Bản tài liệu chuẩn ôn tập sinh học lớp 10

123 7K 10
Bản tài liệu chuẩn ôn tập sinh học lớp 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG I. Các cấp tổ chức của thế giới sống: - Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ từ thấp đến cao: phân tử → bào quan→ tế bào→ mô → cơ quan→ hệ cơ quan→ cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái. - Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã,hệ sinh thái - Trong đó, tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống: 1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: - Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên. - Ngoài đặc điểm của tổ sống cấp thấp, tổ chức cấp cao còn có những đặc tính riêng mà tổ chức sống cấp thấp hơn không có gọi là đặc tính nổi trội. - Đặc tính nổi trội của thế giới sống: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, tự điều chỉnh, tiến hóa thích nghi. - Ví dụ: 1 TB thần kinh có nhiệm vụ dẫn truyền xung TK, 10 12 TB thần kinh tập hợp thành não: trí thông minh, trạng thái tình cảm. 2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh: - Hệ thống mở: Sinh vật không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường, chịu sự tác động của môi trường và góp phần làm biến đổi môi trường. - Tự điều chỉnh: là cơ chế duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển. 3. Thế giới sống liên tục tiến hóa: - Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ TB này đến TB khác dẫ đến mọi sinh vật đều có đặc điểm chung. - Sinh vật luôn phát sinh biến dị di truyền luôn chon lọc và giữ lại những dạng sống thích nghi với môi trường khác nhau. - Sinh vật luôn tiến hóa tạo thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú. ÔN TẬP Câu 1. Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản? - Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc rất chặc chẽ. - Gồm các cấp tổ chức cơ bản: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Trong đó, tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật 1 Câu 2. Tại sao nói hệ sống là hệ thống mở và tự điểu chỉnh? Cho ví dụ - Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường và sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường. - Mọi cấp độ tổ chức từ sống đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống à hệ thống cân bằng và phát triển. - Ví dụ: khi trời nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao dẫn đến nhiệt độ cơ thể nóng lên, cơ //thể sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách: lỗ chân lông mở ra thoát hơi nước ( đổ mồ hôi) đồng thời tim đập nhanh hơn và thở mạnh hơn để nhiệt độ cơ thể được điều hòa. Câu 3. Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người. - Sau khi ăn nhiều tinh bột: nồng độ glucozơ trong máu cao gan sẽ đưa glucozơ về dạng glycogen dự trữ. - Xa bữa ăn: nồng độ glucozơ trong máu thấp gan sẽ chuyển glycogen dự trữ thành glucozơ đưa vào máu. Câu 4. Trình bày đặc điểm chung của các tổ chức sống. a. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc - Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc từ thấp đến cao: thấp nhất là nguyên tử cao nhất là sinh quyển. - Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên. - Tổ chức sống cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp mà còn có những đặc tính nổi trội hơn. b. Hệ thống mở và tự điều chỉnh - Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường và sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường. - Mọi cấp độ tổ chức từ sống đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống à hệ thống cân bằng và phát triển. c. Thế giới sống liên tục tiến hóa - Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa. Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thong tin trên AND từ TB này Sang TB khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Các sinh vật trên Trái Đất đều có đặc điểm chung do có chung nguồn gốc nhưng luôn tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau và thế giới sống đa dạng và phong phú. Câu 5. Tại sao tế bào được xem là tổ chức cơ bản của cơ thể sống ? Vì: - Mọi hoạt động sống đều diễn ra trong TB - Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ Tb - TB được cấu tạo bởi nguyên tử, phân tử, đại phân tử, bào quan và chúng chỉ thực hiện chức năng sống khi chúng tướng tác lẫn nhau và nằm trong TB toàn vẹn. 2 Câu 6. Trình bày khái quát nhất các khái niệm sau: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và Sinh quyển? – Mô: là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định. – Cơ quan: là tập hợp của nhiều mô khác nhau. – Hệ cơ quan: là tập hợp của nhiều cơ quan khác nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định. – Cơ thể: được cấu tạo từ các cơ quan và hệ cơ quan. – Quần thể: là một nhóm các cá thể cùng loài cùng sống trong 1 khu phân bố xác định, vào một thời điểm nhất định. – Quần xã: gồm nhiều quần thể của các loài khác nhau. – Hệ sinh thái: bao gồm quần xã và môi trường sống của chúng. – Sinh quyển: là hệ sinh thái lớn nhất bao gồm tất cả các quần xã của Trái Đất và sinh cảnh của chúng. Câu 7. Tại sao TB vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đvị chức năng? - Đvị cấu trúc: + Mọi sv đều được cấu tạo từ TB + MỖi TB đều có cấu trúc gồm: nhân, MSC,TBC, Nhưng các bào quan này chỉ thực hiện dưdợc chức năng của chúng khi chúng nằm trong mối tương tác lẫn nhau trong tổ chức TB toàn vẹn. - Đvị chức năng: + Tất cả các hoạt động sống của tb như: TĐC, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, đều được diễn ra rong tb, dù là cơ thể đơn bào or đa bào + Sự tổn thương của TB sẽ dẫn đến tổn thương mô, cq, hệ cq, cơ thể ( đối với sv đa bào) và có thể gây chết ( đối vs cơ thể đơn bào ) Câu 8. Tại sao ăn uống không hợp lí sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh? Cơ quan nào trong cơ thể người giữ vai trò chủ đạo trong điều khiển cân bằng nội môi? Gợi ý: cho ví dụ minh hoạ một số bệnh do ăn uông không hợp lí: ăn nhiều thịt ( giàu protein) thì cơ thể sẽ ko sử dụng hết các aa vào việc cấu tạo nên protein của cơ thể mà lại phân huỷ chúng làm cho gan làm việc quá tải và thận phải làm việc nhiều để loại bỏ bớt ure( sản phẩm độc của quá trình phân giải protein) Trẻ em ăn nhiều thịt bị béo phì, hoặc thiếu ăn thì bị suy dinh dưỡng Hệ nội tiết, hệ thần kinh điều hoà căn băng cơ thể 3 Số tiết của bài: 1 Tuần dạy: 2 Tiết chương trình: 2 Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới: 1. Khái niệm giới: - Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. - VD: giới động vật, thực vật - Đơn vị phân loại nhỏ dần: Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài. 2. Hệ thống phân loại 5 giới: - Oaitâykơ và Magulis chia thế giới sinh vật thành 5 giới: Khởi sinh ( TB nhân sơ), Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật( TB nhân thực) - Cơ sở: Loại tế bào, cấp độ tổ chức cơ thể, phương thức dinh dưỡng II. Đặc điểm chính của mỗi giới: 1. Giới Khởi sinh: (Monera) - Loại TB: nhân sơ - Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn bào. - Phương thức dinh dưỡng: hoại sinh, kí sinh, tự tổng hợp chất hữu cơ - Đại diện: vi khuẩn - Đặc điểm khác: kích thước rất nhỏ bé, sống khắp nơi. 2. Giới Nguyên sinh: (Protista) a.Tảo b.Nấm nhầy c.Động vật nguyên sinh - Loại TB: nhân thực - Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn bào hay đa bào - Phương thức dinh dưỡng: tự tổng hợp chất hữu cơ – quang tự dưỡng - Đại diện: tảo lục, nâu, đỏ - Đặc điểm khác: sống trong nước - Loại TB: nhân thực - Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn bào và hợp bào - Phương thức dinh dưỡng: dị dưỡng, hoại sinh - Đại diện: nấm nhầy - Đặc điểm khác: - Loại TB: nhân thực - Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn bào - Phương thức dinh dưỡng: dị dưỡng, tự dưỡng - Đại diện: Amip, trùng roi, bào tử - Đặc điểm khác: 4 3. Giới Nấm: (Fungi) - Loại TB: nhân thực - Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn bào hoặc đa bào - Phương thức dinh dưỡng: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh - Đại diện: men, sợi, đảm, địa y - Đặc điểm khác: cấu trúc dạng sợi, thành kitin, không lục lạp, không xenluloxzo, sinh sản hữu tính hoặc vô tính bằng bào tử 4. Giới Thực vật: (Plantae) - Loại TB: nhân thực - Cấp độ tổ chức cơ thể: đa bào - Phương thức dinh dưỡng: tự dưỡng - Đại diện: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. - Đặc điểm khác: có diệp lục tố, có thành xenlulozo, sống cố định, phản ứng chậm - Tổ tiên: tảo lục đa bào nguyên thủy - Vai trò: cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu, điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm,… cho con người. 5. Giới Động vật: (Amialia) - Loại TB: nhân thực - Cấp độ tổ chức cơ thể: đa bào - Phương thức dinh dưỡng: dị dưỡng - Đại diện: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai, Động vật có xương sống. - Đặc điểm khác: không sắc tố QH, không thành xenlulozo, di chuyển, phản ứng nhanh - Tổ tiên: tập đoàn đơn bào dạng trùng roi nguyên thủy. - Có vai trò quan trọng với tự nhiên và con người. ÔN TẬP Câu 1. Những giới sinh vật nào gồm các sinh vật nhân thực? Gồm: Giới Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật. Câu 2. Hãy trình bày đặc điểm chính của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm. 5 a.Giới Khởi sinh: (Monera) - Đại diện: vi khuẩn - Tế bào nhân sơ - Cơ thể đơn bào, kích thước rất nhỏ (1-5 µm) - Môi trường sống: đất, nước, không khí, sinh vật - Hình thức sống: tự tự dưỡng dị dưỡng hoại sinh, kí sinh. b. Giới Nguyên sinh: (Protista) - Đại diện: Tảo đơn bào, trùng roi, nấm nhầy,… - Gồm: nhóm Tảo, nhóm Nấm nhầy, nhóm Động vật nguyên sinh. - Cơ thể gồm những tế bào nhân thực, đơn bào. - Hình thức sống: tự dưỡng, dị dưỡng, hoại sinh. c. Giới Nấm: (Fungi) - Đại diện: nấm rơm, nấm mốc, nấm men,… - Tế bào nhân thực. - Cơ thể đơn bào và đa bào dạng sợi. - Cấu tạo cơ thể có thành tế bào là kitin, không có lục lạp. - Hình thức sống: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh. Câu 3. Nguyên nhân làm cho độ đa dạng sinh học ở Việt Nam giảm sút và tăng độ ô nhiễm môi trường, chúng ta cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học? Nguyên nhân: - Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi tường sống của động vật. - Săn bắt buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển. Biện pháp bảo vệ: - Cần có những biện pháp cấm đốt , phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật. - Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường. Câu 4. Vì sao chúng ta phải bảo vệ rừng? - Vai trò : cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu, điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm, chống sạt lỡ, sói mòn, lũ lụt, hạn hán.… cho con người. Câu 5. Sự khác biệt cơ bản giữa giới Động vật và giới Thực vật 6 Giới Thực vật: (Plantae) Giới Động vật: (Amialia) Đại diện Gồm 4 ngành: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. Gồm 9 ngành sinh vật: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai, Động vật có xương sống. Cấu tạo - Cơ thể đa bào, nhân thực, có thành Xenlulôzơ, có bào quan là lục lạp. - Là sinh vật tự dưỡng sống cố định, phản ứng chậm . - Cơ thể đa bào, nhân thực, không có thành tế bào, không có bào quan là lục lạp. - Sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh Kiểu dinh dưỡng Tự dưỡng Dị dưỡng Câu 6. Thực vật có nguồn gốc từ đâu? Tảo lục đơn bào nguyên thủy. Câu 7. Hãy trình bày hệ thống phân loại 5 giới sinh vật của Whittaker. Dựa vào những tiêu chí nào để phân loại sinh vật? Dựa vào 3 tiêu chí; - Loại tế bào. - Mức độ tổ chức cơ thể. - Kiểu dinh dưỡng. Câu 8. Vì sao nấm không được xếp vào giới thực vật ? Vì: - Thành tế bào là kitin không phải xenluluzơ - Không có bào quan là lục lạp - Cơ thể có cấu tạo đơn bào, thực vật là cấu tạo đa bào. 7 Phần II: SINH HỌC TẾ BÀO Chương I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC I. Các nguyên tố hóa học: - Thế giới sống và không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. - Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 96%. - Nguyên tố C có vai trò đặc biệt quang trọng vì có thể tạo 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác tạo sự đa dạng các pt hữu cơ. - Căn cớ vào hàm lượng các nguyên tố trong cơ thể sống. + Nguyên tố đại lượng (Có hàm lượng ≥ 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ (protein, cacbohidrat, lipit, axitnucleic) và vô cơ để cấu tạo nên tế bào, tham gia các hoạt động sinh lí của tế bào. Bao gồm các nguyên tố như C, H, O, N, Ca, S, Mg … + Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng ≤0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo nên các enzim, hoocmon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố như Cu, Fe, Mn, Co, Zn… + Nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng không thể thiếu. Ví dụ :Iot, Mo II. Nước và vai trò của nước trong tế bào: 1. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước: - Cấu tạo: gồm 1 nguyên tử Ôxi và 2 nguyên tử Hiđrô, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. 8 Số tiết của bài: 1 Tuần dạy: 3 Tiết chương trình: 3 - CTHH: H 2 O - Đặc tính lý hóa của nước: do đôi điện tử chung bị kéo về phía Ôxi nên phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu nên phân tử nước có tính phân cực, các phân tử nước này hút phân tử kia(bằng lk hydro) và hút các phân tử khác nên nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể sống. 2. Vai trò của nước đối với tế bào: - Nước tồn tại dạng tự do và dạng liên kết - Nước chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào nên có vai trò quang trọng - Nước là thành phần chủ yếu của mọi cơ thể sống. - Nước là dung môi hòa tan các chất cần thiết cho cơ thể sống. - Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa. - Ổn định nhiệt độ cho TB. - Tham gia các phản ứng sinh hóa: nguyên liệu cho quá trình quang hợp. ÔN TẬP Câu 1. Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người. + Nguyên tố vi lượng : chiếm tỉ lệ < 0,01% như Fe, Zn, Cu, I,… Nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng không thể thiếu. + Có vai trò hoạt hóa enzim Ví dụ: Thiếu Iot ở động vật dẫn đến bệnh bướu cổ, trí não kém phát triển. Câu 2. Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không? Vì có nước mới có sự sống: - Nước là thành phần cấu tạo tế bào, qui định hình dạng của tế bào. - Nước là dung môi hòa tan các chất. - Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa. - Nước là nguyên liệu cho quá trình quang hợp - Giúp ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể. Nước chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa các chất để duy trì sự sống. Câu 3. Tại sao chúng ta cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau ? - Do cơ thể chúng ta cần nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau >Nếu ăn nhiều loại thức ăn khác nhau sẽ có sự đa dạng về các chất dinh dưỡng >cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ các loại nguyên tố cần thiết. - Ngoài ra,ăn nhiều loại thức ăn sẽ đem lại cảm giác ngon miệng. 9 Câu 4. Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước? Từ đó giải thích các hiện tượng sau: + Tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước? + Tại sao nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài được? – Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực. – Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng trên bề mặt. Khi nhện nước đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng, và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với không khí. Điều đó có nghĩa là nó hoạt động giống như tấm bạt lò xo, trũng xuống và hỗ trợ cân nặng của sinh vật. Sức căng mặt nước không những giữ cho nhện nước nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy trên mặt nước. – Nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài qua lỗ khí tạo thành cột nước liên tục trên mạch gỗ nhờ có sự liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. Câu 5. Trình bày cấu trúc hóa học của nước và vai trò của nước trong tế bào a. Cấu trúc hóa học của nước - Cấu tạ: gồm 1 nguyên tử Ôxi và 2 nguyên tử Hiđrô, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. - Do đôi điện tử chung bị kéo về phía Ôxi nên phân tử nước có tính phân cực, các phân tử nước này hút phân tử kia và hút các phân tử khác nên nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể sống. b. Vai trò của nước trong tế bào - Nước là thành phần cấu tạo tế bào, qui định hình dạng của tế bào. - Nước là dung môi hòa tan các chất. - Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa. - Nước là nguyên liệu cho quá trình quang hợp - Giúp ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể. - Nước chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa các chất để duy trì sự sống. Câu 6. Đưa TB sống vào ngăn đá của tủ lạnh có hậu quả gì? - Nước trong TB sẽ đóng băng làm tăng thể tích và tinh thể nước sẽ phá vỡ thành TB, TB sẽ bị chết Câu 7. Kể tên các nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể và vỏ Trái đất mà em biết? Trong các nguyên tố đó, những nguyên tố nào đóng vai trò chính cấu tạo nên cơ thể sống? Vì sao? - Thế giới sống và không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Trong thế giới sống, các nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống gồm: C, H, O, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg…Trong đó các nguyên tố C, H, O, N đóng vai trò chính, chúng chiếm khoảng 96 % khối lượng cơ thể sống. Vì chúng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, cacbohidrat, lipit, axit nuclêic là những chất hoá học chính cấu tạo nên tế 10 [...]