Những điểm bất lợ

Một phần của tài liệu Đáp án lý thuyết kế toán (Trang 85 - 88)

- Xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án đầu tư

b.Những điểm bất lợ

- Việc phát hành cổ phiếu thường ra công chúng làm tăng thêm cổ đông mới từ đó phải phân chia quyền biểu quyết, quyền kiểm soát của công ty cũng như quyền phân phối thu nhập cao cho các cổ đông mới. Điều này có thể gây bất lợi cho các cổ đông hiện hành. Vì vậy các công ty mới thành lập hoặc các công ty nhỏ thường né tránh việc phát hành thêm cổ phiếu ra bên ngoài để không phải chia sẻ quyền kiểm

soát công ty con người khác. Những công ty đang làm ăn phát đạt có khả năng thu lợi nhuận cao nếu sử dụng trái phiếu để đáp ứng nhu cầu tăng vốn sẽ có lợi hơn cho các cổ đông hiện hành so với việc phát hành thêm cổ phiếu mới.

- Chi phí phát hành cổ phiếu thường như hoa hồng cho người bảo lãnh, chi phí quảng cáo ...nói chung cao hơn so với chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu. Nguyên nhân là do đầu tư vào cổ phiếu thường có mức độ rủi ro cao hơn so với đầu tư vào các loại chứng khoán khác. Để thực hiện trọn vẹn đợt phát hành cổ phiếu phải thu hút được người đầu tư trên diện rộng hơn; từ đó, các chi phí quảng cáo, chi phí phân phối cổ phiếu thường phải cao hơn.

- Theo cách đánh thuế thu nhập doanh nghiệp ở nhiều nước, lợi tức cổ phần không được tính vào thu nhập chịu thuế trong khi đó lợi tức trái phiếu hay lợi tức tiền vay được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Điều này làm cho chi phí sử dụng cổ phiếu thường cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng trái phiếu.

- Việc phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm tăng cổ phiếu lưu hành , do vậy nên việc đầu tư kém hiệu quả sẽ làm sụt giảm cố phần điều này tác động đến giá cổ phiếu trên thị trường.

Cần lưu ý để đi đến quyết định phát hành thêm cổ phiếu thường đáp ứng nhu cầu tăng vốn dài hạn cho kinh doanh, bên cạnh việc xem xét các điểm lợi và bất lợi cần phải xem xét, cân nhắc thêm các yếu tố sau đây:

Trước hết là yếu tố doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nếu tình hình kinh doanh của công ty chưa ổn định thể hiện qua sự thay đổi bất thường về doanh thu và lợi nhuận; trong trường hợp này việc tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thường là hợp lí hơn so với vay vốn. Bởi nếu vay vốn thì mức độ rủi ro của việc huy động vốn do phải trả lợi tức cố định là rất cao.

Tình hình tài chính hiện tại của công ty cũng là yếu tố quan trọng cần phải cân nhắc, trong đó kết cấu nguồn vốn là vấn đề hết sức quan trọng. Nếu hệ số nợ của công ty đã ở mức cao so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngành thì việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường là có thể chấp nhận được.

Quyền kiểm soát công ty cũng là yếu tố được nhiều công ty chú ý. Nếu các cổ đông coi trọng vấn đề giữ nguyên quyền kiểm soát công ty thì việc huy động vốn bằng phát hành thêm cổ phiếu thường không được tính đến.

Chi phí phát hành cổ phiếu thường cũng là yếu tố cần được cân nhắc kĩ trong việc tìm kiếm các phương tiện huy động vốn. Mặc dù chi phí phát hành cổ phiếu thường lâu hơn so với các loại chứng khoán khác, tuy nhiên trong nhiều trường hợp với những bối cảnh nhất định, việc huy động vốn bằng cổ phiếu thường có nhiều ưu thế nổi trội hơn so với các công cụ khác thì việc chấp nhận phát hành cổ phiếu thường với chi phí phát hành khá cao vẫn là quyết định đúng đắn.

Câu 2: ( 5 điểm )

1/ Tính giá thành sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm: (1.000đ)

Chi phí NVL TT & CP NC TT mỗi sản phẩm A, B (0,5 điểm)

* Sản phẩm A: - Chi phí NVL trực tiếp: = (15 * 4 + 1 * 4) - (15 * 50% * 1) = 56.5/sp - Chi phí NC trực tiếp: = 20 * 10 * 1,23 = 246/sp * Sản phẩm B: - Chi phí NVL trực tiếp: = (20 * 4 + 6 * 1) - (20 * 50% * 1) = 76/sp - Chi phí NC trực tiếp: = (16 * 10 * 1,23) = 196,8/sp

Phân bổ chi phi sản xuất chung cho mỗi đơn vị sản phẩm (1 điểm)

- Tiền lương CNSX sản phẩm A = 15.000 * 20 *10 = 3.000.000 - Tiền lương CNSX sản phẩm B = 10.000 * 16 *10 = 1.600.000 Cộng tổng tiền lương SP A & SPB 4.600.000

Phân bổ cho SPA = 3.160.0000 * 3.000.000 =2.060.000 4.600.000

Phân bổ cho SPA = 3.160.0000 * 1.600.000 =1.100.000 4.600.000

* Chi phí SXC tính cho mỗi đơn vị SPA = 2.060.000 /15.000= 137,3 /sp * Chi phí SXC tính cho mỗi đơn vị SPB = 1.100.000/10.000 = 110 /sp * Zsx đơn vị sản phẩm A = 56.5 + 246 + 137,3 = 439,89 /sp

* Zsx đơn vị sản phẩm B = 76 + 196,8 + 110 = 382,713 /sp 2/ Tính Ztt cho mỗi đơn vị sản phẩm

Phân bổ chi phí BH cho sản phẩm tiêu thụ: (0,25 điểm)

Phân bổ cho SPA = 1.556.0000 * 3.000.000 =1.014.782 4.600.000

Phân bổ cho SPB = 1.556.0000 * 1.600.000 =541.217 4.600.000

Phân bổ chi phí BH cho mỗi sản phẩm tiêu thụ (0,25 điểm):

SPA = 1.014.782/ 15.000 = 67,65/sp SPB = 541.217/ 10.000 = 54,12/sp

Phân bổ chi phí QLDN cho sản phẩm tiêu thụ (0,25 điểm)

Phân bổ cho SPA = 1.556.00004.600.000 * 3.000.000 =1.076.087

Phân bổ cho SPB = 1.556.0000 * 1.600.000 =573.913 4.600.000

Phân bổ và chi phí QLDN cho mỗi sản phẩm tiêu thụ: (0,25 điểm)

SPA = 1.076.087/ 15.000 = 71,74/sp SPB = 573.913/ 10.000 = 57,39/sp

Tính giá thành toàn bộ cho số lượng mỗi sản phẩm tiêu thụ: (0,5) SPA = 439,89 + 67,65 + 71,74 = 579,3 /sp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SPB = 382,71 + 54,12 + 57,39 = 494,22 /sp

3/ Lập kế hoạch chi phí sản xuất theo yếu tố 2 điểm Đvt: 1.000đ

Yếu tố chi phí Số tiền

1. Chi phí NVL mua ngoài 2.870.000

- NVL chính 1.700.000

- VL phụ 520.000

- Nhiên liệu 650.000

2. Chi phí nhân công 6.715.800

- Tiền lương 5.460.000

- BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ 1.255.800

3. Chi phí khấu hao TSCĐ 678.000

4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 436.800

5. Chi phí bằng tiền 150.000

A/ Cộng chi phí sản xuất theo yếu tố 10.850.600

6. Trừ phế liệu thu hồi - 4

7. Trừ chi phí không có tính chất công nghiệp: - 180.000 8. ± Chênh lệch dư đâu kỳ và cuối kỳ của chi phí trả trước - 470.000 9. ± Chênh lệch dư cuối kỳ và đầu kỳ của chi phí phải trả + 78.000

Một phần của tài liệu Đáp án lý thuyết kế toán (Trang 85 - 88)