NHỤC ĐẬU KHẤU Tên thuốc: Semen Myristicae. Tên khoa học: Myristica fragrans Houtt. Bộ phận dùng: Hạt. Tính vị: vị cay, tính ấm. Qui kinh: Vào kinh Tỳ, Vị và Đại trường. Tác dụng: làm ấm Tỳ và Vị, lý khí. Làm se ruột và cầm đi ngoài. Chủ trị: - Tiêu chảy mạn: Dùng Nhục đậu khấu với Kha tử, Bạch truật và Đảng sâm. - Tỳ Vị hư hàn biểu hiện: đau bụng và thượng vị, buồn nôn và nôn: Dùng Nhục đậu khấu với Mộc hương, Sinh khương và Bán hạ. Liều dùng: 3-10g (1,5-3g dạng bột hoặc viên hoàn). Bào chế: Lấy từ quả chín, phơi nắng. Kiêng kỵ: không dùng trong trường hợp tiêu chảy hoặc lỵ do thấp nhiệt. NHỤC QUẾ Tên thuốc: Cortex cinnamomi. Tên khoa học: Cinamomum cassia Presl. Bộ phận dùng: Vỏ gốc hoặc vỏ khô của thân cây. Tính vị: Vị cay, ngọt, tính nóng. Qui kinh: Vào kinh Thận, Tỳ, Tâm và Can. Tác dụng: trừ lạnh và giảm đau, làm ấm kinh lạc và tăng lưu thông. Chủ trị: - Thận dương suy biểu hiện như lạnh chi, đau và yếu vùng ngang lưng và đầu gối, bất lực và hay đi tiểu: Dùng nhục quế với Phụ tử, Sinh địa hoàng và Sơn thù du trong bài Quế Phụ Bát Vị Hoàn. - Tỳ Thận dương hư biểu hiện như đau lạnh ở thượng vị và vùng bụng, kém ăn, phân lỏng: Dùng Nhục quế với Can khương, Bạch truật và Phụ tử trong bài Quế Phụ Lý Trung Hoàn. - Hàn tà ngưng trệ ở kinh lạc biểu hiện như đau lạnh thượng vị và bụng, đau lưng dưới, đau toàn thân, kinh nguyệt không đều, ít kinh nguyệt: Dùng Nhục quế với Can khương, Ngô thù du, Đương quy và Xuyên khung. - NHọt mạn tính: Dùng Nhục quế với Hoàng kỳ và Đương qui. Bào chế: Cạo sạch lớp vỏ thô, rửa sạch, thái phiến, phơi trong râm cho khô hoặc tán bột. Kiêng kỵ: Có thai không dùng. Kỵ lửa. NHỤC THUNG DUNG Tên thuốc: Herba cistanches. Tên khoa học: Boschniakia glabra G.A.Meyer Họ Nhục Thung Dung (Orbanchaceae) Bộ phận dùng: thân, rễ to, mập mềm, nhiều dầu, ngoài có vẩy mịn mềm, đen, không mốc là tốt. Tính vị: vị ngọt, chua, mặn, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Thận. Tác dụng: trợ Thận, ích tinh huyết, tráng dương, nhuận tràng. Chủ trị: trị liệt dương, lưng gối lạnh đau, trị băng huyết, tiểu són, bạch đái, táo bón. - Thận kém biểu hiện như bất lực: Dùng Nhục thung dung với Sinh địa hoàng, Thỏ ti tử và Ngũ vị tử trong bài Nhục Thung Dung Hoàn. - Thận kém và vô sinh: Dùng Nhục thung dung với Linh dương giác, và Sinh địa hoàng. - Ðau lưng dưới, đầu gối, xương và gân do Thận kém: Dùng Nhục thung dung với Ba kích thiên và Đỗ trọng trong bài Kim Cương Hoàn. - Táo bón do trường vị táo: Dùng Nhục thung dung với Hoả ma nhân trong bài Nhuận Tràng Hoàn. Liều dùng: Ngày dùng 8 - 12g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Ngâm rượu một đêm, cạo bỏ đất cát và vẩy nổi, mổ giữa ruột bỏ hết lớp màng trắng, đồ độ 2 giờ, tẩm mỡ sữa, nướng thơm dùng (Lôi Công Bào Chích Luận). Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, để ráo cho mềm, thái mỏng, phơi khô. Bảo quản: dễ mốc nên phải để nơi khô ráo, mát. Nếu mốc chỉ cần chải, lau. Kiêng ky: Thận hoả vượng, di tinh thì kiêng dùng. NỮ TRINH TỬ Tên thuốc: Fructus ligustri lucidi. Tên khoa học: Ligustrum lucidum Ait. Bộ phận dùng: quả chín. Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính mát. Qui kinh: Vào kinh Can và Thận. Tác dụng: bổ Can và Thận, thanh nhiệt, làm sáng mắt. Chủ trị: - Can Thận âm hư biểu hiện như tóc bạc sớm, giảm thị lực, khô mắt, ù tai, đau và yếu lưng dưới đầu gối: Dùng Nữ trinh tử với Đảng sâm, Hạn liên thảo (sao đen) và Câu kỷ tử. - Âm hư và nội nhiệt: Dùng Nữ trinh tử với Địa cốt bì, Mẫu đơn bì và Sinh địa hoàng. Bào chế: Thu hái vào mùa thu, hầm và phơi nắng. Liều dùng: 10-15g. Kiêng kỵ: không dùng trong trường hợp tiêu chảy do hàn và Tỳ, Vị kém hoặc dương suy. . NHỤC ĐẬU KHẤU Tên thuốc: Semen Myristicae. Tên khoa học: Myristica fragrans Houtt. Bộ phận dùng: Hạt. Tính vị: vị cay, tính ấm. Qui kinh: Vào kinh Tỳ, Vị và Đại trường làm ấm Tỳ và Vị, lý khí. Làm se ruột và cầm đi ngoài. Chủ trị: - Tiêu ch y mạn: Dùng Nhục đậu khấu với Kha tử, Bạch truật và Đảng sâm. - Tỳ Vị hư hàn biểu hiện: đau bụng và thượng vị, buồn nôn. hợp tiêu ch y hoặc lỵ do thấp nhiệt. NHỤC QUẾ Tên thuốc: Cortex cinnamomi. Tên khoa học: Cinamomum cassia Presl. Bộ phận dùng: Vỏ gốc hoặc vỏ khô của thân c y. Tính vị: Vị cay, ngọt, tính