... minh nhân chứa thông tin di truyền của tế bào - Ví dụ 2: Amip đơn bào được cắt thành 2 phần: 1 phần chứa nhân và 1 phần không chứa nhân,cả 2 phần đều co tròn lại và màng sinh chất được khôi phục lại + Phần có nhân tăng trưởng và phát triển bình thường, sinh sản và phân đôi + Phần không có nhân có thể chuyển động, nhận thức ăn nhưng không sản xuất được enzim,không tăng trưởng và không sinh sản.và chết... 2: Amip đơn bào được cắt thành 2 phần : 1 phần chứa nhân và 1 phần không chứa nhân,cả 2 phần đều co tròn lại và màng sinh chất được khôi phục lại + Phần có nhân tăng trưởng và phát triển bình thường ,sinh sản và phân đôi + phần không có nhân có thể chuyển động,nhận thức ăn nhưng không sản xuất được enzim,không tăng trưởng và không sinh sản.và chết sau khi tiêu hết chất dự trữ.Ví dụ này chứng minh nhân... mà prôtêin của chúng lại không bị hỏng? - Khi nhiệt độ môi trường quá cao có thể phá hủy cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm cho chúng mất chức năng (hiện tượng biến tính của prôtêin) - Một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100 0 C mà prôtêin của chúng lại không bị hỏng do prôtêin của các loại sinh vật này có cấu trúc đặc biệt nên không bị biến tính khi ở nhiệt... hêmôglôbin - Bảo vệ cơ thể Ví dụ: các kháng thể (có bản chất là prôtêin) có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh - Thu nhận thông tin Ví dụ: các thụ thể trong tế bào - Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa Ví dụ: các enzim (có bản chất là prôtêin) đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng sinh học - Điều hoà quá trình trao đổi chất Các hoocmôn - phần lớn là prôtêin – có chức năng điều hoà... Riboxom - Người phiên dịch: dịch thông tin dưới dạng trình tự Nu trên ADN thành trình tự aa trong pt protein - Chiếm 10 – 20% ÔN TẬP Câu 1 Nêu cấu trúc và chức năng của ADN? a Cấu trúc của ADN: *.Cấu trúc hóa học - Phân tử ADN có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit Mỗi nuclêôtit có cấu tạo gồm 3 thành phần: + Đường Đêôxiribô (Pentôzơ): C5H10O4 + Nhóm Phôtphat: H3PO4 + Bazơ Nitơ:... môi trường nhanh, tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh II Cấu tạo tế bào nhân sơ: Gồm: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân 1 Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi: a.Thành tế bào: - Peptiđôglican: cấu tạo từ các chuỗi cacbohydrat lk nhau bằng các đoạn polypeptit gắn - Chức năng: quy định hình dạng tế bào vi khuẩn, bảo vệ tế bào - Dựa vào cấu tạo và thành phần hóa học của thành tế bào VK chia... hoạt động sống của tế bào - Chứa vật chất di truyền của TB ÔN TẬP Câu 1 Đặc điểm của tế bào nhân sơ là gì? - Chưa có nhân hoàn chỉnh - Chưa có hệ thống nội màng và các bào quan không có màng bao bọc - Kích thước nhỏ, khoảng từ 1- 5µm Kích thước tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh Câu 2 Thành tế bào vi khuẩn có chức năng gì?... Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào Câu 10 Trình bày chức năng của mỗi bộ phận cấu tạo nên VK? 30 Bộ phận cấu tạo Vỏ nhầy Thành tế bào Màng sinh chất Lông và roi Chức năng Bảo vệ Bảo vệ, quy định hình dạng tế bào Trao đổi chất với mt, bảo vệ - Lông: giúp vi khuẩn bám trên bề mặt vật chủ Tế bào chất - Roi: giúp vi khuẩn di chuyển - Nơi diễn ra các phản ứng sinh hoá, giúp tế bào - Bào tương TĐC - Ribôxôm... màng sinh chất, chất nguyên sinh và nhân - Nhân có màng bao bọc gọi là nhân thực - Chất nguyên sinh có hệ thống nội màng - Các bào quan đã có màng bao bọc II NHÂN TẾ BÀO 1.Cấu tạo - Hình cầu, đường kính 5 micro met - Có màng kép giống màng sinh chất, có nhiều lỗ nhân - Bên trong dịch nhân chứa NST gồm ADN liên kết với Protein và nhân con 2.Chức năng - Bộ phận quan trọng nhất của tế bào - Chứa đựng thông... (Pentôzơ): C5H10O5 + Nhóm phôtphat: H3PO4 + Bazơ nitơ: A, U, G, X - Các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste tạo thành chuỗi polinucleotit 2 Các loại ARN a ARN thông tin (mARN): - Có cấu tạo gồm một chuỗi pôlinuclêôtit, mạch thẳng - Có trình tự Nu đặc biệt để Riboxom nhận biết chiều TTDT để dịch mã - Chiếm 5 – 10% - Truyền thông tin di truyền từ ADN  riboxom - Làm khuôn cho quá trình . sống: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh. Câu 3. Nguyên nhân làm cho độ đa dạng sinh học ở Việt Nam giảm sút và tăng độ ô nhiễm môi trường, chúng ta cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học? Nguyên. Phương thức dinh dưỡng: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh - Đại diện: men, sợi, đảm, địa y - Đặc điểm khác: cấu trúc dạng sợi, thành kitin, không lục lạp, không xenluloxzo, sinh sản hữu tính hoặc vô. tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ TB này đến TB khác dẫ đến mọi sinh vật đều có đặc điểm chung. - Sinh vật luôn phát sinh biến dị di truyền luôn chon lọc và giữ lại những dạng

Ngày đăng: 12/08/2014, 19:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan