1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI: BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG QUẢN LÍ Ở VIỆT NAM pot

30 2,2K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 224,5 KB

Nội dung

Bình đẳng giới trong hoạt động quản lí thể hiện ở chỗ nam và nữ cùng có vị thế xã hội như nhau khi tham gia và thực hiện quản lí; sự tương đồng và khác biệt của nam và nữ dưới góc độ giớ

Trang 1

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG QUẢN LÍ

Ở VIỆT NAM

Trang 2

Mục Lục

PHẦN I MỞ ĐẦUI.1 Lí do chọn đề tài

"Bình đẳng giới" chính là bình đẳng nam nữ và là một trong những vấn đề

cơ bản của quyền con người Xã hội ngày càng phát triển và văn minh thì bình đẳng giới càng được chú trọng và thể hiện ở mọi lĩnh vực của đời sống

- xã hội, trong đó có lĩnh vực quản lí Bình đẳng giới trong hoạt động quản

lí, không đơn giản là nam - nữ có số lượng ngang nhau tham gia vào quản lí; cũng không có nghĩa coi nam, nữ là giống nhau, không tính đến yếu tố tâm sinh lý, yếu tố xã hội của từng giới trong hoạt động quản lí Bình đẳng giới trong hoạt động quản lí thể hiện ở chỗ nam và nữ cùng có vị thế xã hội như nhau khi tham gia và thực hiện quản lí; sự tương đồng và khác biệt của nam

và nữ (dưới góc độ giới và giới tính) được thừa nhận và được coi trọng như nhau để phát huy đầy đủ các tiềm năng của từng giới; cả cán bộ nam và cán

Trang 3

bộ nữ đều có cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi như nhau trong quá trình thực hiện quản lí, được hưởng các lợi ích bình đẳng như nhau theo các nguyên tắc nhất định

Vấn đề bình đẳng giới đã và đang trở thành mối quan tâm chung của hầu hết mọi quốc gia trên thế giới Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao bình đẳng giới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định đây là một trong

những mục tiêu quan trọng trong chương trình phát triển của nước nhà

Sinh thời Hồ Chủ tịch đã từng căn dặn: "Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ sao cho ngày càng nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo" Hiện nay Việt Nam là một trong những nước được Liên hợp quốc đánh giá cao trong việc nỗ lực rút ngắn khoảng khách bình đẳng giới trong giáo dục, việc làm, kinh tế, chăm sóc sức khoẻ sinh sản/ kế hoạch hoá gia đình Một trong những lĩnh vực đáng chú ý hơn đó là vấn đề giới trong lãnh đạo quản lý Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội

và trong quản lý nhà nước Chỉ thị 37/CT-T.Ư ngày 16-5-1994 khẳng định:

"Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ" Phụ nữ tham gia quản lý nhà nước là một bảo đảm để các vấn đề giới được phản ánh trong quá trình ra quyết định, là sự khẳng định về năng lực, trí tuệ của mình Tuy nhiên, kết quả đó chỉ là bước đầu, nó chưa thực sự mang tính bền vững và đang đặt ra nhiều vấn đề cần lời giải đáp Qua thực tế cho thấy, công tác quy hoạch cán bộ nữ chưa được các cấp ủy đảng chú trọng đúng mức, bản thân cán bộ nữ chưa phát huy hết vị trí, vai trò trong công tác quản lí, còn mang tính thụ động; nhận thức về giới còn hạn chế Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên tôi nghiên cứu thực trạng bình

Trang 4

đẳng giới trong quản lý ở nước ta, qua đó đề xuất một vài kiến nghị nhằm góp phần cải thiện sự bình đẳng giới trong lĩnh vực này

I.2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng bình đẳng giới trong quản lí ở Việt Nam hiện

nay.Từ đó đề xuất một vài kiến nghị nhằm góp phần cải thiện sự bình đẳng giới trong lĩnh vực quản lí ở nước ta hiện nay

1.3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng Nghiên cứu về thực trạng bình đẳng giới trong quản lí ở Việt Nam hiện nay

* Khách thể nghiên cứu: Những người phụ nữ Việt Nam tham gia công tác

lãnh đạo, quản lý

* Phạm vi nghiên cứu:

+ Truy cập internet với các trang web có liên quan

+ Các văn bản, các báo cáo của các tổ chức như văn phòng quốc hội, Bô nội

vụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

+ Những bài viết về chủ đề phụ nữ và bình đẳng giới trên các trang báo điện tử

+ Các sách báo, tạp chí chuyên ngành có liên quan tới: Tạp chí Xã hôi học, Tạp chí Giáo dục và lý luận, tạp chí khoa học xã hội…

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng ba nhóm phương pháp nghiên cứu cơ bản:

1.4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Mục đích nhằm phân tích, thu thập thông tin khách quan, khoa học để tổng hợp cơ sở lý luận của đề tài, là cơ sở là công cụ nền tảng cho vấn đề cần nghiên cứu

1.4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

1.4.2.1 Phương pháp điều tra

Trang 5

Là phương pháp cơ bản, với việc xây dựng và sử dụng mẫu phiếu điều tra về thự trạng bình đẳng giới trong lĩnh vực chính tri – xã hội.

1.4.2.2 Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm

Nghiên cứu các báo cáo tổng kết của các kỳ họp Quốc hội của Đảng và nhà nước, từ các chỉ thị của các cấp chính quyền, các công văn, chính sách của Đảng và nhà nước ta về vấn đề bình đẳng giới trong quản lí, lãnh đạo của đất nước

1.4.2.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Lấy ý kiến của các chuyên gia về mẫu phiếu, cách xử lí, phân tích các số liệu thu thập được…

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1 Khái niêm cơ bản về giới.

1.1 khái niệm giới.

Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và

phụ nữ Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được

1.2 Khái niệm giới tính

Trang 6

Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và không thể thay đổi được.

1.5 Khái niệm quan hệ giới:

Là các mối quan hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới, đặc biệt là cách thức phân chia quyền lực giữa nam và nữ

1.4 Khái niệm vai trò giới:

Là những hoạt động khác nhau mà xã hội mong muốn phụ nữ và nam giới

thực hiện

1.5 Khái niệm phân công lao động trên cơ sở giới:

Là sự phân công việc và trách nhiệm khác nhau giữa phụ nữ và nam giới

1.6 Khái niệm bình đẳng giới:

Là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau

giữa phụ nữ và nam giới

Phụ nữ và nam giới có vị thế bình đẳng như nhau và cùng:

+ Có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các nguyện vọng của mình

+ Có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực xã hội và thành quả phát triển

+ Được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình

2 Khái niệm quản lí.

Trong tất cả các lĩnh vực của dời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nổ lực của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạm vi rộng lớn ở tầm quốc gia, quốc tế và đều phải thừa nhận và chịu một

sự quản lí nào đó

Trang 7

Ngày nay, thuật ngữ quản lí đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất Có người cho quản lí là hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo

sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác

Cũng có người cho quản lí là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nổ lực cá nhân và nhằm đạt được mục đích của nhóm

“ Quản lí là quá trình làm việc cùng nhau thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như nguồn lực khác để hoàn thành các mục đích tổ chức”(P hersey –

K B Hard, 1995:12)

Định nghĩa chung nhất về quản lí đó là: “Quản lí là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có kế hoạch, có hướng đích của chủ thể lên đối tượng theo một quy trình nhất định nhằm đạt hiệu quả tối ưu so với yêu cầu đặt ra” (Học viện CTQGHCM, 2000: 321)

3 Nội dung quản lí trong lĩnh vực chính trị.

Khoản 1, 2, 3, 4 điều 11 Luật Bình đẳng giới qui định bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị như sau:

- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia họat động xã hội

- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức

- Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị–xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội–nghề nghiệp

- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt,

bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức

Trang 8

4 Vai trò của phụ nữ trong quản lí.

Số phụ nữ tham gia quản lý nhà nước hiện nay đã tăng nhiều so với trước đây nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm Bên cạnh đó, phụ nữ chủ yếu đảm nhiệm cấp phó

Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong

xã hội và trong quản lý nhà nước Chỉ thị 37/CT-T.Ư ngày 16-5-1994 khẳng định: "Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế -

xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ" Phụ nữ tham gia quản lý nhà nước là một bảo đảm để các vấn đề giới được phản ánh trong quá trình ra quyết định, là sự khẳng định về năng lực, trí tuệ của mình

Phụ nữ Việt Nam chiếm 51,48% số dân và 48% lực lượng lao động toàn xã hội, và chiếm khoảng 20% cán bộ làm công tác lãnh đạo và quản lý nhà nước các cấp từ Trung ương đến cơ sở Trong đó, số nữ Ủy viên Trung ương Ðảng khóa VII là 12, khóa VIII tăng lên 18 (tuy vậy khóa IX lại còn 12) Ở cấp tỉnh, tỉnh ủy viên là nữ cũng tăng từ 182 ở khóa VII lên 280 trong khóa VIII Phụ nữ tham gia các cấp ủy địa phương đạt 10-11%, trong đó bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ đạt từ 3% đến 8% Phần lớn các chị tham gia thường vụ cấp ủy đều được phân công công tác kiểm tra và dân vận Về chính quyền, trong khóa VIII, tỷ lệ nữ Bộ trưởng và tương đương chiếm 13,1%, nữ Thứ trưởng và tương đương chiếm 7,4%; nữ vụ trưởng, vụ phó và tương đương chiếm 13% Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện và xã có khoảng

Trang 9

1,6% là nữ Phó Chủ tịch UBND là 2 - 4% Khóa 1999 - 2004, số nữ là đại biểu HÐND cấp tỉnh chiếm 22,5%, cấp huyện chiếm 20,7%, cấp xã chiếm 17% Nữ đại biểu QH khóa X là 26,22%, khóa XI là 27,31% Việt Nam là nước có tỷ lệ nữ đại biểu QH cao thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (sau New Zealand).

Sự gia tăng số lượng nữ tham gia quản lý nhà nước chứng tỏ chất lượng, trình độ cán bộ lãnh đạo của nữ giới ngày càng nâng cao Hiện nay, phụ nữ chiếm tỷ lệ 61% những người có trình độ cao đẳng, 34% những người có trình độ đại học, 30% những người có trình độ thạc sĩ, 21% những người có trình độ tiến sĩ và 4% những người là tiến sĩ khoa học Mặt bằng học vấn này đã giúp phụ nữ tham gia ngày càng tốt hơn công tác quản lý nhà nước Theo đánh giá của Văn phòng QH, việc tham gia xây dựng pháp luật

và chính sách, đóng góp ý kiến cho công tác quản lý nhà nước và tọa đàm với cử tri của các nữ đại biểu QH ngày càng có chất lượng Vì vậy, các chị càng thêm tự tin, trình bày ý kiến đại diện cho người dân và cho chính giới

nữ trong các kỳ họp của QH

Hiện nay, số cán bộ công chức (CBCC) nữ tham gia công tác quản lý nhà nước trong hệ thống chính quyền các cấp nhiều hơn so với trước: Một Phó Chủ tịch nước, ba Bộ trưởng, 26 thứ trưởng và tương đương, hai Chủ tịch UBND, 22 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuy nhiên, tỷ lệ CBCC nữ tham gia lãnh đạo ở cấp bộ, vụ còn thấp, mới khoảng 8 - 15%, chưa tương xứng lực lượng lao động và năng lực đóng góp của phụ nữ

Trong thực tế, phụ nữ Việt Nam đang có mặt ở hầu hết cơ quan quản

lý hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp Phụ nữ chiếm 50,3% số người làm công ăn lương và 32,4% các chủ doanh nghiệp

Trang 10

Trong số hơn 300 nghìn doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có khoảng 15% do phụ nữ đứng đầu hoặc nắm giữ cương vị chủ chốt Tỷ lệ phụ nữ làm quản lý doanh nghiệp của một số ngành: dệt, may mặc, giày dép, thực phẩm, đồ uống chiếm hơn 50%, ở các ngành giao thông - vận tải, xây dựng, khai khoáng có 20% người quản lý doanh nghiệp là nữ Trong số 900 nghìn hộ kinh doanh gia đình, có 27% do phụ nữ điều hành.

Mặc dù Ðảng, Nhà nước đã có chủ trương cụ thể, chính sách rõ ràng, song tỷ lệ nữ CBCC tham gia quản lý nhà nước còn ít Tỷ lệ nữ CBCC là lãnh đạo trong các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành và các cơ quan nghiên cứu khoa học lại càng thấp Hơn nữa, nữ lãnh đạo thường chỉ liên quan các lĩnh vực xã hội Rất hiếm nữ CBCC làm lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý kinh tế, kế hoạch, nghiên cứu khoa học Tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở chỉ chiếm khoảng 10 - 11% Trong các cấp ủy đảng, số nữ CBCC giữ vị trí trọng trách rất ít Tỷ lệ trung bình nữ CBCC ở vị trí chủ chốt như bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ chỉ khoảng 3-8% ở mọi cấp Phần lớn các ủy viên thường vụ trong các cấp ủy đảng chỉ được phụ trách những công việc hành chính liên quan đến động viên hơn là những nhiệm vụ chiến lược Sự khác biệt này đã hạn chế ảnh hưởng của phụ

nữ trong nhiều lĩnh vực công tác So với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, số lượng nữ ở các cương vị quản lý nhà nước chưa tương xứng vai trò,

vị trí và những đóng góp của họ trong các hoạt động phát triển Trước đây,

tỷ lệ nữ CBCC tham gia quản lý nhà nước trong ngành công nghiệp chiếm gần 20%, nay giảm xuống còn 10% Có thể nói, đội ngũ cán bộ nữ giảm sút không chỉ ở các cơ quan dân cử mà còn ở các bộ, ngành và cơ quan chính quyền Sự thiếu hụt cán bộ nữ trên một số lĩnh vực quan trọng làm cho việc

Trang 11

hoạch định kế hoạch, chính sách không có tiếng nói đại diện của phụ nữ, dẫn đến thực hiện bình đẳng giới về mọi mặt chưa đạt kết quả mong muốn.

Cán bộ nữ đã ít, lại bị hạn chế bởi tuổi về hưu và tuổi đề bạt Hiện nay, cơ cấu tuổi của cán bộ nữ khá cao, hầu hết cán bộ nữ làm quản lý đều ở tuổi trên dưới 50, trong khi nhiều nữ thanh niên hiện nay ngại làm chính trị, chỉ thích làm chuyên môn Trong khi tỷ lệ cán bộ nữ vốn đã thấp, thì lãnh đạo là nữ chủ yếu đảm nhiệm cấp phó giúp cho trưởng (nam) Ở những vị trí này, phụ nữ không có thực quyền, quan niệm trọng nam, khinh nữ vẫn còn phổ biến và coi phụ nữ chỉ là "giúp việc" cho nam giới Còn có hiện tượng xem xét, cất nhắc chị em vào các vị trí lãnh đạo diễn ra khó khăn hơn so với nam giới Trong một cơ quan, phụ nữ thường bị nhìn nhận xét nét hơn, cơ quan chủ quản chưa nhận thấy ở chị em một cách đầy đủ những điểm mạnh nổi bật về chuyên môn, uy tín

Hiện nay, đội ngũ nữ chỉ chiếm 4% giáo sư, 25% tiến sĩ và 9% số người được trao tặng các giải thưởng về khoa học - công nghệ, chứng tỏ việc đào tạo nhân lực trong giới nữ chưa tương xứng yêu cầu của sự nghiệp giải phóng phụ nữ và nguyện vọng chị em Những năm qua, tuy số lượng phụ nữ tham gia quản lý nhà nước tăng lên về con số tuyệt đối, song tỷ trọng lại có

xu hướng giảm

Trang 12

Chương II.

THỰC TRẠNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG QUẢN LÍ Ở VIỆT

NAM

1 Thực trạng về bình đẳng giới trong quản lí ở Việt Nam

Nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành các chủ trương, chính sách

về bình đẳng giới để phụ nữ Việt Nam có cơ hội phát huy tài năng của mình

và tham gia những vị trí lãnh đạo chủ chốt các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp… Hàng loạt văn bản pháp luật được ban hành nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội và thực hiện bình đẳng giới như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới Đặc biệt, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đã quy định rõ phụ nữ có quyền bầu cử, ứng cử, cũng như các cơ chế để đảm bảo phụ nữ được thực hiện những quyền đó

Trang 13

Gần 2 thập kỷ qua, Việt Nam luôn có một Phó Chủ tịch nước là nữ Trong Quốc hội, tỷ lệ nữ đại biểu 3 nhiệm kỳ gần đây đều đạt trên 25% Tỷ lệ đại biểu nữ từ năm 2005 đến 2011 tại các cơ quan dân cử ở địa phương, như Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tăng từ 22,3% lên 23,8%, cấp huyện tăng từ 20,1% lên 23,2%; cấp xã tăng từ 16,6% lên 20,1% Mặc dù tỷ lệ này chưa cao, nhưng đã chứng minh được vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc đảm nhận những trọng trách quan trọng trong bộ máy cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Bảng 1: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam qua các kỳ bầu cử

Nhiệm kỳ Nữ Đại biểu Tổng số Đại biểu Tỷ lệ nữ/ Tổng số

và phụ nữ tham gia Quốc hội của chúng ta đứng đầu trong 8 nước có Nghị viện ở Đông Nam Á Còn ở châu Á- Thái Bình Dương, chúng ta cũng đứng

Trang 14

hàng thứ 4 Và trên toàn thế giới, trong tất cả 155 nước được xếp hạng thì chúng ta ở trong nhóm khá”.

Ngoài việc tham gia vào bộ máy cơ quan Nhà nước, phụ nữ Việt Nam còn tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp và đặc biệt tham gia vào hầu hết các ngành nghề, công việc, kể cả những lĩnh vực trước đây chỉ dành cho nam giới Với hơn 50% tỷ trọng lao động trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đội ngũ cán bộ nữ khoa học, phụ nữ nông dân đã đóng góp rất lớn vào thành tựu sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Sự đóng góp của đội ngũ lao động nữ trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ cũng là động lực để phát triển kinh tế Nhiều chị đã phấn đấu vươn lên, giữ những cương vị chủ chốt trong hoạt động quản trị doanh nghiệp Đội ngũ nữ trí thức Việt Nam đã có bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, với 36,64% trong khoa học tự nhiên; 43,42% trong lĩnh vực khoa học nông - lâm - thủy sản; 33% trong khoa học công nghệ Ngày càng có nhiều tập thể và cá nhân khoa học nữ có công trình nghiên cứu được nhận giải thưởng VIFOTEC của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, Giải thưởng Kovalevskaia Nhiều nhà khoa học nữ đã lập ra các hội nghề nghiệp, câu lạc bộ, trung tâm nghiên cứu, tư vấn để tiếp tục phát huy trí tuệ, tài năng của mình đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.Tuy nhiên, bất bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn tồn tại trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và là rào cản đối với sự phát triển của phụ nữ Theo đánh giá của Ban tổ chức Trung ương, sau 5 năm tổng kết Chỉ thị 37 và 2 năm thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng, chính quyền, đại biểu dân cử vẫn còn thấp, chưa ổn định

Trang 15

Để phụ nữ ngày càng khẳng định vị thế của mình trong gia đình và xã hội, nhất là vai trò trong quản lý lãnh đạo, các cấp uỷ Đảng từ Trung ương đến

cơ sở, cần nhìn nhận, đánh giá đúng vị trí và tài năng của phụ nữ cũng như

sự đóng góp của họ để đưa vị thế xã hội của người phụ nữ Việt Nam lên một tầm cao mới

Theo số liệu của Hội Phụ nữ, tỷ lệ nữ trong các tổ chức Đảng nhiệm kỳ 2010-2015 cấp T.Ư là 8,57%, tỉnh/thành là 11,37%, quận/huyện 15,01%, xã/phường 18,01%, tăng không đáng kể so với nhiệm kỳ trước và không đạt tiêu chuẩn 15% ở cấp T.Ư và tỉnh/thành Còn trong Quốc hội, nhiệm kỳ 2011-2016 chỉ đạt 24,4% Đây là nhiệm kỳ thứ 2 tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội

bị tụt giảm Nhiệm kỳ 2002-2007 là 27,3%, nhiệm kỳ 2007-2011 là 25,76%

Bảng 2: Tỷ lệ phân bố nữ đại biểu trong một số cơ quan của Quốc hội

Khoá 2002-2007 Khoá 2007 - 2011

Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh

niên, thiếu niên và nhi đồng

Uỷ ban về các vấn đề xã hội 40,5 59,5 37,5 62,5

Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi

trường

Uỷ ban kinh tế và ngân sách/Uỷ ban

kinh tế

Bảng 3: Tỷ lệ phụ nữ tham gia hội đồng nhân dân các cấp

Ngày đăng: 12/08/2014, 22:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam qua các kỳ bầu cử - ĐỀ TÀI: BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG QUẢN LÍ Ở VIỆT NAM pot
Bảng 1 Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam qua các kỳ bầu cử (Trang 13)
Bảng 4: Tỷ lệ nữ chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp (%) - ĐỀ TÀI: BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG QUẢN LÍ Ở VIỆT NAM pot
Bảng 4 Tỷ lệ nữ chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp (%) (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w