Tiết 27 : SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN I. Mục tiêu bài dạy. 1. Kiến thức. - HS biết thế nào là sự ăn mòn kim loại, nguyên nhân dẫn tới sự ăn mòn kim loại, các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. - Biết cách bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn. 2. Kỹ năng. - Thực hiện thí nghiệm nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. - Vận dụng các kiến thức từ thực tế vào bài học. 3. Thái độ. - Giáo dục lòng say mê yêu thích môn học và ý thức bảo vệ các đồ dùng bằng kim loại không bị ăn mòn. II. Chuẩn bị. - GV:+ Bảng phụ, bút dạ. + Một số đồ dùng đã bị gỉ. - HS.: Chuẩn bị thí nghiệm: “ảnh hưởng của các chất trong môi trường đến sự ăn mòn kim loại”. III. Tiến trình bài giảng. 1. Ổn định lớp. (1’) 2. Kiểm tra bài cũ. (6’) ? Thế nào là hợp kim? So sánh thành phần tính chất và ứng dụng của gang và thép? ? Nguyên liệu, nguyên tắc sản xuất gang, viết các ptpư hoá học minh hoạ. 3. Bài mới. * Giới thiệu bài : (1’) – Hàng năm thế giới bị mất khoảng 15% lượng gang thép luyện được do kim loại bị ăn mòn. Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại? Tại sao kim loại bị ăn mòn và có những biện pháp nào để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn ? HĐ của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1 (8’) - GV đưa cho hs quan sát một số đồ dùng bị gỉ yêu cầu hs nhận xét đặc điểm của đồ dùng đó - Hs nhận xét hiện tượng - Gv: Đó là hiện tượng kim loại bị ăn mòn I. Thế nào là sự ăn mòn kim loại. - Là sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường. - Nguyên nhân : Do kim loại tác dụng với các chất như nước, oxi (không khí) và 1số chất khác trong môi Vậy ? Thế nào là sự ăn mòn kim loại - HS trả lời. - GV rút ra kết luận cuối cùng. - GV giải thích thêm về nguyên nhân của sự ăn mòn kim loại. *Hoạt động 2 (13’) - GV yêu cầu hs quan sát thí nghiệm. ->Yêu cầu học sinh nêu nhận xét. - Hs nêu hiện tượng + Đinh sắt ở ống nghiệm đựng nước bị gỉ ít, kim loại bị ăn mòn chậm + Đinh sắt trong ống nghiệm có hoà tan muối làm đinh sắt bị gỉ nhiều hơn, kim loại bị ăn mòn nhanh hơn + ống 1 đinh vẫn sáng bóng -Gv ? Từ các hiện tượng trên, em hãy rút ra kết luận về ảnh hưởng của các chất trong môi trường đến sự ăn mòn kim loại. -Hs : Rút ra kết luận. trường II. những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại . 1. ảnh hưởng của các chất trong môi trường - Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trờng mà nó tiếp xúc. 2. ảnh hưởng của nhiệt độ - ở nhiệt độ cao sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn. - Gv nêu : Thực nghiệm cho thấy : ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn ví dụ : thanh sắt trong bếp lò than bị ăn mòn nhanh hơn thanh sắt để ngoài kk - Hs nghe và ghi nhớ kiến thức *Hoạt động 3 (10’) -GV:nêu câu hỏi cho hs thảo luận ? Vì sao phải bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn? ? Các biện pháp để bảo vệ kim loại mà các em đã được thấy sử dụng nhiều trong cuộc sống? -Hs : Thảo luận trả lời câu hỏi -Gv: Nhận xét và nhấn mạnh các biện pháp bảo vệ kim loại. III.Bảo vệ kim loại không bị ăn mòn - Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường. VD: Sơn , mạ, bôi dầu mỡ trên bề mặt kim loại, để đồ vật nơi khô ráo, lau chùi sạch sẽ - Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn : vd : Cho thêm vào thép 1số kim loại như : Crôm, Niken 4. Củng cố (5’). - GV hệ thống lại kiến thức bài. - HS đọc mục em có biết - Gv hướng dẫn hs làm bài tập 4,5 – T67 5. Dặn dò (1’). - Làm các bài tập còn lại trong sgk (67). - Tìm hiểu bài mới. . Tiết 27 : SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN I. Mục tiêu bài dạy. 1. Kiến thức. - HS biết thế nào là sự ăn mòn kim loại, nguyên nhân dẫn tới sự ăn mòn kim loại, các. bài : (1’) – Hàng năm thế giới bị mất khoảng 15% lượng gang thép luyện được do kim loại bị ăn mòn. Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại? Tại sao kim loại bị ăn mòn và có những biện pháp nào để bảo. tượng - Gv: Đó là hiện tượng kim loại bị ăn mòn I. Thế nào là sự ăn mòn kim loại. - Là sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường. - Nguyên nhân : Do kim loại tác