HOẢ MA NHÂN Tên thuốc: Fructus Cannabis. Tên khoa học: Cannabis sativa L. Bộ phận dùng: hạt chín. Tính vị: Vị ngọt, tính ôn. Qui kinh: Vào kinh Tỳ và Đại trường. Tác dụng: nhuận trường, sinh tân dịch. Chủ trị: Trị táo bón, Vị có nhiệt, mồ hôi ra nhiều, tân dịch hao tổn. - Táo bón do khô ruột: Dùng Hoả ma nhân với Đương qui, Sinh địa và Hạnh nhân. - Táo bón do khô (táo) và nhiệt ở đại trường: Dùng Hoả ma nhân với Đại hoàng và Hậu phác trong bài Ma Tử Nhân Hoàn. Bào chế: Thu hái vào mùa thu, rửa sạch và phơi nắng. Vị thuốc này phải nghiền bằng cối và chày trước khi dùng. Liều dùng: 10-30g. Kiêng kỵ: không dùng vị thuốc này cho các trường hợp tiêu chảy. HOÀNG BÁ Tên thuốc: Cortex Phellodendri. Tên khoa học: Phellodendron amurense Rupr Họ Cam Quýt (Rutaceae) Bộ phận dùng: vỏ cây. Vỏ phía ngoài sắc vàng nâu, có nhiều đường nứt nẻ. Phía trong vàng chói, trơn bóng. Vỏ dày, rộng bản là tốt. Không nhầm với cỏ cây núc nác còn gọi là nam hoàng bá (Oroxylon indicum (L) Vent) vỏ. Mỏng vàng nhạt, không bóng. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Thận và Bàng quang. Tác dụng: thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu, tả tướng hoả. Chủ trị: Dùng sống: trị nhiệt lỵ, tiêu chảy, tiểu buốt, tiểu gắt, hoàng đản, xích bạch đới. Dùng chín: trị đau mắt, miệng lở loét. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g. Cách bào chế: Theo Trung Y: Hoàng bá tính hàn mà chìm, dùng sống tả thực hoả, dùng chín khỏi hại dạ dày, chế rượu trị bệnh ở thượng tiêu; chế muối trị bệnh ở hạ tiêu; chế mật trị bệnh ở giữa (Bản Thảo Cương Mục). Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ mềm thái miếng phơi khô (dùng sống) rồi tẩm rượu sao vàng (thường dùng) hoặc sao cháy. Bảo quản: để nơi khô ráo, đậy kín, tránh ẩm, phòng sâu mọt và biến màu. Kiêng kỵ: các chứng không phải thực hoả hoặc Tỳ hư tiêu lỏng, kém ăn thì không nên dùng. HOÀNG CẦM Tên thuốc: Radix Scutellariae Tên khoa học: Scutellaria baicalenssic Georg Họ Hoa Môi (Labiatae) Bộ phận dùng: rễ. Rễ có hai loại: loại rễ già, trong rỗng đen, ngoài vàng gọi là khô cầm; loại rễ non giữa cứng chắc, mịn, ngoài vàng trong xanh và vàng gọi là Điều cầm. Thứ to lớn hơn ngón tay là tốt. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Tâm, Phế, Đại trường, Tiểu trường, Can và Đởm. Tác dụng: thuốc trừ nhiệt, thanh hoả. Chủ trị: tả thực hoả, thanh thấp nhiệt, trị cảm mạo, hoàng đản, đau bụng. . Sốt do đờm nhiệt. Hoàng cầm hợp với Hoạt thạch và Thông thảo. . Hoàng đản: Hoàng cầm hợp với Chi tử, Nhân trần và Trúc diệp. . Kiệt lỵ hoặc tiêu chảy: Hoàng cầm hợp với Hoàng liên. . Mụn nHọt đầu đinh: Hoàng cầm hợp với Kim ngân hoa và Thiên hoa phấn. . Ho do phế nhiệt: Hoàng cầm hợp với Tang bạch bì và Tri mẫu. . Doạ sảy thai (động thai): Hoàng cầm hợp với Ðương qui và Bạch truật. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g, có thể đến 30 - 50g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Hoàng cầm sao rượu thì đi lên, tẩm mật heo sao thì trừ hoả trong Can đởm. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Thứ Khô cầm thì bỏ đầu, bỏ ruột đem rửa sạch, ủ kín một đêm cho mềm, thái hoặc bào mỏng 1 -2 ly. Phơi khô (dùng sống); sau khi phơi khô tẩm rượu 2 giờ, sao qua (thường dùng). Bảo quản: để nơi khô ráo, cần tránh ẩm vì dễ mốc, để lâu bị mọt. Kiêng kỵ: Không dùng trong những trường hợp Tỳ Vị hư hàn và không có thấp nhiệt, thực hoả. Chú ý: Thuốc sống được dùng để thanh nhiệt an thai. Thuốc sao tẩm rượu được dùng để cầm máu, thuốc đốt tồn tính được dùng thanh nhiệt ở thượng tiêu. . bón, Vị có nhiệt, mồ hôi ra nhiều, tân dịch hao tổn. - Táo bón do khô ruột: Dùng Hoả ma nhân với Đương qui, Sinh địa và Hạnh nhân. - Táo bón do khô (táo) và nhiệt ở đại trường: Dùng Hoả ma nhân. bài Ma Tử Nhân Hoàn. Bào chế: Thu hái vào mùa thu, rửa sạch và phơi nắng. Vị thuốc n y phải nghiền bằng cối và ch y trước khi dùng. Liều dùng: 10-30g. Kiêng kỵ: không dùng vị thuốc n y cho. HOẢ MA NHÂN Tên thuốc: Fructus Cannabis. Tên khoa học: Cannabis sativa L. Bộ phận dùng: hạt chín. Tính vị: Vị ngọt, tính ôn. Qui kinh: Vào kinh Tỳ