CAO KHỈ Ở Việt Nam, có nhiều loại khỉ như Macacca sp Họ khỉ Coreopitheeirtae. 1. Khỉ độc (có thứ gọi là khỉ ông già, có thứ gọi là khỉ bạc má). 2. Khỉ đàn (có thứ đỏ đít, có thứ hai chân sau đỏ). 3. Con vượn, con đười ươi, con tinh tinh là giống khác hai loại trên, không dùng làm thuốc. Chỉ có khỉ độc và khỉ đàn mới dùng làm thuốc. Khỉ bú dù (khỉ đàn) sống từng bầy, có nhiều hơn cả, dễ bắt. Khỉ rừng làm thuốc tốt hơn khỉ nuôi. Khỉ nặng trên 5kg thì mới dùng. Xương khỉ còn đầu đuôi dễ phân biệt với xương chó, xương vượn vì có chân tay dài hơn. Tính vị: vị chua, mặn, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Can và Thận. Công dụng: - Xương khỉ: bổ Can Thận, ích cốt tuỷ, trị mọi chứng phong lao. - Thịt khỉ: trị sốt rét lâu ngày. - Cao khỉ toàn tính: bổ Thận, cường dương, mạnh gân cốt. Liều dùng: Ngày dùng 4 - 10g cao. Cách bào chế: Theo kinh nghiệm Việt Nam: ít nhất nấu 2 con trên 10kg. Có thể nấu cao thịt riêng, cao xương riêng. Khi cao xương gần được thì trộn cao thịt vào nấu chung, vì cao thịt nấu riêng không đông đặc được. Muốn nấu cao thịt riêng mà được cao đông đặc thì cứ 2 kg thịt khỉ nấu với 1 kg thịt rắn, nấu trong hai ngày đêm. Nhưng thường người ta nấu thịt khỉ với xương khỉ cùng một lúc, vì nấu riêng hai thứ này mới trộn vào nhau thì phải giữ (canh) cao lỏng của thịt, chờ cao xương gần được mới trộn vào; nếu giữ không đúng mức thì cao thịt có thể bị thiu. Cách nấu chung như sau: 1 Chuẩn bị: cắt tiết khỉ nhưng nên đổ nước sôi cho khỉ chết; lấy nước sôi làm lông cho sạch. Lột lấy da để nấu cao riêng, lọc lấy thịt cho kỹ, bỏ mỡ: bỏ hết phủ tạng, xương để riêng 2. Làm thịt: lấy nước ấm 80o C rửa sạch, thái miếng 100 - 200g. Giã nát 0,200kg gừng, hoà vào 300ml rượu trắng, vắt lấy nước, lại giã và thêm 200ml rượu, vắt lấy nước. Tẩm bóp thịt cho đến hết rượu gừng để khỏi tanh và bớt tính lạnh của thịt. Có người tẩm với bột Đại hồi, Quế chi, Thảo quả (mỗi thứ 50g), rồi nướng qua cho vàng thơm hoặc sấy qua cho teo miếng thịt. Cho thịt vào cái túi vải, đặt túi vào giữa một thùng nhôm. 3. Làm xương: nếu là xương tươi thì phải làm sạch, hết mỡ, tuỷ nếu không sau này nhiều váng mỡ phải vớt bỏ đi và cao dễ bị chảy. Sau đó làm xương khỉ như làm gạc, cho xương vào thùng nhôm, xung quanh túi vải, dưới đặt một cái vỉ cho khỏi cháy. Cho nước sôi vào thùng ngập hẳn xương thịt trên 10cm. Đun và nấu làm như cao gạc. Thời gian đun nấu lâu hơn là làm cao gạc, mất 8 - 9 ngày, cho đến khi nào bóp xương thấy mềm ngấu là được; khi các nước đã trộn chung cô lại và cao toàn tính đến độ sền sệt, rồi thì cứ 10kg xương thịt thêm 100ml nước cốt gừng vắt hoà tan trong 500ml rượu trắng. Cô cách thuỷ trên cát, đánh mạnh, nhanh đều tay đến khi nào lấy dao rạch sâu, hai mép không khép lại là được. Tỷ lệ cao là 1/10. Ghi chú: xương đầu có thể nấu cao riêng trị ngược tật, trẻ em lên kinh giật. Da khô nấu cao riêng trị chứng ngứa. Mật khỉ trị động kinh, đau mắt. Bảo quản: bọc miếng cao trong giấy bóng kính. Tránh nóng, tốt hơn là đựng vào thùng có vôi sống và đậy kín. CAO LƯƠNG KHƯƠNG Tên thuốc: Rhizoma Alpinae Officinarum. Tên khoa học: Alipinia officnarum HanceHọ Gừng (Zingiberaceae) Bộ phận dùng: thân rễ (củ) sạch đất cát và rễ con,có mùi thơm nhẹ không xốp. Từng đoạn khô, già màu vàng nâu, không mốc mọt là tốt. Hiện nay còn dùng Riềng nếp (Alipinia galanga Swartz) to và cao hơn cây Riềng núi: thân rễ màu hồng, ít thơm. Tính vị: vị cay, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Tỳ và Vị. Tác dụng: ôn trung, tán hàn, chỉ thống, tiêu thực. Chủ trị: chữa các chứng đau bụng, cảm lạnh, nôn mửa, kém tiêu hoá. - Hàn và khí ứ biểu hiện như đau thượng vị và đau bụng: Dùng Cao lương khương + Hương phụ trong bài Lương Phụ Hoàn. - Hàn ở vị biểu hiện như nôn: Dùng Cao lương khương + Bán hạ và Sinh khương. Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g Cách bào chế: Theo Trung Y: Dùng Cao lương khương nên sao qua, cũng có khi dùng với gừng, ngô thù, đất vách hướng đông sao qua (Bản Thảo Cương Mục). Tỳ hư mà sốt rét do hàn gây ra chỉ tẩm dầu mè sao. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Bảo quản: để nơi khô ráo, có thể phơi nắng nhẹ tránh nóng bay mất tinh dầu thơm. Kiêng kỵ: Nôn mửa do Vị hoả và tiêu chảy do trường vị có nhiệt: không nên dùng. . Chỉ có khỉ độc và khỉ đàn mới dùng làm thuốc. Khỉ bú dù (khỉ đàn) sống từng b y, có nhiều hơn cả, dễ bắt. Khỉ rừng làm thuốc tốt hơn khỉ nuôi. Khỉ nặng trên 5kg thì mới dùng. Xương khỉ còn. CAO KHỈ Ở Việt Nam, có nhiều loại khỉ như Macacca sp Họ khỉ Coreopitheeirtae. 1. Khỉ độc (có thứ gọi là khỉ ông già, có thứ gọi là khỉ bạc má). 2. Khỉ đàn (có thứ đỏ đít,. mọt là tốt. Hiện nay còn dùng Riềng nếp (Alipinia galanga Swartz) to và cao hơn c y Riềng núi: thân rễ màu hồng, ít thơm. Tính vị: vị cay, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Tỳ và Vị. Tác dụng: ôn