1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

HOP DONG LAO DONG doc

140 1,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 762,5 KB

Nội dung

Khái niệm chung về hợp đồng lao Điều 26 Bộ luật lao động quy định : “ Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiệ

Trang 1

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Biên sọan:

Ths ĐÒAN THỊ PHƯƠNG DiỆP

Trang 2

PHẦN 1 HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Trang 3

BÀI 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỢP

ĐỒNG LAO ĐỘNG

Trang 4

I Khái niệm chung về hợp đồng lao

Điều 26 Bộ luật lao động quy định : “ Hợp đồng lao

động là sự thoả thuận giữa người lao động và người

sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan

hệ lao động.”

Trang 5

Một thời gian dài chế định hợp đồng lao động chỉ

tồn tại như một chế độ phụ trợ cho chế độ tuyển dụng chính là tuyển dụng vào biên chế nhà nước (Nghị định 24 ngày 13/3/1963)

(1963-1986)

Pháp lệnh hợp đồng lao động 1990

BLLĐ 1994

Trang 6

2 Đặc điểm của hợp đồng lao động

Thứ nhất, hợp đồng lao động mang tính đích

danh.

Thứ hai, hợp đồng lao động mang tính phụ

thuộc pháp lý của người lao động và người

Thứ năm: hợp đồng lao động được thực hiện

liên tục và không có hiệu lực hồi tố

Trang 7

3 Đối tượng và phạm vi áp dụng

hợp đồng lao động.

a Đối tượng áp dụng:

Đối tượng áp dụng của hợp đồng lao động là tất cả

những người lao động làm công ăn lương theo quy định của Bộ luật Lao động Bao gồm:

Người lao động (không phải là công chức nhà nước) làm việc trong các đơn vị kinh tế quốc doanh, doanh nghiệp quốc phòng, các đơn vị kinh tế của lực lượng

vũ trang nhân dân.

Người lao động làm việc trong các đơn vị kinh tế

ngoài quốc doanh, làm việc cho các cá nhân, hộ gia đình, làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Người lao động làm việc trong các công sở nhà nước

từ trung ương đến tỉnh, huyện và cấp tương đương, nhưng không phải là công chức nhà nước

Trang 8

b Phạm vi áp dụng HĐLĐ:

b1 Các trường hợp sử dụng lao động phải

thực hiện giao kết hợp đồng lao động.

- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo

Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh

nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ

chức chính trị- xã hội.

- Các cơ quan hành chính, sự nghiệp có sử

dụng lao động không phải là công chức, viên chức nhà nước.

- Các tổ chức kinh tế thuộc lực lượng quân

đội nhân dân, công an nhân dân sử dụng lao động không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan,

chiến sỹ.

Trang 9

- Hợp tác xã ( với người lao động không phải là xã

viên), hộ gia đình và cá nhân sử dụng lao động.

- Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngoài

công lập thành lập theo Nghị định 73/1999/NĐ-CP

ngày 19/8/1999 của Chính Phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh

vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam trừ trường hợp Điều ước quốc tế

mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

- Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng lao động nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Trang 10

b2 Các trường hợp không áp dụng hợp đồng

lao động quy định tại điều 4 Bộ luật Lao động

được quy định như sau :

- Những người thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh cán bộ, công chức.

- Đại biểu Quốc Hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ các chức vụ trong cơ quan của Quốc Hội, Chính Phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân được Quốc Hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ.

- Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước.

- Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp Nếu tổng giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước và không đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp thì cũng là đối tượng phải giao kết hợp đồng lao động

- Những người thuộc tổ chức chính trị, chính trị- xã hội hoạt động theo quy chế của tổ chức đó.

- Cán bộ chuyên trách công tác Đảng, Công đoàn, thanh niên trong các doanh nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp.

- Xã viên Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công Những người lao động khác làm việc cho hợp tác xã theo hình thức làm công

ăn lương là đối tượng phải giao kết hợp đồng lao động.

- Sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức trong lực

Trang 11

II PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG LAO

ĐỘNG.

a- Căn cứ vào hình thức của hợp đồng lao

động: Hợp đồng lao động bằng văn bản và

Hợp đồng lao động bằng lời nói ( khẩu ước)

b- Căn cứ vào thời hạn của hợp đồng để phân loại :

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng hoặc những công việc có thời hạn trên 36 tháng.

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn.

- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo

một công việc nhất định có thời hạn

Trang 12

c- Căn cứ váo tính kế tiếp của trình tự giao kết hợp

- Hợp đồng lao động vô hiệu là hợp đồng có một phần hoặc toàn bộ nội dung không đảm bảo các điều kiện pháp luật quy định.

- Thanh tra lao động và Toà án nhân dân có quyền kết luận hợp đồng lao động vô hiệu từng phần hay toàn

bộ ( Khoản 3 điều 29, khoản 4 điều 166 BLLĐ )

Trang 13

III MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG.

1 Căn cứ phân lọai các điều khỏan:

a- Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh các điều khoản để

- Điều khoản gián tiếp là những điều khoản đã được quy định trước trong pháp luật lao động và các bên đương nhiên phải thừa nhận trong hợp đồng như bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương tối thiểu, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi …

Trang 14

b- Căn cứ vào tính chất của điều khoản để

phân loại

Dựa vào tính chất, các điều khoản của hợp

đồng có hai loại : điều khoản bắt buộc và

điều khoản thoả thuận.

Điều khoản bắt buộc là các điều khoản được

pháp luật quy định cần phản ánh trong hợp đồng lao động, các bên không được tự do thoả thuận như điều khoản về an toàn lao

động, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội …

Điều khoản thoả thuận là những điều khoản

do các bên thương lượng xác lập trên cơ sở

tự do, tự nguyện trong khuôn khổ của hành lang pháp luật lao động

Trang 15

c- Căn cứ vào mức độ cần thiết, các điều

khoản của hợp đồng lao động có hai loại :

điều khoản cần thiết và điều khoản bổ sung.

Điều khoản cần thiết là điều khoản nếu thiếu

nó sẽ ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của hợp đồng như điều khoản về việc làm, tiền lương, thời hạn hợp đồng…

Điều khoản bổ sung ( tuỳ nghi) là những điều

khoản không bắt buộc phải có trong hợp

đồng Sự có mặt hay không của điều khoản

bổ sung không ảnh hưởng đến tính hợp

pháp của hợp đồng

Trang 16

Dù phân loại theo các căn cứ nào thì hợp

đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau :

- Công việc phải làm.

- Địa điểm làm việc.

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

- Tiền lương.

- Điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao

động và bảo hiểm xã hội.

- Thời hạn hợp đồng.

Ngoài các nội dung chủ yếu trên, khi ký kết

hợp đồng các bên có thể thoả thuận thêm các nội dung khác tuỳ thuộc vào khả năng điều

kiện của mỗi bên.

Trang 17

2 Các điều khỏan cụ thể

a Công việc phải làm

Đây là điều khoản quan trọng đầu tiên cần

xác định trong hợp đồng lao động để định rõ nghĩa vụ của người lao động, đồng thời cũng

là cơ sở để xác định việc người lao động có được xem là đã hoàn thành nghĩa vụ theo

hợp đồng hay không.

Hợp đồng lao động cần ghi rõ chức danh

chuyên môn của người lao động (kế toán, kế toán trưởng, trưởng phòng kinh doanh…) và công việc phải làm của chức danh đó

Trang 18

b Địa điểm làm việc:

Địa điểm làm việc là nơi mà người lao động

sẽ thực hiện công việc đã thỏa thuận theo

hợp đồng với người sử dụng lao động Trên thực tế, các hợp đồng lao động thường ghi địa điểm làm việc là tên nhà máy hoặc doanh nghiệp nơi người lao động sẽ làm việc Ví dụ

“địa điểm làm việc: Công ty Trách nhiệm hữu hạn dệt may Phong Phú”

để hạn chế đến mức thấp nhất tranh chấp có thể xảy ra liên quan đến địa điểm làm việc,

đồng thời tạo cơ sở pháp lý rõ ràng để giải quyết tranh chấp có thể xảy ra trong lĩnh vực này, hợp đồng lao động nên ghi rõ địa điểm làm việc theo hướng, nêu tên doanh nghiệp

và địa chỉ cụ thể nơi người lao động sẽ làm việc (số nhà, đường, phường, quận…)

Trang 19

c Chế độ làm việc:

Đây là nội dung xác định về chế độ làm việc

của người lao động thông thường chế độ

làm việc có thể là theo giờ hành chính hoặc làm việc theo chế độ ca

Trong thực tế, chế độ làm việc theo giờ hành

chính thường áp dụng cho các chức danh

quản lý, các chức danh sản xuất không yêu cầu phải làm việc theo chế độ ca Chế độ làm việc theo ca thường áp dụng cho các vị trí

làm việc có yêu cầu đảm bảo quy trình sản xuất kinh doanh liên tục hay do đặc điểm,

tính chất của công việc, đơn vị

Trang 20

d Chế độ nghỉ ngơi của người

lao động.

Căn cứ Điều 68 của Bộ Luật lao động, người sử

dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần và ngày nghỉ hàng tuần phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của

doanh nghiệp nhưng không được trái với quy định chung và phải được thể hiện trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động của doanh nghiệp.

Trang 21

d Tiền lương.

Trên cơ sở thỏa thuận của các bên tuân thủ các quy

định của pháp luật, hợp đồng lao động cần xác định rõ mức lương chính và các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng, hệ số lương, bậc lương, hình thức trả lương, thời gian trả lương, tiền thưởng (nếu có)…

Người sử dụng lao động không được áp dụng việc xử

phạt bằng hình thức cúp lương của người lao động

(hiểu như thế nào là xử phạt bằng hình thức cúp

lương?)

Câu hỏi: A làm thêm 3 ngày nghỉ Tết nguyên đán mà

không được nghỉ bù, đơn giá tiền lương ngày của A là 150.000đ Doanh nghiệp trả lương 3 ngày làm thêm này

là 450.000 X 3=1350000đ A không đồng ý và cho biết cách tính lương này không đúng vì 3 ngày nghỉ Tết

nguyên đán là ngày nghỉ có hưởng lương, nên ngòai việc tính lương làm thêm cho 3 ngày này A còn được hưởng tiền lương làm việc bình thường cho 3 ngày làm việc này Hỏi, giải thích của A là đúng hay sai ? Tại sao?

Trang 22

f Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y

tế:

f1 Bảo hiểm y tế:

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế ban hành năm 2008

(co hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2009) thì các đối tượng

người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không

xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động;

người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và các đối tượng khác theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT là các đối tựơng phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc

Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại Điều 12

của Luật BHYT tối đa bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao

Trang 23

Bài tập tình huống 1

Anh A là chuyên viên tài chính tốt nghiệp đại học lọai giỏi và

được tuyển dụng vào làm việc tại công ty bảo hiểm X theo

hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng Ngày 1/4/2010 sau

khi kết thúc hợp đồng lao động với công ty X anh A được

nhận vào làm việc tại công ty bảo hiểm K Sau khi vào làm việc tại công ty K, lợi dụng các mối quan hệ quen biết cũ trong thời gian làm việc tại công ty X, bên cạnh việc phát triển lượng

khách hàng mới, anh A còn lôi kéo các khách hàng cũ của

công ty X sang công ty K phát hiện sự việc, công ty X thuê

luật sư để chuẩn bị khởi kiện Theo anh (chị):

a Với tình huống như trên công ty X có thể khởi kiện được hay không? Nếu được thì là lọai kiện gì? Nội dung ỵêu cầu là gì?

b Theo anh (chị) thì công ty X nên khởi kiện công ty K hay khởi kiện anh A? tại sao?

c Nếu công ty K hòan tòan không biết gì về những việc làm của anh A thì hành vi này có thể xếp vào nhóm vi phạm pháp luật gì? Tại sao?

d Pháp luật Việt Nam giải quyết như thế nào về tình huống này? Tại sao?

Trang 24

Bài tập tình huống 2

Anh A là kỹ sư cơ khí giao kết hợp đồng lao động

không xác định thời hạn với công ty cơ khí ô tô M

từ 1/1/2000 trong hợp đồng có điều khỏan ghi rõ trong khỏan thời gian 2 năm kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng với công ty M anh A không được giao kết hợp đồng lao động với các công ty là đối thủ cạnh tranh của công ty M.

a Hãy phân tích ý nghĩa của điều khỏan thỏa thuận

như trên.

b Điều khỏan thỏa thuận trên có được xem là hợp

pháp trong bối cảnh của luật lao động Việt Nam hiện hành hay không?

c Hãy nêu quan điểm của bạn về vấn đề này.

Trang 25

nạn lao động, vì theo anh A thì anh bị tai nạn lao động trong khi làm việc cho anh X Được biết giữa anh A

và M không có hợp đồng lao động bằng văn bản.

Hỏi: Yêu cầu của anh A đối với anh X có chấp nhận được theo các quy định của pháp luật lao động hiện hành hay không? Tại sao?

Trang 26

Bài tập tình huống 4

Chị Bích làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty nông sản X, hợp đồng lao động bắt đầu ký ngày 1/1/2007 Trong hợp đồng ghi

rõ “nơi làm việc: được xác định theo yêu cầu của

công ty X” Trụ sở công ty X ở Q 1 TPHCM và chị

Bích được yêu cầu làm việc tại đây Tháng 6/2009,

công ty X chuyển trụ sở ra Biên Hòa cho thuận tiên việc kinh doanh và chị Bích cũng được yêu cầu tiếp tục làm việc ở Biên Hòa Chị Bích không đồng ý vì cho rằng nơi làm việc mới không phù hợp với chị và chị quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Hỏi: Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

của chị Bích là hợp pháp hay trái pháp luật theo các quy định của pháp luật lao động hiện hành? Tại sao? Hãy nêu cơ sở pháp lý (nếu có)

Trang 27

Bài tập tình huống số 5

Bà A làm việc ở Công ty X đã hơn 20 năm Năm 2004,

Công ty X tiến hành cổ phần hóa Bà là một trong

những cổ đông sáng lập công ty lúc đó Sau đó bà

được bầu là thành viên hội đồng quản trị, đồng thời

được bổ nhiệm làm phó giám đốc

5/2010, chủ tịch hội đồng quản trị công ty bất ngờ ra

quyết định cho bà nghỉ việc mà không thông báo trước mặc dù bà không hề vi phạm bất kỳ một quy định nào của công ty, cũng như hoàn thành tốt công việc ở

cương vị phó giám đốc Giữa tháng 8-2010, bà A khởi kiện ra TAND có thẩm quyền yêu cầu tòa buộc công ty hủy quyết định cho nghỉ việc, đồng thời nhận bà trở lại làm việc ở chức vụ cũ vì bà cho rằng mình đã bị Công

ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái

luật

Hãy cho biết đây là tranh chấp liên quan đến quan hệ

lao động hay tranh chấp kinh doanh thương mại ? Tại sao?

Trang 28

Bài tập số 6

Một công ty Mỹ muốn đặt văn phòng đại diện tại VN và

muốn tuyển người Mỹ gốc Việt làm trưởng đại

diện Hỏi:

- Pháp luật VN có yêu cầu phải ký hợp đồng lao

động với trưởng văn phòng đại diện này không?

- Có phải xin giấy phép lao động cho người này hay

không? Cơ sở pháp lý?

Trang 29

Bài tập số 7

Anh A làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn

1 năm tại một công ty nước ngoài Năm 2009 anh A

bị giật mất máy tính xách tay mà Công ty giao cho anh sử dụng Giám đốc không yêu cầu A bồì thường.

Năm 2010 khi hết hạn hợp đồng A xin thôi việc, lúc

này công ty lại yêu cầu A phải bồì thường rồi mới

giải quyết thôi việc A đề nghị bồi thường bằng một chiếc máy tính cùng loại, cùng nhãn hiệu, nhưng

Giám đốc công ty không đồng ý và yêu cầu anh phải bồi thường bằng tiền tương ứng với giá trị còn lại của thiết bị đó (tương đương 12 triệu đồng) Hỏi

Công ty yêu cầu như vậy là đúng không? Hãy cho biết hướng giải quyết hợp pháp cho tranh chấp phát sinh trong trường hợp này và lý giải tại sao bạn

chọn hướng giải quyết đó?

Trang 30

Câu hỏi

1 Người sử dụng lao động có quyền giao kết với

người lao động hợp đồng có thời hạn 9 tháng

không? Tại sao?

2 Để ký HĐLĐ, người sử dụng lao động yêu cầu

người lao động nộp bằng tốt nghiệp đại học để

doanh nghiệp giữ trong suốt quá trình thực hiện

hợp đồng lao động? Yêu cầu này có phù hợp với quỳ định của pháp luật không?

3 Khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao

động thông báo sẽ khấu trừ vào lương của người lao động ngay tháng lương đấu tiên một khỏan tiền bằng 30% tiền lương tháng và giữ cho đến khi hợp đồng lao động chấm dứt thì tùy tình hình sẽ trả lại cho người lao động Xử sự này của người sử dụng

Trang 31

BÀI 2 VẤN ĐỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Trang 32

I GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO

ĐỘNG.

1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động.

Thông qua các qui định của pháp luật, khi giao kết hợp đồng lao động các bên phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc tự do, tự nguyện

- Nguyên tắc bình đẳng

- Nguyên tắc không trái pháp luật và thoả ước lao

động tập thể.

Trang 33

a- Nguyên tắc tự do, tự nguyện.

Khi tham gia quan hệ hợp đồng, ý chí của các chủ

thể được phản ánh vào trong hợp đồng mang tính đích danh

Trong một số trường hợp sự tự do, tự nguyện lại bị

chi phối bởi ý chí của chủ thể thứ ba và các điều

kiện pháp luật quy định (vit thành niên)

Trang 34

b- Nguyên tắc bình đẳng.

Tự do, tự nguyện và bình đẳng là các yếu tố khác

nhau nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Các chủ thể chỉ thực sự tự do, tự nguyện bày tỏ ý chí của mình trên cơ sở bình đẳng và chỉ có bình đẳng thực sự trên tinh thần tự do và tự nguyện

Thực tế: Người lao động bao giờ cũng ở vào thế

yếu, người sử dụng lao động được coi là kẻ mạnh

có quyền sỡ hữu tài sản, điều hành doanh nghiệp

Trang 35

c- Nguyên tắc không trái pháp luật và

thoả ước lao động tập thể.

Các thoả thuận trong hợp đồng lao động không được thấp

hơn những quy định tối thiểu, không được cao hơn những quy định tối đa và không được thấp hơn mức thoả thuận trong thoả ước lao động tập thể

Các thỏa thuận này cũng không vi phạm các điều cấm của

pháp luật lao động và pháp luật khác có liên quan.

Trang 36

- Người đại diện hợp pháp hoặc là người được uỷ

quyền hợp pháp là người có thẩm quyền thực hiện việc giao kết hợp đồng với tư cách là người sử dụng lao động trong trường hợp người sử dụng lao động

là tổ chức

Trang 37

Theo quy định tại Điều 2, khoản 1 Nghị định 44/CP (2003) về hợp

đồng lao động thì người sử dụng lao động là các chủ thể sau

đây:

a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

b) Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

c) Các cơ quan hành chính, sự nghiệp có sử dụng lao động

không phải là công chức, viên chức nhà nước;

d) Các tổ chức kinh tế thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công

an nhân dân sử dụng lao động không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ;

đ) Hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân có sử dụng lao động;

e) Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngoài công lập

thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm

1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể

thao.

g) Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc quốc tế đóng

trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam

h) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng

lao động nước ngoài,

Trang 38

Trường hợp người sử dụng lao động ký hợp

đồng lao động không đúng thẩm quyền thì

xem như hợp đồng lao động trong trường hợp này cũng sẽ không có giá trị pháp lý và thủ tục giải quyết tương tự như trong trường hợp hợp đồng lao động giao kết có nội dung trái pháp luật hoặc thỏa ước lao động tập thể, cụ thể là tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

Tuy nhiên, trên cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích

của các bên, trên thực tế, khi có các sai phạm liên quan tới việc giao kết hợp đồng lao động xảy ra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ

yêu cầu các bên liên quan sửa đổi hoặc thay thế những nội dung vi phạm cho đúng với các quy định chung của pháp luật

Trang 39

b Đối với người lao động.

Khi tham gia giao kết hợp đồng lao động,

người lao động phải có năng lực pháp luật

và năng lực hành vi lao động, đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động Những người

dưới 15 tuổi chỉ được giao kết hợp đồng để làm một số nghề, công việc theo quy định

của pháp luật khi có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp

Mất năng lực hành vi dân sự- Năng lực hành

vi lao động ?

Hạn chế năng lực hành vi dân sự- Năng lực

hành vi lao động

Trang 40

Về nguyên tắc người lao động có thể giao kết nhiều

hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao

động nếu có khả năng thực hiện nhiều hợp đồng và phải bảo đảm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật

Ngày đăng: 11/08/2014, 03:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w