Nguyên nhân của lạm phát năm 2010 đến nay 1, Do cầu kéo: Vào dịp tết nguyên đán thì nhu cầu hang hóa của tất cả các mặt hang đều tăng mạnh đẩy giá cả tất cả các mặt hang đều tăng cao. Qua năm sau, cơn sốt giá đó vẫn chưa thể hạ nhiệt nhanh chóng, khiến cho giá cả những tháng đầu năm này vẫn ở mức cao. 2, Do chi phí đẩy Thứ nhất doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tăng giá 2 lần (ngày 24/2 và ngày 29/3), mỗi lít xăng tăng khoảng 30%, dầu tăng khoảng 38% đã tác động trực tiếp tăng chỉ số giá nhóm giao thông vận tải và gián tiếp nhiều vòng đến hoạt động sản xuất của các lĩnh vực khác. Nguyên nhân thứ hai là giá điện cho sản xuất và sinh hoạt cũng được điều chỉnh tăng khoảng 15,3% áp dụng từ 1/3. Thứ ba là ảnh hưởng của tỷ giá giữa VND và USD, đồng Việt Nam mất giá mạnh trong 3 tháng đầu năm đã làm tăng giá nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu (trong điều kiện nước ta còn phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu từ nước ngoài để sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước). Đây là nguyên nhân chúng ta bị tăng giá kép từ giá thế giới và thay đổi tỷ giá. Thứ tư là Hiệu ứng từ việc tăng lương tối thiểu Năm 2010, mức lương cơ bản được điều chỉnh tăng khoảng 10-15%, tùy từng khu vực. Việc tăng lương tối thiểu sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa. Ngoài ra, việc tăng lương tối thiểu cũng có thể tạo ra một hiệu ứng tăng giá ăn theo trên thị trường. 3, Việt Nam chỉ nhắm vào các con số tăng trưởng kinh tế: Do được mệnh danh là “nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN“ nên nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào kế hoạch và chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua chỉ thị của Đảng, trọng tâm của nền kinh tế là các con số tăng trưởng hàng năm. Để đạt chỉ tiêu đã đề ra, nhà nước khuyến khích đầu tư và các doanh nghiệp quốc doanh được tạo điều kiện mượn nợ 1 ngân hàng dễ dàng cho các dự án đầu tư. Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính, các doanh nghiệp còn đầu tư vào các lĩnh vực thiếu chuyên môn, đặc biệt vào các lĩnh vực bất động sản hoặc có nhiều rủi ro như cổ phiếu, v.v…Vì nhu cầu vốn đầu tư cao hơn tổng số tiền tiết kiệm trong nước nên chủ nợ đòi hỏi lãi xuất cao, nhiều thông tin cho biết đã có những khế ước vay với lãi suất lên đến 20%/năm trong những tháng đầu năm 2010. Mặt khác, để có được vốn đầu tư đòi hỏi phải nhập dòng vốn từ nước ngoài. Trường hợp trên đã dẫn đến lạm phát do lãi xuất tăng cao và doanh nghiệp phải trả tiền lãi cao hơn làm tăng giá sản phẩm. Bên cạnh đó, Việt Nam vây mượn tiền vốn nước ngoài đã thúc đẩy nhu cầu tiền nước ngoài cao hơn tiền nội địa đưa đến áp lực giảm giá trị đồng tiền trong nước và làm tăng trưởng lạm phát. và cơ cấu quản lý yếu kém chính là những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tăng vọt trong năm những năm gần đây. 4, Do thâm hụt Ngân sách Nhà nước: Để chi phí cho thâm hụt ngân sách quốc gia, nhà nước buộc phải mượn thêm nợ. Nếu nhà nước mượn được nợ của người dân trong nước thì vấn đề tương đối không nghiêm trọng, vì tiền lưu truyền trong nội địa của một nền kinh tế. Trường hợp Việt Nam, nhu cầu vốn cao hơn tổng số tiền tiết kiệm của người dân trong nước nên thâm hụt ngân sách làm nhu cầu vốn càng cao hơn và qua đó nhu cầu muợn vốn từ nước ngoài cũng tăng lên. Tiền lãi và tiền mượn nợ được trả bằng tiền thuế thu từ nhân dân trong nước. Do số tiền thu thuế có giới hạn, nếu không tăng thuế thì những hoạt động của nhà nước buộc phải thu hẹp (không gian chi tiêu). Nếu tiền lãi không được trả cho chủ nợ hàng năm thì tiền nợ mỗi ngày mỗi cao hơn. Thêm vào đó, tiền nợ trong quá khứ và tiền nợ trong tương lai chồng chất mỗi ngày mỗi cao đã đẩy quốc gia rơi vào vòng luẩn quẩn khó thoát khỏi cơn nợ như hiện nay Những rủi ro xảy ra trong trường hợp thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài cao là do áp lực giảm giá trị đồng tiền nội địa dẫn đến tăng lãi xuất và tăng lạm phát. Ngoài ra, gây áp lực giảm khả năng tín dụng của quốc gia (rating code) đã làm tăng lãi xuất tín dụng. Các nguyên nhân trên đã làm tăng giá sản phẩm và lạm phát tăng vụt trong những tháng qua. 2 5, Lạm phát từ nguyên nhân tiền tệ Năm 2009, chính sách tiền tệ được mở rộng, lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc được ấn định ở mức thấp. Tăng trưởng tín dụng năm 2009 lên đến 37.74%, và là mức khá cao so với trung bình những năm vừa qua. Tăng trưởng cung tiền M2 lên mức 28.7%, mức tăng này thấp hơn so với năm 2006 và 2007, nhưng vẫn khá cao so với năm 2008 và những năm còn lại trước đó. Tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao trong năm 2009 sẽ ảnh hưởng đến lạm phát trong năm 2010. Chúng ta đều biết lạm phát có quan hệ chặt chẽ với cung tiền, nhưng thường có độ trễ từ 5 – 7 tháng. Giải pháp: Thứ nhất, tập trung giải quyết các vấn đề từ gốc của giá cả là chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn. Thứ hai, kiên định thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm khống chế tổng cầu của nền kinh tế mà Nghị quyết 11/NQ-CP đã đề ra. Thứ ba, bảo đảm cân đối cung-cầu hàng hoá, dịch vụ trong mọi tình huống, trước hết là các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra thiếu hàng sốt giá. Sắp xếp lại tổ chức mạng lưới lưu thông hợp lý, tránh đẩy chi phí lưu thông tăng cao. Rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và có các giải pháp hỗ trợ phù hợp về tiếp cận vốn, lãi suất, thuế… cho sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển để tăng cung cho thị trường, giảm chi phí tạo ra cơ hội giảm sức ép đẩy giá tăng. Thứ tư, thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng thao túng thị trường giá cả. Tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý thị trường vàng, thị trường ngoại hối. Thứ năm, thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường; tiếp tục có lộ trình thích hợp để xoá bao cấp qua giá đối với các loại hàng hoá dịch vụ còn bao cấp và phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát như: điện, xăng dầu, nước sạch, than bán cho điện… Đồng thời, bộ sẽ có các giải pháp hỗ trợ hợp lý đối với những ngành sản xuất gặp khó khăn, hỗ trợ đối với người nghèo, người có 3 thu nhập thấp, thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương biện pháp bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô bảo đảm an sinh xã hội, tạo ra sự đồng thuận trong xã hội, giảm thiểu các yếu tố tâm lý, kỳ vọng tăng giá trên thị trường. Thứ bảy, Để đối phó với lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã ban hành và thực thi Nghị quyết số 11/2010/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Ngày 16 tháng 3 năm 2011, Bộ Chính trị ra Kết luận số 02-KL/TW về tình hình kinh tế-xã hội năm 2011. Kết luận của Bộ chính trị cũng đã nhấn mạnh đến tập trung ưu tiên hàng đầu là việc kiềm chế lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội; coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách ngắn hạn của năm 2011, vừa là nhiệm vụ quan trọng của một vài năm tiếp theo. Hàng loạt các giải pháp cụ thể đã dược các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện, như: thắt chặt tín dụng, giảm cung tiền tệ, tăng lãi suất, điều chỉnh tỷ giá, quản lý chặt chẽ thị trường vàng, quản lý, kiểm soát chặt hoạt động thị trường ngoại tệ phi chính thức, rà soát, cắt, hoãn, giảm và điều chuyển vốn đầu tư nhà nước, thực hiện trợ cấp cho các tầng lớp, nhóm dân cư thu nhập thấp, ưu tiên tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho nông nghiệp và nông thôn, cho xuất khẩu, lập danh mục hạn chế nhập, giảm nhập khẩu, giảm thâm hụt cán cân thanh toán,.v.v… 4 . Nguyên nhân của lạm phát năm 2010 đến nay 1, Do cầu kéo: Vào dịp tết nguyên đán thì nhu cầu hang hóa của tất cả các mặt hang đều tăng mạnh đẩy giá cả tất cả các mặt hang đều tăng cao. Qua năm. địa đưa đến áp lực giảm giá trị đồng tiền trong nước và làm tăng trưởng lạm phát. và cơ cấu quản lý yếu kém chính là những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tăng vọt trong năm những năm gần. dụng của quốc gia (rating code) đã làm tăng lãi xuất tín dụng. Các nguyên nhân trên đã làm tăng giá sản phẩm và lạm phát tăng vụt trong những tháng qua. 2 5, Lạm phát từ nguyên nhân tiền tệ Năm