Đề cương môn Bảo hiểm docx

44 293 1
Đề cương môn Bảo hiểm docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÙI THỊ NGỌC – TN4T1 Trường Đại học Công đoàn Đề cương môn: BẢO HIỂM CÂU 1: Sự cần thiết khách quan và tác dụng của BH 1. Sự cần thiết Trong cs sinh hoạt cũng như hoạt động sx KD hàng ngày dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro đó do nhiều nguyên nhân: - Do thiên tai gây ra bão lũ, lụt lội, hạn hán, động đất, sét, lốc, sương muối, dịch bệnh… làm ảnh hưởng đến sx, đến đs và đến sức khoẻ con ng. - Do biến động của KH và CN. KH-CN làm tăng NSLĐ, thúc đẩy nền kt phát triển và tạo đk thuận lợi cho cs của con người; nhưng mặt khác cũng gây ra nhiều tai nạn bất ngờ như tai nạn lđ và bệnh nghề nghiệp, tai nạn ô tô… và làm tăng nguy cơ mất việc làm của ng lđ. - Do MT xh. Những rủi ro này chịu tđ của nhiều yếu tố và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi thành viên trong xh như ốm đau, bệnh tật, mất việc làm, trộm cắp, hoả hoạn… Bất kể do NN gì, khi rủi ro xảy ra thường gây cho con người những khó khăn trong cs như mất hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều TS, làm ngưng trệ sx và KD của t/c, DN, cá nhân… và làm ảnh hưởng đến đs kt-xh nói chung. Để đối phó với các rủi ro, con người có nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả của rủi ro gây ra. Hiện nay, theo quan điểm của các nhà quản lý rủi ro có 2 nhóm biện pháp đối phó với rủi ro và hậu quả của rủi ro là biện pháp kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. - Nhóm biện pháp kiểm soát rủi ro bg các bp né tránh rủi ro, giảm thiểu rủi ro và giảm thiểu tổn thất: + Tránh né rủi ro là bp được sd thường xuyên trong cs. Mỗi ng, mỗi đv sxKD đều lựa chọn những bp thích hợp để né tránh rủi ro có thể xảy ra, tức là loại trừ cơ hội dẫn đến tổn thất. Tuy nhiên, tránh né rủi ro chỉ với những rủi ro có thể tránh né đc và cs có rất nhiều rủi ro bất ngờ ko thể tránh né đc. + Ngăn ngừa tổn thất – các bp ngăn ngừa tổn thất đưa ra các hđ nhằm làm giảm tổn thất hoặc giảm mức thiệt hại do tổn thất gây ra. + Giảm thiểu tổn thất – có thể giảm thiểu tổn thất thông qua các biện pháp làm giảm giá trị thiệt hại khi tổn thất xảy ra. Mặc dù các biện pháp kiểm soát rủi ro rất có hiệu quả trong việc ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro nhưng khi rủi ro đã xảy ra, ng ta ko thể lường hết được hậu quả. - Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro, bg các bp chấp nhận rủi ro và BH. Đây là bp đc sd trước khi rủi ro xảy ra với mục đích khắc phục các hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra (nếu có). + Chấp nhận rủi ro: đây là hình thức mà ng gặp phải tổn thất tự chấp nhận khoản tổn thất đó, điển hình là tự BH. Có thể chia làm 2 nhóm chính: Chấp nhận rủi ro thụ động và chấp nhận rủi ro chủ động. Email: buithingoc30791@gmail.com Khoá học: 2009 - 2013 1 BÙI THỊ NGỌC – TN4T1 Trường Đại học Công đoàn + BH: đây là 1 phần quan trọng trong các chương trình quản lý rủi ro của các tổ chức cũng như cá nhân. BH là công cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra, có hiệu quả nhất. Như vây, BH ra đời là đòi hỏi KQ của cs, của hđ sx KD. Do nhu cầu của con ng, hđ BH ngày càng phát triển và không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, DN và mỗi quốc gia. Ngày nay, sự giao lưu kt, vh giữa các quốc gia càng phát triển thì BH càng ngày càng mởi rộng. Vì vậy, khái niệm “BH” trở nên gần gũi, gắn bó với con người, với các đv sxKD. Có đc quan hệ đó vì BH đã mang lại lợi ích ktxh thiết thực cho mọi thành viên, mọi đv tham gia. 2. Tác dụng BH là phương pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện qua hợp đồng, trong đó bên mua BH chấp nhận trả phí BH và DN cam kết bồi thường hoặc trả tiền BH khi xảy ra sự kiện BH. BH có rất nhiều tác dụng khác nhau. BH góp phần ổn định tài chính cho ng tham gia BH trước tổn thất do rủi ro gây ra. BH góp phần ổn định chi tiêu của NSNN và huy động vốn đầu tư phát triển kt-xh. Đồng thời, nếu triển khai đồng bộ, nó còn góp phần thực hành tiết kiệm và tạo thêm việc làm cho ng lđ. Hoạt động BH trước hết là nhằm khắc phục hậu quả tài chính của rủi ro. Như đã chỉ, rủi ro có thể mang đến những thiệt hại TC bất thường cho các cá nhân, tổ chức. Một căn nhà bị hoả hoạn, 1 ng trụ cột trong gia đình bị tai nạn và chết, 1 con tàu bị mất tích, 1 chiếc máy bay bị rơi… đều mang đến những kết cục bất hạnh và đi đôi là khó khăn về tài chính. Hơn lúc nào hết, các cá nhân, tổ chức cần đến nguồn tài chính kịp thời để bù đắp thiệt hại, lấy lại cân bằng, ổn định tình hình TC. Sự có mặt của các tổ chức BH đã đáp ứng nhu cầu đó một cách nhanh nhất. Dịch vụ mà các DN BH đáp ứng cho nhu cầu an toàn của con người, của xh chính là sự đảm bảo về mặt vật chất, tài chính trước rủi ro. Hơn nữa, vượt lên cả ý nghĩa “tiền bạc”, BH mang đến trạng thái an toàn về tinh thần, giảm bớt sự lo âu trước rủi ro, bất trắc cho người được BH. Đó chính là ý nghĩa nhân văn của BH trong xh hiện đại và thể hiện hình ảnh tốt đẹp của các nhà BH trước công chúng. Trong thực tế KD, các nhà BH cần nhận thức rõ ý nghĩa xh đó, để tự nâng cao hình ảnh của 1 nhà bảo trợ trong hoạt động bồi thường, trả tiền cho BH và chăm sóc khách hàng. Việc từ chối chi trả tiền bồi thường là 1 công việc khó bào chữa nhất về nguyên nhân. Tất cả những giải thích thiếu thuyết phục đối với khách hàng sẽ làm sai lệch ý nghĩa đích thực của BH. Cùng với việc mang lại sự an toàn về tài chính và tinh thần, nghề nghiệp BH đòi hỏi và tạo đk cho các tổ chức BH thường xuyên thực hiện việc nghiên cứu rủi ro, thống kê tổn thất, tìm kiếm các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu: phát triển các dịch vụ tài trợ; phối hợp với khách hàng tổ chức thực hiện những biện pháp cần thiết về đối tượng BH… Những hđ đó đã đóng góp rất lớn vào nỗ lực chống đc rủi ro, thiên tai, tai hoạ của toàn thể cộng đồng. Tạo việc làm cho xh cũng là 1 khía cạnh đáng kể trong vai trò của BH. Ngành BH đã thu hút một lực lượng lớn lđ làm việc tại các DN BH, DN môi giới BH, mạng lưới đại lý BH và các nghề nghiệp lien quan như là giám định tổn thất, định giá TS, giảm định sức khoẻ… Trong đk thất nghiệp đang ám ảnh nền kinh tế toàn cầu thì sự phát triển ngành Email: buithingoc30791@gmail.com Khoá học: 2009 - 2013 2 BÙI THỊ NGỌC – TN4T1 Trường Đại học Công đoàn BH vẫn đc coi là còn nhiều tiềm năng ở các quốc gia sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm cũng như các vấn đề xh liên quan. Một mảng đậm nét góp phần khắc hoạ vai trò của DN BH trong kinh tế TT chính là hđ trung gian tài chính. Với vai trò trung gian TC, DN BH th/h các hđ thu hút, tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi, chuyển hoá vốn và đầu tư vốn. Trên phương diện quan hệ cung – cầu vốn, việc gom góp nhiều khoản phí BH “nhỏ” từ số lượng lớn các tổ chức, cá nhân tham gia BH chính là quá trình “huy động, tập trung vốn” của DN BH. Hđ BH tạo nên 1 kênh huy động vốn quan trọng trong nền kt. Đvới BH nhân thọ, hđ KD BH bên cạnh vấn đề chuyển giao rủi ro, hàm chứa cả mục đích huy động guồn thu nhập nhàn rỗi trong dân cư để đầu tư. Đặc thù của lĩnh vực KD BH (về phạm vi hđ về lượng khách hàng tiềm năng…) tạo cho DN BH 1 lợi thế về khả năng tập trung vốn. Mặt khác, sự “đảo ngược của chu trình KD sp” trong KD BH: phí BH phải thu trước; bồi thường hoặc trả tiền BH chỉ thực hiện sau 1 t/gian có thể là khá lâu (ví dụ có thể sau 10 năm, 15năm trong BH nhân thọ) khiến phần lớn lượng tiền mà DN BH tập trung đc từ phí BH có thời gian tạm thời nhàn rỗi. Hơn nữa, việc vận dụng luật số lớn, nguyên tắc liên tục trong KD, khai thác dịch vụ đã tạo tiền đề cho việc chuyển hoá thời hạn vốn bằng cơ chế chạy tiếp sức của nhiều khoản phí BH. Qua hđ BH, các khoản tiền nhỏ, lẻ, ngắn hạn được tập hợp để hình thành nguồn vốn lớn, tập trung có thể đáp ứng các nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế. Thực tế, các DN BH vẫn sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đó để đầu tư vào nhiều lĩnh vực và chủ yếu là đầu tư vào nhiều lĩnh vực và chủ yếu là đầu tư gián tiếp trên TT tài chính, nhất là TT chứng khoán. Trong TT BH phát triển, hđ đầu tư vốn của DN BH rất được coi trọng vì lợi nhuận từ hoạt động KD BH trực tiếp ngày càng giảm và bù lại, các DN BH phải tìm kiếm lợi nhuận từ hđ đầu tư vốn. HĐ đầu tư tích cực của DN BH còn có tdụng tăng quy mô và độ lưu hoạt của TT tài chính, kích thích các luồng vốn vận động theo nhu cầu phát triển kt –xh, tăng tính khả thi của những dự án, nâng cao hiệu quả của việc phân bổ các nguồn lực tài chính có hạn trong nền kt. Vai trò kt-xh của BH còn thể hiện trên các khía cạnh khác như là: giảm sức ép đvới hệ thống phúc xh; hỗ trợ các hđ KD, thúc đẩy các hđ thương mại. Những hiện tượng như là một số loại hàng hoá, dvụ có thể tiêu thụ thuận lợi hơn trên thị trường một khi có đi kèm các hợp đồng BH cho những trách nhiệm phát sinh liên quan đến việc sử dụng hang háo, dvụ hay là việc BH cho những tài sản được dung để thế chấp, BH cho tình mạng của người có trách nhiệm trả nợ tiền vay… là những vđề mà các nhà sx KD ko thể ko quan tâm. Sự bảo đảm của BH cho các khoản đầu tư, góp phần gián tiếp kiến tạo nên hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng đồ sộ của quốc gia cũng rất đáng ghi nhận. Một nhân vật nôie tiếng trong giới kỹ nghệ - Herny Ford đã quả quyết: “…ko phải các kiến trúc sư mà là các nhà BH đã xây dựng nên New York, chính là vì ko một nhà đầu tư nào dám mạo hiểm bỏ ra hàng tỷ đôla cần thiết để xây dựng những toà nhà chọc trời ở Manhatan mà ko có bảo đảm được bồi thường nếu hoả hoạn hoặc sai phạm về xd xảy ra”. Email: buithingoc30791@gmail.com Khoá học: 2009 - 2013 3 BÙI THỊ NGỌC – TN4T1 Trường Đại học Công đoàn CÂU 2: Các loại hình BH Phân loại theo nghiệp vụ BH trong luật định: Luât KD BH CHXHCNVN đã xếp các nghiệp vụ BH thành 2 nhóm (gồm 18 nghiệp vụ) là BH nhân thọ và BH phi nhân thọ.  Xếp loại nghiệp vụ BH theo luật định là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước về BH cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho DN BH, ktra hoạt động của các DN BH và th/hiện các ndung qlý nàh nước về BH khác. Phân loại theo đối tượng BH, các loại BH đc xếp vào 3 nhóm: BH tài sản, BH trách nhiệm dân sự và BH con người. Phân loại theo kỹ thuật qlý hợp đồng BH (nói 1 cách cụ thể hơn, đó là kỹ thuật quản lý về mặt tài chính – thu chi chảu nghiệp vụ BH), BH đc chia thành 2 nhóm: nhóm nghiệp vụ BH áp dụng kỹ thuật phân chia và nhóm nghiệp vụ BH áp cụng kỹ thuật tồn tích. Phân loại theo tính chất BH (tính bắt buộc và tính tự nguyện), cso nhóm BH tự nguyện và nhóm BH bắt buộc. Hiện nay, các nước trên thế giới thường triển khai các loại BH như: BHXH, BHYT, BHTN, BHTM. - BHXH là nhu cầu khách quan của ng lđ, nó đảm bảo thay thế hoặc bù đắp 1 phần thu nhập của ng lđ khi họ gặp phải những sự kiện BH làm giảm hoặc mất khả năng lđ nhằm đb đs cho ng lđ và gđ họ. BHXH mang tính cộng đồng, nhân đạo và nhân văn sâu sắc. BHXH phát sinh trên cơ sở qh lđ và thể hiện mqh 3 bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH, bên đc BHXH. - BHYT được tách ra từ chế độ chi phí y tế trong hệ thống các chế độ BHXH. Do đó, nó mang đầy đủ tính chất của BHXH. Hiện nay, BHYT đc mở rộng tới mọi đối tượng có nhu cầu dưới hình thức tự nguyện. - BHTN cg đc tách từ BHXH do sự phát triển cảu nền kt và lực lượng lđ xh. BHTN phát sinh trên cơ sở qh lđ, do đó, giải quyết BHTN l/quan đến trách nhiệm cảu xh, của ng sd lđ và cả ng lđ. - BHTM là loại hình BH KD. Hđ của BHTM chịu chi phối bởi luật pháp, nhất là luật KD BH, các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. BHTM ko chỉ xâm nhập vào mọi hoạt động kt-xh khắp đất nước l/quan đến tài sản, trách nhiệm dân sự và con người mà còn phát triển, mở rộng ra thị trường thế giới thông qua hđ phân tán rủi ro. Ngày nay, BHTM trở thành 1 dịch vụ TC rất phát triển trong nền kinh tế thị trường và có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Ở VN, theo sự phát triển của kt-xh, các loại BH như BHXH, BHYT, BHTM cũng đc triển khai. Các loại hình BH VN tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng nhờ tiếp thu tinh hoa của BH thế giới, vận dụng linh hoạt vào đk VN nên cũng phát triển khá nhanh. BHXH, BHYT mở rộng đối tượng và phạm vi BH, ngày càng hoàn thiện về cơ ché quản lý. BHTM phát triển số lượng nghiệp vụ, mở rộng thị trường và ngày càng có vị thế trong nền kinh tế quốc dân. Email: buithingoc30791@gmail.com Khoá học: 2009 - 2013 4 BÙI THỊ NGỌC – TN4T1 Trường Đại học Công đoàn CÂU 3: Mối quan hệ giữa BH và phát triển kinh tế. BH chỉ phát triển trong những đk kt-xh nhất định. Nói cách khác, giữa BH và phát triển kt-xh có mqh, tđ qua lại thúc đẩy nhau phát triển. • Sự phát triển kt-xh tác động đến sự phát triển của BH: Một điều có tính quy luật là kt-xh càng ph/triển, đs v/c và tinh thần của ng dân cg cao thì nhu cầu về BH càng lớn. Như vậy, sự ph/triển của BH phụ thuộc vào đk kt-xh: - Kinh tế phát triển, thu nhập của DN, của ng lđ đc nâng cao, khả năng đóng góp phí BH càng có đk hơn. Và do đó khả năng tham gia các loại hình BH càng nhiều. - Kt xh pt làm cho nguồn thu của NSNN ngày càng tăng, từ đó có đk hỗ trợ để bảo toàn và tăng trưởng 1 số nguồn quỹ BH như: quỹ BHXH, quỹ BHTN, quỹ BH YT. - Kt pt, chtrị ổn định thì các đk pháp lý, MTKD… có đk hoàn chỉnh tạo đk cho BH có đk pt, nhất là BH TM, phải có môi trường pháp lý, thị trường phát triển mới hđ KD cso hiệu quả. - Kt xh pt thúc đẩy KH KT phát triển, các hđ trong đs vh-NT phong phú, thúc dẩy các nghiệp vụ BH mới ra đời, làm phong phú thêm hđ BH. - Kt pt thúc đẩy xu thế hội nhập và toàn cầu hoá pt làm cho hđ BH cũng mở rộng TT không chỉ trong nước mà cả quốc tế. - Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới đã và sẽ mang lại những cơ hội to lớn cho thương mại, tăng thêm công ăn việc làm, nâng cao hiệu quả và phát triển kinh tế của các nước, nhất là các nước đang phát triển. Cùng với sự phát triển của các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia là các “dòng chảy” của các nhóm lđ, các loại hình lđ. Ng lđ có thể di chuyển không chỉ ở thị trường lđ trong nước mà cả thị trường lđ quốc tế. Họ có cơ hội phát huy được nhiều nhất năng lực và sở trường của mình, được tiếp cận với những cách quản lý tiên tiến của các công ty lớn; được có cơ hội nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của mình và được thăng tiến trong công việc (cùng với đó là thu nhập được tăng lên) Song song với thời cơ, ng lđ cũng gặp phải những rủi ro, có những rủi ro luôn luôn thường trực trong công việc và trong cuộc sống của họ. Những rủi ro đó là: + Dễ bị mất việc làm nếu công ty/DN của ng lđ bị phá sản hoặc kinh doanh thua lỗ buộc chủ sử dụng lđ phải cắt giảm nhân công. + Một số nhóm lđ không kịp thich ứng với những thay đổi về công nghệ của DN phải chuyển đổi nghề nghiệp hoặc phải rời khỏi DN. + Một số nhóm lđ không chịu được áp lực của công việc dẫn đến những stress hoặc những khủng hoảng. + Ng lđ cũng có thể bị bần cùng hóa vì những đối xử của chủ sử dụng lđ hoặc vì những ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu Từ đó, họ có xu hướng tìm đến các loại hình BH để đảm bảo có sự bù đắp cho họ khi có các sự kiện BH xảy ra. Nhờ đó, tác động tới sự phát triển của BH. • BH tđ đến phát triển kt-xh: Nếu pt kt-xh là đk cần, có tính quyết định mở rộng và pt BH thì BH cũng có td kích thích kt xh pt. Email: buithingoc30791@gmail.com Khoá học: 2009 - 2013 5 BÙI THỊ NGỌC – TN4T1 Trường Đại học Công đoàn - Quỹ BH hình thành từ sự đóng góp dưới hình thức phí BH của ng tham gia. Quỹ BH đc ng BH sd để trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi BH cho ng tham gia để họ ổn định TC và đs, từ đó góp phần ổn định và phát triển sx KD thúc đẩy nền kt pt. - Nhờ có quỹ BH mà ngân sách ko phải trợ cấp khắc phục hậu quả của những rủi ro bất ngờ (trừ TH rủi ro có tính thảm hoạ và xh rộng lớn); do đó, có đk để đầu tư pt kt- xh. - BH là ngành dvụ, bản than nó ko chỉ góp phần thực hiện tiết kiệm, chống lạm phát và tạo việc làm cho ng lđ, giải quyết đs cho ng lđ trong lvự BH mà còn góp phần tạo ra thu nhập cho nền kt, tức góp phần tăng trưởng kt. Ngoài tđ chung của BH đến sự pt kt-xh như trên, mỗi loại hình BH còn có những tđ mang tính đặ thù riêng. CÂU 4: Khái niệm, đối tượng, chức năng và tính chất của BHXH. 1. Khái niệm. BHXH là sự bảo đảm, thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho ng lđ khi ng lđ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lđ, mất việc làm trên cơ sở hình thành quỹ tiền tệ tập trung nhằm góp phần ổn định cs cho ng lđ và gđ họ và ổn định trật tự, an toàn xh. BHXH là 1 trong những loại hình BH ra đời khá sớm và đến nay đã đc th/hiện ở tất cả các nước trên thế giới. So với các loại hình BH khác, đối tương, chức năng và tính chất của BHXH có những điểm khác biệt do bản chất cảu nó chi phối. 2. Đối tượng của BHXH. Có người cho rằng, đối tượng của BHXH là người lđ. Tuy nhiên, theo bản chất vốn có, đối tượng của BHXH là thu nhập của người lđchứ không phải bản thân họ. BHXH được hình thành để góp phần cân bằng thu nhập cho người lđkhi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lđhoặc khả năng lđkhông được sử dụng. Đối tượng tham gia BHXH là những ng lđ, ng sd lđ và Nhà nước (trong mọt số TH). Tuy vậy, tuỳ theo đk phát triển kt-xh của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những ng lđ nào đó. Người lđtham gia BHXH để BH cho chính mình trên cơ sở san sẻ rủi ro của số đông người lđkhác. Người sử dụng lđcó trách nhiệm phải BH cho người lđmà mình thuê mướn. Khi tham gia BHXH, người sử dụng lđcòn vì lợi ích của chính họ. Ở đây người sử dụng lđcũng thực hiện san sẻ rủi ro với tập đoàn người sử dụng lđ, để bảo đảm cho quá trình sản xuất của họ không bị ảnh hưởng khi phát sinh nhu cầu BHXH. Nhà nước tham gia BHXH với tư cách là người bảo hộ cho các hoạt động của quỹ BHXH, bảo đảm giá trị đồng vốn, và hỗ trợ cho quỹ BHXH trong những trường hợp cần thiết. Ngoài ra, Nhà nước tham gia BHXH còn với tư cách chủ thể quản lý, định ra những chế độ, chính sách, định hướng cho các hoạt động BHXH. Nếu xem xét trên mqh ràng buộc trong BHXH, ngoài ng lđ còn có ng sd lđ và cơ quan BHXH, dưới sự bảo trợ của nhà nước. Ng sd lđ đóng góp vào quỹ BHXH là trách nhiệm của họ để BH cho ng lđ mà họ sd. Còn cơ quan BHXH nhận sự đóng góp của ng lđ và ng sd lđ phải có trách nhiệm q/lý, sd quỹ để th/hiện mọi công việc về BHXH đvới ng lđ. Mqh ràng buộc này chính là đặc trưng riêng có của BHXH. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của BHXH một cách ổn định và bền vững. Email: buithingoc30791@gmail.com Khoá học: 2009 - 2013 6 BÙI THỊ NGỌC – TN4T1 Trường Đại học Công đoàn Bên BHXH, đó là bên nhận BHXH từ những người tham gia BHXH. Bên BHXH thường là một số tổ chức (cơ quan, công ty…) do Nhà nước lập ra (ở một số nước có thể do tư nhân, tổ chức kinh tế – xã hội lập ra) và được Nhà nước bảo trợ, nhận sự đóng góp của người lđ, người sử dụng lđ, lập nên quỹ BHXH. Bên BHXH có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho bên được BHXH khi có nhu cầu phát sinh và làm cho quỹ BHXH phát triển. Bên được BHXH là bên được quyền nhận các loại trợ cấp khi phát sinh những nhu cầu BHXH, để bù đắp thiếu hụt về thu nhập do các loại rủi ro được BH gây ra. Trong BHXH, bên được BHXH là người lđtham gia BHXH và nhân thân của họ theo quy định của pháp luật, khi họ có phát sinh nhu cầu được BHXH do pháp luật quy định. Giữa các bên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong kinh tế thị trường, bên tham gia BHXH có thể đồng thời là bên được BHXH (lđchẳng hạn). Đối với người lđđộc lập, họ vừa là người tham gia BHXH vừa là người được quyền hưởng BHXH vì họ đóng phí được BHXH để BH cho chính họ. 3. Chức năng của BHXH BHXH có những chức năng chủ yếu sau đây: - Thay thế hoặc bù đắp 1 phần thu nhập cho ng lđ tham gia BH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lđ hoặc mất việc làm. Sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì suy cho cùng, mất khả năng lđ sẽ đến với tất cả mọi ng lđ khi hết tuổi lđ theo các đk quy định của BHXH. Còn mất việc làm và mất khả năng lđ tàm thời làm, giảm hoặc mất thu nhập, ng lđ cũng sẽ đc hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng phụ thuộc vào các đk cần thiết theo quy định. Đây là chức năng cơ bản nhất cảu BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hđ cảu BHXH. - Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những ng tham gia BHXH. Tham gia BHXH ko chỉ có ng lđ mà cả những ng sd lđ. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ này dung để trợ cấp cho 1 số ng lđ tham gia khi họ giảm oặc mất thu nhập. Số lượng những ng này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số những ng tham gia đóng góp. Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả hciều dọc và chiều ngang. Phân phối lại giữa những ng lđ có thu nhập cao và thấp, giữa những ng khoẻ mạnh đang làm việc với những ng ốm yếu phải nghỉ việc… Thực hiện chức chức năng này cso nghĩ là BHXH góp phần thực hiện công bằng xã họi. - Góp phần kích thích ng lđ hăng hái lđ sx nâng cao năng suất lđ cá nhân và năng suất lđ xh. Khi khoẻ mạnh tham gia lđ sx, ng lđ đc chủ trả công. Khi ốm đau, thai sản, tia nạn lđ, hoặc khi về già đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cs của họ và gđ họ luôn đc đảm bảo ổn định. Do đó, ng lđ luôn yên tâm, gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc. Từ đó, họ sẽ tích cực lđ sx, nâng cao năng suất lđ và hiệu quả ktế. Chưc năng này biểu hiện như 1 đòn bẩy ktế kích thích ng lđ nâng cao năng suất lđ cá nhân và kéo theo là năng suất lđ xh. - Gắn bó lợi ích giữa ng lđ với ng sd lđ, giữa ng lđ với xh. Trong thực tế lđ sx, ng lđ và ng sd lđ vốn có nhiều mâu thuẫn nội tại. Thông qua BHXH, những >< đó đc điều hoà và giải quyết. Đặc biệt, cả 2 giới này đều thấy nhờ có BHXH mà mình có lợi và đc Email: buithingoc30791@gmail.com Khoá học: 2009 - 2013 7 BÙI THỊ NGỌC – TN4T1 Trường Đại học Công đoàn bảo vệ. Từ đó họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được với nhau. Đvới nhà nước, chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiêu quả nhất nhưng vẫn giải quyết đc khó khăn về đs cho ng lđ và gđ họ, góp phần làm sx ổn định, kt, chtrị và xh đc ph/tr và an toàn hơn. 4. Tính chất của BHXH. BHXH gắn lien với đs của ng lđ, vì vậy, nó có 1 số tính chất cơ bản sau: - Tính tất yếu khách quan trong đs xh. Trong quá trình lđ sx, ng lđ có thể gặp nhiều biến cố, rủi ro khi đó thì ng sd lđ cũng rơi vào nhiều tình cảnh khó khăn. SX càng phát triển, những rủi ro đvới ng lđ và những khó khăn đvới ng sd lđ càng nhiều và trở nên phức tạp, dẫn đến mqh chủ-thợ ngày càng căng thẳng. Để giải quyêt vđề này, nhà nước phải đứng ra can thiệp thông qua BHXH. Và như vậy, BHXH ra đời hoàn toàn mang tính KQ trong đs kt-xh của mỗi nước. - BHXH có tính ngẫu nhiên, phát sinh ko đồng đều theo thừoi gian và ko gian. Tính chất này thể hiện rất rõ ở những nội dung cơ bản của BHXH. - BHXH vừa có tính kinh tế, vừa có tính xh, đồng thời còn có tính dịch vụ. Tính ktế thể hiện rõ nhất ở chỗ, quỹ BHXH muốn đc hình thành, bảo toàn và tăng trưởng phải có sự đóng góp của các bên tham gia và phải đc qlý chặt chẽ, sd đúng mđích. Mức đóng góp của các bên phải đc tính toán cụ thể. Thực chất, phần đóng góp cảu mỗi ng lđ là ko đáng kể nhưng quyền lợi nhận đc là rất lớn khi gặp rủi ro. Đvới ng sd lđ, việc tham gia đóng góp vào quỹ BHXH là để BH cho ng lđ mà mình sd. Xét dưới góc độ ktế, họ cũng có lợi vì ko phải bỏ ra 1 khoản tiền lớn để trang trỉa cho những ng lđ bị mất hoặc giảm khả năng lđ. Với ành nước, BHXH góp phần làm giảm gánh nặng cho NSNN đồng thời quỹ BHXH còn là nguồn đầu tư đáng kể cho nền ktế quốc dân. BHXH là bộ phận chủ yếu của hệ thống bảo đảm xh, vì vậy tính xh của nó thẻ hiện rất rõ. Xét về lâu dài, mọi ng lđ trong xh đều có quyền tham gia BHXH. Và ngược lại, BHXH phải có trách nhiệm BH cho mọi ng lđ và gđ họ, kể cả khi họ còn đang tròn độ tuổi lđ. Tính xh của BHXH luôn gắn chặt với tính dịch vụ của nó. Khi nền kt-xh ngày càng pt thì tính dvụ và tính chất xh hoá của BHXH ngày càng cao. CÂU 5: Những quan điểm cơ bản về BHXH Khi thực hiện BHXH, các nước đều phải lựa chọn hình thức, cơ chế và mức độ thảo mãn các nhu cầu BHXH phù hợp với tập quán, khả năng trang trải và định hướng phát triển kt-xh của nước mình. Đồng thời phải nhận thức thống nhất các quan điểm sau: - Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách xh. Mục đích chủ yếu của chính sách này nhằm đảm bảo đs chon g lđ và gđ họ, khi ng lđ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị gmả hoặc mất kảh năng lđ, mất việc làm. Ở nước ta, BHXH nằm trong hệ thống các chính sách đvới con người, nhằm đáp ứng một trong những quyền và nhu cầu hiển nhiên của con ngườ, nhăm fđáp ứng một trong những quyền và nhu cầu hiển nhiên của con ngwòi, nhu cầu an toàn về việc làm, an toàn lđ, an toàn xh… Chính sách BHXH còn thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kt, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc gia. Trong một chừng mực nhất định, nó còn thể hiện tính ưu việt của một chế độ xh. Nếu tổ chức và th/h tốt chsách BHXH sẽ là động lực to lớn phát huy tiềm năng sang tạo của ng lđ trong qtrình pt kt-xh của đất nước. Email: buithingoc30791@gmail.com Khoá học: 2009 - 2013 8 BÙI THỊ NGỌC – TN4T1 Trường Đại học Công đoàn - Ng sd lđ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH cho ng lđ. Ng sd lđ muốn ổn định và phát triển sx KD thì ngoài việc phải chăm lo đầu tư để có máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến còn phải chăm lo tay nghề và đời sống chon g lđ mà mình sd. Khi ng lđ làm việc bình thường thì phải trả lương thoả đáng cho họ. Khi họ gặp phải rủi ro thì phải có trách nhiệm BHXH cho họ. Chỉ có như vậy, ng lđ mới yên tâm, tích cực lđ sx, phát huy sang kiến cải tiến kĩ thuật góp phần nâng cao năng suất lđ và tăng hiệu quả ktế cho DN. - Ng lđ đc bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đvới BHXH. Có nghĩa là mọi ng lđ trong xh đều đc hưởng BHXH, đồng thời bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp và quyền lợi trợ cấp BHXH. - Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào các yếu tố: + Tình trạng sức khoẻ + Thời gian đóng BHXH + Tuổi đời + Tiền lương lúc đang đi làm + Ngành nghề công tác + Đk kt-xh của đất nước trong từng thời kỳ Tuy nhiên, về nguyên tắc mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức lương lúc đang đi làm, nhưng thấp nhất cũng phải đmả bảo mức sống tối thiểu. Quan điểm này vừa phản ánh tính cộng đồng xh, vừa phản ánh nguyên tắc phân phối lại quỹ BHXH cho nh ng tham gia BHXH. Trợ cấp BHXH là loại trợ cấp thay thế tiền lương mà ng lđ đc hưởng khi ng lđ bị ốm đau, tai nạn hay tuổi già ko làm việc đc mà trước đó có tham gia BHXH. Thấy rằng mức trợ cấp BHXH ko thể bằng tiền lương, vì nếu mức trợ cấp bằng hoặc cao hơn tiền lương thì ko một ng lđ nào cố gắng tìm kiếm việc làm và tích cực làm việc để có lương mà ngược lại sẽ lợi dụng BHXH để đc nhận trợ cấp. Hơn nữa, cách lập quỹ BHXH theo phương thức dàn trải rủi ro ko cho phép trả trợ cấp BHXH bằng tiền lương lúc đang đi làm. Và nếu vậy thì chẳng khác gì ng lđ đg bị rủi ro, qua rủi ro của mình dàn trải hết cho những ng khác. Như vậy, mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức tiền lương lúc đang đi làm. Tuy nhiên, do mđích bản chất và phương thức BHXH thì mức trợ cấp BHXH thấp nhất cũng ko thể thấp hơn mức sống tối thiểu. - Nhà nước quản lý thống nhất chính sách BHXH, tổ chức bộ máy thực hiện chính sách BHXH. BHXH là một bọ phận cấu thành các chsách xh, nó vừa là nhân tố ổn định, vừa là nhân tố đọng lực phát triển kt-xh, chon en vai trò của nàh nước là rất quan trọng. Thực tế đã chỉ rõ, nếu ko có sự can thiệp của Nhà nước, nếu ko có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước thì mqh giữa ng lđ và ng sd lđ sẽ ko đc duy trì bền vững, mqh 3 bên trong BHXH sẽ bị phá vỡ. Hơn nữa, BHXH đc thựchiện thôgn qua 1 quy trình: Từ việc hoạch định chsách, giới hạn về đói tượng, xác định phạm vi BH cho đến đảm baoe vật chất và việc xét trợ cấp… Vì vậy, Nhà nước phải quản lý toàn bộ quy trình này 1 cách chặt chẽ và thống nhất. Email: buithingoc30791@gmail.com Khoá học: 2009 - 2013 9 BÙI THỊ NGỌC – TN4T1 Trường Đại học Công đoàn CÂU 6: Hệ thống các chế độ BHXH. Chế độ bảo BHXH là sự cụ thể hoá chính sách BHXH, là hệ thống các quy định cụ thể và chi tiết nhằm thực hiện chính sách BHXH đối với người lđ. Các chế độ BHXH là hệ thống các quy định về mức hưởng của từng trường hợp, điều kiện hưởng, mức hưởng và thời hạn hưởng cho người lđkhi họ gặp phải những rủi ro thuộc từng phạm vi BH. Tùy theo điều kiện, hệ thống BHXH của mỗi nước có thể có các chế độ BHXH khác nhau trong số 9 chế độ mà Tổ chức Lđquốc tế (ILO) quy định, bao gồm: - Chăm sóc y tế - Trợ cấp ốm đau - Trợ cấp thất nghiệp - Trợ cấp hưu trí - Trợ cấp tai nạn lđ và bệnh nghề nghiệp - Trợ cấp gia đình - Trợ cấp thai sản - Trợ cấp tàn tật - Trợ cấp tiền tuất (trợ cấp cho ng còn sống) Theo thống kê của ILO, đến năm 1981, có 139 nước có thực hiện hệ thống an sinh xã hội nói chung, BHXHnói riêng, trong đó có 127 nước có chế độ trợ cấp tuổi già, tàn tật và tử tuất; 79 nước có chế độ trợ cấp ốm đau và thai sản, 136 nước có chế độ trợ cấp tai nạn lđvà bệnh nghề nghiệp, 37 nước có chế độ trợ cấp thất nghiệp. Hiện nay pháp luật BHXH của Việt Nam quy định có 5 chế độ: chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ TNLĐ & BNN, chế độ tử tuất, chế độ hưu trí. Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI, ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội thông qua một số Luật quan trọng trong đó có Luật BHXH(BHXH) số 71/2006/QH11 và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký lệnh số 13/2006/L-CTN ban hành ngày 12/7/2006. Theo đó, các chế độ BHXHbao gồm: - BHXHbắt buộc gồm các chế độ ốm đau; Thai sản; Tai nạn lđ, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất. - BHXHtự nguyện gồm các chế độ: Hưu trí; Tử tuất. - BH thất nghiệp gồm các chế độ Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ tìm việc làm. Có thể nói, các chế độ là nội dung cốt lõi nhất của hệ thống BHXH, nó thể hiện được vai trò và phạm vi trách nhiệm của BHXH đối với người lđkhi họ tham gia BHXH. Trợ cấp BHXH là khoản tiền từ quỹ BHXH được bên BHXH (cơ quan BHXH) chi trả cho mọi người được BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập bị giảm, mất khả năng lđhoặc mất việc làm và có đủ các điều kiện quy định. Email: buithingoc30791@gmail.com Khoá học: 2009 - 2013 10 [...]... có lợi cho chủ hàng lẫn người bảo hiểm Bởi vậy, luật pháp quốc tế đều coi những trường hợp này là tổn thất toàn bộ nếu người được bảo hiểm từ bỏ đối tượng bảo hiểm Như thế, muốn được coi là tổn thất toàn bộ ước tính thì phải có hành động từ bỏ hàng Từ bỏ hàng (abandonment) là hành động của người được bảo hiểm tuyên bố từ bỏ mọi quyền lợi của mình đối với đối tượng bảo hiểm để Email: buithingoc30791@gmail.com... hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm  Căn cứ vào nguyên nhân gây nên tổn thất, chia ra: * Tổn thất riêng (Particular Average): là tổn thất của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro ngẫu nhiên, bất ngờ gây ra TTR có thể là tổn thất bộ phận hoặc toàn bộ Tổn thất chi phí riêng (Particular Charges): là những chi phí do người được bảo hiểm hay đại lý của họ phải chi ra để duy trì và bảo đảm an toàn cho hàng hóa... chuyển hành khách thoát khỏi hiểm họa chung Nguyên nhân - Do thiên tai, tai nạn bất ngờ - Do hành động cố ý Mục đích - Tổn thất bên nào bên ấy chịu - Vì sự an toàn chung, các quyền lợi phải tham gia đóng góp tổn thất chung Mức độ TT - Có tổn thất toàn bộ - Không có tổn thất toàn bộ Bảo hiểm - Được bồi thường phụ thuộc vào - Được bồi thường miễn là có mua điều kiện mua bảo hiểm bảo hiểm Nói chung, TTC và... thất (loss/damage): là những hư hỏng, thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro gây ra Nói đến tổn thất là nói đến những thiệt hại và đó là sự kiện làm phát sinh trách nhiệm vật chất của bảo hiểm b, Phân loại tổn thất  Căn cứ vào mức độ tổn thất, chia ra: * Tổn thất bộ phận (Partial Loss): là một phần đối tượng đc bảo hiểm theo 1 hợp đồng BH bị tổn thất, mất mát, hư hỏng, thiệt hại Tổn... điều 56 (2) của Đạo luật bảo hiểm Anh (Maritime Insurance 1906), tổn thất toàn bộ có thể là một tổn thất toàn bộ thực tế (actual total loss) hay một tổn thất toàn bộ ước tính (constructive total loss) - Tổn thất toàn bộ thực tế: có nghĩa là đối tượng bảo hiểm bị hư hỏng, bị mất không thể lấy lại được nữa hay giảm gtrị thương mại 100% Những trường hợp cụ thể là : + Đối tượng bảo hiểm bị phá hủy hoàn toàn... Đối tượng bảo hiểm bị phá hủy hoàn toàn như cháy, nổ, đắm tàu; + Đối tượng bảo hiểm bị tước đoạt không thể lấy lại được nữa; + Đối tượng bị hư hại đến mức không thể sử dụng được nữa; + Tàu và hàng bị mất tích - Tổn thất toàn bộ ước tính: là trường hợp đối tượng bảo hiểm bị tổn thất chưa tới mức toàn bộ, nhưng đối tượng bảo hiểm bị từ bỏ một cách hợp lý vì xét thấy tổn thất toàn bô thực sự là không... lời cho nhà Bảo hiểm, nó được sd hết vào việc trả tiền BH khi có sự cố bảo hiểm xảy ra Hai người trẻ tuổi mở một cửa hàng bán thuốc và đã phát triển nó thành công nhờ sự hợp tác ăn ý Một người bị qua đời đột ngột và người kia làm việc cùng người vợ được thừa kế Do đó anh ta phải làm hầu hết mọi việc nhưng chỉ nhận được một nửa thành quả do mình làm ra Khi đó một thoả thuận mua-bán của bảo hiểm nhân thọ... việc bảo vệ tài sản Khi nhận BH, nếu thấy các nguy cơ vượt quá tiêu chuẩn đã dùng làm cơ sở để tính phí BH thì người BH có thể từ chối hoặc hạn chế BH, hoặc gia tăng phí BH b, Phân loại rủi ro Căn cứ vào nghiệp vụ BH, người ta phân thành 3 loại: rủi ro thông thường đc BH, rủi ro ko đc BH và rủi ro đc BH trong TH đặc biệt - Rủi ro thông thường được BH: Là rủi ro được bảo hiểm trong những điều kiện bảo hiểm. .. kt-xh Thứ năm, BHCN góp phần giải quyết 1 số vđề về mặt xh như: Tạo thêm công ăn việc làm cho ng lđ, tăng vốn đầu tư cho giáo dục con cái, tạo ra 1 nếp sống đẹp, tiết kiệm có kế hoạch… Email: buithingoc30791@gmail.com 35 Khoá học: 2009 - 2013 BÙI THỊ NGỌC – TN4T1 Trường Đại học Công đoàn CÂU 20: Khái niệm, đặc điểm cơ bản của bảo hiểm nhân thọ 1 Khái niệm Bảo Hiểm Nhân Thọ là sự cam kết giữa cty BH với... sự kiện đã định trước (chẳng hạn như: chết thương tật toàn bộ vĩnh viễn, hết hạn hợp đồng, sống đến một thời hạn nhất định Con người tham gia Bảo hiểm có trách nhiệm nộp phi Bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn BHNT là loại hình BHCN mang tính chất một nghiêp vụ BH bảo đảm phân tán rủi ro theo qui luật số đông trong BH, đồng thời còn là một hình thức tiết kiệm có kế hoạch Mục đích chính của BHNT là trả số . Công đoàn Đề cương môn: BẢO HIỂM CÂU 1: Sự cần thiết khách quan và tác dụng của BH 1. Sự cần thiết Trong cs sinh hoạt cũng như hoạt động sx KD hàng ngày dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng. pháp để bảo tồn và tăng trưởng. Quỹ BHXH đảm bảo thu đủ để chi và có phần kết dư, bảo đảm tính chất của BHXH đoàn kết, tương trợ giữa tập thể người lđ và giữa các thế hệ, đồng thời đảm bảo cho. phải được đem đầu tư sinh lời nhằm bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ. Quá trình đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc an toàn, có lợi nhuận, có khả năng thanh toán và đảm bảo lợi ích kinh tế xã hội. Việc

Ngày đăng: 11/08/2014, 22:22