Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
151,5 KB
Nội dung
Văn ha m thc Vit Nam GVHD: Th.S Đng Th Lan Ai đã từng đến thăm quan thắng cảnh nổi tiếng chùa Tây Phương thì chắc hẳn sẽ không quên được hương vị dẻo thơm ngon ngọt của bánh chè lam – đặc sản truyền thống xứ Đoài. Mùa xuân là lúc khí trời ấm áp, lòng người phơi phới, nhẹ nhõm. Do vậy trong dịp này người Việt ta có thói quen đi lễ chùa cầu sức khỏe và bình an cho năm mới. Đến với chùa Tây Phương - danh thắng nổi tiếng trên đất Hà thành, du khách không chỉ để tĩnh tâm nơi cửa Phật mà còn có cơ hội thưởng thức đặc sản của xứ Đoài - Bánh Chè Lam. Khoảng gần 30km về phía Tây nội thành, huyện Thạch Thất (Hà tây) là “quê hương” của chùa Tây Phương – ngôi chùa nổi tiếng của đạo Phật. Món bánh Chè Lam đặc sản của miền đất này được bắt nguồn từ chốn linh thiêng đó. Được sinh ra trên mảnh đất Hà Tây một vùng đất được mệnh danh là quê hương người gái đảm, với hàng trăm làng nghề nổi tiếng khắp trong và ngoài vùng với những đặc sản quê hương nổi tiếng chính vậy mà nhằm tìm hiểu đặc trưng văn hóa quê hương mình qua những món ăn tôi quyết định chọn đề tài: “Đặc trưng văn hóa ẩm thực Hà Tây qua món Bánh Chè Lam” ! Qua việc điền dã trực tiếp cùng với việc tìm hiểu phương thức nấu bánh chè lam để thấy được đặc trưng văn hóa ẩm thực của người Hà Tây, con người và cuộc sống nơi đây. Nghiên cứu trong phạm vi vùng và tiểu vùng văn hóa huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây. "# ! Thông qua tìm hiểu từ khâu chuẩn bị, đồ dùng, dụng cụ, nguyên liệu, phương thức nấu để tạo ra sản phẩm cuối cùng là bánh Chè Lam để thấy được đặc trưng, tính chất, ý nghĩa văn hóa mà sản phẩm muốn gửi đến người nhận. SVTH: Nguyn Th Ngân – L!p: 09CVHH Văn ha m thc Vit Nam GVHD: Th.S Đng Th Lan $%&' ! Trong bài của tôi chủ yếu sử dụng phương pháp điền dã thực thế tại quê hương mình, bên cạnh tìm hiểu qua một số sách, báo, tạp trí, phim ảnh, và một số trang web liên quan để phục vụ cho việc nghiên cứu làm bài của mình. ()# Mở bài Nội dung : Gồm 3 Chương Chương 1 : Khái quát về vị trí địa lí - dân cư và làng nghề của Hà tây. Chương 2 : Bánh Chè Lam. Chương 3 : Bánh Chè Lam - Đặc trưng văn hóa ẩm thực của người dân xứ Đoài. Kết luận Tài liệu tham khảo SVTH: Nguyn Th Ngân – L!p: 09CVHH Văn ha m thc Vit Nam GVHD: Th.S Đng Th Lan *+,-*. Chương 1 : Khái quát về v trí đa lí - dân cư và làng nghề của Hà tây Hà Tây được mệnh danh là cửa ngõ của Thủ đô mà nhạc sĩ Nhật Lai đã dành cho Hà Tây những gì đẹp nhất trên những dòng nhạc bay bổng, sâu lắng, chữ tình. Cả bài hát đã nói lên gần hết những địa danh, làng nghề và con người quê lụa. Bài hát ra đời khi Không quân Hoa Kỳ tăng cường đánh phá miền Bắc Việt Nam với ca từ đẹp, giai điệu mượt mà đã trở nên nổi tiếng : “Bóng chiếc thoi đưa, ánh mắt long lanh, trời đất Hà Tây, tay em dệt lụa, sữa trắng Ba Vì, thóc vàng Khu Cháy, hồn thơ Nguyễn Trãi dệt thành vần, Sông Tích, sông Đà giăng lụa mênh mông. Đan Phượng ơi, quê hương người gái đảm, đồng hợp tác xanh tươi, cấy rẫy thẳng tắp, anh phi công bàng hoàng ngỡ mình bay trên gấm vóc! Hà Tây – cửa ngõ thủ đô, áo giáp chở che ngàn năm bền vững, ngăn bầy giặc Mỹ vẩn đục bầu trời. Hà Tây – vọng gác thủ đô, cô gái Suối Hai, chàng trai Cầu Giẽ, giữ lấy màu xanh biếc cho tấm lụa thanh thiên. Hà Tây…!” /0102345 Hà Tây thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Tỉnh nằm bên bờ phải (bờ Nam) sông Hồng và bờ trái (bờ Đông) sông Đà. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hà Đông nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 10 km về phía Tây Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 35 km. Hà Tây có địa giới phía Đông giáp thủ đô Hà Nội, phía Đông - Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Hà Tây là tỉnh miền núi trung du, cách thủ đô Hà Nội 11 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.648 km2, chiếm 0,5% diện tích cả nước. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn như đường quốc lộ 1A, quốc lộ 6, quốc lộ 32, Láng Hoà Lạc; đường sắt Bắc - Nam; sân bay Niếu Môn - Hoà Lạc do Bộ SVTH: Nguyn Th Ngân – L!p: 09CVHH Văn ha m thc Vit Nam GVHD: Th.S Đng Th Lan Quốc phòng quản lý. Hệ thống sông ngòi chính gồm có sông Hồng, sông Ðáy, sông Ðà. Địa hình đa dạng, có vùng đồi núi phía Tây và vùng đồng bằng ở phía Ðông, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Ðông Nam. Vùng đồi núi có 70.400 ha, chiếm 1/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, còn lại là vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng. Vùng núi có độ cao tuyệt đối từ 300m trở lên đến 1.282m có diện tích là 1.700 ha; các vùng núi đá vôi tập trung ở phía Tây Nam có địa hình phức tạp với nhiều hang động. Ðiểm cao nhất cao 1.282m (đỉnh núi Ba Vì), điểm thấp nhất 1,7m so với mặt nước biển. Vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lưu lượng nước lớn. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.800 - 2.000 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất là 29 o C, thấp nhất là 14 o C. Hàng năm có ba tháng nhiệt độ trung bình là tháng 8,9,10; tháng lạnh nhất là tháng 1. Hà Tây có khoảng 2,47 triệu người với mật độ dân số 1.126 người/km² (2003). Bao gồm dân tộc: Kinh, Mường, trong đó người kinh chiếm đa số. Nói riêng về huyện Thạch Thất có phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Phúc Thọ, phía Đông Nam và Nam giáp huyện Quốc Oai, phía Tây Nam và Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp thành phố Sơn Tây. Huyện Thạch Thất bao gồm: 1 thị trấn huyện lị (thị trấn Liên Quan) và 22 xã: Bình Phú, Bình Yên, Canh Nậu, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Chàng Sơn, Dị Nậu, Đại Đồng, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Hương Ngải, Hữu Bằng, Kim Quan, Lại Thượng, Phú Kim, Phùng Xá, Tân Xã, Thạch Hòa, Thạch Xá. Thị trấn Liên Quan cách thị trấn Quốc Oai (xưa là phủ Quốc Oai) khoảng gần 10 km về phía Tây Bắc, và cách thị xã Sơn Tây khoảng hơn 20 km về phía Đông Nam. Có thể nói Thạch Thất là một phần của vùng đất cổ Xứ Đoài - Sơn Tây, nơi đây được coi là một trong những trung tâm cư trú đầu tiên của người Việt. 657891: 1.2.1. Đời sống văn ha. SVTH: Nguyn Th Ngân – L!p: 09CVHH Văn ha m thc Vit Nam GVHD: Th.S Đng Th Lan Hà Tây có hơn 2000 di tích lịch sử và gần 400 di tích được nhà nước xếp hạng, trong đó có 12 di tích đặc biệt quan trọng. Cùng với hệ thống đình chùa, đền miếu và lễ hội hàng năm được tổ chức làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Gắn với các di tích lịch sử phát triển của dân tộc qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Làng Việt cổ Ðường Lâm - Sơn Tây là làng cổ hiếm hoi của cả nước, cùng với 106 làng nghề truyền thống đa dạng khác, không chỉ là nơi sản xuất ra nhiều sản phẩm truyền thống dân tộc đa dạng, phong phú mà còn là nơi thu hút khách du lịch trong nước, ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, Hà Tây có vùng núi cao Ba Vì với huyền thoại Sơn tinh - Thuỷ tinh, nay là vườn Quốc gia Ba Vì, dưới chân núi có nhiều cảnh đẹp được xây dựng thành các điểm du lịch như Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Thác Mơ, Suối Hai, Ðồng Mô Dãy núi đá vôi trùng điệp phía Tây Nam tỉnh (Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Ðức) có nhiều hang độc đáo, kỳ thú, tiêu biểu là động Hương Tích tạo nên thắng cảnh Hương Sơn, Chùa Tây phương, Chùa Thầy được mệnh danh là vùng đất Phật. Với một cảnh quan nổi tiếng trong và ngoài nước, hàng năm thu hút hàng vạn khách thập phương đến du lịch và trẩy hội. Hà Tây có 9 xã miền núi thuộc 3 huyện Ba Vì, Mỹ Ðức và huyện Chương Mỹ. Tổng số dân tộc thiểu số tính đến hết năm 2002 là 2,9 vạn người, trong đó dân tộc Mường là 2,4 vạn người, chiếm 82,75%. Trong những năm trở lại đây, được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh, đời sống của đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số ổn định và phát triển. Có 4 loại tôn giáo chính là đạo Phật, đạo Công giáo, đạo Tin Lành và đạo Cao Ðài với trên 30 vạn tín đồ, chiếm 12,5% dân số. Trong đó tín đồ đạo Phật và đạo Thiên Chúa chiếm 99,7% tổng số tín đồ tôn giáo. Nhìn chung các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường trong khuôn khổ pháp luật, không có vấn đề nổi cộm. 1.2.2. Một số làng nghề của Hà Tây. SVTH: Nguyn Th Ngân – L!p: 09CVHH Văn ha m thc Vit Nam GVHD: Th.S Đng Th Lan Hà Tây có trên 200 làng nghề với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, sơn mài - Duyên Thái, tiện gỗ - Nhị Khê, thêu - Quất Động, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre Phú Vinh, bánh Chè Lam Thạch Xá, Đại Đồng, đồ mộc Chàng Sơn, Sơn Đồng, may Trạch Xá, đàn Đào Xá, mộc Đại Nghiệp… Hà Tây được mệnh danh là xứ của làng nghề, đôi khi còn được thậm xưng là “Đất ngàn nghề”. Hơi quá lố, nhưng quả thật nếu ai đã đến Hà Tây thì có bấy nhiêu lần thấy thú vị và lôi cuốn với các làng nghề ở đây : làng quạt, làng nón ở Chuông, làng xương, sừng Thụy Ứng, làng gỗ Nhị Khê, rồi Phú Xuyên, Phú Túc, Phú Vinh với mây tre đan lát, huyện Chương Mỹ với con đường “xuất khẩu” còn có tên là đường “Triệu Đô” với bao nhiêu nhà mày, xưởng sản xuất quy mô lớn và nhiều, thật nhiều những làng nghề khác nữa. Đến với Hà Tây để chúng ta thấy được tiềm năng về các mặt hàng Thủ công mỹ nghệ Việt Nam là vô cùng phong phú. Đến với Hà Tây ngoài việc tìm hiểu quy trình kỹ thuật làm ra các sản phẩm, chúng ta còn được thâm nhập vào cuộc sống cộng đồng ở nông thôn, lựa chọn, mua các mặt hàng giá cả vừa phải, thưởng ngoạn cảnh quan với vẻ đẹp đặc trưng của làng quê Bắc Bộ và nhiều sinh hoạt dân gian phong phú, sôi động. SVTH: Nguyn Th Ngân – L!p: 09CVHH Văn ha m thc Vit Nam GVHD: Th.S Đng Th Lan Chương 2 : Bánh Chè Lam ;'<=>4/:?2=> “Ẩm thực” là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người trên Thế giới. Tuy hầu như có ít nhiều có sự khác biệt, ẩm thực vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong cộng đồng người. Theo nghĩa rộng, “Văn hóa ẩm thực” là một phần văn hóa nằm trong tổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm… khắc họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia… Nó chi phối một phần không nhỏ trong cách tứng xử và giao tiếp của một cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy. Theo nghĩa hẹp, “văn hóa ẩm thực” là những tập quán và khẩu vị của con người, những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống, những phương thức chế biến bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức món ăn. *@A1=>B2C5D “Tiếng ai như tiếng xứ Đoài Ăn cơm thì ít ăn khoai thì nhiều” Cái tên Xứ Đoài có lẽ bắt nguồn từ một lời sâm ngữ cổ nhắc đến tên Đoài như một quẻ trong kinh dịch. “Đoài phương tĩnh nhất khu” có ý rằng: phương Đoài là phương Tây, chỉ xứ Sơn Tây - trấn Sơn Tây nằm ở phía Tây Kinh Đô là một vùng đất yên tĩnh. Văn hoá dân gian Xứ Đoài vừa độc đáo vừa đa dạng, là nhất thể trong tổng thể văn hoá Việt. Nếu Văn hoá Việt giàu sức giao lưu thì Văn hoá dân gian Xứ Đoài là một tế bào của cơ thể giàu sức sống giao lưu ấy. Nảy sinh trên địa bàn trung du, tiếp nối giữa miền núi và đồng bằng, Văn hoá dân gian Sơn Tây - Xứ Đoài như một bản lề khép mở giữa hai miền văn hoá… SVTH: Nguyn Th Ngân – L!p: 09CVHH Văn ha m thc Vit Nam GVHD: Th.S Đng Th Lan Độc đáo của nó phải chăng là ẩm thực? Cách ăn, nét ở xứ Đoài đã đi vào ca dao đầy vẻ lãng mạn pha chút độc đáo bởi vị thế phía Tây Thăng Long. Văn hoá dân gian ẩm thực xứ Đoài được thể hiện đầy sinh động, mà khi nhắc tới cũng làm ta nhớ nét ẩm thực nổi tiếng một thời: “Thóc Lại Yên, tiền kẻ Giá, Cá kẻ Canh, Hành kẻ Láng, bánh rán kẻ Thầy Bánh dầy làng Kẻ, bánh tẻ làng So.” Câu này chỉ các đặc sản của các địa phương. “Cá đầm Chan, khoai lang đồng Chữ Đầm Chan lắm cá, đồng Chữ nhiều khoai…” Hay : “Cua Khánh Hiệp Cá chép Cấn Xá, Rau muống Linh Chiểu.” Câu này giới thiệu đặc sản các địa phương trên. “Cá rô Đầm Sét, cá chép sông Đơ…” Ăn uống đối với con người từ ngàn xưa tới nay vừa là một nhu cầu vừa là một thú vui, niềm vui đó qua những món ăn sưu tầm trên mạng internet, trên tạp chí, sách báo. Nhưng ở mỗi vùng miền khác nhau lại có những mùi vị đặc trưng riêng như ở miền Bắc thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm. Ở miền Trung với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Ở miền Nam, có đặc điểm là thường gia thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nói chung đó là đặc trưng văn hóa của từng vùng miền nước ta, còn đối với riêng miền Bắc trong đó có đặc trưng văn hóa ẩm thực của người dân xứ Đoài. SVTH: Nguyn Th Ngân – L!p: 09CVHH Văn ha m thc Vit Nam GVHD: Th.S Đng Th Lan Xứ Đoài là một trong bốn tiểu vùng văn hóa của Tứ trấn (Đông Đoài Nam Bắc) tham góp cho Hà thành nét đẹp ngàn năm lịch lãm, bằng những mỹ tục thuần phong. Nhất là trong văn hóa bánh quê, bộc lộ cốt cách thanh tao của người Tràng an. Mạch nguồn quan trọng để Thăng Long - Hà Nội từ ngàn sâu lịch sử bước ra tỏa sáng cho văn hóa Việt đăng quang một nền nhã thanh lịch. Người xứ Đoài coi ẩm thực như một câu chuyện hết sức quan trọng và cầu kỳ. Nhất là những việc liên quan đến bánh quê, tiệc tùng trong các miền quê được đề cao trong cuộc sống trở thành một nét đẹp đặc thù trong không gian văn hóa ẩm thực biểu đạt qua văn hóa bánh quê bằng “ngôn ngữ” riêng biệt. Ở xứ Đoài, có rất nhiều nét đẹp văn hóa xung quanh bánh quê với những “ngôn ngữ rất riêng biệt và thú vị”. Từ cách chế biến đến công việc nấu bánh rồi cho ra sản phẩm thơm ngon, với mùi vị đặc trưng nồng ấm, không quá ngọt, không quá ngậy, làm sao để sản phẩm đạt đến chuẩn mực của ẩm thực nấu bánh. Mỗi thứ đều “hiển thị” ngôn ngữ tường minh và hàm ẩn trong sản phẩm. Ngoài ra trong ẩm thực của người xứ Đoài không chỉ đánh giá chất lượng bánh quê mà nó còn được đánh giá chất lượng ngay cả trong mâm cỗ, không bằng những món ăn cao lương mỹ vị, như: “Nem công chả phượng”, mà được khẳng định giá trị bằng tục lệ, thói quen. Đặc sản nói lên niềm tự hào của quê hương. Cũng như một số miền quê khác, trong đám cỗ dứt khoát phải có một số món “đặc sản” được chế biến từ những nông sản, sản vật của người bản xứ như : mâm cỗ phải có thịt chuột nướng, bánh Chè Lam, củ chuối ninh xương… hoặc không phải có hơn mười món được chế biến từ thịt chó mới được đánh giá là cỗ to. Người xứ Đoài cũng coi một món ăn dân dã quê mình là đặc sản để làm tiêu chí đánh giá cỗ sang hèn, đó là món ăn từ cây chuối như: canh chuối, om chuối(củ chuối ninh xương). Nhiều vùng quê ở xứ Đoài SVTH: Nguyn Th Ngân – L!p: 09CVHH Văn ha m thc Vit Nam GVHD: Th.S Đng Th Lan nếu thiếu món om củ chuối, canh chuối thì mâm cỗ không được coi là cỗ to.Thậm chí coi là không có cỗ. Ca dao xưa còn truyền lại ở vùng Cam Đà (Ba Vì) như sau: “Ai ơi ăn cỗ Cam Đà Không có canh chuối chẳng là cỗ to” Một điều thú vị khác, Người xứ Đoài coi số lượng món ăn được bày. Khách ở phương xa đến sẽ không thể nào mà hiểu được khi nghe người xứ Đoài trao đổi với nhau bằng tiếng lóng: “bánh cưới hôm nay thế nào hả bác? …”. Đấy là người xứ Đoài nhận xét giá trị của bánh quê bằng việc xem nguyên liệu làm bánh và cách nấu bánh như thế nào? Bên cạnh bánh trái, cỗ bàn thì làng quê nông thôn miền Bắc được coi như cái nôi của tập tục têm trầu, ăn trầu và mời trầu. Tuy nhiên, trước sự phát triển của xã hội, thói quen ăn trầu của người dân (kể cả người cao tuổi) cũng đang dần mai một. Nhưng ở khắp các vùng quê Thạch Thất, đâu đâu cũng thấy người ăn trầu; trong các đám cưới, hỏi, trong ngày hội làng, ngày xuân, hay ngay cả trong cuộc sống thường nhật. Thói quen ăn trầu đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân. Nếu như ở nhiều vùng người ăn trầu thường têm cánh phượng, đựng trong cơi son, thiếp vàng đẹp mắt và sang trọng thì người xứ Đoài lại có cách thưởng thức trầu rất dung dị: trầu têm kiểu cuộn tròn hình kén, hay đơn giản là quả cau bổ sáu và lá trầu vàng quệt vôi để sŒn ở đĩa. Ai ăn bao nhiêu thì tự cuốn lại. Không chỉ ngon miệng, trầu cau còn gắn bó và gửi gắm nhiều ý nghĩa nhân văn. Theo truyền thống xưa, vào mỗi mùa khoa cử, những ai trong làng đỗ đạt cao sẽ được dân làng dâng cho miếng cau trầu têm thơm ngon nhất, chọn lọc kỹ nhất. Cũng bởi vậy mà ngày nay trong các nhà thờ các dòng họ trong làng, nhà nào cũng trồng cây cau giàn trầu trước cửa như lời nhắc nhở con cháu nối tiếp truyền thống hiếu học của gia tộc. Ngoài ra, qua cử chỉ têm trầu, ăn trầu, có thể nhận ra phong cách, tính nết cũng như nếp sống của con người. Têm trầu vụng là người không khéo tay; miếng trầu nhỏ miếng SVTH: Nguyn Th Ngân – L!p: 09CVHH [...]... tục ăn trầu ,bánh quê… đã phai nhạt ở nhiều làng quê, song văn hóa trầu cau, cỗ bàn, bánh trái không dễ phai mờ trong truyền thống người dân xứ Đoài Văn hoá dân gian ẩm thực xứ Đoài đâu chỉ cho ta biết rõ hơn cách ăn nét ở của người miền đất phía Tây Thăng Long mà còn cho ta hiểu lòng yêu quê hương, xứ sở của người dân nơi đây 2.3 Bánh Chè Lam 2.3.1 Nguồn gốc Bánh Chè Lam Nghề tổ làm chè lam theo người... An, một nhà sư phạm lớn) Theo các cụ cao niên kể lại, nghề làm bỏng, kẹo có từ thời Hậu Lê, những gánh hàng rong ở Kim Lũ đã theo vào kinh thành Thăng Long để phục vụ cho mọi người Thực ra, những mặt hàng ở đây đâu chỉ có Chè Lam? Người ta còn làm ra cả bánh nướng, bánh dẻo, kẹo dồi SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Văn hóa ẩm thực Việt Nam GVHD: Th.S Đặng Thị Lan Chè lam là thứ hàng độc... bùi ngậy của đậu phộng (lạc) Cứ mỗi độ Xuân về, khi hàng ngàn phật tử đến viếng thăm chùa Tây Phương đây cũng chính là lúc nhộn nhịp nhất với việc làm bánh chè lam Chè lam được xem như món quà quê giản dị để du khách đem về làm quà Ngày nay chè lam không chỉ được bày bán ở vùng đất Phật mà nó đã trở thành thứ đặc sản truyền thống nổi tiếng của đất Hà thành, để ai cũng mong được nếm thử một lần hương vị... đời một loại sản phẩm mới đó là Chè Lam xứ Đoài mang đầy đủ đặc trưng, tính chất, ý nghĩa trong sắc thái ẩm thực của người dân nơi đây, để khi chúng ta đặt chân lên mảnh đất xứ Đoài xưa cũ vẫn không quên được hương vị quê nhà của mảnh đất xứ Đoài xa vắng như trong ca dao, tục ngữ, ẩm thực Những con người ở nơi đây vẫn quan niệm rằng, nguồn gốc và lý do ra đời của món đặc sản Chè Lam ra đời đầu tiên... về một món ăn dân dã mà đậm đà tình nghĩa: Bánh Chè Lam Bánh Chè Lam được người thợ chế biến rất cẩn thận từ những nguyên liệu đơn giản, quen thuộc của miền quê Nguyên liệu chính có bột nếp, đường kính và mạch nha Ngoài ra, để dậy hương cho bánh người ta dùng thêm những gia vị khác như nước gừng tươi, nước khế, đậu phộng (lạc rang) Quy trình chế biến chè lam là sự tinh tế đặc biệt của người dân xứ... đến độ nào non lửa hay khi lửa đã quá “già” Mỗi dịp Tết đến hoặc vào mùa lễ hội, lại nhộn nhịp với tiếng chày giã bột chè lam Tuy ngày nay không còn có nhiều gia đình dùng chày giã bột nữa mà được thay bằng máy xay, nhưng dường như đây trở thành nét đặc trưng, văn hóa riêng của vùng quê này Bánh chè lam có vị và hương thơm giản dị nhưng cũng khá đặc biệt Chính sự đơn giản ấy đã tạo nên hấp dẫn riêng,... nhỏ, lạc rang mảnh, bột nếp “binh chủng hợp thành” được tham gia và người ta trộn cho thật đều, sau đó quả bột được đổ ra tấm phản được vê, nặn thành những thỏi dài được cắt bằng dao Lúc thì hình con chì, lúc thì hình elíp, thật đa dạng… Chè lam Kim Lũ từ đó đã phổ biến rộng khắp sang nhiều vùng khác trong đó có người dân xứ Đoài Chính từ đây mà bánh Chè Lam Kim Lũ ở lại SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp:... phát từ tấm lòng của người dân địa phương cũng như sự thành kính của phật tử Khi xưa, chè lam được người dân Thạch Xá dùng để thờ cúng tổ tiên trong dịp lễ Tết Ngày nay, món đặc sản này lại trở thành thứ quà giản dị cho du khách mỗi dịp viếng thăm chùa Tây Phương 2.3.2 Phương thức chế biến 2.3.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu Nguyên liệu chính để làm chè lam là bột nếp, mạch nha, lạc rang và có thêm một số gia... Lan Chương 3 : Bánh Chè Lam - Đặc trưng văn hóa ẩm thực của người dân xứ Đoài 3.1 Tính đa dạng 3.2 Tính tổng hợp 3.3 Tính cộng đồng KẾT LUẬN “ Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm Em có bao giờ em nhớ thương…” Những câu thơ thi sĩ Quang Dũng đã viết trong “Đôi mắt người Sơn Tây lâu nay đã trở thành hình ảnh “mặc định” trong trái tim nhiều người mỗi khi nhớ về vùng Quốc Oai, Thạch Thất, Sơn Tây Nhưng xứ... nhị do người Kim Lũ “chế tạo”, chỉ áp Tết Nguyên Đán hàng năm mới có Sự đặc biệt của loại đặc sản này tên gọi là chè, những hình dáng lại có dạng giống kẹo (nhưng không gọi là “kẹo lam ), chỉ cần đến đứng ở đầu làng đã ngửi thấy mùi thơm đặc trưng dễ chịu được tỏa ra từ những lò bánh kẹo, thứ hương vị níu kéo thật khó quên làm sao Công nghệ làm Chè Lam cũng không đơn giản như người ta tưởng, bước đầu . trưng văn hóa quê hương mình qua những món ăn tôi quyết định chọn đề tài: “Đặc trưng văn hóa ẩm thực Hà Tây qua món Bánh Chè Lam ! Qua việc điền dã trực tiếp. : Khái quát về vị trí địa lí - dân cư và làng nghề của Hà tây. Chương 2 : Bánh Chè Lam. Chương 3 : Bánh Chè Lam - Đặc trưng văn hóa ẩm thực của người dân xứ Đoài. Kết luận Tài liệu tham khảo SVTH:. thức nấu bánh chè lam để thấy được đặc trưng văn hóa ẩm thực của người Hà Tây, con người và cuộc sống nơi đây. Nghiên cứu trong phạm vi vùng và tiểu vùng văn hóa huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây. "#