ĐÀN HƯƠNG Tên thuốc: Lignum Santali Tên khoa học: Santalum album L. Họ Đàn Hương (Santalaceae). Bộ phận dùng: Lõi gỗ khô. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: Vào kinh Can và Tâm. Tác dụng: Điều khí, lý khí, hoà Vị, kiện Tỳ. Chủ trị: Trị vùng ngực bụng đau, nghẹn, nôn mửa, nấc. - Hàn uất khí trệ biểu hiện đau bụng và vùng thượng vị, nôn ra nước trong: Ðàn hương + Sa nhân và Ô dược. - Ðau vùng ngực và bệnh mạch vành: Ðàn hương + Diên hồ sách và Tế tân trong bài Khoan Hung Hoàn. Liều dùng: Ngày dùng 2 - 4g. Chế biến: Thu hoạch quanh năm. Bỏ lớp vỏ ngoài và lớp gỗ mép rìa, cưa thành từng đoạn nhỏ, phơi trong râm cho khô, để dùng dần. Bảo quản: Để nơi râm mát, khô ráo, đậy kín. ĐẢNG SÂM (Phòng Đảng Sâm) Tên thuốc: Radix Codonopsis Pilosulae Tên khoa học: Codonopsis pilosula (Franch). Họ Hoa Chuông (Campanulaceae)Bộ phận dùng: rễ (vẫn gọi là củ). Thứ to (đường kính trên 1cm), khô nhuận, thịt trắng ngà, vị dịu ngọt, không sâu không mốc mọt là tốt. Mọt, xốp xơ, nhăn nheo là xấu. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Phế và Tỳ. Tác dụng: bổ Phế Tỳ, ích khí, sinh tân dịch, chỉ khát. Chủ trị: trị Tỳ hư, ăn vào trướng đầy, tay chân mỏi mệt, Phế hư sinh ho. Dùng thay Nhân sâm với liều cao. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g đến 40g. Cách bào chế: Theo Trung Y: Hái được thì phơi trong râm cho khô, lăn se cho vỏ và thịt dính với nhau. Bó từng bó nhỏ, cất kín, để nơi cao ráo. Khi dùng sao với đất hoặc với gạo. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch bụi.bẩn, ủ một đêm (đồ được càng tốt, thấy bốc hơi lên là được), chờ mềm, thái mỏng 1 - 2 ly, tẩm nước gừng để bớt hàn sao qua.(thường dùng). Bảo quản: đậy kín, tránh ẩm, cần để nơi thoáng gió, khô ráo đề phòng sâu mốc vì đảng sâm rất dễ bị mọt. Có thể sấy hơi diêm sinh. Ghi chú: Đảng sâm là rễ phơi khô của nhiều loại Codonopsis: Lộ đảng sâm, Xuyên đảng sâm, Đại đảng sâm, Phòng đảng sâm Ở Việt Nam: Hồng sâm hay Phòng đảng sâm: người thổ miền núi gọi là cỏ Rầy cáy, Mầm cáy thường dùng tên Phòng đảng sâm. Đặc điểm của những loại Đảng sâm này là khi thái ra trong có mắt ngỗng. ĐÀO NHÂN Tên thuốc: Semen Persicae Tên khoa học: Prunus persica L. Họ Hoa Hồng (Rosaceae) Bộ phận dùng: nhân hạt đào. Nhân hạt đào cũng giống Hạnh nhân nhưng rộng và dẹp hơn, thứ nhân vỏ mỏng sắc vàng nâu, nhân trong sắc trắng, có nhiều dầu là tốt. Thứ vỡ nát, mọt, đen là kém, không dùng. Trung Quốc dùng cây Prunus persica Batsch, cùng họ. Tính vị: vị đắng, ngọt, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Tâm và Can . Tác dụng: phá huyết, trục ứ, nhuận táo. Chủ trị: - Dùng sống: trị kinh nguyệt bế tắc sinh vón cục, bụng dưới đầy đau, té ngã ứ huyết. - Dùng chín: đại tiện khó, hoạt huyết. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g. Cách bào chế: Theo Trung Y: Đào nhân hành huyết nên để cả vỏ và đầu nhọn mà dùng sống. Dùng để nhuận táo hoại huyết, nên tẩm nước nóng, bóc vỏ, để đầu nhọn, sao vàng hoặc sao với cám, hoặc đốt tồn tính, tuỳ từng trường hợp. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Đào nhân thế làm hai loại: một loại để nguyên vỏ và đầu nhọn, tẩm rượu, sao qua, khi dùng giã dập; một loại tẩm nước nóng bóc vỏ, bỏ đầu nhọn sao qua, khi bốc thuốc giã dập. Có trường hợp tuỳ theo đơn, có khử dầu (giã dập, bọc giấy bản, ép hoặc lèn để dầu thấm ra, bỏ giấy bản), để bớt tính mạnh của Đào nhân (cơ thể hư). Bảo quản: Đào nhân khó bảo quản , rất chóng bị mọt. Cần để nơi khô, ráo, mát, trong lọ đậy kín, có lót chất hút ẩm (như vôi sống ). Nên thường xuyên kiểm tra. Kiêng ky: không có ứ huyết, đàn bà có thai không nên dùng. . ĐÀN HƯƠNG Tên thuốc: Lignum Santali Tên khoa học: Santalum album L. Họ Đàn Hương (Santalaceae). Bộ phận dùng: Lõi gỗ khô. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: Vào kinh Can. dùng c y Prunus persica Batsch, cùng họ. Tính vị: vị đắng, ngọt, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Tâm và Can . Tác dụng: phá huyết, trục ứ, nhuận táo. Chủ trị: - Dùng sống: trị kinh nguyệt bế. sinh vón cục, bụng dưới đ y đau, té ngã ứ huyết. - Dùng chín: đại tiện khó, hoạt huyết. Liều dùng: Ng y dùng 6 - 12g. Cách bào chế: Theo Trung Y: Đào nhân hành huyết nên để cả vỏ và đầu nhọn