thực trạng và giải pháp về huy động vốn của công ty cổ phần theo pháp luật việt nam

54 635 8
thực trạng và giải pháp về huy động vốn của công ty cổ phần theo pháp luật việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ÂẢI HC HÚ KHOA LÛT  BÀI NIÊN LUẬN BỘ MÔN: KINH TẾ - QUỐC TẾ  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. Nguyễn Thanh Tùng Phan Thò Loan Lớp: Luật K34A  . Lời Cảm Ơn Để hoàn thành niên luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè, không thể không kể đến công lao dạy dổ của quý thầy cô giáo. Em xin gửi tới quý thầy cô khoa Luật lời cảm ơn chân thành nhất, đặc biệt em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng người đã tận tình giúp đở, hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp ý kiến để em thực hiện niên luận này. Do thời gian và lượng kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 02 năm 2013 Sinh viên Phan Thò Loan 2 . DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1- CTCP : Công ty cổ phần 2- TSLĐSX : Tài sản lao động sản xuất 3- TSLĐ : Tài sản lao động 4- LN : Lâu năm 5- TSCĐ : Tài sản cố định 6- TSCĐ HH : Tài sản cố định hửu hình 7- TSCĐ VH : Tài sản cố định vô hình 8- TSCĐ TC : Tài sản cố định tài chính 3 . MỤC LỤC 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội 9 của Đảng Cộng Sản Việt Nam đă khẳng định nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vận động theo cơ chế thị trường định hướng Xă hội chủ nghĩa. Chính phủ khuyến khính sự phát triển của mọi thành phần kinh tế nhằm phát huy tối đa sức mạnh, xây dựng từng bước cơ sở vật chất-kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội. Trong môi trường kinh tế đó, các loại hình doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng với nhau trong qui định của Pháp luật. Số lượng doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp ngày càng mở rộng, chính các doanh nghiệp là đơn vị sản xuất-kinh doanh tạo ra phần lớn của cải cho xẵ hội, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp mới ra đời ở Việt Nam, thời gian qua loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới chỉ ra rằng Công ty cổ phần là mô hình kinh tế phổ biến và hiệu quả. Ở Việt Nam, việc phát triển mô hình Công ty cổ phần ngoài việc phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế còn mang ý nghĩa phát triển mô hình sở hữu tập thể. Thực tế hoạt động Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước thời gian qua đã góp phần xác định rỏ ý nghĩa định hướng Xã hội chủ nghĩa của cơ chế thị trường ở Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay các Công ty cổ phần ở Việt Nam chưa phát huy được vai trò thời đại của mình. Qui mô, số lượng các công ty cổ phần còn nhỏ, hiệu quả hoạt động chưa cao. Đóng góp của Công ty cổ phần cho sự phát triển kinh tế đất nước chưa xứng với tiềm năng của Công ty cổ phần. Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao phát triển mô hình Công ty cổ phần ở Việt Nam. Để tồn tại và phát triển, Công ty cổ phần phải liên tục vận động, sắp xếp bộ máy tổ chức hợp lí, mở rộng qui mô sản xuất, áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch, khai thác mở rộng thị trường nhưng công việc nay không thể thiếu yếu tố đó là vốn. Nhu cầu về vốn là một trong những bức xúc của doanh nghiệp nói chung va công ty cổ phần nói riêng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà các công ty đều mong muốn đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hoá dịch vụ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). CTCP có nhiều hình thức để huy động vốn như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay vốn ngân hàng, tín dụng từ nhà cung cấp, thuê tài chính, v.v Mổi cách thức huy động vốn đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, do trình độ phát triển của hệ thống tài chính còn chưa cao, cũng như một số hạn chế mang tính chủ quan khác, thực trạng huy động vốn của các CTCP trong nước hiện còn tồn tại nhiều bất cập cần sớm được giải quyết. Điển hình là tình trạng các công ty quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng, một nguồn vốn không dễ tiếp cận,trong khi đó lại bỏ qua hoặc ít đẻ ý tới các nguồn vốn huy động nhiều tiềm năng khác. Mặt khác, do hạn chế về trình độ nhân sự, các mô hình tính toán chi phí vốn một cách khoa học hầu như không được các doanh nghiệp áp dụng khi tim kiếm nguồn tài trợ. Trong quá trình học tập và nghiên cứu tìm hiểu về tình hình hoạt động tài chính của các CTCP hiện nay. Em nhận thấy việc làm thế nào để huy động vốn cho CTCP và huy động bằng cách nào đang là một bài toán khó. Nhất là các CTCP đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và có yêu cầu cấp thiết về việc mở rộng huy động vốn để phục vụ cho sự mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Đây là một vấn đề em quan tâm nhiều nhất. Do vậy, em đã lựa chọn đề tài cho niên luận của mình đó là: "Thực trạng và giải pháp về huy động vốn của CTCP theo pháp luật Việt Nam". 