áp dụng các biện pháp khác nhau để sàng lọc các tác nhân gây bệnh lây qua
đường truyền máu ở nước ta hiện nay, Bộ Y tế quy định bắt buộc phải xét nghiệm sàng lọc tại đơn vị máu trước khi truyền cho người bệnh 5 bệnh nhiễm trùng là: HIV/AIDS, viêm gan virus B, viêm gan virus C, giang mai và sốt rét Tuy vậy, khó khăn nhất là xét nghiệm không phát hiện được các tác nhân này trong “giai đoạn cửa sổ” như HIV/AIDS là 3 tháng, viêm gan B là 4 tuần, viêm gan C là 12 tuần, giang mai là 4 đến 8 tuần và ký sinh trùng sốt rét thì chỉ phát hiện được khi cho máu trong lúc đang lên cơn sốt Ngay cả các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, thì tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS qua truyền máu cũng còn rất cao (khoảng 1/40.000 đơn vị máu) mặc dù họ đã áp dụng nhiều phương pháp xét nghiệm rất hiện đại để sàng lọc máu
- Các biện pháp chính để phòng chống các bệnh nhiễm trùng lây qua đường truyền máu:
+ Vận động hiến máu tình nguyện không lấy tiền để người hiến máu “tự sàng lọc” nếu thấy mình có yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh thì nhất định không hiến máu Đây là biện pháp quan trọng nhất
+ Tư vấn và khám lâm sàng để lựa chọn người hiến máu an toàn
+ Xét nghiệm sàng lọc các bệnh nhiễm trùng lây qua truyền máu
Trang 23+ Thực hiện truyền máu từng phần, truyền máu tự thân và
đảm bảo vô khuẩn các dụng cụ, trang thiết bị trong truyền máu
1.9 Quy trình truyền máu
Truyền máu hiện nay là một dây truyền công nghệ hiện đại
đòi hỏi rất phức tạp nhằm đảm bảo chất lượng máu và an toàn truyền máu Tuy vậy, có thể hiểu đơn giản là truyền máu là lấy máu từ người hiến máu, tiến hành các kỹ thuật cần thiết rồi truyền cho người bệnh nhận máu Các cơ sở truyền máu không sản xuất được máu mà để có máu truyền cho người bệnh thì bắt buộc phải
Người hiến máu có vai trò đặc biệt quan trọng vì nếu không
có người hiến máu thì không thể có máu và chế phẩm để truyền cho người bệnh Tuy vậy, máu thu gom được từ người hiến máu mới chỉ là “nguyên liệu” cho cả một dây truyền công nghệ phức tạp với những chi phí cao cho mỗi đơn vị máu và chế phẩn máu Do vậy, tuy hiến máu tình nguyện không nhận
có người hiến máu Sơ đồ truyền máu được minh họa như sau:
Vận động
hiến máu
Thu gom máu
Xét nghiệm sàng lọc
Tách các thành phần máu
Lưu trữ
máu, chế phẩm máu
Phân phối máu tới các bệnh viện
Truyền máu
cho người
bệnh
Trang 24tiền bồi dưỡng nhưng khi bệnh nhân nhận máu hoặc chế phẩm máu thì vẫn phải trả một phần các chi phí đó.
Nếu người hiến máu kém chất lượng (bị thiếu máu) hoặc bị nhiễm các bệnh lây qua truyền máu thì các cơ sở truyền máu sẽ không thể “cô đặc” để nâng cao chất lượng máu và có thể “để lọt” các đơn vị máu bị nhiễm bệnh trong “giai đoạn cửa sổ” mà vẫn truyền cho người bệnh
1.10 An toàn truyền máu
Hiểu theo nghĩa rộng an toàn truyền máu là không để xảy
ra bất kì điều nguy hiểm nào cho người hiến máu, người bệnh nhận máu và người phục vụ truyền máu
* An toàn cho người hiến máu: đây là nhiệm vụ hàng đầu vì nếu không đảm bảo an toàn cho người hiến máu thì sẽ không
có người hiến máu Đảm bảo an toàn cho người hiến máu bao gồm:
- Người hiến máu cần được tư vấn, khám lâm sàng, xét nghiệm tuyển chọn để đảm bảo có nhận thức đầy đủ, thái độ
đúng đắn và đủ điều kiện về sức khỏe để hiến máu an toàn Những người không có đủ điều kiện thì nhất định không tham gia hiến máu
- Người hiến máu được đón tiếp, chăm sóc và hướng dẫn
đầy đủ, chu đáo trước, trong và sau khi hiến máu
- Người hiến máu được thông báo kết quả xét nghiệm,
được tư vấn về bảo vệ sức khỏe và phòng chống các bệnh lây qua đường truyền máu để tiếp tục hiến máu nhắc lại và vận
động mọi người cùng tham gia hiến máu tình nguyện
Trang 25* An toàn cho người nhận máu: bao gồm các nội dung chính đó là an toàn về số lượng, an toàn về chất lượng máu và
đảm bảo thực hiện đúng theo các quy định, quy trình về truyền máu
- An toàn về số lượng máu: người hiến máu được cung cấp
đầy đủ và kịp thời lượng máu và chế phẩm máu khi họ cần truyền máu trong điều trị hàng ngày, khi cấp cứu và khi có thảm họa xẩy ra Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định “không
có đủ máu thì không thể nói đến đảm bảo an toàn truyền máu”
- An toàn về chất lượng máu: bao gồm đảm bảo chất lượng mỗi đơn vị máu và chế phẩm máu, an toàn về mặt miễn dịch và
an toàn về các bệnh nhiễm trùng lây qua đường truyền máu; cụ thể:
+ Tất cả các đơn vị máu và chế phẩm máu truyền cho người bệnh đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng
+ Lựa chọn được các đơn vị máu tương đồng về nhóm máu
để truyền cho người bệnh Hạn chế đến mức thấp nhất các phản ứng do bất đồng miễn dịch giữa người hiến máu và người bệnh nhận máu
+ Loại trừ được các đơn vị máu nhiễm bệnh để tránh lây cho người bệnh nhận máu bao gồm từ vận động để có người hiến máu an toàn đến khám, xét nghiệm sàng lọc bằng các phương pháp hiện đại, sử dụng truyền máu từng phần, truyền máu tự thân, lọc bạch cầu trước khi truyền,
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định, quy trình
về truyền máu Hạn chế đến mức thấp nhất những nhầm lẫn
Trang 26Truyền máu được ví như “con dao hai lưỡi”, nó có thể cứu
được người bệnh nhưng cũng có thể nhanh chóng làm cho người bệnh tử vong hoặc bị thêm một bệnh nan y khác Do vậy, việc đảm bảo an toàn cho người bệnh nhận máu luôn được các quốc gia, các cơ sở truyền máu đặc biệt quan tâm mà một trong những biện pháp quan trọng nhất, quyết định nhất là vận động
để có nhiều người hiến máu có chất lượng và an toàn
* An toàn cho nhân viên làm công tác truyền máu: Trong quá trình thực hiện công việc của mình (như lấy máu xét nghiệm, thu gom máu, sàng lọc, sản xuất các chế phẩm máu ) những người làm công tác truyền máu rất dễ bị lây bệnh từ máu của người hiến máu bị nhiễm bệnh Mỗi ngày họ phải tiếp xúc với hàng trăm mẫu khác nhau Với tỷ lệ nhiễm viêm gan B trong cộng đồng từ 10% đến 15%, viêm gan C từ 1% đến 1,5%, thì nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất cao Do vậy, phải có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn cho họ và đó cũng là một nội dung quan trọng trong đảm bảo an toàn truyền máu
1.11 Hiến máu theo hướng dẫn không có hại đến sức khỏe
Giải thích tại sao hiến máu theo hướng dẫn không có hại
đến sức khỏe là một nội dung quan trọng trong công tác tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện Chúng ta có thể dựa trên 3 cơ sở chính là cơ sở sinh lý máu, qua các công trình nghiên cứu khoa học và thực tế ở Việt Nam cũng như trên thế giới
* Cơ sở sinh lý máu: trong cơ thể người khỏe mạnh, các
thành phần của máu chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, chúng luôn được thay thế nhờ quá trình sinh máu và cơ chế
điều hòa sinh máu của cơ thể
Trang 27- Máu gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần có chức năng
và đời sống nhất định Khả năng sinh máu của tủy xương là rất lớn có thể gấp 10 lần so với nhu cầu bình thường của cơ thể
- Khi bị mất máu, ngay lập tức cơ thể huy động lượng máu chưa lưu thông được dự trữ trong gan, lách để duy trì huyết
áp và lượng tế bào lưu thông không thay đổi, sau đó kích thích tủy xương tăng sinh để bù lại lượng máu đã mất đi
Một người trưởng thành khỏe mạnh nếu hiến lượng máu không quá 1/13 lượng máu trong cơ thể (hoặc không quá 7 ml/kg cân nặng) thì hoàn toàn không có hại tới sức khỏe
* Qua các công trình nghiên cứu khoa học: đã có nhiều
công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và ở Việt Nam đã khẳng định nếu hiến máu theo hướng dẫn của bác sỹ thì hoàn toàn không có hại tới sức khỏe
* Thực tế trên thế giới và ở nước ta trong nhiều năm qua:
hàng ngày đã có hàng ngàn người hiến máu nhưng họ vẫn hoàn toàn không bị ảnh hưởng xấu tới sức khỏe Cho đến nay, chưa
có một quốc gia nào có thông báo là có người hiến máu tình nguyện bị ảnh hưởng xấu tới sức khỏe do hiến máu
Tuy vậy, cũng có một số trường hợp sau khi hiến máu có thể bị xỉu, mệt mỏi hiện tượng này là do tâm lí hồi hộp, lo lắng và sẽ bị mất đi sau 15 phút đến vài giờ Người hiến máu sẽ
được các cán bộ y tế theo dõi và quyết định đồng ý để rời khỏi
điểm hiến máu khi đảm bảo sức khỏe của họ hoàn toàn bình thường
Trang 28* Tuy vậy, nếu không thực hiện theo hướng dẫn của bác
sỹ khi tham gia hiến máu thì có thể sẽ có hại tới sức khỏe. Ví dụ
như hiến máu nhiều lần trong vòng 3 tháng, hiến máu khi bản thân không được khỏe mạnh, không thực hiện theo căn dặn của bác sỹ trước và sau khi hiến máu
Trang 29Chương 2
Xác định nhu cầu máu và người hiến
máu an toàn
2.1 Các phương pháp ước tính nhu cầu máu
Máu là loại thuốc điều trị đặc biệt chỉ được lấy từ người Cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu để tổng hợp máu nhân tạo, song vẫn chưa có kết quả Vì vậy, để có máu cứu chữa người bệnh thì phải có người hiến máu Bên cạnh đó, do thời hạn bảo quản máu và các chế phẩm máu ngoài cơ thể chỉ trong một thời gian nhất định (máu toàn phần là 35 ngày, khối hồng cầu là 42 ngày, khối tiểu cầu là 3 đến 5 ngày, khối bạch cầu là 48 đến 72 giờ, huyết tương là 2 năm, ) nên việc ước tính nhu cầu máu điều trị mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày, ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia là rất quan trọng Trên cơ sở đó, xác định số người hiến máu cần thiết để đáp ứng với nhu cầu máu điều trị Có nhiều cách ước tính nhu cầu máu khác nhau trong đó có ba cách ước tính được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo và được áp dụng ở nhiều quốc gia
- Cách 1: dựa theo dân số của mỗi địa phương, mỗi quốc
gia thì số đơn vị máu cần cho điều trị mỗi năm tương đương với 2% dân số của địa phương, quốc gia đó
Số đơn vị máu cần = 0,02 x số dân
Trang 30Thực tế hiện nay ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Singapore, thì lượng máu thu gom mỗi năm tương đương với 4% đến 6% dân số.
- Cách 2: dựa theo số giường bệnh cấp cứu thì nhu cầu máu
điều trị mỗi năm ở mỗi địa phương, quốc gia bằng 6,7 lần số giường bệnh cấp cứu
Phương pháp này chỉ áp dụng được ở các nước có chăm sóc
y tế tốt và việc xác định số giường cấp cứu ở các cơ sở y tế đảm bảo phù hợp với số ca cấp cứu mỗi năm
- Cách 3: dựa theo nhu cầu và khả năng thực tế thì số đơn vị
máu cần mỗi năm bằng 110% lượng máu năm trước cộng thêm lượng máu tăng thêm do áp dụng các phương pháp điều trị mới
Trong ba cách trên thì cách 1 và cách 2 thường được các nước phát triển áp dụng ở nước ta, cách áp dụng phù hợp nhất
là cách 3, sau đó là cách 1 Cách 2 rất khó áp dụng vì số giường cấp cứu của các cơ sở y tế có hiệu suất sử dụng rất khó đánh giá Theo cách 1 thì với dân số khoảng 85 triệu người, mỗi năm nước ta cần tới khoảng 1.700.000 đơn vị máu phục vụ cấp cứu
và điều trị
Số đơn vị máu cần = 6,7 x số giường bệnh cấp cứu
Số đơn vị máu cần = (1,1 x số máu năm trước + số máu tăng thêm do mở rộng điều trị)
Trang 312.2 Vai trò của người hiến máu trong dịch vụ truyền máu
Dịch vụ truyền máu là đem lại cho người bệnh nhận máu, người hiến máu và các đối tượng công chúng liên quan sự phục
vụ tốt nhất, đảm bảo an toàn truyền máu với những đơn vị máu, chế phẩm máu đảm bảo chất lượng và chi phí hợp lý Các cơ sở truyền máu không sản xuất ra được máu nhân tạo mà chỉ là cầu nối để đưa những dòng máu nhân ái từ người hiến máu đến với người bệnh cần truyền máu Do vậy, người hiến máu là một phần quan trọng nhất để tạo nên dịch vụ truyền máu, nếu không có người hiến máu thì không có dịch vụ truyền máu
- Người hiến máu quyết định đến số lượng máu của các
trung tâm truyền máu Thực tế trên thế giới và ở Việt Nam, một trong chỉ số quan trọng để đánh giá năng lực hoạt động của hệ thống truyền máu là số đơn vị máu thu gom và tỷ lệ máu đáp ứng được với nhu cầu máu điều trị
- Người hiến máu quyết định đến chất lượng máu Nếu lấy
máu ở người bị thiếu máu thì các trung tâm truyền máu không thể “cô đặc” để nâng cao chất lượng máu lên được vì các tế bào máu đòi hỏi phải là tế bào sống nên nếu “cô đặc” thì tế bào này
sẽ bị chết
- Người hiến máu quyết định đến an toàn truyền máu
Người hiến máu có nhận thức đầy đủ để “tự sàng lọc” một cách nghiêm túc và hiệu quả, được tuyển chọn và chăm sóc tốt sẽ là một biện pháp cơ bản nhất để đảm bảo an toàn truyền máu Ngược lại, nếu người hiến máu bị nhiễm bệnh nhất là trong “giai đoạn cửa sổ” thì nguy cơ lây nhiễm cho người bệnh nhận
Trang 32trung tâm truyền máu có những nỗ lực áp dụng các biện pháp khác để đảm bảo an toàn truyền máu
- Người hiến máu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và quảng bá hình ảnh của các tổ chức tham gia vào dịch
vụ truyền máu tới công chúng Với lực lượng đông đảo đến từ
nhiều vùng, nhiều tổ chức, nhiều nghề nghiệp khác nhau để tham gia một sự kiện rất có ý nghĩa với họ, người hiến máu sẽ
là những “thuyết trình viên” hiệu quả tới công chúng về các hoạt động, về hình ảnh của các tổ chức tham gia vào dịch vụ truyền máu
- Người hiến máu là những “cổ động viên” tích cực tạo niềm tin, sự an tâm của người bệnh nhận máu nhất là những
người bệnh có nhóm máu hiếm hoặc họ phải thường xuyên truyền máu
2.3 Các hình thức hiến máu
Có nhiều hình thức hiến máu khác nhau tùy theo cách phân loại, đặc điểm truyền máu ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia
* Dựa vào thành phần của máu khi hiến: có 2 hình thức
- Hiến máu toàn phần: đây là hình thức hiến máu chủ yếu trên thế giới và ở Việt Nam Ưu điểm của hình thức này là thực hiện nhanh chóng, đơn giản, chi phí thấp và đáp ứng được nhu cầu máu điều trị nhiều loại chế phẩm máu Nhược điểm là khi sản xuất khối tiểu cầu và các chế phẩm huyết tương thì hàm lượng trong mỗi đơn vị máu không đáp ứng được nên thường phải tập trung nhiều đơn vị máu lại dẫn đến chất lượng chế phẩm máu và an toàn truyền máu khó được đảm bảo tốt
Trang 33- Hiến thành phần máu: người hiến máu chỉ hiến một hay một số thành phần nào đó của máu (thường là tiểu cầu và huyết tương) Ưu điểm của hình thức này là đảm bảo tốt hàm lượng cần thiết trong chế phẩm máu và chỉ từ một người cho nên chất lượng và an toàn được đảm bảo tốt Tuy vậy, nó đòi hỏi người hiến máu phải mất nhiều thời gian hơn (khoảng 1 đến 2 giờ để lấy được một đơn vị chế phẩm máu), máy móc phức tạp, chi phí cao
ở các nước có truyền máu phát triển thì khoảng 1/3 lượng người hiến máu là hiến thành phần máu ở nước ta, hình thức này đang được phát triển và tiến hành thường xuyên ở các trung tâm truyền máu lớn
* Dựa vào động cơ tham gia hiến máu: chia thành 2 hình
thức
- Hiến máu tình nguyện không lấy tiền: người hiến máu hoàn toàn tự nguyện, sẵn sàng phối hợp với trung tâm truyền máu và không vì cần tiền hay quà tặng có ý nghĩa vật chất khi tham gia hiến máu
- Hiến máu để lấy tiền (hay còn gọi là cho máu chuyên nghiệp): người hiến máu vì cần tiền nên phải đi cho máu
* Dựa vào quan hệ giữa người hiến máu và người nhận máu: chia thành 3 hình thức.
- Hiến máu tự thân: người hiến máu và người nhận máu cùng là một người
- Hiến máu cho người thân: người hiến máu hiến máu cho người thân của họ
Trang 34- Hiến máu tình nguyện: người hiến máu không biết ai là người sẽ được nhận máu của mình.
* Dựa vào số lần hiến máu: chia thành 2 hình thức là hiến
máu lần đầu và hiến máu nhắc lại
2.4 Xác định người hiến máu an toàn
* Các đối tượng người hiến máu: hiện nay trên thế giới và ở
nước ta, máu được thu gom từ 4 đối tượng sau:
- Người cho máu chuyên nghiệp: là những người vì cần tiền nên đi cho máu Đại đa số đối tượng này đều có cuộc sống khó khăn, thu nhập thấp nên họ hiến máu khá đều đặn trong năm thậm chí là trong nhiều năm Họ là nguồn người hiến máu chủ yếu ở các địa phương khi phong trào hiến máu tình nguyện chưa phát triển
Tuy vậy, vì cần tiền nên họ có thể che giấu tiền sử bản thân hoặc cho máu nhiều nơi, nhiều lần trong 3 tháng nên họ được xếp vào nhóm người cho máu không an toàn Vì vậy ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải tìm các biện pháp thay thế
họ bằng người hiến máu tình nguyện Đồng thời, không dùng bất kỳ sự khuyến khích nào về vật chất để thu hút người hiến máu
- Người nhà cho máu: là người thân của người bệnh cho
máu khi bệnh viện yêu cầu Về mặt lý thuyết thì đây là người cho máu an toàn Nhưng trên thực tế, vì mong muốn cứu được người thân nên họ tìm mọi cách để được cho máu, thậm chí là
“mua người nhà” tức là gia đình của người bệnh trả tiền để có những người cho máu để lấy tiền nhận là “người nhà” của
Trang 35mình Vì vậy, đối tượng này xếp vào nhóm người cho máu không an toàn.
- Người cho máu tự thân: là người cho máu cho chính bản thân mình Cho máu tự thân chỉ áp dụng được trong một số ít các bệnh nhân như: phẫu thuật có chuẩn bị, chảy máu ổ bụng vô khuẩn, pha loãng máu trước mổ, Do phải có những yêu cầu cao về sức khỏe nên hầu hết các bệnh nhân cần truyền máu không có đủ điều kiện để cho máu tự thân mặc dù cho máu tự thân có những ưu việt nổi trội hơn cho máu khác cá thể
- Người hiến máu tình nguyện: là những người hoàn toàn
tự nguyện cho máu của mình để cứu người bệnh khi có nhận thức đầy đủ về sự cần thiết và ý nghĩa cao đẹp của hiến máu cứu người Do vậy, họ đã “tự sàng lọc” trước khi hiến máu, thực hiện tốt những hướng dẫn của cán bộ y tế khi tham gia hiến máu
Người hiến máu tình nguyện mà nhất là người hiến máu tình nguyện nhắc lại là đối tượng cho máu an toàn nhất ở bất
kỳ quốc gia nào trên thế giới, việc xây dựng và phát triển bền vững nguồn người hiến máu tình nguyện không lấy tiền là chính sách ưu tiên hàng đầu trong hoạt động truyền máu
* Lựa chọn người hiến máu an toàn: Trước yêu cầu ngày
càng cao của công tác đảm bảo an toàn truyền máu, Tổ chức Y
tế thế giới và Hiệp hội Chữ thập đỏ - trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế khuyến cáo các quốc gia:
- Chọn các vùng có ít nguy cơ thấp lây nhiễm HIV/AIDS
Trang 36tổ chức tư vấn thật tốt để người hiến máu “tự sàng lọc” trước khi hiến máu
- Chỉ nên lấy máu ở các đối tượng người hiến máu tình nguyện có nguy cơ thấp về các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu Các đối tượng có nguy cơ cao như cán bộ y tế có tiếp xúc với nguồn lây HIV/AIDS, nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân trong các khoa có bệnh truyền nhiễm, những người sinh sống ở vùng có tỷ lệ nhiễm các bệnh lây qua truyền máu cao, người vừa đi du lịch nhiều nơi trong vòng 3 tháng, đều không được hiến máu dưới bất kỳ hình thức nào
- Bảo vệ nguồn người hiến máu an toàn: song song với việc thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu cho người dân nói chung
và tuổi trẻ nói riêng, các tổ chức tham gia vào dịch vụ truyền máu cần tư vấn, giáo dục thật tốt để người hiến máu tự bảo vệ sức khỏe để tiếp tục hiến máu nhắc lại an toàn
2.5 Quy trình hiến máu
- Quy trình hiến máu ở mỗi quốc gia, mỗi cơ sở truyền máu và mỗi hình thức hiến máu có sự khác nhau nhất định Nhưng quy trình chung hiện nay đang được áp dụng phổ biến tại các điểm hiến máu ở nước ta là:
(Trang 35)
Trang 37Sơ đồ quy trình hiến máu
- Một số thông tin cần căn dặn người hiến máu:
+ Ngày hôm trước khi hiến máu, người hiến máu nên ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ Tránh làm việc quá sức, thức đêm, bỏ
ăn, say rượu, gây mệt mỏi, căng thẳng trước khi hiến máu.+ Ngày hiến máu: ăn nhẹ trước khi hiến máu 1 giờ đến 2 giờ, không ăn thức ăn nhiều mỡ, không uống rượu, đem theo chứng minh nhân dân
Tại điểm hiến máu: cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của Ban tổ chức và nhân viên y tế, chỉ rời khỏi điểm hiến máu khi cảm thấy mình hoàn toàn bình thường
+ Sau khi hiến máu: trong 3 ngày đầu nên giữ sạch nơi chọc ven, không nên làm việc quá sức, tránh làm những việc đặc biệt nguy hiểm, không say rượu, cần ăn uống và nghỉ ngơi đầy
đủ, liên hệ với cơ sở truyền máu khi thấy có những bất thường
về sức khỏe
Người hiến máu cần tiếp tục bảo vệ sức khỏe tốt để hiến máu nhắc lại an toàn và vận động mọi người cùng tham gia hiến máu tình nguyện
Đăng ký
hiến máu
Tư vấn, khám, xét nghiệm tuyển chọn
Nghỉ, uống nước
Trang 382.6 Sự cần thiết phải vận động hiến máu tình nguyện không lấy tiền
- Nhiều người, nhiều cơ quan, tổ chức đến nay vẫn quan niệm cần phải bồi dưỡng bằng tiền mặt cho người hiến máu, càng nhiều càng tốt Mới nghe sẽ thấy quan niệm này thể hiện tốt sự quan tâm, động viên người hiến máu tình nguyện Xét về mặt nào đó, nó cũng động viên, khuyến khích được người hiến máu và có thêm chút tiền để người hiến máu bồi dưỡng sức khỏe hoặc mua một vật gì đó làm kỷ niệm cho một lần hiến máu Tuy vậy, nếu dùng tiền để khuyến khích người hiến máu tình nguyện sẽ tạo ra nhiều tiêu cực, thu hút những người cần tiền nên đi hiến máu và khi ấy sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an toàn truyền máu
- Yêu cầu cơ bản khi xây dựng các quy định về quyền lợi, chế độ đối với người hiến máu tình nguyện là:
+ Phải đảm bảo an toàn cho người hiến máu, người bệnh nhận máu và không quá phức tạp cho các trung tâm truyền máu
+ Phải khuyến khích, động viên được đông đảo người dân tham gia hiến máu tình nguyện
+ Phải thể hiện được sự công bằng xã hội
- Cần phải vận động hiến máu tình nguyện không lấy tiền vì:
+ Chỉ có hiến máu tình nguyện không lấy tiền thì chất lượng máu và an toàn truyền máu mới được đảm bảo Nếu dùng tiền để khuyến khích việc hiến máu thì sẽ tăng nguồn người cho máu không an toàn là người cho máu chuyên nghiệp
Trang 39+ Chỉ có hiến máu tình nguyện không lấy tiền thì mới tôn vinh được nghĩa cử cao đẹp của hiến máu tình nguyện, loại bỏ
được mọi sự mua bán trong việc hiến máu, đưa giá trị của hiến máu cứu người lên mức không thể đo đếm bằng một số tiền cụ thể (mà nếu có thì cũng không lớn vì nếu lớn thì bệnh nhân sẽ không có tiền để chi trả) Hành động hiến máu tình nguyện
được tôn vinh sẽ thể hiện được ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của hiến máu cứu người sẽ thu hút được sự hưởng ứng của
2.7 Chương trình phát triển nguồn người hiến máu tình nguyện
* Mục tiêu của Chương trình phát triển nguồn người hiến máu:
- Mục tiêu cụ
thể: bao gồm các chỉ Ca sĩ Ngọc Sơn tham gia hiến máu.
Trang 40+ Số người được thay đổi nhận thức, thái độ về hiến máu tình nguyện.
+ Số lượng người hiến máu, số lượng máu thu gom được trong từng ngày, trong mỗi tuần, mỗi tháng và cả năm
+ Tỷ lệ người hiến máu tình nguyện lần đầu, nhắc lại, tỷ lệ người bị loại, tỷ lệ máu hủy do nhiễm bệnh từ người cho máu.+ Tỷ lệ đáp ứng với nhu cầu máu trong cấp cứu, điều trị, tai nạn thảm họa cần truyền máu với số lượng lớn, cần nhóm máu hiếm, trong những thời điểm đặc biệt có ít người hiến máu
- Các yêu cầu kèm theo:
+ Số lượng các tập thể tham gia hiến máu lần đầu và nhắc lại
+ Số lượng, tỷ lệ các nhóm công chúng hài lòng với dịch vụ của tổ chức và cam kết duy trì việc tổ chức hiến máu trong thời gian tiếp theo
+ Giảm dần giá thành của mỗi đơn vị máu thu gom được
* Nội dung của Chương trình phát triển nguồn người hiến máu:
1 Xây dựng, củng cố hệ thống Ban chỉ đạo vận động hiến
máu nhân đạo, mạng lưới tuyên truyền viên các cấp từ trung
ương tới cơ sở: có chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên, có kế hoạch hoạt động thường xuyên, có chỉ tiêu và lịch
tổ chức hiến máu chi tiết,
2 Xây dựng các văn bản pháp lý về phát triển nguồn người
hiến máu tình nguyện của địa phương theo nguyên tắc: càng cụ thể chi tiết càng tốt và lãnh đạo chính quyền địa phương ký văn bản giao chỉ tiêu cụ thể cho các đơn vị