1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dược vị Y Học: CÂU KỶ TỬ doc

6 362 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 115,45 KB

Nội dung

CÂU KỶ TỬ Tên thuốc: Fructus Lycii. Tên khoa học: Lycium sinense Mill Họ Cà (Solanaceae) Bộ phận dùng: quả. Quả chín có màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ, trong có nhiều hạt, hình thân dẹt. Quả lớn đều nhau, mềm là tốt, màu thâm đen là xấu, để lâu thường đen kém phẩm chất. Cho nên khi thấy gần thâm đen, người ta phun qua ít rượu, xóc đều thì nó nở ra, đồng thời màu tươi đỏ lại nổi lên, cho vào lọ đậy kín. Có người phun ít rượu rồi sấy qua diêm sinh. Thành phần hoá học: có caroten, calci, phosphat, sắt, vitamin C, acid nicotinic, amon sunfat, còn có ly sin, cholin, betain, chất béo, protein. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Phế, Can và Thận. Tác dụng: bổ Can, Thận, làm thuốc cường tráng. Chủ trị: Quả: trị phong tê, khoẻ gân cốt, bổ tinh khí. Lá: trị ho, sốt - Can phế âm hư biểu hiện hoa mắt chóng mặt, nhìn lóa và giảm thị lực. Câu kỷ tử phối hợp với Cúc hoa và Thục địa hoàng trong bài Kỷ cúc địa hoàng hoàn. - Can và thận âm hư biểu hiện đau lưng mỏi gối và di mộng tinh. Câu kỷ tử phối hợp với Thục địa hoàng và Thiên môn đông. - Phế âm hư biểu hiện ho. Câu kỷ tử phối hợp với Mạch đông, Tri mẫu và Xuyên bối mẫu. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g Cách Bào chế: Theo Trung Y: Lựa thứ quả đỏ tươi, tẩm rượu vừa để một hôm, giã dập dùng Theo kinh nghiệm Việt Nam: Quả: thường dùng sống trong thuốc thang, không tẩm sao. Có khi tẩm rượu, sấy (chóng khô), hoặc có khi tẩm mật, rồi đem sắc ngay. Khi làm hoàn tán, sấy nhẹ cho khô giòn, tán bột mịn. Lá: nấu Can h với thịt để trị ho, sốt; với cật heo ăn bổ sinh dục. Vỏ rễ (xem Địa cốt bì). Bảo quản: dễ bị thâm đen. Để kín gió trong lọ kín, dưới lót vôi sống hút ẩm. Nếu bị đen có thể sấy hơi diêm sinh hoặc phun rượu, xoè lên sẽ trở lại màu đỏ đẹp Kiêng kỵ: Tỳ, Vị suy yếu, đi sống phân không nên dùng. CẨU TÍCH (Cu Ly) Tên thuốc: Rhizoma Cibotii Tên khoa học: Cibotium barometz (L).J. Sm Họ Lông Cu Ly (Dicksoniaceae) Bộ phận dùng: thân rễ (củ). Củ to trên 5cm chắc, lông vàng dày, cắt ngang thịt có vân, màu nâu sẫm là tốt. Tính vị: vị hơi đắng, ngọt, tính ấm. Quy kinh: Vào kinh Can và Thận. Tác dụng: bổ Can, Thận. Chủ trị: mạnh lưng gối, trị phong thấp Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g, có thể đến 20 - 28g Việt Nam còn dùng lông vàng phủ xung quanh thân rễ để rịt vào vết thương, đứt tay để cầm máu. Cách bào chế: Tìm cách làm thật sạch hết lông (đốt hoặc rang cát thật nóng, cho Cẩu tích vào cho sém hết lông). Rửa sạch, ngâm nước một đêm, đem đồ kỹ cho mềm, thái hay bào mỏng, phơi khô, tẩm rượu để một đêm rồi sao vàng. Bảo quản: dễ mốc, cần để nơi khô ráo, thỉnh thoảng năng phơi sấy. Kiêng ky: không phải hư hàn thì không nên dùng. . CHI TỬ Tên thuốc: Frutucc Gardeniae Tên khoa học: Gardenia fzorida L. Họ Cà Phê (Rubiaceae) Bộ phận dùng: cả quả hoặc nhân. Thường dùng quả cây Dành dành m ọc ở rừng núi (sơn chi tử), quả nhỏ chắc nguyên vỏ, vỏ mỏng vàng, trong đỏ sẫm, có nhiều hạt thơm, khô, không mốc mọt, không lẫn tạp chất là tốt. Thứ quả của cây mọc ở đầm, ruộng là kém. Chi tử nhân: đã bóc sạch vỏ quả, màu nâu vàng hay đỏ hồng không vụn nát là tốt Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Tâm, Phế và Tam tiêu. Tác dụng: thanh nhiệt, tả hoả, lợi tiểu tiện, cầm máu. Chủ trị: trị Tâm phiền, bứt rứt, hoàng đản, bệnh hệ tiết niệu, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, hư phiền không ngủ. - Bệnh do sốt biểu hiện như sốt cao, kích thích, hoang tưởng và bất tỉnh: D ùng Chi tử + Đậu xị, Liên kiều và Hoàng cầm. - Vàng da do sốt và tiểu ít: Dùng Chi tử + Nhân trần cao, Đại ho àng và Hoàng bá. - Giãn mạch quá mức do nhiệt ở máu biểu hiện như nôn ra máu, ch ảy máu cam và tiểu ra máu: Dùng Cchi tử + Bạch mao căn, Sinh địa hoàng và Hoàng cầm. - NHọt, nHọt độc: Dùng Chi tử + Hoàng liên, Hoàng cầm và Kim ngân hoa. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g Cách bào chế: Theo Trung Y: Hái quả đã chín kẹp lẫn với ít phèn chua, cho vào nước sôi cùng nấu độ 20 phút, vớt ra phơi cho khô vỏ, lại sấy giòn. Dùng s ống hoặc tẩm nước gừng sao, hoặc sao cháy tồn tính, tuỳ từng trường hợp. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Còn vỏ thì sao khô, chà bỏ vỏ: - Phơi khô dùng (dùng sống để thanh nhiệt). - Sao qua dùng (dùng chín để tả hoả). - Sao đen để cầm máu. Ghi chú: - Màu vàng của Chi tử còn dùng làm màu nhuộm thức ăn vì không độc. - Lá cây Dành dành tươi giã đắp mắt chữa quặm. Bảo quản: dễ mốc, sâu nên cần để nơi khô ráo, phòng sâu bọ. Kiêng ky: Tỳ, Vị hư hàn, không do thấp nhiệt không dùng. . lóa và giảm thị lực. Câu kỷ tử phối hợp với Cúc hoa và Thục địa hoàng trong bài Kỷ cúc địa hoàng hoàn. - Can và thận âm hư biểu hiện đau lưng mỏi gối và di mộng tinh. Câu kỷ tử phối hợp với Thục. CÂU KỶ TỬ Tên thuốc: Fructus Lycii. Tên khoa học: Lycium sinense Mill Họ Cà (Solanaceae) Bộ phận dùng: quả. Quả chín có. môn đông. - Phế âm hư biểu hiện ho. Câu kỷ tử phối hợp với Mạch đông, Tri mẫu và Xuyên bối mẫu. Liều dùng: Ng y dùng 6 - 12g Cách Bào chế: Theo Trung Y: Lựa thứ quả đỏ tươi, tẩm rượu vừa

Ngày đăng: 12/08/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN