HOÈ HOA Tên thuốc: Flos Sophorae. Tên khoa học: Sophora japonica L. Họ Cánh Bướm (Papilionaceae) Bộ phận dùng: nụ hoa (Hoè hoa), quả (Hoè giác) - Nụ hoa màu vàng ngà không ẩm mốc, không bị cháy, không lẫn sống lá, tạp chất là tốt. - Quả khô, nhăn nheo, đen nâu, chắc, không mốc mọt là tốt. Tính vị: - Hoa: vị đắng, tính hơi hàn. Vào kinh Can và Đại trường. - Quả: vị đắng, tính hàn, Vào kinh Can . Tác dụng: - Hoa: thu liễm, cầm máu, mát huyết, thanh nhiệt. - Quả: cũng giống hoa, tính thiên giáng xuống, có thể trụy thai. Chủ trị: Hoa: xuất huyết, chấy máu cam, ho ra máu, băng huyết, xích bạch lỵ (dùng chín); trị đau mắt, cao huyết áp (dùng sống). Còn dùng làm thuốc nhuộm có màu vàng. Liều dùng: Ngày dùng 6 -12g. Cách bào chế: Theo Trung Y: Dùng hoè hoa nên hái vào lúc hoa chưa nở, để lâu năm càng tốt. Lúc dùng thì sao vàng hoặc sao cháy dùng. Theo kinh nghiệm Việt Nam: - Hoa: dùng sống, phơi khô dùng, lấy thứ nguyên hoa, nhặt bỏ tạp chất sao hơi vàng để pha nước uống. Bỏ vào nồi đất, đun to lửa, đảo luôn tay cho cháy tồn tính (7/10) để cầm máu. - Quả: rửa sạch, đồ mềm, phơi khô, khi dùng giã dập (dùng sống). Rửa sạch để ráo, sao qua, khi dùng giã dập. Bảo quản: dễ bị mốc, cần để nơi khô ráo, thoáng gió. Kiêng ky: không có thực hoả không nên dùng quả HỒ ĐÀO NHÂN Tên thuốc: Semen Juglandis Tên khoa học: Juglans regia L. Tên thường gọi: nhân hạt quả Hồ đào Bộ phận dùng: Quả hồ đào chín. Tính vị: Vị ngọt, tính ấm Qui kinh: Vào kinh Thận, Phế, Đại trường Tác dụng: Bổ Phế Thận, nhuận trường. Chủ trị: Trị cảm lạnh đau bụng, trúng hàn, thổ tả, di tinh, tiểu đêm, băng huyết, lậu thai. . Ðau lưng và yếu chân do Thận hư: Hồ đào nhân với Ðỗ trọng và Bổ cốt chi. . Ho suyễn do phế hư: Dùng Hồ đào nhân hợp với Nhân sâm. . Táo bón do táo kết ở đường tiêu hóa: Hồ đào nhân hợp với Hoả ma nhân và Nhục thung dung. Bào chế: thu hái vào khoảng tháng 7 - 8, khi quả chuyển từ xanh sang đỏ, phơi khô và tách vỏ. Kiêng kỵ: không dùng trong các trường hợp âm hư hỏa vượng, ho do đàm nhiệt hoặc tiêu chảy. HỒ LÔ Tên thuốc: Pericarpium lagenariae. Tên khoa học: Lagenaria siceraria (Molina) standl. Tên thường dùng: Quả Bầu. Bộ phận dùng: và phương pháp chế biến: vỏ của Hồ lô chín. Tính vị: Vị ngọt, tính ôn. Qui kinh: Vào kinh Phế và Tiểu trường. Tác dụng: Lợi thuỷ, chữa phù. Phù: Dùng Hồ lô với các dược liệu lợi tiểu như Đông qua bì. Bào chế: Thu hái vào mùa thu, phơi nắng đến khô. Liều dùng: 15-30g. . HOÈ HOA Tên thuốc: Flos Sophorae. Tên khoa học: Sophora japonica L. Họ Cánh Bướm (Papilionaceae) Bộ phận dùng: nụ hoa (Hoè hoa) , quả (Hoè giác) - Nụ hoa màu vàng ngà không. dụng: - Hoa: thu liễm, cầm máu, mát huyết, thanh nhiệt. - Quả: cũng giống hoa, tính thiên giáng xuống, có thể tr y thai. Chủ trị: Hoa: xuất huyết, ch y máu cam, ho ra máu, băng huyết, xích. ch y dùng. Theo kinh nghiệm Việt Nam: - Hoa: dùng sống, phơi khô dùng, l y thứ nguyên hoa, nhặt bỏ tạp chất sao hơi vàng để pha nước uống. Bỏ vào nồi đất, đun to lửa, đảo luôn tay cho cháy