CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ ĐỀ TÀI Ngoài các phương pháp nghiên cứu cơ bản như THỐNG KÊ, SO SÁNH…thì 1 trong những phương pháp mà các nhà kinh tế học tâm đắc và xem là chìa khóa củ
Trang 1ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2L ỜI MỞ ĐẦU
Các bạn có thể biết rằng chúng ta và những đứa trẻ có thể khác nhau
về 1 số thứ hay rằng là chúng ta trưởng thành hơn nhưng bao giờ cũng vậy đã
là con người thì câu hỏi TẠI SAO? luôn trở thành 1 câu hỏi mà ai cũng phải thốt lên hằng ngày, hằng giờ vì những sự vật hiện tượng đang diễn ra trước mắt chúng ta Đó có thể chỉ là những thắc mắc về các điều khách quan của thế giới vạn vật như mưa, nắng, hay đó chỉ là những câu hỏi cho những điều mà con người chúng ta chưa thể biết hoặc biết chưa tường tận về nó Trong lĩnh vực kinh tế thì cũng không thoát khỏi quy luật tất yếu ấy Hằng ngày, thời gian cứ trôi trong đầu mỗi con người chúng ta luôn có câu hỏi rằng kinh tế vận động như thế nào, tại sao giá mặt hàng này lại tăng trong khi mặt hàng khác lại giảm hay tại sao giá 1 cục xà bông lại rẻ hơn kem đánh răng……vô số những câu hỏi Nhưng câu trả lời luôn được giải quyết 1 cách cặn kẽ, 1 cách thấu đáo dưới ống kính của môn kinh tế vi mô Dù đó chỉ là câu trả lời cơ bản, đơn giản nhưng đó thật sự là cách trả lời thông minh nhất cho các vấn đề mà ta đang tìm hiểu Và với những hiểu biết được đúc kết từ môn học này chúng ta có thể có cái nhìn khách quan nhất về thị trường nói chung và đặc biệt đó là mặt hàng gas Một mặt hàng mà trong thời gian qua luôn trong trạng thái thiếu ổn định Việc nhìn nhận và phân tích thị trường gas dưới đây sẽ làm chúng ta sáng tỏ về những vấn đề mà thị trường này đang mắc phải
Trang 3CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ ĐỀ TÀI
Ngoài các phương pháp nghiên cứu cơ bản như THỐNG KÊ, SO
SÁNH…thì 1 trong những phương pháp mà các nhà kinh tế học tâm đắc và
xem là chìa khóa của sự thành công được gom lại trong các từ sau đây: QUAN
SÁT, LÝ THUYẾT VÀ TIẾP TỤC QUAN SÁT Ngoài ra còn là nghiên cứu
sự phát triển trong lịch sử và cùng thực nghiệm mà từ đó rút ra những nhận định, quy luật mà họ nghiên cứu
Bên cạnh những yếu tố trên để trở thành 1 nhà khoa học với tư duy kinh tế sắc bén phải nắm rõ những hiễu biết và vai trò của những nguyên tắc và lưu ý sau:
Vai trò của các giả định: nó giúp ta có thể tìm hiểu quy luật trong 1
phạm vi nhất định, giả định A để giải quyết những vấn đề về A trong hiện tại, tương lai dù nó chưa thật sự xảy ra
Mô hình kinh tế: Giúp cho không những nhà lãnh đạo, các nhà kinh
tế mà cũng như người dân có những cái nhìn khái quát nhất về các vấn đề kinh
Trang 4CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GAS CŨNG NHƯ THỊ TRƯỜNG CỦA NÓ VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
Định nghĩa LPG:
LPG là từ viết tắt của Liquefied Petroleum Gas, là hỗn hợp hydrocarbon nhẹ, ở thể khí LPG tồn tại trong thiên nhiên ở các giếng dầu hoặc giếng gas và cũng có thể sản xuất ở các nhà máy lọc dầu Thành phần chính của LPG là Propane (C3H8) và Butane (C4H10), không màu, không mùi, không vị
và không có độc tố LPG là loại nhiên liệu thông dụng về tính đa năng và thân thiện với môi trường Nó có thể dễ dàng được chuyển đổi sang thể lỏng bằng việc tăng áp suất thích hợp hoặc giảm nhiệt độ để dễ tồn trữ và vận chuyển được Nó có thể chuyển động như chất lỏng như lại được đốt cháy ở thể khí Việc sản sinh ra chất NOx, khí độc và tạp chất trong quá trình cháy thấp một cách khác thường đã làm cho LPG trở thành một trong những nguồn nhiên liệu thân thiện nhất với môi trường trên thế giới LPG lỏng chứa rất nhiều năng lượng trong một không gian nhỏ và nó có thể hóa hơi được nên cháy rất tốt Mỗi kg gas cung cấp khoảng 12.000 kcal năng lượng Ngoài ra còn có thêm 1
số nguồn sản xuất gas khác nhưng chưa thật sư phổ biến mà chỉ là dừng lại ở lý thuyết chưa đáp ứng được thực tiễn
số nước như Trung quốc, Nhât bản thì ngoài ra gas còn là 1 trong những thứ
Trang 5không thể thiếu trong cuộc sống vì nó giúp ở các nước ấy làm nguồn nhiên liệu sưởi ấm
2 Trong công nghiệp, nông nghiệp
Còn có nhiều ứng dụng trong công nghiệp luyện kim, mạ kẽm, sản xuất mỹ nghệ, sản xuất chế biến thực phẩm
Bên cạnh đó còn có ứng dụng trong nông nghiệp và chăn nuôi gia súc( cung cấp nhiệt)
KẾT LUẬN: Như vậy gas là MẶT HÀNG THIẾT YẾU
GAS VIỆT NAM
1 Kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
“Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người
bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.”
2 Thị trường GAS Việt Nam vận động theo cơ chế thị trường?
Từ khi gia nhập WTO Ngày 7-11-2006 các chính sách kinh tế của Việt Nam cũng đã có bước đầu thay đổi dần với nhiều chiều hướng tích cực Không còn kiểu quan liêu bao cấp như xưa mà chúng ta bắt đầu làm quen dần
và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hôi chủ nghĩa Không thoát khỏi quy luật ấy thị trường gas cũng đang bắt đầu phát triển dưới hình thức kinh tế thị trường mà đặc điểm quan trọng đó là theo quan hệ cung cầu Nhưng với cách quản lý của nước ta nó có thật sự là 1 quan hệ cung cầu hoàn hảo hay
chỉ là cái vỏ bọc của sự độc quyền cho 1 số doanh nghiệp nào đó?
3 Ai là ông trùm gas thế giới?
Algeria, Bolivia, Ai Cập, Guinea xích đạo, Iran, Libya, Nigeria,
Qatar, Trinidad và Tobago, Nga và Venezuela hiện tại là các nước đóng vai trò quan trọng trong giá gas trên toàn thế giới, họ là các lớn có trữ lượng gas lớn
Trang 6nhất thế giới Không thoát khỏi quy luật ấy, Việt Nam cũng là 1 nước phụ thuộc vào các nước trên Sự phụ thuốc ấy khiến đôi khi tác động của thị trường thế giới làm cho nước ta đứng trước những cơn điêu đứng về giá dù đã có nhiều biện pháp khắc phục sự lệ thuộc này nhưng kết quả thì thật sự chưa có được gọi
là tốt nhất khiến cho giá gas tại Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là mặt hàng có tốc độ tăng giá cao nhất trong các loại mặt hàng nói chung và phân khúc mặt hàng thiết yếu nói riêng gây sự khó khăn cho người tiêu dùng và nhà nước Ngoài ra còn phụ thuộc gián tiếp từ các thông tin đến từ các nước OPEC
TT Nước Trữ lượng đã được phát
hiện (nghìn tỷ mét khối
Tỷ lệ trong tổng trữ lượng đã phát hiện toàn cầu (%)
Trang 7CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ TĂNG GIÁ
GAS THỂ GIỚI VÀ VIỆT NAM
I THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH GIÁ GAS VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI TỪ KHI GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY
1 Giá gas tại Việt Nam
Đến thời điểm tháng 3/2012 thị trường Gas Việt Nam đang trải qua 1 trong những giai đoạn tăng giá thuộc lọai khủng khiếp Từ đầu năm 2012 đến nay giá gas đã tăng 130.000Đ cho 1 bình 12kg Sau đây là bảng giá gas của một số hãng gas lớn trên thị trường tại thời điểm hiện tại (giá bán lẻ trên thị trường):
Bảng tài liệu chỉ có tính tham khảo không theo kịp diễn biến giá
Đây là một lần tăng giá mạnh nhưng so sánh diễn biến thời gian các năm gần đây thì mặt hàng gas luôn có đà tăng khá cao và luôn tiến tới những mức mới Với sự phát triển của nền kinh tế thì giá gas mỗi năm lại mỗi khác:
o 1.2006 giá bán lẻ đến người tiêu dùng dao động từ 170.000 - 180.000 đồng/bình 12kg
o Sau khi gia nhập WTO năm 2007 thì đến nay giá gas đã ở mức khoảng 465.000- 490.000 đồng/ bình 12kg
Trang 8Chính xác chi tiết hơn ta có thể tóm tắt diễn biến tăng giá từ năm
2006 đến cuối năm 2011 để có thể nhìn ra sự tăng giá của mặt hàng gas theo các năm
Trang 9quen thuộc trên trị trường nhưng chưa có năm nào mà biên độ dao động về sự tăng giá lại cao đến như thế
Chúng ta sẽ để ý rất kỹ từ ngày chúng ta gia nhập WTO thì biên độ dao động về giá của mặt hàng gas rất lớn Chứng tỏ rằng do bị chi phối theo quan hệ cung cầu và tình hình nhập khẩu cho nên mặt hàng gas tuy là mặt hàng thiết yếu nhưng tính ổn định về giá không cao
Đặc biệt trong giai đoạn từ 3/2011 đến nay giá gas luôn chinh phục những điểm mới về giá với biên độ dao động khá lớn:
2 Giá gas trên thế giới
Tình hình giá gas trên thế giới cũng biến động rất phức tạp trong thời gian qua Giá gas thế giới trong tháng 2 đã tăng mạnh 125 USD/tấn từ mức 880 USD/tấn lên 1.025 USD/tấn Như vậy có thể thấy giá gas tăng không chỉ có ở Việt Nam mà còn xảy ra trên toàn thế giới vì tình hình khai thác và các diễn biến trên thị trường năng lượng thế giới đang diễn ra rất phức tạp
Trang 10Nhập khẩu
60%
Trong nước 40%
1 Ảnh hưởng từ nguồn cung thế giới
Biểu đồ minh họa tỷ lệ nguồn cung cấp gas cho thị trường Việt Nam
Ảnh hưởng của việc phụ thuộc nguồn cung đến từ thế giới quá lớn trong việc tiêu dùng tại Việt Nam đang là 1 tín hiệu xấu chứng tỏ một mặt hàng thuộc dạng tối quan trong như gas lại đang nằm trong vùng kiểm soát của nước ngoài So với rất nhiều mặt hàng khác thì gas là một mặt hàng không thể thiếu
và việc không tự mình quyết định những gì mình làm đã làm nước ta luôn đứng trước những cơn bão giá mỗi khi giá dầu thô, khí đốt trên thế giới có sự thay đổi An ninh năng lượng của nước ta sẽ không thể tự mình kiểm soát được
Nguyên nhân mà thị trường khí đốt như gas tăng đầu năm 2012 có thể nói đến rất nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố thuộc về kinh tế cũng như những yếu tố chính trị tác động đến nó
Yếu tố kinh tế: Đó chính là tình trạng lo sợ về việc khủng hoảng nợ của các nước Châu Âu gây ảnh hưởng đến các cường quốc như Mỹ, Đức Bên cạnh đó việc Trung Quốc thắt chặt tiền tệ mà theo nhiều chuyên gia sẽ làm giá các mặt hàng liên quan đến dầu thô khó cơ hội giảm giá trong ngắn hạn Nhưng
Trang 11việc tăng giá của gas còn được lý giải dưới góc độ kinh tế học rằng khan hiếm
là nguyên nhân tất yếu nhất của sự tăng giá trong thời gian qua
Bên cạnh 1 số yêu tố liên quan đến việc tăng giá từ các quyết định giảm trữ lượng hay tác động đến từ tình hình kinh tế phức tạp trên toàn thế giới Yếu tố tỷ giá ngoại hối cũng thật sự đáng báo động Do hiện tại nước ta đang lạm phát dẫn tới đồng tiền đang rất mất giá Tại thời điểm tháng 3/2012 thì 1USD=20.820.000 đồng Nhưng đó chưa kể tới việc để có tiền đi mua gas từ thế giới các công ty còn phải chịu thêm 1 số khoản thu chi khác do quy đổi ngoại hội số lượng lớn Như một số công ty than vãn rằng họ phải bỏ thêm rất nhiều để có thể đổi được USD từ tiền VND thuận tiện cho việc mua bán quốc
tế
Yếu tố chính trị: Đó là sự ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh, hay các các yếu tố chính trị bất ổn đến từ các nước thuộc khối Ả rập hay các nước
có nguồn lực xuất khẩu dầu thô, gas với trữ lượng lớn Mà điển hình là:
o Cuộc chiến tranh Iran dù chưa xảy ra thật sự nhưng nó đang làm cho
cả thế giới phải lo lắng Chúng ta có thể biết rằng Iran chính là nước cung cấp dầu mỏ, khí đốt như gas cho Trung Quốc, Ấn độ 2 siêu quốc gia với số dân lên đến gần 2 tỷ người 1 sự thay đổi về quan hệ cung cầu tại hai nước này sẽ là domino về tác động toàn bộ thị trường
o Tiếp theo chính là cuộc bạo loạn lật đổ chinh quyền của nhà độc tài Gradafi Libya sản xuất bình quân 1,7 triệu thùng/ngày Tuy sản lượng chỉ chiếm 2% tổng sản lượng thế giới nhưng Libya lại là nước xuất khẩu hàng đầu bởi xuất đến 90% dầu thô, trong đó 85% sang châu Âu Ngoài ra, Libya còn có nguồn dự trữ dầu thô đáng kể (44 tỉ thùng) Theo các nhà phân tích ở Commerzbank (Anh), sau Tunisia và Ai Cập, các nhà đầu tư lo ngại tình hình khủng hoảng từ Libya sẽ lan ra các nước khác ở Trung Đông và Bắc Phi và biểu tình tại Bahrain và Yemen Hai nước vùng Vịnh này không phải là nước
Trang 12xuất khẩu lớn (chỉ 0,3 triệu thùng/ngày) nhưng lại ở sát hai ông lớn Kuwait và Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu thô số một thế giới
o Tiếp theo đó chính là các diễn biến phức tạp ở Nga và Ukraine về giá thuê đường ống dẫn và giá bán giữa 2 nước Đây là diễn biến kinh tế nhưng nó lại mang đậm tính chính trị vì chính sự độc quyền đường ống dẫn này sẻ giúp Nga thâu tóm quyền lực chính trị Mặt khác trên thị trường Gas, nga là nước cung cấp chính cho Châu âu Việc nguồn cung này giảm cho châu âu, khiến châu âu náo loạn và tranh giành miếng bánh ngọt của các nước khác
o Tóm lại việc tình hình chính trị phức tạp ở một số nước xuất khẩu gas làm cho nguồn cung bị giảm dẫn tới các nguồn cung khác phải chia đều ra làm ảnh hưởng giá toàn cục gây náo loạn trên cả thế giới Từ việc nào loạn từ nguồn cung từ các nước trên làm nước có nhu cầu sử dụng phải tranh giành những nguồn hàng từ các nguồn cung còn lại
2 Vai trò quản lý nhà nước với thị trường và có hay không vấn đề làm giá trên trị trường của các hãng kinh doanh gas?
o Sự khó hiểu trong việc tính chi phí sản xuất cùng giá bán cho 1 bình gas của các doanh nghiệp có chăng là sự gian lận và làm giá?
Để nhìn thấy sự bất cập trong giá mà các công ty đã tính toán đưa ra thị trường ta có thể xem xét đến công thức tính và cách giải thích của một số công ty
Đầu tiên là về giá mua của các Doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Gas mua hàng nhập khẩu (chiếm hơn 50% thị phần) hoặc từ Nhà máy Dinh Cố của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) tính theo công thức:
P = (CP + Pre)x(1 +%TNK)x(1+%VAT)
CP: Là giá CP do Công ty Aramco của Ả-rập Xê-út công bố vào tháng giao hàng theo kế hoạch
Trang 13 Pre: Là toàn bộ các chi phí như vận chuyển, tồn trữ, cầu cảng, đại lý hàng hải, hoa tiêu… và lợi nhuận của doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu
%TNK: Là mức thuế suất quy định đối với việc nhập khẩu Gas
%GTGT: Là mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với Gas theo quy định của Nhà nước
Trong Tháng 03/2012, các yếu tố cấu thành nên giá (P) cụ thể: CP = 1.205 USD/Tấn (tăng 180 USD/Tấn so với Tháng 02/2012); Pre = 82 USD/Tấn;%TNK=0%; %VAT = 10%)
đồng/bình
Bây giờ chúng ta đi phân tích xem mức chênh lệch giá 97.000 đồng/bình (xin nhắc lại, mức chênh lệch này là toàn bộ chi phí và lợi nhuận của các Doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ) bao gồm những gì, sơ bộ:
Chi phí khấu hao tài sản (kho chứa, xe vận chuyển, vỏ bình, nhà xưởng và các tài sản khác…):17.000 đ/bình
Chi phí quản lý doanh nghiệp (lương thưởng, chế độ chính sách, phương tiện làm việc…);
Trang 14 Chi phí lãi vay ngân hàng (đầu tư vỏ bình, xe vận chuyển, nhà xưởng, kho chứa…);
Chi phí vận chuyển Gas từ kho đầu mối về Trạm chiết; 4.000 đồng/bình 12Kg
Chi phí hoa hồng đại lý (Tổng Đại lý, Đại lý phân phối, Cửa hàng bán lẻ); 40.000 đồng/bình 12 Kg
Lợi nhuận của doanh nghiệp
Như vậy, trong mức chênh lệch 97.000 đồng/bình 12Kg giữa giá bán lẻ 01 bình Gas và giá đầu vào, 03 chi phí đã định hình trên chiếm 61.000 đồng, còn lại 36.000 đồng/bình dành cho toàn bộ: Chi phí khấu hao tài sản (kho chứa, xe vận chuyển, nhà xưởng và các tài sản khác…) Chi phí lãi vay ngân hàng (đầu tư vỏ bình, xe vận chuyển, nhà xưởng, kho chứa…) Và lợi nhuận của doanh nghiệp kinh doanh Gas
Mức chiết khấu cho đại lý bán lẻ quá cao là một trong các yếu tố đẩy giá gas lên cao Hiện mức chiết khấu hoa hồng cho các đại lý được hưởng từ 40 đến 50 nghìn đồng/bình 12 kg, nếu có DN nào không đáp ứng được mức chiết khấu này thì lập tức sẽ bị các đại lý gây sức ép dọa chuyển sang làm đại lý cho
DN khác, dẫn đến mất thị phần
Mặt khác giữa giá niêm yết theo quy định của công ty thì giá bán lẻ trên thị trường cũng có 1 khoảng cách tương đối lớn làm cho cung cầu thị trường ở những mức giá ảo
Giá nhập khẩu tăng thì giá bán lẻ tăng là điều hiển nhiên, nhưng điều đáng nói ở đây là khi giá gas thế giới tăng, thì giá bán lẻ trong nước đều tăng theo với mức cao hơn Cụ thể, tháng 1 giá CP tăng 85 USD/tấn (tương đương gần 1.800 đồng/kg) thì giá bán lẻ tăng 2.000 đồng/kg; tháng 2 giá CP tăng 145 USD/tấn (tương đương khoảng 3.000 đồng/kg) thì giá bán lẻ tăng 3.500
Trang 15đồng/kg; tháng 3 giá CP tăng 180 USD/tấn (tương đương gần 3.800 đồng/kg) thì giá bán lẻ tăng hơn 4.300 đồng/kg Mức tăng cao hơn giá nhập khẩu thì lợi nhuận của nhà phân phối ngày càng cao, cách biệt so với giá gốc
Nguyên nhân thứ 2 đó là dù giá dầu, giá gas trên toàn thế giới đang diễn biến rất phức tạp như thế nhưng những tháng đầu nước ta lại nhập khẩu gas với trữ lưỡng rất lơn Việc dự đoán sai, đón đầu thế giới một cách sai lầm làm cho chúng ta mua ở giá cao khiến gánh nặng đổ lên vai người tiêu dùng Tại các thời điểm mà giá thấp thì các công ty luôn không chịu nhập về, đó có thể chăng là nguyên nhân từ sự muốn kiếm lợi nhuận của các công ty này Qua đọc biểu đồ ta thấy rằng tại những thời điểm giá lên đỉnh thì trước đó các công
ty Việt đều tăng lượng nhập khẩu dù khó hiểu dành cho người tiêu dùng nhưng với việc lập lòa thì đây bản chất thật sự là việc kinh doanh kiếm lời quá lớn của các công ty gas Việt Đó gọi là đầu cơ chăng?
Tình hình nhập khẩu gas từ T1/2011 đến T2/2012
Tại thời điểm T1/2012 nhập khẩu tăng mạnh so với cùng thời gian như vậy rõ ràng ở nước ta đang sử dụng gas nhập từ T1/2012 chứ không thể tính giá tại mốc thế giới tăng mạnh
Trang 16Có thể thấy việc tăng giá của các công ty trên thị trường là hợp lý nhưng lại không thỏa mãn những logic nhất định ở các điểm sau:
Thứ nhất, số hàng mua theo giá mới ở tháng 3 chưa thể có mặt tại thị trường nước ta ngay thời điểm tăng giá
Thứ hai, theo thống kê có được từ những thông số nhập khầu gas trong những tháng gần đây của tổng cục hải quan thì việc tăng giá gas không thể dựa vào sự tăng giá gas thế giới ở thời điểm hiện tại vì thực chất những bình gas đến tay người tiêu dùng là lượng gas tồn kho từ 1-2 tháng trước đó ( lúc này giá gas vẫn còn ở mức thấp)
Cuối cùng, các doanh nghiệp đã tăng mức chiết khấu cho các đại lý bán lẻ của mình Nhiều hãng gas như Elf gas, Total gas, Thủ Đức gas, Saigon Petro gas đã công bố mức chiết khấu cho các đại lý bán lẻ như trên cho các loại bình 12-12,5kg, và dựa vào phép tính toán của chúng ta ở trên thì chi phí hoa hồng cho đại lý trung bình sẽ là 40.000d/ bình 12kg.Việc các công ty gas tăng chiết khấu cho đại lý trong giai đoạn này thực chất là một thủ thuật để cạnh tranh, giành hệ thống phân phối của nhau Trong tình hình gas nhiều lần tăng giá nhưng doanh nghiệp lại tăng chiết khấu cho đại lý mà không thực hiện việc giảm giá gas bán lẻ đã khiến giá gas leo dốc giá cả mà vẫn không xuống được
Mặt khác còn chính là câu hỏi chưa giải quyết được việc giá gas hiện tại được tính trên cả lượng gas sản xuất tại Việt Nam từ hai nhà máy lớn Đồng nhất nó gây sự nhập nhằng cho bài toán hạ nhiệt giá gas trên thị trường
o Vai trò của 1 cầu nối giữa nhà sản xuất và nhà nước
Rỏ ràng việc các cơ quan Bộ tài chính không kiểm soát chặt chẽ nguyên nhân tăng giá của các công ty và việc thả nổi thị trường chạy theo đà tung hứng của nó làm cho bối cảnh thị trưởng hiện tại được mô tả bằng hai chữ
“ Náo loạn “
Dễ dàng nhận thấy ở các yếu tố sau: