VÀI NÉTVỀ QUAN HỆHỮUNGHỊVÀ HỢP TÁCVIỆT–NGAQUATÀILIỆULƯU TRỮ TS. Nguyễn Lệ Nhung Tàiliệulưu trữ là nguồn sử liệu quý giá vàquan trọng trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử, bởi những đặc thù riêng của nó so với các nguồn sử liệu khác. Tàiliệulưu trữ được coi là những nhân chứng lịch sử, bởi lẽ nó được sản sinh ra gần như đồng thời với các sự kiện, hiện tượng lịch sử và do nhu cầu khách quan của mọi hoạt động trong quá khứ. Nghiên cứu về quan hệhữunghịvà hợp tác giữa Việt Nam – Liên Xô không thể không sử dụng nguồn sử liệu quý giá: tàiliệulưu trữ phản ảnh sinh động lịch sử quanhệhữunghị và hợptác kinh tế - khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Liên Xô trong gần 6 thập kỷ qua. Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn cung cấp một số thông tin khái quát vềtàiliệulưu trữ giấy, phim ảnh, ghi âm hình thành trong quá trình hoạt động hữu nghị, hợptác giữa Việt Nam và Liên xô trong hơn nửa thế kỷ qua. Tàiliệulưu trữ - nguồn sử liệu quý giá này hiện đang được bảo quảntại các kho lưu trữ của Việt Nam và Liên bang Nga hoặc ở dạng sưu tập lưu trữ của các gia đình, cá nhân hai nước Việt Nam và Liên bang Nga. Ngoài ra, một số văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước về quan hệhữunghịvà hợp tác khoa học kỹ thuật Việt Nam Liên xô đã được công bố, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, một số văn kiện vàtàiliệu được in thành sách, điển hình là cuốn “Việt Nam – Liên xô – 30 năm quanhệ (1950-1980) của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết; hoặc trưng bày tại các cuộc triển lãm tàiliệulưu trữ theo chuyên đề. Gần đây nhất năm 2005, tại Hà Nội và Matxcơva đã tổ chức hai cuộc triển lãm tàiliệulưu trữ “Lịch sử hợptác kinh tế, khoa học - kỹ thuật Việt Nam – Liên xô, 1950-1990” nhân dịp kỷ niệm 55 năm thiết lập quanhệ ngoại giao giữa hai nước. Năm mươi tám năm trước, sau tuyên bố của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 14/01/1950 về việc sẵn sàng kiến lập quanhệ ngoại giao với các nước trên thế giới, Liên Xô là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập quanhệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 30/01/1950, đặt nền móng cho tình hữunghị bền chặt vàquanhệhợptác tốt đẹp giữa hai nước sau này. Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Liên Xô Nguyễn Lương Bằng trình Quốc thư lên Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô N.M.Svernic, Matxcơva. Ngày 23/4/1952. Phông lưu trữ Bộ Ngoại giao Ảnh được bảo quảntại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III Việt Nam Dựa vào tàiliệulưu trữ có thể thấy những bước đi của Liên xô trong quá trình đi đến thiết lập quanhệ ngoại giao với nước ta, tiêu biểu là: Biên bản vàNghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 30/01/1950 về việc thiết lập quanhệ ngoại giao giữa Liên Xô vàViệt Nam; Thông điệp của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô ngày 30/01/1950 gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Việt Nam DCCH v/v Chính phủ Liên Xô quyết định kiến lập quanhệ ngoại giao với nước ta. Những tàiliệu trên đang được bảo quảntại Viện Lưu trữ nhà nước Lịch sử xã hội chính trị Liên bang Nga. Chúng ta có thể thấy, sau Liên bang Xô viết, một loạt các nước XHCN Đông Âu cũng đã công nhận và thiết lập quanhệ ngoại giao với Việt Nam. Sự kiện vô cùng quan trọng này đã tạo điều kiện để nước Việt Nam đang chiến đấu chống thực dân xâm lược nối liền với hậu phương lớn các nước XHCN anh em và tiếp nhận được sự giúp đỡ to lớn về tinh thần và vật chất từ bầu bạn quốc tế. Trong suốt gần 6 thập kỷ qua, trải qua muôn vàn khó khăn và thử thách, quanhệ hai nước không ngừng được tăng cường và phát triển. Sự giúp đỡ chí tình, to lớn và hiệu quả của Nhà nước và nhân dân Liên Xô trước đây, cũng như sự hợptác của Liên bang Nga ngày nay có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc, cũng như công cuộc xây dựng Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Thực tế đã chứng minh, 58 năm qua, kể từ khi hai nước thiết lập quanhệ ngoại giao, quanhệ giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay luôn nồng ấm, tin cậy, vượt qua mọi thử thách của thời gian cũng như sự biến động của lịch sử. Ngay từ những ngày đầu lập nước, việc phát triển quanhệ với Liên Xô luôn là một trọng tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tình đoàn kết hữunghị giữa nhân dân hai nước chúng ta, quanhệ giữa Việt Nam – Liên Xô trong suốt gần 60 năm qua đã không ngừng phát triển, củng cố và sự hợptác kinh tế khoa học kỹ thuật Việt Nam – Liên Xô đã là một tổng thể rộng lớn của các mối quanhệ nhà nước mang tính lâu dài. Theo dòng chảy lịch sử, chúng ta điểm lại một số sự kiện quan trọng trong quanhệhữu nghị, hợptác giữa hai nước, đầu tiên là những tàiliệu văn kiện như: 2 Chủ tịch Hồ Chí Minh viếng Lăng V. I. Lê nin, Ngày 13/7/1955. Ảnhr được bảo quảntại Cục Lưu trữ VPTW Đảng Cộng sản Việt Nam Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Chủ tịch Đoàn chủ tịch xô viết tối cao Liên Xô Sô-vec-nich v/v cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của VNDCCH tại LBCHXHCNX Xô viết Nguyễn Lương Bằng. TTLTQG III Ngày 10/3/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết quốc thư, cử công dân Nguyễn Lương Bằng làm Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô. Chúng ta có thể nghiên cứu bản gốc bức quốc thư cùng tấm hình ghi lại cảnh Đại sứ Nguyễn Lương Bằng trình quốc thư lên Chủ tịch đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Sô- vec-nich và Quốc thư đầu tiên của Liên Xô do Đại sứ A.A.Lavrisép trình Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 11/1954 hiện đang bảo quảntại Trung tâm lưu trữ quốc gia III, phông Lưu trữ Bộ Ngoại giao Việt Nam. Những chuyến thăm hũunghị của các đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam và Liên Xô cùng những cuộc tiếp xúc hữu ích thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam và Liên Xô đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc không ngừng củng cố tình đoàn kết và mở rộng hợptác giữa hai nước. Trong tàiliệulưu trữ cũng phản ánh hoạt động cao cả nhằm củng cố và phát triển tình hữunghịViệt– Xô của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo nên một bức tranh sinh động đầy cảm xúc về những chiến công trong lao động và chiến đấu của nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên Xô, phản ánh quá trình không ngừng củng cố tình hữunghịvà sự hợptácViệt– Xô trong suốt 58 năm qua. Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, đầu tháng 7/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ sang thăm Liên Xô nhằm củng cố tình đoàn kết hữu nghị, tăng cường mối quanhệ kinh tế, văn hóa giữa hai nước. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh viếng lăng Lê nin, ngày 13/7/1955; Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đón đồng chí Micôian Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô sang thăm Việt Nam, ngày 4/4/1956 là những hình ảnh đi vào tâm khảm của người dân hai nước Việt Nam Liên xô. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô K. E. Vôrôsilốp (ngày 20 tháng 5 năm 1957), nhưng hình ảnh vị lãnh đạo cấp cao của Nhà nước Xô Viết vẫn hết sức gần gũi, thân thiết với đông đảo các tầng lớp nhân dân thủ đô Hà Nội, như vừa mới diễn ra ngày hôm qua. Những sự kiện chính trong quanhệ giữa Việt Nam và Liên Xô được phản ảnh qua những tàiliệulưu trữ tiêu biểu về lịch sử hợptác kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam – Liên Xô giai đoạn từ 1950 đến nay là những hiệp ước, hiệp định và những văn kiện thỏa thuận khác; những tuyên bố và thông cáo chung, những thông báo về các cuộc hội đàm của các đoàn đại biểu Việt Nam – Liên Xô, cùng những văn kiện, hình ảnh của các tổ chức xã hội về sự giúp đỡ chí tình trên tinh thần đồng chí của nhân dân Liên Xô trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước của nhân dân Việt Nam, đã làm “sống lại” những sự kiện cụ thể của công cuộc hợptác chính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật Liên Xô - Việt Nam, giúp chúng ta hiểu rõ hơn lịch sử quanhệ Xô - Việt vào những năm tháng chiến tranh gian khổ, cũng như thời kỳ xây dựng hòa bình. Không chỉ giúp đỡ về tiền bạc, hiện vật, các chuyên gia Liên xô còn sang giúp Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhiều công trình do Liên xô giúp xây dựng đã gắn 3 Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân thủ đô Hà Nội đón chào Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô K.E. Vôrôsilôp sang thăm Việt Nam, ngày 20/5/1957. Ảnh được bảo quản tạiCục Lưu trữ VPTW Đảng Cộng sản Việt Nam bó