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về CTCP, nguồn vốn của CTCP, và huy động vốn của CTCP trên thị trường theo pháp luật Việt Nam. Thực trạng huy động vốn của CTCP trên thị trường ở Việt nam trong thời gian qua. Đề xuất các giải pháp tăng cường huy động vốn của CTCP trên thị trường theo pháp luật Việt Nam, từ đó tạo điều kiện cho các CTCP phát triển sản xuất kinh doanh, thể hiện rỏ vai trò vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài lấy hoạt động huy động vốn của CTCP làm đối tượng nghiên cứu. Phạm vi của đề tài là tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến huy động vốn của CTCP trên thị trường và các giải pháp tăng cường huy động vốn của CTCP trên thị trường Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Nghiên cứu niên luận dựa trên pháp luật của nước ta về quy định huy động vốn của CTCP. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp duy vật biện chứng, tổng hợp, so sánh, thống kế, phân tích, qui nạp, diễn dịch để làm rỏ các vấn đề nghiên cứu và đánh giá các thông tin có liên quan đến việc huy động vốn của CTCP. 5. ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Hệ thống hoá lí luận cơ bản về hoạt động huy động vốn của CTCP trên thị trường theo pháp luật Việt Nam. Đánh giá thực trạng huy động vốn của CTCP trên thị trường Việt Nam những năm qua. Đề xuất các giải pháp có tính khả thi về tăng cường huy động vốn của CTCP trên thị trường Việt nam trong những năm tới. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận thì niên luận gồm 3 chương. Chương 1: Khái quát về công CTCP và tổng quan về vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường theo pháp luật Việt Nam. Chương 2: Thực trạng huy động vốn của CTCP. Chương 3:Giaỉ pháp tăng cường huy động vốn của CTCP theo pháp luật Việt Nam. Để tìm hiểu kỹ lưởng và sâu sắc về tính huy động vốn của các CTCP theo pháp luật Việt Nam đòi hỏi phải có nhiều thời gian. Do trình độ còn hạn chế và thời gian nghiên cứu không nhiều nên em chỉ tập trung vào nhửng vấn đề cơ bản về vốn và các phương thức huy động vốn của CTCP. Bài niên luận chắc chắn không tránh khỏi sai sót, em rất mong sự đóng góp của thầy, bạn bè và nhửng người quan tâm. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN NỘI DUNG. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ TỔNG QUAN VỀ VÔN CỦA DOANG NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNGTHEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1. Công ty cổ phần 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của CTCP Với tính chất như một hiện tượng kinh tế - xã hội, Công ty cổ phần nói riêng cũng như các loại hình công ty nói chung đã trở thành một thực thể pháp lí. Trong khoa học pháp lí, hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau lại có các định nghĩa khác nhau về công ty cổ phần. Pháp luật hiện hành của Việt Nam không đưa ra định nghĩa cụ thể về công ty cổ phần mà chỉ đưa ra những dấu hiệu để nhận biết công ty cổ phần. Khoản 1 Điều 77 Luật doanh ngiệp 2005 có quy định rõ: "Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này (Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác; trong thời hạn ba năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông sau 3 năm mọi hạn chế đối với cổ đông sáng lập bị bãi bỏ)". Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. 1.1.4. Ưu, nhược điểm của CTCP. Từ đó có thể thấy ưu nhược điểm của CTCP như sau: Ưu điểm của loại hình công ty cổ phần: Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao. Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề. Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty. Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần. Tính chất ổn định, lâu bền, sự thừa nhận hợp pháp, khả năng chuyển nhượng các cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, tất cả cộng lại, có nghĩa là nhà đầu tư có thể đầu tư mà không sợ gây nguy hiểm cho những tài sản cá nhân khác và có sự đảm bảo trong một chừng mực nào đo giá trị vốn đầu tư sẽ tăng lên sau mỗi năm. Điều này đã tạo khả năng cho hầu hết các công ty cổ phần tăng vốn tương đối dễ dàng. Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần [...]... chuyển vốn giúp doanh nghiệp thực hiện được hoạt động tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng của mình CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 2.1 Thực trạng huy động vốn của CTCP ở Việt Nam 2.1.1 Quátrình hình thành và phát triển của CTCP Ở các nước khác nhau, CTCP có thể có những tên gọi khác nhau Ở Pháp là công ty vô danh (anonymous Company), Ở Anh là công ty với trách nhiệm hữu hạn (Company... quốc tế về quản trị công ty cổ phần 2.1.2 Phương thức huy động vốn của CTCP ở Việt Nam 1.1.2.1 Huy động vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần Vốn góp ban đầu: Khi Công ty cổ phần được thành lập thì chủ công ty phải có một số vốn ban đầu do thành viên sáng lập góp Vốn ban đầu thường được dùng để xây dựng trụ sở, mua sắm trang thiết bị ban đầu, trang trải các chi phí cho hoạt động thành lập công ty Các thành... không có văn bản pháp luật nào quy định về tổ chức và hoạt động của hình thức CTCP này Và trên thực tế, cũng không có xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp nào được thành lập theo hình thức công ty vô danh” theo quy định của Điều lệ về đầu tư của nước ngoài năm 1977 kể trên Cho đến khi Luật công ty được ban hành ngày 21/12/1990, hình thức CTCP mới chính thức được quy định cụ thể Theo Luật Công ty 1990, CTCP... 1862 lấy tên là Luật về công ty (Companies Act) Vào lúc ấy, nước Anh là đế quốc thống trị về hàng hải và là một cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới Luật công ty của Mỹ được ban hành năm 1881 ở NewYork chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ Luật Công ty của Anh do nguồn gốc hình thành nước Mỹ Các nước trong khối Thịnh Vượng Chung ngày nay có luật công ty giống của Anh Riêng Pháp và Đức đi theo con đường khác... khác do những khác biệt về văn hoá và lịch sử Ở Đức, luật CTCP được ban hành năm 1870 CTCP của Đức bị luật quy định chặt chẽ và không uyển chuyển như công ty của Anh và Mỹ Ở Pháp, bộ luật Napoleon năm 1807 đã thiết lập một nền tảng cho công ty bằng cách cho lập hội hợp tư cổ phần Ở Việt Nam, Luật lệ về công ty lần đầu tiên được quy định là trong “Bộ Dân luật thi hành tại các toà Nam án Bắc Kỳ”, trong... sách chăm sóc khách hàng, khuyến mại tặng quà 2.2 Thực trạng huy động vốn của CTCP trên thị trường Việt Nam 2.2.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của CTCP trên thị trường Việt Nam Việc huy động vốn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố Dưới đây là những yếu tố chủ yếu tác động đến khả năng huy động 2.2.1.1 Các nhân tố khách quan Thứ nhất, Sự phát triển của thị trường tài chính:... các doanh nghiệp có quy mô lớn Ở Đức, vốn cơ bản trung bình của các công ty cổ phần năm 1980 là 43 triệu DM, trong khi đó vốn trung bình của một công ty TNHH chỉ là 0,38 triệu DM Trong 100 công ty lớn nhất của Đức năm 1980 có tới 66 công ty cổ phần Ở Pháp, vào năm 1986, có tới 123.303 công ty cổ phần, chiếm tới 15,22% tổng số các doanh nghiệp Pháp luật về công ty cổ phần Như đã phân tích, chính từ... công ty được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn Sự hạn chế này phản ánh sự nghi ngờ của dư luận về CTCP lúc đó Tuy nhiên, vào những năm 1850 có hơn 40 công ty Anh sang Pháp để thành lập dù chi phí thành lập công ty ở Pháp rất cao Chính phủ Anh sợ mất doanh nghiệp nên vào năm 1855 ban hành luật về tính TNHH (Limited Liability Act) dành cho các công ty đã được thành lập theo luật về CTCP Cuối cùng cả hai luật. .. thích Việt Nam phát triển, nền kinh tế Việt Nam chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh doanh phải tuân theo quy luật của thị trường Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập nền kinh tế thế giới, trong đó thị trường tiền tệ và thị trường vốn cũng đang phát triển và đây là điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa huy động vốn để phát triển các doanh nghiệp Hiện nay, Việt Nam đă... (Chương IX) nói về hội buôn được chia thành hai loại là hội người và hội vốn Trong đó hội vốn được chia thành hai loại là hội vô danh (CTCP) và hội hợp cổ (Công ty hợp vốn đơn giản) Nhìn chung, quy định của Pháp luật thời kỳ này về CTCP còn rất sơ khai Dưới thời Pháp thuộc, các quy định của Bộ luật Thương mại Pháp năm 1807, trong đó có quy định về hình thức CTCP được áp dụng ở cả ba kỳ tại Việt Nam Đến năm . trường theo pháp luật Việt Nam. Chương 2: Thực trạng huy động vốn của CTCP. Chương 3:Giaỉ pháp tăng cường huy động vốn của CTCP theo pháp luật Việt Nam. Để tìm hiểu kỹ lưởng và sâu sắc về tính huy. CTCP, và huy động vốn của CTCP trên thị trường theo pháp luật Việt Nam. Thực trạng huy động vốn của CTCP trên thị trường ở Việt nam trong thời gian qua. Đề xuất các giải pháp tăng cường huy động. của mình đó là: " ;Thực trạng và giải pháp về huy động vốn của CTCP theo pháp luật Việt Nam& quot;. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về CTCP, nguồn vốn của

Ngày đăng: 11/08/2014, 13:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan