1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu các động vật nguyên sinh pdf

8 764 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 183,7 KB

Nội dung

1. Sự hình thành động vật Nguyên sinh trên cơ sở cấu trúc tế bào có nhân là bước phát triển đầu tiên của giới động vật. Tuy mới ở mức độ tế bào nhưng động vật Nguyên sinh đã có các hoạt động sống cơ bản như bắt mồi, tiêu hoá, điều hoà thẩm thấu, vận chuyển Hướng của phát triển tiếp theo của động vật Nguyên sinh là phức tạp hoá cấu tạo các cơ quan tử để hình thành các nhóm động vật như Trùng roi, Trùng cỏ hay đơn giản hoá và chuyên hoá như Trùng bào tử. Chính điều này đã làm cho thế giới động vật nguyên sinh trở nên đa dạng hơn. Hướng tiến hoá quan trọng và duy nhất của động vật Nguyên sinh là chuyển sang cấu tạo nhiều tế bào, hình thành tập đoàn động vật Đơn bào, mở ra con đường hình thành nên động vật Đa bào. Các ngành động vật chính Giới Động vật hiện biết khoảng 1,5 triệu loài được sắp xếp trong hơn 30 ngành và khoảng 100 lớp. Có những ngành mang số loài rất lớn, chiếm đa số các động vật hiện biết như Ruột khoang, Chân khớp, Động vật có dây sống, nhưng cũng có những ngành mang số loài chỉ tính bằng hàng trăm, thậm chí là hàng chục loài mà thôi như Sứa lược, Hải tiêu, Động vật hình tấm, Sách giáo khoa Sinh học 7 của Việt Nam chỉ nhắc đến 8 ngành đa dạng nhất và được sắp xếp theo thứ tự tiến hóa dần: • Động vật nguyên sinh (Protozoa) • Ruột khoang (Coelenterata) • Các ngành giun: Giun dẹp (Plathelminthes), Giun tròn (Nemathelminthes), Giun đốt (Annelida). • Thân mềm (Mollusca) • Chân khớp (Arthropoda) • Động vật có dây sống (Chordata) [sửa] Ngành Động vật nguyên sinh Bài chi tiết: Động vật nguyên sinh Động vật nguyên sinh là những động vật có cấu tạo cơ thể từ một tế bào, xuất hiện sớm nhất trên hành tinh của chúng ta (Đại Nguyên sinh), nhưng khoa học lại phát hiện ra chúng tương đối muộn. Mãi đến thế kỉ XVII, nhờ sáng chế ra kính hiển vi, Lơ-ven Húc (người Hà Lan) là người đầu tiên nhìn thấy động vật nguyên sinh. Đây là ngành động vật tổ tiên của các ngành động vật khác sau này. Từ "nguyên sinh" có nghĩa là vẫn như lúc ban đầu, vì đã trải qua hơn 2600 triệu năm tồn tại, động vật nguyên sinh vẫn giữ nguyên đặc điểm cơ thể như lúc chúng vừa xuất hiện. Chúng phân bố ở khắp nơi: đất, nước, mặn, nước ngọt, kể cả trong cơ thể của các sinh vật khác. Ngày nay, người ta có xu hướng không coi động vật nguyên sinh là động vật nữa, nên xếp chúng vào một giới khác. Cùng với tảo đơn bào, chúng tạo nên giới Nguyên sinh (Protista). Động vật nguyên sinh có hơn 30 nghìn loài, chia trong 6 lớp: Trùng chân giả, Trùng roi, Trùng bào tử, Trùng bào tử gai, Trùng vi bào tử và Trùng cỏ. Động vật nguyên sinh (Protozoa-tiếng Hy Lạp proto=đầu tiên và zoa=động vật) là những sinh vật xuất hiện sớm nhất trên hành tinh, là sinh vật đơn bào (nguyên sinh vật-Protista) có khả năng chuyển động và dị dưỡng. Chúng có phân bố ở khắp nơi: đất, nước ngọt, nước mặn, trong cơ thể sinh vật khác. Đây là khác biệt chính so với thực vật nguyên sinh (protophyta), được coi là những sinh vật đơn bào không có khả năng chuyển động và thực hiện trao đổi chất qua quá trình quang hợp. Động vật nguyên sinh có khoảng 20.000 đến 25.000 loài, trong đó một số cũng có cả khả năng quang hợp. Động vật nguyên sinh là một dạng sống đơn giản, mặc dù cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào hoàn chỉnh, chúng có thể thu lấy thức ăn, tiêu hóa, tổng hợp, hô hấp, bài tiết, điều hòa ion và điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển động và sinh sản. Sở dĩ chúng có thể thực hiện được các hoạt động sống đó là vì trong cơ thể cũng có những cấu tử giống với các cấu tử ở tế bào của cơ thể đa bào như nhân, ty thể, mạng nội chất, hệ Golgi, không bào co bóp và không bào tiêu hóa. Một số nguyên sinh động vật còn có bào hầu nối liền bào khẩu với túi tiêu hóa, tiêm mao hoặc chiên mao hoạt động được nhờ thể gốc. Động vật nguyên sinh thường có kích thước 0.01 - 0.05mm và không phải là động vật thực sự. • Đại diện:bào xác(tiềm sinh),sarcodina, Trùng lông, Trùng roi, Thủy tức, Trùng biến hình trần, Trùng bệnh ngủ……. Trùng roi sống trong nước: ao, hồ, đầm, ruộng, vũng nước mưa. Lớp Trùng roi (Flagellata) bao gồm trùng roi xanh, tập đoàn trùng roi cùng khoảng hơn 8 nghìn loài động vật nguyên sinh nguyên thủy khác sống trong nước ngọt, nước biển, đất ẩm, , một số sống kí sinh, có các đặc điểm chung sau: di chuyển nhờ roi (một hay nhiều roi), vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng (ở các trùng roi thực vật) hoặc chỉ dị dưỡng (ở các trùng roi động vật), hô hấp qua màng cơ thể, đường lấy thức ăn ổn định nhưng đường tiêu hóa thức ăn không ổn định, bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp, sinh sản vô tính theo cách phân đôi. Lớp Trùng roi có vai trò rất quan trọng trong thiên nhiên và đối với con người. Về mặt có lợi, chúng chỉ thị về độ sạch của môi trường nước, là thức ăn của một số động vật thủy sinh, Một số trùng roi kí sinh gây hại không nhỏ cho con người (truyền các bệnh nguy hiểm như trùng roi âm đạo, bệnh ngủ châu Phi ở người, ). Dinh dưỡng Ở nơi có ánh sáng trùng roi dinh dưỡng như thực vật (tự dưỡng). Nếu cho chúng vào chỗ tối lâu ngày chúng sẽ mất dần màu xanh. Chúng vẫn sống được nhờ đồng hoá những chất hữu cơ có sẵn hoà tan do các sinh vật khác chết phân huỷ ra (dị dưỡng). Hô hấp của trùng roi nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào. Không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm tiết rồi thải ra ngoài, góp phần điều chỉnh áp xuất thẩm thấu của cơ thể. [sửa] Sinh sản Khi sinh sản, nhân phía sau cơ thể phân đội trước, sau đó chất nguyên sinh và các bào quan lần lượt phận chia. Cuối cùng, cá thế phận đội theo chiếu dọc cơ thể tạo thành 2 trùng roi mới. Gọi tắt là sinh sản vô tính theo cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể. "Flagellata" trong cuốn Nghệ thuật của thiên nhiên của Ernst Haeckel, 1904 Động vật ruột khoang: Động vật ruột khoang hay động vật xoang tràng hoặc ngành Ruột khoang (Coelenterata) là một thuật ngữ đã lỗi thời nhưng vẫn rất phổ biến để chỉ một nhóm đa ngành, bao gồm hai ngành động vật theo quan điểm của phát sinh loài, là Ctenophora (sứa lược) và Cnidaria (san hô, sứa thật sự, hải quỳ, san hô lông chim, và các loài có họ hàng gần khác) Chúng có các cơ quan, tổ chức mô rất đơn giản, chỉ với hai lớp tế bào, bên ngoài và bên trong . oelenterata), ngành lớn của động vật không xương sống ở nước, chủ yếu ở biển. Là những động vật đa bào nguyên thuỷ nhất. Có 2 lá phôi, đối xứng toả tròn điển hình; thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, ở giữa là tầng trung giao. Có xoang vị (coelenteron) với một lỗ đơn giản ở phía trên (miệng) để lấy thức ăn và thải bã, có vùng tua cảm giác bao quanh miệng, dùng bắt mồi và tự vệ nhờ có những tế bào lông châm. Có 2 kiểu cấu trúc cơ thể: kiểu polip sống cố định (các thuỷ tức đơn độc, huệ biển, san hô tập đoàn); kiểu thuỷ mẫu di động (sứa). Một hoặc cả hai kiểu này gặp trong chu trình sống của RK (x. San hô; Thuỷ tức; Sứa; Thuỷ tức tập đoàn). RK hiện nay còn khoảng 9 nghìn loài. Ở Việt Nam có khoảng hơn 1 nghìn loài, thuộc 3 lớp: Thuỷ tức (Hydrozoa), Sứa (Scyphozoa), San hô (Anthozoa). Beroe spp(sứa lược) Cấu tạo [sửa] Hình dạng Hình dạng chung của sứa lược là hình con quay, đối xứng tỏa tròn qua trục miệng - đối miệng. Trên cực đối miệng là cơ quan đỉnh giữ vai trò làm cơ quan thăng bằng. Dọc theo thân, bắt đầu từ cực đối miệng là 8 dãy tấm lược xếp hướng về phía cực miệng, trên tâm lược là nhiều lông bơi nhỏ. Đối xứng qua cơ thể là 2 tua bắt mồi giống như 2 quai bình, gốc của tua nằm sâu bên trong cơ thể. Tua bắt mồi thường rất dài, gấp nhiều lần chiều dài cơ thể của sinh vật. Tuy nhiên, cũng có một số loài có tua bắt mồi ngắn, thậm chí tiêu biến. Trên tua bắt mồi của sứa lược có tế bào dính đặc trưng là collobblaste bắm chặt vào con mồi khi tấn công. Tế bào dính có hình đinh ghim, mũ hình bán cầu có các thùy dính. Có một sợi xoắn, một sợi thẳng nối tế bào dính với mô bì của tua. Khi tua chạm vào con mồi, sợi xoắn duỗi ra, bắn tế bào dính vào cơ thể con mồi. Sau khi phóng, tế bào dính không bị hủy mà được thu hồi lại như cũ. [sửa] Thành cơ thể Một loài sứa lược biển sâu chưa xác định Thành cơ thể sứa lược có 2 lớp tế bào và có một tầng keo ở giữa. Trong tầng keo này không có tế bào mô bì cơ như ở Sứa mà lại có tế bào cơ trơn, có khi là những tế bào rất lớn. Người ta đã phát hiện ra ở một số loài như Mnemiopsis leidyi có tế bào cơ trơn dài tới 6 cm. Sự biệt hóa của tế bào này và vị trí của nó trong tầng keo khiến nhiều người coi sứa lược là động vật ba lá phôi. [sửa] Thức ăn Một số loài động vật nhỏ và phù du như giáp xác chân kiếm hoặc là ấu trùng của một số sinh vật biển như cá, tôm, cua ngoài ra còn cả thích ti và sứa lược trưởng thành. Các tua bắt mồi sau khi bắt dính mồi sẽ đưa mồi vào miệng, ở một số loài thấy xuất hiện thêm thùy hoặc tấm miệng hỗ trợ cho việc bắt mồi. [sửa] Cơ quan tiêu hóa Có dạng túi, gần giống như thích ti, nhưng phức tạp hơn với nhiều ống. Có hầu và dạ dày. Từ dạ dày có các ống vị nối đến các tua bắt mồi và các nhánh hướng ra ngoài. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào trong hầu rồi tiêu hóa nội bào trong dạ day. [sửa] Hệ thần kinh Có mạng thần kinh kiểu mạng lưới giống với thích ti tuy nhiên tế bào tập trung nhiều hơn ở dưới các tấm lược. Ở phía đối miệng, có 4 hạch thần kinh nhỏ ở ngay dưới cơ quan đỉnh. Ở giữa các hạch này là kết cấu bình thạch tựa lên 4 các chổi thăng bằng ở 4 hạch, giúp Sứa lược cảm nhận được độ nghiêng của cơ thể để lấy lại thăng bằng. [sửa] Hệ sinh dục Sứa lược là loài động vật lưỡng tính, có 2 tuyến sinh dục đực và cái xếp đối xứng trong từng ống vị dọc và đối xứng qua mặt phẳng dạ dày. [sửa] Sinh sản và phát triển Trứng và tinh trùng qua ống vị ra ngoài, thụ tinh ngoài trong nước (trừ một vài loại sứa lược dẹp thụ tinh trong). Trứng phân cắt hoàn toàn, không đều, xác định. Phôi vị hình thành theo kiểu lõm vào hoặc lan phủ. Lá phôi trong có phần phân hóa thành mầm lá phôi giữa, sau này sẽ tạo thành tầng keo. Trứng nở thành ấu trùng cydippid chưa có tuyến sinh dục phát triển và sẽ biến thái để cho các cá thể trưởng thành. Giun dẹp (ngành Platyhelminthes từ tiếng Hy Lạp platy, dẹp, và helminth, giun) là một ngành động vật không xương sống. Với khoảng 25'000 loài, đây là ngành động vật không khoang lớn nhất. Giun dẹp được tìm thấy ở môi trường biển, nước ngọt và thậm chí ở môi trường đất ẩm. Đặc biệt, loài Arthurdendyus triangulatus từ New Zealand lại sống trên mặt đất, và kể từ khi chúng được mang đến Ireland và Scotland một cách tình cờ vào năm 1960, chúng đã định cư ở đấy và phá hoại hầu hết các loài giun bản địa. Một vài loại giun dẹp có lối sống ký sinh. Có tổng cộng 4 lớp: Trematoda, Cestoda, Monogenea, và Turbellaria. Cơ thể dẹp, đối xưng hai bên,phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhánh, chưa có hậu môn Giun dẹp kí sinh:có giac bám,cơ quan sinh sản phat triển,ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian 1.3. Chu kỳ phát triển của sán lá gan nhỏ 1. Sán trưởng thành ký sinh ở đường mật đẻ trứng, trứng theo mật xuống ruột rồi theo phân ra ngoài. Trứng được rơi vào môi trường nước 2. Trứng bị ốc nuốt nở ra ấu trùng lông để phát triển thành ấu trùng đuôi. 3. Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước. 4. Ấu trùng đuôi xâm nhập vào cá nước ngọt, rụng đuôi phát triển thành ấu trùng nang ký sinh ở trong thịt của cá. 5. Người (hoặc động vật) ăn phải cá có ấu trùng nang chưa được nấu chín thì sau khi ăn, ấu trùng này vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đường mật. 6. Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng nang trong cá đến khi thành sán trưởng thành mất khoảng 26 ngày. 2.3. Chu kỳ phát triển của sán lá phổi 1. Sán lá phổi đẻ trứng, trứng theo đờm qua họng ra ngoài hoặc theo phân khi nuốt đờm, trứng rơi xuống nước. 2. Ở môi trường nước trứng phát triển và nở ra ấu trùng lông. 3. Ấu trùng lông chui vào ốc để phát triển thành ấu trùng đuôi. 4. Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước, xâm nhập vào tôm cua nước ngọt, rụng đuôi phát triển thành ấu trùng nang ở trong thịt và phủ tạng của tôm, cua. 5. Người (hoặc động vật) ăn phải tôm, cua có ấu trùng nang chưa được nấu chín như: cua nướng, mắm cua, uống nước cua sống thì sau khi ăn: ấu trùng sán vào dạ dày và ruột, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ bụng rồi từng đôi một xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào phế quản để làm tổ ở đó. 6. Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng đến khi có sán trưởng thành khoảng 5-6 tuần. 3.3. Chu kỳ phát triển của sán dây 1. Sán dây trưởng thành sống ký sinh trong ruột người. Sán lưỡng tính và những đốt sán ra ngoài môi trường bị thối rữa giải phóng trứng. 2. Trâu, bò, lợn ăn phải trứng và đốt sán phát tán trong môi trường hoặc ăn phân người có sán. 3. Trứng vào dạ dày và ruột (của trâu, bò, lợn), nở ra ấu trùng; ấu trùng chui qua thành ống tiêu hóa vào máu và tới các cơ vân tạo kén ở đó, gọi là "bò gạo", "lợn gạo". 4. Người ăn phải thịt "bò gạo", "lợn gạo" còn sống thì ấu trùng sán vào ruột nở ra con sán dây trưởng thành. 5. Lúc mới nở sán dây chỉ có đầu và một đoạn cổ. Sán lớn lên và phát triển bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ đốt cổ và sán dài dần ra. Ngành Giun đốt (danh pháp khoa học: Annelida, theo tiếng La tinh có nghĩa là “chiếc vòng nhỏ”) là một ngành lớn gốm các loài động vật cơ thể phân đốt, với khoảng 15.000 loài, trong đó có cả các loài giun đất và đỉa được biết đến nhiều nhất. Những loài động vật này được bắt gặp chủ yếu ở những môi trường ẩm ướt bao gồm môi trường đất, môi trường nước ngọt và đặc biệt là ở đại dương (ví dụ như các loài giun nhiều tơ) cũng như là sống kí sinh hay hội sinh. Loài giun đốt ngắn nhất có chiều dài dưới một milimét và loài dài nhất trên 3 mét (loài giun ống Lamellibrachia luymesi). Đặc điểm Annelida là ngành động vật không xương sống, có ba lá phôi với khoang (bởi vậy nên ngành giun đốt là động vật có thể khoang), cơ thể đối xứng hai bên và phân đốt (rươi, giun đất, đỉa). Cơ thể mềm, dài, được bọc một lớp cutin mỏng và đa số có tơ kitin phân bố theo đốt. Đốt là cơ quan vận chuyển. Thành cơ thể gồm: lớp cơ vòng, cơ dọc và xoang cơ thể thứ sinh tách biệt ruột với thành cơ thể. Đặc điểm này cùng với sự phân đốt cơ thể làm cho con vật có khả năng vận chuyển tốt. Nhiều loài lưỡng tính. Ruột chạy từ miệng xuống hậu môn. Hệ tuần hoàn và thần kinh phát triển. Cơ quan bài tiết là hậu đơn thận. Trong quá trình phát triển có ấu trùng Trochophora. [sửa] Sinh sản [sửa] Sinh sản vô tính Bằng kiểu sinh sản phân đôi là hình thức sinh sản được sử dụng bởi một số loài giun đốt và giúp chúng sinh sản nhanh chóng. Phần sau cơ thể tách rời ra và tạo thành một cơ thể mới giống hệt cơ thể ban đầu. Vị trí của vết đứt thường được xác định bởi sự phát triển của biểu bì. Ví dụ như các loài của chi Lumbriculus và Aulophorus, được biết tới nhờ khả năng sinh sản bằng những khúc tách ra [1] . Sự tái tạo hoàn chỉnh này là đáng chú ý do chúng là những loài động vật có tổ chức cơ thể cao nhất có khả năng này. Nhiều loài khác trong ngành giun đốt (như phần lớn các loài giun đất) không thể sinh sản theo phương thức này, cho dù chúng có những kỹ năng khác nhau để tái tạo lại những khúc bị cắt cụt. [sửa] Sinh sản hữu tính Cho phép nhiều loài giun đốt có thể thích nghi tốt hơn với môi trường sống của chúng. Một số loài cơ thể lưỡng tính trong khi đó số còn lại cơ thể phân tính. Hầu hết các loài giun nhiều tơ đều phân tính và thụ tinh ngoài. Giai đoạn ấu trùng đầu tiên, một số nhóm không có, là những luân trùng có mao, tương tự với những ngành khác. Sinh vật này sau đó bắt đầu phát triển những đốt của nó, từng đốt một, đến khi nó đạt đượt kích thước trưởng thành. Giun đất và những loài ít tơ khác, cũng như đỉa, là những động vật lưỡng tính giao phối định kỳ suốt năm trong điều kiện môi trường thuận lợi. Chúng giao phối theo kiểu giao cấu. Hai con, bị hấp dẫn bởi chất tiết của nhau, nằm cạnh nhau với đầu hướng ngược nhau. Tinh dịch được tiết ra từ lỗ đực vào con còn lại. Những hình thức truyền tinh dịch khác chú ý tới giới tính khác nhau. Búi tuyến da thiếu quá trình ấu trùng luân trùng có mao sống, những sinh vật này giai đoạn đầu phát triển trong kén chứa chất lưu được tạo bởi búi tuyến da. + Động vật da gai phát triển theo hướng đối xứng toả tròn + Động vật hàm tơ phát triển riêng biệt, được đặc trưng là 2 đôi túi thể xoang. . Động vật nguyên sinh Bài chi tiết: Động vật nguyên sinh Động vật nguyên sinh là những động vật có cấu tạo cơ thể từ một tế bào, xuất hiện sớm nhất trên hành tinh của chúng ta (Đại Nguyên sinh) ,. tử và Trùng cỏ. Động vật nguyên sinh (Protozoa-tiếng Hy Lạp proto=đầu tiên và zoa =động vật) là những sinh vật xuất hiện sớm nhất trên hành tinh, là sinh vật đơn bào (nguyên sinh vật- Protista). xu hướng không coi động vật nguyên sinh là động vật nữa, nên xếp chúng vào một giới khác. Cùng với tảo đơn bào, chúng tạo nên giới Nguyên sinh (Protista). Động vật nguyên sinh có hơn 30 nghìn

Ngày đăng: 12/08/2014, 07:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w