với bao thế hệ người dân Việt Nam, đến nay vẫn phát huy hiệu quả tích cực (như trường Đại học Bách khoa, Bệnh viện Hữunghị Việt-Xô, nhà máy cơ khí Hà Nội, ). Những sự kiện, những con số biết nói được phản ảnh trong tàiliệulưu trữ cho thấy sức mạnh hùng hậu và tính hiệu quả của tình đoàn kết, sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần đồng chí trong thời kỳ nhân dân Việt Nam chiến đấu ác liệt chống Mỹ cứu nước giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong giải quyết những nhiệm vụ có quy mô lớn của công cuộc xây dựng nền kinh tế quốc dân, phát triển các ngành năng lượng, công nghiệp than, luyện kim màu, hóa chất, chế tạo máy, công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp, địa chất, phát triển khoa học giáo dục, văn hóa và y tế,… Tại Viện lưu trữ nhà nước tàiliệu phim ảnh Nga, Viện lưu trữ nhà nước kinh tế Nga, Trung tâm lưu trữ quốc gia III lưu giữ nhiều tàiliệu hình ảnh về xây dựng những công trình lớn, chủ chốt có ý nghĩa quan trọng hàng đầu với sự phát triển kinh tế của Việt Nam như các mỏ than Hòn Gai, mỏ quặng Apatit Lao Cai, thiếc Tĩnh Túc, Cao Bằng, nhà máy cơ khí Hà Nội – cơ sở đầu tiên của ngành chế tạo máy cơ khí Việt Nam, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, nhà máy thủy điện Thác Bà, nhà máy supe phốt phát Lâm Thao và nhiều nhà máy xí nghiệp khác. Trong những năm tháng cam go nhất của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ chí tình của nhân dân Liên Xô. Hội Hữunghị Xô - Việt đã có những hoạt động có ý nghĩa rất lớn trong thời gian Việt Nam kháng chiến chống Mỹ. Theo sáng kiến và nhờ sự tham gia tích cực của Hội hữunghị Xô Việt, tại các xí nghiệp và các trường học đã tổ chức mitting, quyên góp ủng hộ nhân dân Việt Nam đang chiến đấu, tổ chức các Tháng hữunghị Xô Việt. Hội nhiều lần tổ chức quyên góp tiền mua quà tặng, thuốc men và các loại hàng hóa có ý nghĩa dân sự cần thiết, được chở bằng tàu biển đến Việt Nam. Sự hỗ trợ về tinh thần và vật chất của nhân dân Liên Xô dành cho nhân dân Việt Nam đang chống lại kẻ địch hùng mạnh đã có ý nghĩa không kém phần quan trọng so với sự viện trợ quan sự và kinh tế được cung cấp cho Việt Nam theo đường nhà nước. Năm 1977 Hội Hữunghị Xô - Việt đã được trao tặng Huân chương hữunghị của nhà nước VNDCCH vì những đóng góp to lớn trong sự phát triển và củng cố tình hữunghị giữa nhân dân hai nước, vì phong trào quốc tế đoàn kết với Việt Nam. Sau đó, năm 1983, nhân dịp 25 năm ngày thành lập Hội hữunghị Xô Việt, 5 chi hội và 10 thành viên tích cực của hội đã được trao tặng phần thưởng cao quý đó của Việt Nam. Có thể thấy sự ủng hộ chí tình ấy quatàiliệulưu trữ với tư cách là nguồn sử liệuquan trọng đang được bảo quảntại các kho lưu trữ của Việt Nam, Liên Xô vàNga ngày nay. Đó là bức ảnh: Tàu thủy Xô viết mang tên “Hồ Chí Minh” chở hàng viện trợ cho Việt Nam cập cảng Hải Phòng, tháng 02/1971, hiện đang bảo quảntại Viện Lưu trữ nhà nước tàiliệu phim ảnh Liên bang Nga; bức ảnh ghi lại Lễ khánh thành Phân xưởng chế biến chè đen tại Phú Thọ do Liên Xô giúp đỡ, ngày 19/12/1973 hiện đang được lưu giữ tạiLưu trữ Hội HữunghịNga - Việt; Thư của đồng chí Brê giơ nhép, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 30/8/1971 gửi đồng chí Lê Duẩn, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam về việc Liên Xô viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam do nạn lụt năm 1971 đang bảo quảntại Kho Lưu trữ TW Đảng; Quanhệhợptác giữa hai nước cũng sớm được quan tâm thúc đẩy, khởi đầu bằng việc ký Hiệp định hợptác kinh tế thương mại Việt-Xô ngày 18/6/1955. Chỉ 5 năm sau đó, kim ngạch buôn bán hai chiều đã tăng lên gấp 13 lần (năm 1955 chỉ đạt 5 tỷ rúp). Theo tàiliệu thống kê của Bộ Ngoại thương, thời kỳ 1976-1980, khối lượng trao đổi hàng hóa giữa hai nước bằng 20 năm trước cộng lại. Những năm 4 Tàu thủy Xô viết mang tên “Hồ Chí Minh” chở hàng viện trợ cho Việt Nam cập cảng Hải Phòng Ảnh được bảo quảntại Viện Lưu trữ nhà nước phim ảnh Nga . VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC VIỆT – NGA QUA TÀI LIỆU LƯU TRỮ TS. Nguyễn Lệ Nhung Tài liệu lưu trữ là nguồn sử liệu quý giá và quan trọng. cầu khách quan của mọi hoạt động trong quá khứ. Nghiên cứu về quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam – Liên Xô không thể không sử dụng nguồn sử liệu quý