Dược vị Y Học: TÂY DƯƠNG SÂM pot

5 244 0
Dược vị Y Học: TÂY DƯƠNG SÂM pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÂY DƯƠNG SÂM Tên thuốc: Radix panacis quinquefolii; Radix ginseng americane Tên khoa học: Panax quinquefolium L. Bộ phận dùng: Rễ củ. Tính vị: Vị đắng, hơi ngọt, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Tâm, Phế và Thận Tác dụng: Bổ khí và tăng dịch; tư âm, thanh nhiệt Chủ trị: - Phế âm hư,hỏa bốc lên biểu hiện như hen, ho có đờm máu: Dùng Tây dương sâm với Mạch đông, A giao, Tri mẫu và Xuyên bối mẫu. - Âm và khí hư yếu do bệnh do sốt gây ra, biểu hiện như khát, bứt rứt, thở nông và mạch yếu: Dùng Tây dương sâm với Sinh địa hoàng và Mạch đông. Bào chế: Lựa loại cây 3-6 năm, đào vào mùa thu, phơi khô dưới ánh nắng, sau đó thái thành lát mỏng. Liều dùng: 3-6g. Chú ý: Vị này cần được sắc riêng, sau đó phối hợp vào thuốc sắc của các vị khác. Kiêng kỵ: Không dùng cho người bị hàn và thấp ở dạ dày. TÊ GIÁC Tên thuốc: Cornu Rhinoceri Tên khoa học: Rhinoceros unicornis L. hoặc Rhinoceros sondaicus Desmarest. hoặc Rhinoceros sumatrensis (Fischer) Tên thông thường: Sừng Tê Giác. Bộ phận dùng: Sừng. Tính vị: Vị đắng, mặn, tính lạnh. Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can và Vị. Tá dụng: Thanh nhiệt trấn kinh, Lương huyết giải độc. Chủ trị: Trị các chứng phát ban, sởi, sốt cao, huyết nhiệt gây nên thổ huyết, chảy máu, trẻ nhỏ co giật. · Bệnh xuất huyết do nhiệt bức huyết vong hành biểu hiện nôn máu, chảy máu cam và xuất huyết dưới da. Tê giác phối hợp với Sinh địa hoàng, Mẫu đơn bì và Xích thược. · Sốt, mê sảng và co giật. Tê giác phối hợp với Ðại thanh diệp, Thạch cao và Linh dương giác. Chế biến: Cưa thành từng miếng nhỏ, ngâm nước hoặc đồ chín rồi thái lát hoặc tán thành bột. Liều dùng: 1,5-6g Kiêng kỵ: Không phối hợp Tê giác với Thảo ô và Xuyên ô. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai. TẾ TÂN Tên thuốc: Herba asaricum Radice Tên khoa học: Asarum sieboldii Mip Họ Mộc hương (Arisiolochiaceae). Bộ phận dùng: rễ hay toàn cây. Rễ từng chùm, dài độ 10 -20cm, ngoài nâu nhợt, trong màu trắng, thơm, cay nồng là tốt. Thứ không thơm cay, cây có một lá và một đốt thì không dùng. Thành phần hoá học: có tinh dầu, acid hữu cơ, chất nhựa. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: Vào kinh Tâm, Phế, Can và Thận. Tác dụng: thông khiếu, trừ phong, tán hàn, hành thuỷ. Chủ trị: trị ho tức, nhức đầu (thiên đầu thống), tê nhức khớp xương, đau răng (dùng tươi) . Đau đầu do phong hàn: dùng Tế tân với Xuyên khung trong bài Xuyên Khung Trà Điều Tán. . Đau răng do phong hàn: dùng Tế tân với Bạch chỉ . Đau răng do Vị nhiệt: dùng Tế tân, Thạch cao và Hoàng cầm. . Đau khớp do phong hàn thấp ngưng trệ: dùng Tế tân với Khương hoạt, Phòng phong và Quế chi. - Cảmphong hàn biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu và đau toàn thân: dùng Tế tân với Khương hoạt, Phòng phong trong bài Cửu Vị Khương Hoạt Thang. - Đàm lạnh xâm nhập Phế biểu hiện như hen và ho có đờm nhiều, đờm lỏng: dùng Tế tân với Ma hoàng và Can khương trong bài Tiểu Thanh Long Thang. - Sổ mũi, chảy nước mũi nhiều, xung huyết mũi và đau đầu: dùng Tế tân với Bạch chỉ, Tân di và Bạc hà. Liều dùng: Ngày dùng 1 - 3g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Cắt bỏ đầu cuống, lấy nước vo gạo tẩm một đêm, phơi khô dùng. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái từng đoạn ngắn, 2 - 3cm, phơi râm cho khô, không phải sao tẩm. Có thể tán bột ngâm rượu (1/5) để xoa bóp hoặc chấm vào chỗ răng đau. Bảo quản: để nơi cao ráo, tránh nóng. Kiêng ky: người âm hư hoả vượng và không có thực tà phong hàn thì không nên dùng. . máu: Dùng T y dương sâm với Mạch đông, A giao, Tri mẫu và Xuyên bối mẫu. - Âm và khí hư y u do bệnh do sốt g y ra, biểu hiện như khát, bứt rứt, thở nông và mạch y u: Dùng T y dương sâm với Sinh. T Y DƯƠNG SÂM Tên thuốc: Radix panacis quinquefolii; Radix ginseng americane Tên khoa học: Panax quinquefolium L. Bộ phận dùng: Rễ củ. Tính vị: Vị đắng, hơi ngọt, tính hàn. Quy kinh:. Tính vị: Vị đắng, mặn, tính lạnh. Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can và Vị. Tá dụng: Thanh nhiệt trấn kinh, Lương huyết giải độc. Chủ trị: Trị các chứng phát ban, sởi, sốt cao, huyết nhiệt g y nên

Ngày đăng: 12/08/2014, 14:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan