1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và những giải pháp cơ bản thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị ở Việt Nam và ở tỉnh Bình Định hiện nay

14 480 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 123,5 KB

Nội dung

Bài thu hoạch Môn giới trong lãnh đạo quản lý Hoàn chỉnh cao cấp lý luận chính trị. Thực trạng và những giải pháp cơ bản thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị ở Việt Nam và ở tỉnh Bình Định hiện nay. MỞ ĐẦU: Trong thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ, thì quyền bình đẳng trong đời sống chính trị là quyền quan trọng để xây dựng một xã hội công dân, thể hiện quyền làm chủ của công dân với nhà nước. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được xem là một trong những nội dung quan trọng, then chốt, tạo cơ hội cho phụ nữ được nói tiếng nói đại diện cho giới mình, được phát huy trình độ năng lực, kinh nghiệm, thể hiện quan điểm trong quyết định các chính sách về các lĩnh vực khác nhau của quốc gia. Thông qua đó, góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho việc thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong những năm qua, mặc dù chúng ta đã đạt được những thành công đáng kể về chỉ số sức khỏe, giáo dục, thu nhập và cơ hội nghề nghiệp của phụ nữ, nhưng vẫn còn một khoảng cách lớn về bình đẳng giới trên hành trình đến với các vị trí lãnh đạo, quản lý. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu thực trạng bình đẳng giới trong tham chính và tìm kiếm các giải pháp nhằm từng bước tăng cường hơn nữa vị thế chính trị cho phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay là hết sức cần thiết. Xuất phát từ nhận thức trên, tôi chọn vấn đề “Thực trạng và những giải pháp cơ bản thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị ở Việt Nam và ở tỉnh Bình Định hiện nay” làm bài thu hoạch môn Giới trong lãnh đạo, quản lý của Lớp hoàn chỉnh Chương trình cao cấp lý luận chính trị

Trang 1

A MỞ ĐẦU

Trong thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ, thì quyền bình đẳng trong đời sống chính trị là quyền quan trọng để xây dựng một xã hội công dân, thể hiện quyền làm chủ của công dân với nhà nước Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được xem là một trong những nội dung quan trọng, then chốt, tạo cơ hội cho phụ

nữ được nói tiếng nói đại diện cho giới mình, được phát huy trình độ năng lực, kinh nghiệm, thể hiện quan điểm trong quyết định các chính sách về các lĩnh vực khác nhau của quốc gia Thông qua đó, góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho việc thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Trong những năm qua, mặc dù chúng ta đã đạt được những thành công đáng

kể về chỉ số sức khỏe, giáo dục, thu nhập và cơ hội nghề nghiệp của phụ nữ, nhưng vẫn còn một khoảng cách lớn về bình đẳng giới trên hành trình đến với các vị trí lãnh đạo, quản lý Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu thực trạng bình đẳng giới trong tham chính và tìm kiếm các giải pháp nhằm từng bước tăng cường hơn nữa vị thế chính trị cho phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay là hết sức cần thiết

Xuất phát từ nhận thức trên, tôi chọn vấn đề “Thực trạng và những giải pháp

cơ bản thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị ở Việt Nam và ở tỉnh Bình Định hiện nay” làm bài thu hoạch môn Giới trong lãnh đạo, quản lý của Lớp hoàn chỉnh

Chương trình cao cấp lý luận chính trị Khóa 4

Trang 2

B NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

1.1 Một số khái niệm cơ bản

- Giới và giới tính

Giới và giới tính là hai khái niệm có quan hệ mật thiết với nhau Sự phân biệt khái niệm “giới” và “giới tính” được quy định tại Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm

2006 như sau:

“1 Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan

hệ xã hội.

2 Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ”.

Như vậy, khái niệm “giới” và “giới tính” giúp phân biệt đặc điểm của nữ giới

và nam giới để hiểu rõ thực chất và cơ chế hình thành các đặc điểm đó Sự khác nhau giữa “giới” và “giới tính” được thể hiện cụ thể qua các nội dung sau:

- “Giới tính” là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện sinh học, có sẵn từ khi sinh ra Còn “giới” đề cập đến vị trí, vai trò của nam và nữ

mà xã hội mong muốn, kỳ vọng

- “Giới tính” mang tính ổn định cao và bị quy định bởi quy luật sinh học Còn

“giới” được hình thành trong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành

- Đặc điểm giới tính mang tính đồng nhất (ở mọi nơi trên thế giới đều giống nhau) và khó thay đổi thì các đặc điểm giới lại rất đa dạng, phong phú và có thể thay đổi ở từng quốc gia, dân tộc dưới sự tác động của các yếu tố xã hội

- Định kiến giới

Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 ghi rõ: “Định kiến giới là nhận thức,

thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ” Nói cách khác, đây là những suy nghĩ phổ biến của cộng đồng xã

hội về khả năng và công việc của nữ giới và nam giới, tức là những gì nữ giới và nam giới có thể làm, cần làm và nên làm

- Vai trò giới

Vai trò giới là tập hợp những hoạt động và hành vi ứng xử mà nam giới và nữ

giới học được và thể hiện trong thực tế, dựa trên mong đợi từ phía xã hội đối với họ.

Các vai trò giới là đa dạng (tùy thuộc vào vị trí và bối cảnh), thay đổi theo thời gian (tương ứng với sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh) và thay đổi theo

Trang 3

sự thay đổi của quan niệm xã hội (tương ứng với việc chấp nhận hoặc không chấp nhận một hành vi ứng xử vai trò nào đó)

- Phân biệt đối xử theo giới

Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 của Việt Nam ghi rõ: Phân biệt đối xử

về giới là việc hạn chê, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

- Bình đẳng giới

Bình đẳng giới là tình trạng không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính (về quyền, trách nhiệm và cơ hội) Nhờ vậy, nữ giới và nam giới được tôn trọng ngang nhau, được tiếp cận các nguồn lực như nhau, được thụ hưởng thành quả như nhau, có cơ hội và điều kiện như nhau để nhận biết được các quyền con người của mình và khả năng đóng góp của bản thân vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của đất nước

- Bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý

Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về lãnh đạo, quản lý, tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này, lãnh đạo và quản lý được hiểu theo nghĩa những vị trí lãnh đạo, những vị trí quản lý chính thức hay chức vụ chính thức trong hệ thống chính trị Việt Nam Như vậy, bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở đây được giới hạn ở việc xem xét bình đẳng giới trong các vị trí, chức vụ lãnh đạo, quản lý

chính thức trong hệ thống chính trị Theo phạm vi này, bình đẳng giới trong lãnh

đạo, quản lý có nghĩa là nam giới, nữ giới có vị trí, vai trò ngang nhau trong công tác lãnh đạo, quản lý, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình ngang nhau và được thụ hưởng kết quả bổ nhiệm vào những vị trí lãnh đạo, quản

lý chính thức trong hệ thống chính trị ngang nhau.

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý của việc thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý

Thúc đầy sự tham gia lãnh đạo, quản lý của nữ giới trong hệ thống chính trị ở Việt Nam phù hợp với đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ đối với công tác thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua việc phê duyệt các Công ước quốc tế liên quan đến bình đẳng giới như Công ước CEDAW Cam kết chính trị của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý

Trang 4

cũng được thể hiện trong các văn bản pháp luật cao nhất như Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện bình đẳng giới và công tác phụ nữ như:

- Chỉ thị số 37 – CT/TW ngày 16-5-1994 của Ban Bí thư Trung ương về một

số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới

- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ

nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 4-6-2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới

- Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19-5-2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới

- Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24-12-2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020

- Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 22-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015

- Quyết định số 56/2011/QĐ-TTg ngày 14-10-2011 của Thủ tướng Chính phủ

về việc ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia

- Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 2-10-2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020

- Thông báo Kết luận số 196-TB/TW ngày 16-3-2015 của Ban Bí thư về Đề

án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến

bộ của phụ nữ trong tình hình mới”

- Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 28-1-2016 của thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Thông báo kết luận số 196-TB/TW ngày 16-3-2015 của Ban Bí thư về Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới”

- Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương

về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Trang 5

- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương

về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cảc đơn vị sự nghiệp công lập

- Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20-1-2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định rõ quyền bình đẳng của công dân, quyền bình đẳng giới trong việc tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Quy định rõ tại Điều 16, Điều 26, Điều 27, Điều 28

và Điều 29 của Hiến pháp 2013

Luật Bình đẳng giới năm 2006 khẳng định các quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý tại điều 11 như sau:

“Nam nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

Nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức”

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý phù hợp với mục tiêu đầu tiên của Chiến lược về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 là: “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị” Chiến lược đã cụ thể hóa mục tiêu này thành các chỉ tiêu cụ thể:

Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy đảng nhiệm kỳ 2016 –

2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2020 trên 35%

Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95%

bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ

Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ quan

của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Trang 6

2 Thực trạng bình đẳng giới trong chính trị của phụ nữ Việt Nam và liên hệ thực tiễn ở tỉnh Bình Định hiện nay

2.1 Thực trạng bình đẳng giới trong các cấp ủy đảng

Trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý nói riêng Cam kết chính trị của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới trong chính trị được thể hiện cụ thể qua nhiều nghị quyết, chỉ thị, luật, chính sách về bình đẳng giới

và công tác cán bộ Cụ thể, Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đưa ra chỉ tiêu cán bộ nữ trong các cấp ủy đảng: “Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên” Sau đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 và đến cuối năm 2017, tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp ủy đảng vẫn chưa đạt chỉ tiêu Cụ thể:

- Đảng bộ, chi bộ cơ sở: Tỷ lệ cấp ủy viên là nữ chiếm 19,69%

- Đảng bộ cấp huyện và tương đương: Tỷ lệ cấp ủy viên là nữ chiếm 14,3%

- Đảng bộ trực thuộc Trung ương: Tỷ lệ cấp ủy viên là nữ chiếm 13,3%.1

Nghị quyết số 11-NQ/TW đưa ra chỉ tiêu cán bộ nữ cấp cao trong các cơ quan Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ phấn đấu đến năm 2020: “Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỷ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới” Sau Đại hội Đảng toàn quốc nhiệm kỳ 2016-2021, kết quả cho thấy, trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tỷ lệ nữ Ủy viên là 20/200 chiếm 10% Bộ Chính trị có 3 nữ ủy viên trong tổng số 19 ủy viên chiếm gần 15,8%

Như vậy, tỷ lệ nữ giới tham gia cấp ủy tại các cấp cơ sở, huyện, tỉnh và Trung ương mặc dù có tăng hơn nhiệm kỳ trước nhưng chưa đạt tỷ lệ 25% đề ra trong Nghị quyết số 11-NQ/TW và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020

2.2 Thực trạng bình đẳng giới trong các cơ quan dân cử

Nghị quyết số 11-NQ/TW đã đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 “nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%” Tuy nhiên, kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ

2016-2021 cho thấy, Việt Nam vẫn chưa đạt chỉ tiêu đã đề ra Cụ thể như sau:

- Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV là 26,72%

1 Xem Chính phủ: Báo cáo số 454/BC-CP ngày 17-10-2017 về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới,

Hà Nội, 2017, tr.10.

Trang 7

- Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021 cấp tỉnh đạt 26,54%.

- Tỷ lệ nữ cấp huyện đạt 27,85% (tăng 3,23%) và cấp xã đạt 26,59%.2

Như vậy, sau hai khóa Quốc hội (XII và XIII) tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội liên tục giảm3, nhiệm kỳ này (2016-2021) đã bắt đầu có sự tăng trở lại Đây cũng là nhiệm kỳ có tỷ lệ nữ ứng cử viên sau vòng hiệp thương thứ 3 cao nhất so với một

số nhiệm kỳ gần đây, đạt 38,79% Tuy nhiên, mặc dù Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 đã quy định về việc bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ nhưng trong đợt bầu cử vừa qua, có tới 23 địa phương chưa bố trí đủ số nữ ứng cử viên trong danh sách bầu cử đại biểu Quốc hội theo quy định của luật Ba tỉnh Quảng Nam, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế (riêng Tây Ninh, Thừa Thiên Huế cả hai nhiệm kỳ XIII và XIV) không có nữ đại biểu Quốc hội4

2.3 Thực trạng bình đẳng giới trong bộ máy hành chính cấp Trung ương và địa phương

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đề ra chỉ tiêu cán

bộ lãnh đạo nữ trong bộ máy chính quyền nhà nước như sau: “Phấn đấu đến năm

2020 đạt 95% bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ” Tuy nhiên, tính đến hết tháng 8-2017, tình hình thực hiện và đánh giá khả năng thực hiện chỉ tiêu đến năm 2020 cho thấy, Việt Nam chưa thể đạt được chỉ tiêu này

Đến tháng 8-2017, chúng ta có 12/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nữ cán bộ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt, gồm: 10/22 bộ, cơ quan ngang bộ5 và 2/8 cơ quan thuộc Chính phủ6, đạt tỷ lệ 40% (giảm 7% so với năm 2015) Ở cấp tỉnh, có 16/63 địa phương có nữ lãnh đạo chủ chốt chiếm tỷ lệ 25,39%

Ở cấp huyện, một số địa phương có tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý cấp huyện cao

từ 20% trở lên như: Bình Dương (24,24%), Thành phố Hồ Chí Minh (22,45%),

2 Xem Chính phủ: Báo cáo số 454/BC-CP ngày 17-10-2017 về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới,

Hà Nội, 2017.

3 Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XI là 27,31%; khóa XII là 25,76% và khóa XIII là 24,4%.

4 Xem Chính phủ: Báo cáo số 454/BC-CP ngày 17-10-2017 về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới,

Hà Nội, 2017, tr.10-11.

5 Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước.

6 Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam.

Trang 8

Ninh Bình (20,69%) Các tỉnh Cà Mau, Bình Thuận không có nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp này7

Một số địa phương có tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý cấp xã cao là Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 32,18%), thành phố Đà Nẵng (25,79%), Bình Dương (25,40%), Đồng Nai (24,8%) Nhiều tỉnh, thành phố có tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý cấp xã dưới 5%, trong đó phần lớn là các tỉnh, thành phố miền Bắc

2.4 Thực trạng bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội

Nghị quyết số 11-NQ/TW đưa ra chỉ tiêu lãnh đạo nữ trong bộ máy chính quyền nhà nước: Phấn đâu đến năm 2020 “các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ” Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đưa ra chỉ tiêu: “Phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức

có tỷ lệ 30% trở lên là nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động”

Việc thu thập số liệu chỉ tiêu này hiện đang gặp nhiều khó khăn, chưa có cơ quan được giao chủ trì thực hiện thống kê số liệu này, do đó không thu thập được

số liệu này8

2.5 Liên hệ thực tiễn bình đẳng giới trong chính trị ở tỉnh Bình Định 9

- Tỷ lệ nữ đảng viên/ tổng số đảng viên: Năm 2014: 11.781/41.708 đảng viên

(tỷ lệ 28,2%) Năm 2015: 12.559/43.627 đảng viên (tỷ lệ 28,8%)

- Tỷ lệ nữ được kết nạp vào Đảng/ tổng số đảng viên mới được kết nạp: Năm 2014:

829/2.156 đảng viên (tỷ lệ 38,5%) Năm 2015: 959/ 2.325 đảng viên (tỷ lệ 41,2%)

- Tỷ lệ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng thuộc nhiệm kỳ Đại hội Đảng XII/ tổng

số nữ đảng viên thuộc cùng một cấp uỷ.

Cấp uỷ tỉnh 4/49 (Tỷ lệ 8,16%) 4/48 (Tỷ lệ 8,3%)

Cấp uỷ huyện 42/364 (Tỷ lệ 11,5%) 38/357 (Tỷ lệ 10,6%)

Cấp uỷ xã 306/2151 (Tỷ lệ 14,2%) 304/2157 (Tỷ lệ 14,1%)

7 Bộ Nội vụ: Báo cáo số 4949/BC-BNV ngày 20-10-2016 về số liệu nữ lãnh đạo, quản lý chính quyền các cấp cuối

nhiệm kỳ 2011-2016.

8 Xem Chính phủ: Báo cáo số 454/BC-CP ngày 17-10-2017 về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới,

Hà Nội, 2017, tr.12.

9 Xem Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định: Báo cáo số 15/BC-UBND ngày 16-3-2016 về tình hình thực hiện Bình đẳng

giới và việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới tại tỉnh Bình Định, tr.5-6.

Trang 9

- Tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội/ tổng số đại biểu Quốc hội tại địa phương: Nữ

đại biểu Quốc hội khoá XIII: 2/8 đại biểu (Tỷ lệ 25%) Nữ đại biểu Quốc hội khoá XIV: 3/8 đại biểu (Tỷ lệ 37,5%)

- Tỷ lệ nữ tham gia HĐND các cấp/ tổng số đại biểu tham gia HĐND cùng cấp: Theo số liệu thống kê đầu nhiệm kỳ 2016-2021, toàn tỉnh có 720 đại biểu

HĐND các cấp là nữ Trong đó:

+ Đại biểu HĐND cấp tỉnh có 13/61 (Tỷ lệ 21,31%);

+ Đại biểu HĐND cấp huyện có 72/390 (Tỷ lệ 18,46%);

+ Đại biểu HĐND cấp xã có 635/4.156 (Tỷ lệ 15,28%);

- Tỷ lệ nữ là lãnh đạo UBND tỉnh: 01/4 (Tỷ lệ 25%).

