Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
150,5 KB
Nội dung
ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1 – SINH HỌC 12 Họ tên HS: ……………………………………………Lớp:…………… 1. Trong kỹ thuật tạo dòng ADN tổ hợp thao tác được thực hiện theo trình tự sau: A. Phân lập ADN → Nối ADN cho và nhận → Cắt phân tử ADN B. Cắt phân tử ADN → Phân lập ADN → Nối ADN cho và nhận C. Nối ADN cho và nhận → Phân lập ADN → Cắt phân tử ADN D. Phân lập ADN → Cắt phân tử ADN → Nối ADN cho và nhận 2. Hiện tượng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là do A. Rối loại phân li NST trong phân bào B. Tiếp hợp và trao đổi chéo bất thường C. Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp NST bất thường D.Thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác 3. Trong chọn giống vi sinh vật, phương pháp chọn giống nào dưới đây được sử dụng phổ biến A. Truyền cấy phôi B. Lai giống C. Gây đột biến nhân tạo D. Nuôi cấy mô 4. Bố bình thường, mẹ bị bệnh máu khó đông, thì: A. Con trai và con gái đều có thể bị bệnh B. Con trai bị bệnh C. Tất cả con đều bình thường D. Con gái bị bệnh 5. Một người mắc bệnh máu khó đông có một người em trai sinh đôi bình thường. Giới tính của người bệnh là: A. Trai B. Trai hoặc gái C. Gái D. Không thể xác định cụ thể được 6. Một quần thể người có tỉ lệ các nhóm máu là: máu A – 45%, máu B – 21%, máu AB – 30%, máu O – 4%. Tần số tương đối các alen qui định nhóm máu là: A. I A : 0,45; I B : 0,51; I O : 0,04 B. I A : 0,5; I B : 0,3; I O : 0,2 C. I A : 0,51; I B : 0,45; I O : 0,04 D. I A : 0,3; I B : 0,5; I O : 0,2 Một gen có chiều dài 2992 A 0 , có hiệu số giữa 2 loại nuclêôtit X – T = 564. Sau đột biến số liên kết hiđrô của gen là 2485. (Dùng dữ kiện trên trả lời các câu từ 7 đến 11) 7. Dạng đột biến nào sau đây không thể xảy ra: A. Thêm cặp nu B. Thay thế cặp nu C. Đảo vị trí các cặp nu D. Cả A và C 8. Số liên kết hiđrô của gen trước khi đột biến là: A. 2482 B. 3836 C. 2485 D. 2484 9. Nếu sau đột biến chiều dài của gen không đổi, thì dạng đột biến là: A. Thay 3 cặp nu A-T bằng 3 cặp nu G-X B. Thêm 1 cặp nu G-X C. Thay 3 cặp nu G-X bằng 3 cặp nu A-T D. Đảo vị trí 3 cặp nu 10. Nếu sau đột biến số lượng aa được tổng hợp không đổi và có thêm 1 aa mới. Dạng ĐB là: A. Thay 3 cặp nu A-T bằng 3 cặp nu G-X thuộc phạm vi 1 bộ ba. B. Thay 3 cặp nu A-T bằng 3 cặp nu G-X thuộc phạm vi 3 bộ ba kế tiếp nhau. C. Thêm 1 cặp nu G-X ở bộ ba thứ 36. D. Thay 3 cặp nu G-X bằng 3 cặp nu A-T thuộc phạm vi 1 bộ ba. 11. Nếu sau đột biến chiều dài của gen tăng thêm 3,4 A 0 , thì dạng đột biến là: A. Thêm 1 cặp nu B. Thêm 1 cặp A-T C. Thêm 1 cặp G-X D. Cả A,B và C 12. Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn để A. Củng cố các đặc tính quý B. Chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai, tạo giống mới C.Tạo dòng thuần, kiểm tra và đánh giá kiểu gen của từng dòng thuần D.Cả A, B, C đều đúng 13. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân đối bất thường giữa các crômatit trong cặp tương đồng ở kì đầu 1 phân bào giảm nhiễm dẫn đến xuất hiện đột biến A. Đảo đoạn NST B. Đa bội C. Đột biến gen D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể 14. Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần A. Tạo ưu thế lai B. Hiện tượng thoái hoá C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm D. Tạo ra dòng thuần 15. Thường biến là những biến đổi ở (G: kiểu gen, H: kiểu hình) của cùng một (G: kiểu gen, H: kiểu hình) phát sinh trong quá trình (B: biệt hoá tế bào, P: phát triển cá thể) dưới ảnh hưởng của (K: kiểu gen, M: môi trường) chứ không do sự biến đổi trong kiểu gen A. H, G, P, G B. H, G, P, M C. G, H, P, M D. H, G, B, M 16. Bệnh nào dưới đây của người là bệnh do đột biến gen lặn di truyền liên kết với giới tính A. Bệnh thiếu máu huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm B. Hội chứng Tớcnơ C. Hội chứng Claiphentơ D. Bệnh máu khó đông 17. Hội chứng nào say đây ở người là do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể A. Hội chứng Claiphentơ B. Hội chứng Đao C. Hội chứng Tớcnơ D. Hội chứng mèo kêu 18. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng hình thành sẵn mà truyền đạt (H: một kiểu hình, G: một kiểu gen); (G: kiểu gen, H: kiểu hình) quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường (G: kiểu gen, H: kiểu hình) là kết quả của sự tương tác giữa (G: kiểu gen, H: kiểu hình) và môi trường A. G, H, G, H B. H, G. H. G C. G, H, H, G D. G, G, H, G 19. Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình: cấm kết hôn trong họ hàng gần là A. Gen trội có hại có điều kiện át chế sự biển hiện của gen lặn bình thường ở trạng thái dị hợp B. Ở thế hệ sau xuất hiện hiện tượng ưu thế lai C. Gen lặn có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra những bất thường về kiểu hình D. Ở thế hệ sau xuất hiện các biển hiện bất thường về trí tuệ 20. Tần số alen A: ở quần thể 1 là 0,6; ở quần thể 2 là 0,7. Lúc đạt trạng thái cân bằng di truyền thì tỉ lệ dị hơp: A. QT2 cao hơn QT1 6 % B. QT 1 cao hơn QT2 6 % C. QT2 cao hơn QT1 8 % D.QT 1 cao hơn QT2 8 % 21. Những đột biến cấu trúc NST nào làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 NST của cặp NST tương đồng A. Chuyển đoạn tương hỗ B. Đảo đoạn C. Chuyển đoạn không tương hỗ D. Lặp đoạn 22. Điều nào sau đây là không đúng A. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen B. Bố mẹ truyền cho con kiểu gen chứ không truyền cho con các tính trạng trạng có sẵn C. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường D. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường 23. Hiện tượng lặp đoạn nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến: A. Không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất chất liệu di truyền B. Gia tăng kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn hơn bình thường C. Gây chết hoặc làm tăng mức độ biểu hiện của tính trạng D. Có thể làm tăng hay giảm cường độ biểu hiện của tính trạng 24. Cấu trúc di truyền của một quần thể như sau: 168 BB : 72 bb. Cho giao phối ngẫu nhiên sau 10 thế hệ. Cấu trúc di truyền của quần thể đó là: A. 70% BB : 30% bb B. 49%BB : 42%Bb : 9%bb C. 30%BB : 70%bb D.30%BB : 40%Bb : 30% bb 25. Các đoạn ADN được cắt ra từ hai phân tử ADN (cho và nhận) được nối lại nhờ xúc tác của enzim A. ADN Ligaza B. ADN restrictaza C. ADN helicaza D. ADN - pôlimeraza 26. Bố bị bệnh máu khó đông, mẹ bình thường; thì: A. Con gái bình thường B. Con trai bình thường C. Con gái bị bệnh D. Cả A, B, C đều có thể 27. Ở người: gen B- bình thường, b- bạch tạng; gen trên NST thường. Bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp Bb. Thì tỉ lệ bạch tạng có thể có ở con là: A. 12,5% B. 50% C. 75% D. 25% 28. Quá trình hình thành loài là một quá trình lịch sử cải biến thành phần (H: kiểu hình, G: kiểu gen) của quần thể ban đầu theo hướng (F: phức tạp và đa dạng, N: thích nghi) tạo ra (Hm: kiểu hình mới, Gm: kiểu gen mới), cách li (L: địa lí, S: sinh sản) với quần thể gốc A. G, N, Gm, L B. G, N, Gm, S C. G, F, Hm, S D. H, F, Hm, L 29. Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng 1 cá thể có kiểu gen Aa. Ở thế hệ tự thụ thứ n, kết quả sẽ là A. AA=aa=(1-(1/2) n )/2 ; Aa=(1/2) n B . AA=aa=(1/2) n ; Aa=1-2(1/2) n C . AA=aa=(1-(1/2) n+1 )/2 ; Aa=(1/2) n+1 D . AA=aa=(1/2) n+1 ; Aa=1-2(1/2) n+1 30. Người đầu tiên công bố mô hình cấu trúc không gian của ADN là: A. Menđen B. Oatxơn và Cric C. Páplốp D. Moogan 31. Các nguyên tố có mặt trong cấu trúc của ADN là: A. C, H, O, N B. C, N, O C. C, H, O, N, P D. C, H, O 32. Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có: A. Tạo thành các côaxecva B. Tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học C. Hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên D. Xuất hiện cơ chế tự sao chép 33. Theo Kimura thì sự tiến hoá diễn ra theo con đường: A. Củng cố các đột biến có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên B. Củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính dưới tác động của chọn lọc tự nhiên C. Củng cố các đột biến có lợi, đào thải các đột biến có hại D.Củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên quan đến tác động của ch.lọc tự nhiên 34. Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái là phương thức thường ở những nhóm sinh vật A. Thực vật và động vật ít di động xa B. Thực vật và động vật kí sinh C. Động vật giao phối D. Động vật ít di động xa 35. Các quần thể hay nhóm quần thể của loài có thể phân bố gián đoạn hay liên tục tạo thành A. Các chi B. Các quần thể giao phối C. Các nòi D. Các quần thể tự phối 36. Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có: A. Oxy (O 2 ) và nitơ (N 2 ) B. Hơi nước (H 2 O), Carbon ôxit (CO) C. Xianôgen (C 2 N 2 ) D. Mêtan (CH 4 ) và amôniac (NH 3 ) 37. Nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ gọi là A. Nòi địa lí B. Nòi sinh học C. Nòi sinh thái D. Quần thể giao phối 38. Gen M qui định tính trạng bình thường, m qui định mù màu. Gen trên NST X (không có alen trên Y). Bố bình thường, mẹ mù màu. Sinh một con trai mắc hội chứng Claiphentơ và mù màu. Kiểu gen của bố me và con trai là: A. P: X M Y x XmXm ; F1: XmY B. P: X M Y x X M Xm ; F1: XmXmY C. P: X M Y x XmXm ; F1: XmXmY D. P: XmY x XmXm ; F1: X M XmY 39.Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, phát biểu nào dưới đây là không đúng A. Khi loài mở rộng khu phân bố, điều kiện khí hậu địa chất khác nhau ở những vùng lãnh thổ mới hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lí sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau B. Điều kiện địa lí là ng/nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật C. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau dần dần tạo thành những nòi địa lí rồi thành loài mới D. Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức có cả ở động vật và thực vật 40. Giai đoạn tiến hoá hoá học từ các chất vô cơ đã hình thành các chất hữu cơ đơn giản rồi phức tạp là nhờ: A. Do các cơn mưa kéo dài hàng ngàn năm B. Sự hình thành các côaxecva D. Sự xuất hiện của cơ chế tự sao chép C. Tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên (bức xạ nhiệt, tia tử ngoại, ) 41. Thể song nhị bội là cơ thể có A. Tế bào mang bộ nhiễm sắc thể (NST) lưỡng bội 2n B. Tế bào mang bộ NST tứ bội C. Tế bào chứa bộ NST lưỡng bội với một nửa bộ phận từ loài bố và nửa kia nhận từ loài mẹ, bố và mẹ thuộc hai loài khác nhau D. Tế bào chứa 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố mẹ khác nhau 42. Trong kĩ thuật lai tế bào, các tế bào trần là: A. Các tế bào đã được xử lý hoá chất làm tan màng tế bào B. Các tế bào sôma tự do được tách ra khỏi tổ chức sinh dưỡng C. Các tế bào khác loài đã hoà nhập để trở thành tế bào lai D. Các tế bào sinh dục tự do được lấy ra khỏi cơ quan sinh dục 43. Trong việc thiết lập phả hệ, kí hiệu dưới đây minh hoạ: A. Hôn nhân đồng huyết. B. Hai hôn nhân của một người nam C. Hôn nhân không sinh con D. Anh chị em cùng bố mẹ . 44. Trong tế bào sinh dưỡng của người thấy có 47 NST. Đó là: A. Thể dị bội. B. Hội chứng Đao C. Hội chứng 3X D. Hội chứng claiphentơ 45. Ưu thế chính của lai tế bào so với lai hữu tính là A. Giải quyết được tình trạng khó khăn trong giao phối của phương pháp lai xa B. Tái tổ hợp được thông tin di truyền giữa các loài đứng rất xa nhau trong bậc thang phân loại C. Tạo được hiện tượng ưu thế lai tốt hơn D. Hạn chế được hiện tượng thoái hoá 46. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội là phương thức thường được thấy ở A. Thực vật B. Động vật kí sinh C. Động vật ít di động xa D. Động vật 47. Phát biểu nào dưới đây là không đúng A. Nòi địa lý là nhóm quần thể phân bố trong một khu vực xác định B. Hai nòi địa lý khác nhau có thể có khu phân bố trùng lên nhau toàn bộ hay một phần C. Loài tồn tại như một hệ thống quần thể, quần thể là đơn vị tồn tại của loài trong thiên nhiên D. Nòi sinh thái là nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định 48. D ạng sống có ARN đóng vai trò vật chất di truyền là: A. Virut B. Một số loài vi khuẩn C. Vi khuẩn D. Một số loại virut 49. Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí cơ bản của sự tiến hoá ở cấp độ: A. Quần thể và loài B. Nguyên tử C. Phân tử D. Cơ thể 50. Để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai trong phương pháp lai tế bào người ta sử dụng A. Hoocmôn thích hợp B. Keo hữu cơ pôliêtilen glicol C. Xung điện cao áp D. Virút Xenđê ************************************ ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2 – SINH HỌC 12 Họ tên HS: ……………………………………………Lớp:…………… 1. Theo Lamac, tiến hóa là: A. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên B. Sự thích nghi hợp lí của sinh vật sau khi đã đào thải các dạng kém thích nghi C. Sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng ngày càng hoàn thiện, từ đơn giản đến phức tạp dưới tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật D. Sự biến đổi của các loài dưới ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh 2. Sự phát triển của cây hạt kín ở kỉ thứ ba đã kéo theo sự phát triển của: A. Sâu bọ ăn lá, mật hoa, phấn hoa và nhựa cây B. Các đồng cỏ rộng lớn C. Chim thuỷ tổ D. Bò sát khổng lồ 3. Ở người mắt nâu (N) là trội đối với mắt xanh (n). Bố mắt nâu, mẹ mắt xanh, sinh con mắt nâu, bố mẹ có kiểu gen: A. Bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen nn B. Bố có kiểu gen NN hoặc Nn, mẹ có kiểu gen nn C. Bố có kiểu gen nn, mẹ có kiểu gen NN D. Bố có kiểu gen nn, mẹ có kiểu gen Nn 4. Tồn tại chính trong học thuyết Đacuyn là: A. Chưa thành công trong việc xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài B. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền của các biến dị C. Giải thích không thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi D. Đánh giá chưa đầy đủ vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hóa II>. Một gen có khối lượng 720.000 đvC, trong gen có 2760 liên kết hiđrô. Sau khi bị đột biến số liên kết hiđrô tăng 2 nhưng chiều dài của gen không đổi. (Trả lời các câu hỏi từ 5 đến 9) 5. Tỉ lệ % các loại nu trong gen ban đầu là: A. A = T = 15%, G = X = 35% B. A=T=35%, G=X =15% C. A=T=25%, G=X =25% D. A=T=30%, G=X=20% 6. Chiều dài của gen đột biến là (A 0 ): A. 4080 B. 4086,8 C. 4083,4 D. 2040 7. Dạng đột biến đã xảy ra là: A. Thêm 1 cặp A-T B. Thay thế 2 cặp G-X bằng 2 cặp A-T C. Thêm 2 cặp G-X D. Thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X 8. Số aa trong phân tử prôtêin do gen đột biến điều khiển tổng hợp là: A. 400 B. 399 C. 398 D. 401 9. Khi gen đột biến thực hiện sao mã 12 lần. Tổng ribô nuclêôtit MTCC là: A. 14400 B. 12000 C. 28800 D. 24000 10. Lí do khiến bò sát khổng lồ bị tuyệt diệt ở kỉ Thứ ba là: A. Cây hạt trần phát triển không cung cấp đủ thức ăn cho bò sát khổng lồ B. Bị sát hại bởi tổ tiên loài người C. Bị sát hại bởi thú ăn thịt D. Khí hậu lạnh đột ngột là thức ăn khan hiếm 11. Một người mắc bệnh máu khó đông có một người em trai sinh đôi bình thường. Kiểu gen của bố mẹ và người bệnh là: A. X A Y x X A X a X a Y B. X a Y x X A X a X a X a C . X A Y x X A X a X a Y hoặc X a Y x X A X a X a X a D . X a Y x X A X A X a Y 12. Phát biểu nào dưới đây là không đúng A. Theo con đường phân li tính trạng qua thời gian rất dài một loài gốc phân hoá thành những chi khác nhau rồi thành những loài khác nhau B. Toàn bộ sinh giới đa dạng ngày nay có cùng một nguồn gốc chung C. Sự hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài D. Dạng sinh vật nguyên thuỷ nào còn sống sót cho đến nay ít biến đổi được xem là hoá thạnh sống 13. Vị trí các nguyên tử cacbon trong cấu trúc của đường đêôxiribô trong một nuclêôtit được đánh số: A. 1', 2', 3', 4', 5' B. 1, 2, 3, 4 C. 1', 2', 3', 4' D. 1, 2, 3, 4, 5 14. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamac là: A. Giải thích được sự đa dạng của sinh giới bằng thuyết biến hình B. Lần đầu tiên giải thích sự tiến hoá của sinh giới một cách hợp lý thông qua vai trò của chọn lọc tự nhiên, di truyền và biến dị C.Chứng minh sinh giới là kết quả của một q/trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp D.Bác bỏ vai trò của Thượng đế trong việc sáng tạo ra các loài sinh vật 15. Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng gắn liền với quá trình: A. Quá trình sinh sản B. Quá trình tiến hoá C. Quá trình sinh trưởng D. Quá trình phát triển 16. Trong các chiều hướng tiến hoá của sinh giới, chiều hướng nào dưới đây là cơ bản nhất A. Ngày càng phong phú, đa dạng; tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí B. Ngày càng đa dạng, ph/phú C. Thích nghi ngày càng hợp lí D. Tổ chức ngày càng cao 17. Tỉ lệ kiểu gen F1 trong phép lai P: BBBb x Bbbb là: A. 1 BBBb : 2 BBbb : 1 Bbbb B. 1 BBBB : 2 BBBb : 1 BBbb C. 1 BBBb : 4 BBbb : 1 Bbbb D. 1 BBBB : 4 BBbb : 1 Bbbb 18. Hiện tượng đồng quy tính trạng là hiện tượng A. Sinh vật vẫn giữ nguyên tổ chức nguyên thuỷ của chúng trong quá trình tiến hóa B. Các nòi sinh vật khác nhau thuộc cùng một loài nhưng có kiểu hình tương tự C. Tiến hóa diễn ra theo hướng phân li, tạo thành những nhóm khác nhau nhưng có chung nguồn gốc D. Một số nhóm sinh vật có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau, thuộc những nhóm phân loại khác nhau 19. Hôn nhân giữa những người có kiểu gen như thế nào sẽ cho con cái có thể có đủ 4 loại nhóm máu: A. I A I O x I B I O B . I B I O x I A I B C . I A I B x I A I B D . I A I O x I A I B 20. Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học: A. Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có O 2 và N 2 B . Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thiết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm C. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học D. Các hợp chất hữu cơ càng phức tạp sẽ càng nặng, theo các cơn mưa kéo dài hàng ngàn năm thuở đó mà rơi xuống biển 21. Sự phân li tính trạng là quá trình tích luỹ (Đ: các đột biến, B: các biến dị di truyền, T: các biến dị tổ hợp) theo các hướng khác nhau, trên (C: cùng một nhóm đối tượng, K: các nhóm đối tượng khác nhau có cùng một điều kiện sống) những dạng có lợi sẽ được duy trì, tích luỹ tăng cường, những dạng trung gian kém đặc sắc sẽ bị đào thải, kết quả là từ một dạng ban đầu đã dần phát sinh nhiều dạng khác nhau rõ rệt và khác xa dạng tổ tiên A. B, C B. B, K C. T, C D. Đ, C 22. Bazơ nitric gắn với đường đêôxiribô (C 5 H 10 O 4 ) ở vị trí cacbon số: A. 5' B. 1' C. 3' D. 2' 23. Các dạng vượn người đã bắt đầu xuất hiện ở: A. Kỷ phấn trắng B. Kỉ Pecmơ C. Kỉ thứ tư D. Kỉ thứ ba 24. Bố mẹ không bị mù màu, bố nhóm máu O. Con trai nhóm màu B, mù màu. Kiểu gen có thể có của bố mẹ và con là: 1. P: I O I O X M Y x I A I B X M X m F 1 : I B I B X m Y 2. P: I O I O X M Y x I B I B X M X m F 1 : I B I O X m Y 3. P: I O I O X M Y x I B I O X M X m F 1 : I B I O X m Y 4. P: I O I O X m Y x I B I O X M X M F 1 : I B I O X m Y A. 1, 3, 4 B. 2, 3 C. 1, 2, 3 D. 3, 4 25. Tần số tương đối của alen b trong phần cái của quần thể ban đầu là 0,3; tần số alen B trong phần đực của quần thể là 0,8. Cấu trúc di truyền của quần thể sau khi ngẫu phối là: A. 0,49 BB : 0,42 Bb : 0,09 bb B. 0,56 BB : 0,38 Bb : 0,06 bb C. 0,64 BB : 0,32 Bb : 0,04 bb D. 0,24 BB : 0,62 Bb : 0,14 bb 26. Trong chọn giống thực vật, thực hiện lai xa giữa loài hoang dại và cây trồng nhằm mục đích A. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh sản sinh dưỡng ở cơ thể lai xa B. Đưa vào cơ thể lai các gen quý về năng suất của loài dại C. Khắc phục tính bất thụ trong lai xa D. Đưa vào cơ thể lai các gen quý giúp chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường 27. Để khắc phục hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa ở động vật người ta sử dụng phương pháp A. Gây đột biến gen B. Không có phương pháp khắc phục C. Tạo ưu thế lai D. Gây đột biến đa bội 28. Nguyên nhân của sự tiến hoá theo Đacuyn là do: A. Sự nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể sinh vật B. Sự thay đổi của các yếu tố ngoại cảnh C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật D. Sự thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật trong thời gian dài 29. Người con có nhóm máu A, bố mẹ người này sẽ có: A.Bố: nhóm máu AB, mẹ: nhóm máu O B. Bố: nhóm máu A, mẹ: nhóm máu B C. Bố: nhóm máu B, mẹ: nhóm máu AB D. Tất cả các trường hợp trên đều có khả năng cho người con có nhóm máu A 30. Tôm ba lá được thấy ở: A. Đại Trung Sinh B. Đại Nguyên Sinh C. Kỉ Cambri D. Đại Cổ Sinh 31. Một quần thể có số lượng các cá thể: 40 AA, 100 Aa, 60 aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau 4 thệ tự phối là: A. 43% AA : 4% Aa : 53% aa B. 43,4375% AA : 3,125% Aa : 53,4375% aa C. 53,4375% AA : 3,125% Aa : 43,4375% aa D. 20% AA : 50% Aa : 30% aa 32. Sự rối loạn phân li của nhiễm sắc thể có thể xảy ra A. Ở kì sau của lần phân bào 1 phân bào giảm nhiễm B. Ở kì sau của gián phân C. Ở kì sau của lần phân bào 1 phân bào giảm nhiễm D. Tất cả đều đúng 33. Mức phản ứng là (Đ: giới hạn của đột biến; B: giới hạn của biến dị tổ hợp, T: giới hạn của thường biến) của một (G: kiểu gen, H: kiểu hình) trước những điều kiện môi trường (K: khác nhau, N: giống nhau) A. T, G, K B. Đ, G, N C. B, H, K D. T, G, N 34. Quyết trần xuất hiện ở giai đoạn: A. Kỉ Cambri B. Kỉ Than Đá C. Kỉ Đêvơn D. Kỉ Silua 35. Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật được A. Thao tác trên ARN B. Thao tác trên gen và ARN C. Thao tác trên vật liệu di truyền ở mức phân tử D. Thao tác trên nhiễm sắc thể 36. Mục đích của kĩ thuật di truyền là A. Gây ra đột biến nhiễm sắc thể B. Gây ra đột biến gen C. Điều chỉnh, sửa chữa gen, tạo ra gen mới, gen "lai" D. Tạo biến dị tổ hợp 37. Trường hợp bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n bị thừa hoặc thiếu 1 hoặc vài NST được gọi là trường hợp A. Thể đa bội B. Thể dị bội C. Thể một nhiễm D. Thể khuyết nhiễm 38. Phép lai nào sau đây cho kết quả đồng tính: A. AA x Aa B. AABB x aabb C. AABb x aabb D. Cả A và B 39. Xét cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XY ở một tế bào sinh tinh sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào 2 ở cả hai tế bào con sẽ hình thành các loại giao tử mang NST giới tính A. XX và O B. XX, YY và O C. XX, YY D. XY, O 40. Xét cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XY, ở một tế bào sinh tinh sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào 1 sẽ tạo thành giao tử A. XX và YY B. XY và O C. Y và O D. X và O 41. Sự sống từ dưới nước có điều kiện di cư lên cạn là nhờ: A. Hoạt động quang hợp của thực vật có diệp lục tạo ra ơxy phân tử B. Hình thành lớp ơzơn làm màn chắn tia tử ngoại C. Hoạt động quang hợp của thực vật có diệp lục tạo ra ơxy phân tử, hình thành lớp ơzơn làm màn chắn tia tử ngoại D. Xuất hiện lưỡng cư đầu cứng vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn 42. Ở một loài thực vật, gen B qui đònh hoa đỏ, gen b - hoa trắng. Cho giao phấn 2 cây hoa đỏ, F 1 xuất hiện đồng loạt hoa đỏ. Kiểu gen của bố mẹ có thể là A. P : BBbb x BB hoặc BBbb x bb B. P : BBbb x BBBb hoặc BB bb x Bb C. P : BBBb x Bb hoặc BBbb x Bbbb D. P :BBBb x Bbbbb hoặc BB x bbbb 43. Bộ NST của một lồi 2n = 24 A. Số NST ở thể đa bội chẳn là 24 hoặc 48 B. Số NST ở thể đơn bội là 12 hoặc 18 C. Số NST ở thể dị bội là 25 hoặc 36 D. Số NST ở thể đa bội là 36 hoặc 48 44. Đặc điểm nào dưới đây của thường biến là khơng đúng A. Th/biến là những biến đổi tương ứng với điều kiện sống B. Là biến dị khơng di truyền C. Th/biến có thể có lợi, trung tính hoặc có hại D. Là các b.dị đồng loạt theo cùng 1 hướng 45. Ở một loài thực vật, gen B qui đònh hoa đỏ, gen b - hoa trắng. Cho giao phấn 2 cây hoa đỏ, F 1 xuất hiện 220 cây hoa đỏ và 20 cây hoa trắng. Kiểu gen của bố mẹ có thể là A. P : BBbb x BBBb hoặc BBbb x Bb B. P : BBbb x Bbbb hoặc BBbb x Bb C. P : BBbb x BBbb hoặc BBbb x Bb D. P : BBbb x bbbb hoặc BBbb x Bb 46. Việc lai giống và dùng tốn xác suất thống kê để phân tích sự di truyền của các tính trạng gọi là phương pháp: A. Lai phân tích B. Lai cải tạo giống C. Phân tích giống lai D. Lai một hay nhiều cặp tính trạng 47. Các dạng đột biến gen nào thường gặp: A. Mất, thêm một cặp nuclêôtit B. Thay thế một cặp nuclêôtit C. Đảo vị trí một số cặp nuclêôtit D. Cả A, B và C 48. Loại giao tử nào được hình thành do rối loạn không phân li của 1 cặp NST trong giảm phân: A. Giao tử n ± 2 B. Giao tử n ± 1 C. Giao tử 2n D. Giao tử n ± 2 và n Ở cà chua: Gen trội B qui định quả màu đỏ, gen lặn b qui định quả màu vàng: (trả lời câu 49, 50) 49.Tỉ lệ kiểu hình tạo ra trong phép lai: BBBb x BBbb là: A. 100% quả đỏ B. 3 quả đỏ : 1 quả vàng C. 1 quả đỏ : 1 quả vàng D. 5 quả đỏ : 1 quả vàng 50. Tỉ lệ kiểu gen Bbbb ở F 1 trong phép lai P: BBBb x Bbbb là: A. 1 B. 1/2 C. 1/4 D. 1/8 ĐỀ ÔN TẬP SỐ 3 – SINH HỌC 12 Họ tên HS: ……………………………………………Lớp:…………… 1. Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen: A. Cách li sinh sản và sinh thái B. Cách li địa lí C. Cách li sinh thái D. Cách li di truyền và cách li sinh sản 2. Ở người: gen trội T – tóc quăn, gen lặn t – tóc thẳng. Bố tóc quăn, mẹ tóc thẳng. Sinh con có đứa tóc quăn. Kiểu gen của bố mẹ là: A. Bố TT, mẹ tt B. Bố Tt, mẹ tt C. Bố Tt, mẹ Tt D. Cả A và B 3. Đơn vị tổ chức cơ sở của loài trong thiên nhiên là: A. Nòi sinh thái B. Quần thể C. Nòi sinh học D. Nòi địa lí 4. Đột biến đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit liền kề của gen dẫn đến A. Phân tử prôtêin được tổng hợp có thể thay đổi tối đa một axit amin B. Phân tử prôtêin được tổng hợp có thể thay đổi tối đa ba axit amin C. Phân tử prôtêin được tổng hợp có thể thay đổi tối đa hai axit amin D. Phân tử prôtêin được tổng hợp có thể thay đổi tối đa bốn axit amin 5. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen trội M gây nên; người có kiểu gen MM: chết trước tuổi trưởng thành, kiểu gen Mm gây thiếu máu nhẹ, người bình thường có kiểu gen mm. Trong cuộc hôn nhân giữa 2 người có kiểu gen dị hợp, thì tỉ lệ con sinh ra đạt tuổi trưởng thành và bình thường là: A. 100%, 1/4 B. 100%, 1/2 C. 75%, 1/4 D. 75%, 1/3 6. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể có thể xảy ra ở các dạng tế bào A. Hợp tử B. Tế bào xôma C. Tế bào sinh dục D. A, B và C đều đúng 7. Hiện tượng: từ dạng tổ tiên ban đầu tạo ra nhiều dạng mới khác nhau và khác với dạng tổ tiên, gọi là: A. Phát sinh tính trạng B. Chuyển hoá tính trạng C. Biến đổi tính trạng D. Phân li tính trạng 8. Để phát huy hết khả năng của giống cần phải A. Nuôi, trồng đúng kĩ thuật B. Cải tạo giống cũ C. Tạo ra các giống mới D. Đề phòng hiện tượng thoái hoá giống 9. Sự rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện [...]... 30 Thực vật di cư lên cạn hàng loạt ở giai đoạn: A Kỉ Than Đá B Kỉ Đêvôn C Kỉ Pecmơ D Kỉ Cambri 31 Mầm mống những cơ thể đầu tiên được hình thành trong giai đoạn: A Tiến hoá lí học B Tiến hoá tiền sinh học C Tiến hoá sinh học D Tiến hoá hoá học 32 Hệ tương tác nào dưới đây giữa các loại đại phân tử cho phép phát triển thành cơ thể sinh vật có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới: A Prôtêin - axit nuclêic... hợp là: A 120 0 B 120 00 C 1000 D 6500 28 Số người máu B có kiểu gen đồng hợp là: A 36000 B 22500 C 9000 D 45000 29 Cấu trúc di truyền của quần thể người nói trên là: A 0,01 IAIA : 0 ,12 IAI0 : 0,09 IBIB : 0,36 IBIO : 0,06 IAIB : 0,36 IOIO B 0 ,12 IAIA : 0,01 IAI0 : 0,09 IBIB : 0,36 IBIO : 0,36 IAIB : 0,06 IOIO C 0,01 IAIA : 0 ,12 IAI0 : 0,36 IBIB : 0,09 IBIO : 0,06 IAIB : 0,36 IOIO D 0,01 IAIA : 0 ,12 IAI0...A Toàn thể tế bào của cơ thể đều mang tế bào đột biến B Chỉ có cơ quan sinh dục mang tế bào bị đột biến C Tất cả tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến còn tế bào sinh dục thì không D Trong cơ thể sẽ có mặt 2 dòng tế bào bình thường và mang đột biến 10 Sự rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở các tế bào sinh dục của cơ thể 2n có thể làm xuất hiện các loại giao tử: A n+1; n -1 B... H (cacbua hidrô) D Các enzim kết hợp với các ion kim loại và liên kết với các pôlipeptit 43 Giai đoạn tiến hoá hoá học và tiền sinh học kéo dài khoảng: A 5 tỉ năm B 4 tỉ năm C 2 tỉ năm D 3 tỉ năm 44 Đặc điểm nào dưới đây là không đúng cho kỉ Đêvôn: A Cá giáp có hàm thay thế cá giáp không có hàm và phát triển ưu thế B Xuất hiện cá phổi và cá vây chân, vừa bơi trong nước vừa bò trên cạn C Cách đây 370... Nhu cầu của con người C Đấu tranh sinh tồn trong các cơ thể sống D Sự đào thải các biến dị không có lợi 38 Mẹ có nhóm máu B, con có nhóm máu O, người có nhóm máu nào dưới đây không thể là bố đứa bé: A Nhóm máu B B Nhóm máu O C Nhóm máu AB D Nhóm máu A 39 Gen M qui định tính trạng bình thường, m qui định mù màu Gen trên NST X (không có alen trên Y) Mẹ bình thường, sinh một con gái Tơcnơ và mù màu Kiểu... Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học: A Hình thành các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nuclêic B Sự xuất hiện các enzim C Sự tạo thành các côaxecva D Sự hình thành màng, sự xuất hiện cơ chế tự sao chép 34 Điểm giống nhau giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo là: A Đều dựa trên cơ sở tính biến dị và tính di truyền ở sinh vật B Đều diễn ra... nhiễm sắc thể ở người A Bất thường của đầu, mặt B Bất thường của cơ quan sinh dục C Chậm phát triển trí tuệ, không có kinh nguyệt, vô sinh D Si đần 21 Biến động di truyền là hiện tượng: A Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột khác xa với tần số của các alen đó trong quần thể gốc B Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể C Quần thể kém... chọn lọc nhân tạo là: A Nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người B Bản năng sinh tồn của vật nuôi, cây trồng C Tác dụng của điều kiện sản xuất, kĩ thuật chăm sóc vật nuôi cây trồng D Sự đào thải các biến dị không có lợi 25 Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới: A Cách li sinh sản B Cách li di truyền C Cách li sinh thái D Cách li địa lý Điều tra nhóm máu của một quần thể người có 100.000... nhau có thể có ở người là: A 32 B 8 C 4 D 16 49 Nhận xét nào dưới đây rút ra từ lịch sử phát triển của sinh vật là không đúng: A Lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ quả đất B Sự chuyển đời sống từ nước lên cạn đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tiến hoá C Sinh giới phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí... đối các alen B : b ở F5 là: A 0,16 : 0,84 B 0,3 : 0,7 C 0,4 : 0,6 D 0,6 : 0,4 47 Gen M qui định tính trạng bình thường, m qui định mù màu Gen trên NST X (không có alen trên Y) Bố bình thường, mẹ mù màu Sinh một con trai bị hội chứng Claiphentơ, không bị mù màu Đột biến NST giới tính đã xảy ra ở: A Cả bố và mẹ B Bố hoặc mẹ C Mẹ D Bố 48 Ở người A quy định mắt đen, a: mắt xanh, B: tóc quăn, b: tóc thẳng, . hiệu dưới đây minh hoạ: A. Hôn nhân đồng huyết. B. Hai hôn nhân của một người nam C. Hôn nhân không sinh con D. Anh chị em cùng bố mẹ . 44. Trong tế bào sinh dưỡng của người thấy có 47 NST dụng A. Hoocmôn thích hợp B. Keo hữu cơ pôliêtilen glicol C. Xung điện cao áp D. Virút Xenđê ************************************ ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2 – SINH HỌC 12 Họ tên HS: ………………………………………… Lớp: ……………. đoạn: A. Tiến hoá lí học B. Tiến hoá tiền sinh học C. Tiến hoá sinh học D. Tiến hoá hoá học 32. Hệ tương tác nào dưới đây giữa các loại đại phân tử cho phép phát triển thành cơ thể sinh vật có khả