7 lý do cần thiết ai cũng phải tiêm phòng cúm Theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu cũng như các y bác sĩ, không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng nên tiêm phòng cúm, đặc biệt là những chị em có dự định sinh em bé. Tiết trời mùa xuân ướt pha lẫn cái ngột ngạt của mùa hè khiến chúng ta khó chịu vô cùng. Đây cũng là thời điểm thuận lợi cho nhiều bệnh phát triển và lây lan, trong đó có bệnh cúm. Ngoài việc khiến cho người bệnh mệt mỏi và khó ở khi mắc phải, bệnh cúm còn kéo theo các biến chứng sang bệnh khác nếu không được điều trị dứt điểm. Theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu cũng như các y bác sĩ, không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng nên tiêm phòng cúm, đặc biệt là những chị em có dự định sinh em bé trong tương lai. Dưới đây là 7 điều cần biết về chích ngừa cúm dành cho tất cả các đối tượng có khả năng mắc bệnh: 1. Cần chủng ngừa cúm mỗi năm Các virus cúm nhiều khí có những đột biến khác nhau ở mỗi mùa, vì vậy bạn sẽ cần chích ngừa mũi cúm theo từng thời điểm và mỗi năm để có thể tránh được những sự đột biến của bệnh. Ngay cả khi bạn đã chích ngừa trong mùa bệnh trước thì đến mùa bệnh này bạn vẫn nên tiêm mũi nữa để yên tâm. 2. Chủng ngừa cúm là hết sức cần thiết nếu bạn dự định sẽ mang thai và sau này cho con bú Trong nhiều thập niên từ trước đến nay, phụ nữ mang thai đã được chỉ định nên chích ngừa cúm và chưa có một báo cáo nào cho thấy vắc-xin này gây hại cho thai nhi. Mặt khác, đã có rất nhiều phụ nữ mang thai tử vong do bệnh cúm. Tỷ lệ này đáng lẽ có thể ít hơn rất nhiều nếu như những thai phụ này được chích ngừa cúm trước đó. Ngoài ra, trẻ em dưới 6 tháng hay phụ nữ cho con bú không nên chích ngừa cúm. 3. Người bị dị ứng không nên chủng ngừa cúm Mỗi liều vắc-xin cúm sản xuất ở Mỹ được thực hiện trong trứng, vì thế nếu bạn bị dị ứng với trứng, bạn không nên tiêm loại vắc-xin này, đặc biệt nếu bạn dị ứng nghiêm trọng với trứng. 4. Trẻ em dưới 9 tuổi cần hai liều tiêm cúm Nếu có con cái, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để biết cụ thể và chính xác nhất. Thông thường thì trẻ em dưới 9 tuổi cần tiêm 2 mũi cúm cách nhau một tháng để có thể tăng sức đề kháng chống lại bệnh cúm. 5. Một số người nên dùng vắc-xin cúm dạng xịt FluMist là vắcxin duy nhất được sử dụng dưới dạng xịt vào mũi, còn những vắcxin khác được tiêm vào mông. Oại vắc-xin này là một lựa chọn tuyệt vời cho những người dưới 50 tuổi và những người khác rất khỏe mạnh. Thuốc chủng ngừa mũi có chứa các vi- rút cúm sống, nhưng ở dạng xịt nó cũng không lan ra khoang mũi và vào ngực. Chỉ có điều bạn sẽ cảm thấy ngạt mũi trong một vài ngày! 6. Chủng ngừa cúm sẽ có hiệu quả sau khoảng một tuần Một số người thắc mắc là đã tiêm phòng cúm rồi mà vẫn bị cúm, điều này là hoàn toàn có thể xảy ra. Thuốc chủng ngừa cúm phải mất khoảng một tuần mới có hiệu quả. Vì vậy nếu chờ đến giữa mùa cúm bạn mới tiêm phòng thì rất có thể bạn đã bị cúm từ trước đó và vắc-xin phòng cúm sẽ không có hiệu lực. 7. Chủng ngừa cúm thậm chí có thể ngăn ngừa cơn đau tim Các tác giả của một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y tế Canada khẳng định rằng, ngoài tác dụng phòng ngừa bệnh cúm, loại vắc-xin cũng có thể ngăn ngừa những cơn đau tim. Các nhà nghiên cứu không hoàn toàn chắc chắn về mối liên quan này, nhưng có vẻ như virus cúm bằng cách nào đó có thể gây ra một cơn đau tim, do đó tránh được bệnh cúm có thể là chìa khóa trong việc ngăn ngừa cơn đau tim mùa cúm. . 7 lý do cần thiết ai cũng phải tiêm phòng cúm Theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu cũng như các y bác sĩ, không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng nên tiêm phòng cúm, đặc biệt. là đã tiêm phòng cúm rồi mà vẫn bị cúm, điều này là hoàn toàn có thể xảy ra. Thuốc chủng ngừa cúm phải mất khoảng một tuần mới có hiệu quả. Vì vậy nếu chờ đến giữa mùa cúm bạn mới tiêm phòng. nghiên cứu cũng như các y bác sĩ, không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng nên tiêm phòng cúm, đặc biệt là những chị em có dự định sinh em bé trong tương lai. Dưới đây là 7 điều cần biết