- Tỷ lệ lãnh đạo nữ cấp sở, ngành và tương đương:

+ Trưởng ban, ngành và tương đương: 02/36 (Tỷ lệ 5,6%)

+ Phó Trưởng ban, ngành và tương đương: 06/68 (Tỷ lệ 8,8%)

- Tỷ lệ lãnh đạo nữ là lãnh đạo cấp phòng trở lên:

+ Trưởng phòng và tương đương: 10/80 (Tỷ lệ 12,5%)

+ Phó Trưởng phòng và tương đương: 29/92 (Tỷ lệ 31,5%)

Theo báo cáo số 106 - BC/TU ngày 23/02/2016 của Tỉnh uỷ về Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì tỷ lệ cán bộ nữ trong cơ cấu đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể của tỉnh chưa tương xứng với lực lượng lao động nữ trong toàn tỉnh (cấp tỉnh 10%, cấp huyện 3,01 %, cấp xã, phường 4,5%)

- Đánh giá nguyên nhân thành công và chưa thành công trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị tại địa phương:

+ Thuận lợi: Nhận thức và sự quan tâm, tạo điều kiện của Cấp uỷ Đảng,

Chính quyền địa phương đã có sự chuyển biến: trong việc quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ nữ; tạo điều kiện để Hội LHPN tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước để thông qua đó thực hiện vai trò của Hội LHPN trong việc đại diện cho quyền lợi, lợi ích chính đáng của Phụ nữ, trẻ em trên các lĩnh vực Bên cạnh đó, các tầng lớp phụ nữ ngày càng có ý thức hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội; thể hiện sự năng động, sáng tạo, khắc phục khó khăn

để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác, tổ chức tốt cuộc sống gia đình

+ Khó khăn: Một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm tới việc

quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ nữ Một số nơi có quy hoạch nhưng thiếu

Trang 10

quan tâm đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện, cơ hội cho cán bộ nữ được rèn luyện và thể hiện năng lực Bên cạnh đó, nhiều cán bộ nữ cũng chưa thực sự có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt; trong thực tế quá trình lấy phiếu thăm dò tín nhiệm các chức danh lãnh đạo, tỷ lệ cán bộ nữ được tín nhiệm còn thấp

Qui định về độ tuổi nghỉ hưu đối với nữ là 55, nam là 60 nên độ tuổi được cử

đi đào tạo và đưa vào qui hoạch dự nguồn, bổ nhiệm cán bộ quản lý lần đầu của nữ thấp hơn nam 5 tuổi Điều này đã làm giảm cơ hội, động cơ phấn đấu, tham gia vào các hoạt động xã hội của nhiều phụ nữ

Quy định chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh được cử đi học, trong đó có trợ cấp bổ sung đối với cán bộ, công chức là nữ đi học ngoài các chế

độ trợ cấp chung (nếu là cán bộ nữ được trợ cấp thêm 75.000đồng/người/tháng; nếu đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được trợ cấp thêm 150.000đồng/người/tháng)

đã góp phần động viên cán bộ nữ phấn đấu học tập nâng cao trình độ Tuy nhiên, vẫn chưa có các quy định cụ thể nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong đào tạo - bồi dưỡng như: quy định ưu tiên cử cán bộ nữ có cùng tiêu chuẩn, điều kiện đi học trước; các khoá đào tạo, bồi dưỡng phải bảo đảm tỷ lệ nữ… Do đó, trong thực tế vì nhiều lý do khác nhau tỷ lệ cán bộ nữ tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng vẫn còn thấp

Hiện nay, cơ cấu lãnh đạo nữ trong cấp ủy Đảng, cơ quan quản lý nhà nước còn thấp chưa tương xứng với lực lượng lao động nữ; Y tế và Giáo dục là hai ngành có tỷ lệ lao động nữ trên 50% nhưng tới nay cũng không có cán bộ lãnh đạo cấp sở là nữ Đội ngũ cán bộ nữ dự nguồn các chức danh lãnh đạo chiếm tỷ lệ thấp

Vì vậy, nếu trong thời gian đến không có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát thì cơ cấu cán bộ lãnh đạo nữ các cấp sẽ tiếp tục hẫng hụt

3 Một số giải pháp cơ bản thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị ở Việt Nam

nói chung và ở tỉnh Bình Định nói riêng thời gian đến

3.1 Nhóm các giải pháp liên quan đến khung luật pháp, chính sách thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị

Thứ nhất, rà soát lại những chỉ tiêu về tỷ lệ nữ làm lãnh đạo, quản lý còn đang

mang tính định tính và thiếu cụ thể Bổ sung những chỉ tiêu cụ thể, định lượng về

tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý như đưa chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý trong các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân Trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, bổ sung các chỉ tiêu cho các nữ giới trong toàn bộ quá trình cán bộ, đảm bảo các chỉ tiêu cán bộ được cập nhập hàng năm

Ngày đăng: 10/02/2020, 16:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w