Kể từ những năm 1990, chiến tranh lạnh kết thúc, sự đối đầu giữa hai hệ thống đã chấm dứt, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tăng lên nhanh chóng khiến sự tùy thuộc lẫn nhau giữa
Trang 1Chênh lệch phát triển trong ASEAN (phần 1)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967 trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu giữa hai hệ thống Do vị trí địa lý và ý đồ chiến lược của Mỹ, ASEAN đã trở thành chiến tuyến đối đầu trực tiếp giữa hai hệ thống do hai siêu cường là Liên Xô và Mỹ đứng đầu Trong bối cảnh đó, ASEAN lấy an ninh truyền thống với hàm ý là độc lập, chủ quyền và đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ làm động lực trong hợp tác, lấy quan hệ chính trị và tương quan sức mạnh quân sự quốc gia là trụ cột đảm bảo an ninh cho mỗi nước thành viên cũng như toàn bộ ASEAN Kể từ những năm 1990, chiến tranh lạnh kết thúc, sự đối đầu giữa hai hệ thống đã chấm dứt, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tăng lên nhanh chóng khiến sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng chặt chẽ hơn, an ninh của một quốc gia không chỉ bó hẹp trong phạm vi truyền thống là các nhân tố chính trị và quân sự nữa, mà còn chịu sức ép của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội, sắc tộc, tôn giáo, bệnh dịch, buôn lậu xuyên quốc gia Do đó, khái niệm an ninh mới hay an ninh phi truyền thống trở nên phổ quát với nội hàm rất rộng, bao gồm tất cả các nhân tố làm tăng mức lo ngại về an ninh, do đó an ninh kinh tế trở thành một bộ phận của an ninh quốc gia nhằm đảm bảo cho hệ thống kinh tế vận hành thông suốt và bảo tồn bản sắc dân tộc (Akaha 2002) Ngày nay an ninh quốc gia của nhiều nước bị đe doạ vì kinh tế yếu kém Đứng trên giác độ đó, có thể thấy chênh lệch phát triển ngày càng trở thành nhân tố
đe dọa an ninh kinh tế, ổn định và phát triển trong khu vực
Chênh lệch phát triển là một khái niệm rất rộng, gồm cả kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, thể chế, tiềm lực khoa học công nghệ, con người, môi trường Sự lệch lạc của một hay một nhóm các yếu tố trên đều có thể trở thành nguy cơ tiềm ẩn đe dọa an ninh kinh tế ở một mức
độ nào đó Trong bài viết này, chúng tôi giới hạn nghiên cứu chênh lệch phát triển và tác động của nó đến an ninh kinh tế trong ASEAN vào 4 nhóm chính là: chênh lệch về kinh tế, chênh lệch về cơ sở hạ tầng và công nghệ, chênh lệch về phát triển xã hội và khác biệt thể chế Đây là các nhóm nhân tố thể hiện khá rõ chênh lệch phát triển giữa các nước ASEAN cũ và các nước ASEAN mới (CLMV); thể hiện nguy cơ đe dọa an ninh kinh tế, bất ổn định xã hội, nghèo đói
và tụt hậu đối với ASEAN
1 Chênh lệch phát triển kinh tế
Vào những năm 1970, các nước Đông Nam Á có trình độ phát triển kinh tế khá đồng đều, song ngày nay chênh lệch phát triển giữa các nước ASEAN khá rõ ràng, đặc biệt là giữa sáu nước thành viên cũ và bốn nước thành viên mới của ASEAN (CLMV) Nhóm sáu nước thành viên cũ của ASEAN đã phát triển kinh tế thị trường trong hơn 3 thập kỷ, với thu nhập bình quân đầu người khoảng 1000$/người, trong khi đó bốn nước thành viên mới của ASEAN đều
là các nền kinh tế chuyển đổi với mức thu nhập chưa đến 400$/người; trong số bốn nước thành viên mới này, chỉ có Việt Nam được xếp vào nhóm các nước đang phát triển, ba nước còn lại đều thuộc nhóm nước kém phát triển Tính theo mức thu nhập bình quân đầu người, nước cao nhất trong ASEAN là Xingapo và nước cao nhất trong nhóm CLMV là Việt Nam thì chênh lệch là 50 lần; giữa Xingapo với nước nước nghèo nhất trong ASEAN mới là Mianma thì chênh lệch lên tới 136 lần; nước nghèo nhất trong ASEAN cũ là Indônêxia và Philipin cũng có mức thu nhập bình quân đầu người cao gấp 2- 3 lần nước có mức thu nhập cao nhất trong ASEAN mới; các nước CLMV có mức thu nhập chỉ bằng từ 1/3 đến l/5 mức bình quân thu nhập bình quân đầu người của toàn bộ ASEAN 10 (Bảng 1) Các nước ASEAN cũ đạt được
Trang 2thành tựu tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục trong khoảng 3 thập kỷ, biến họ thành những
nước công nghiệp hoá mới NIEs (cả thế hệ 1 và 2), trong khi đó các nước CLMV vẫn đang
trong quá trong chuyển đổi sang kinh tế thị trường và thúc đẩy hội nhập quốc tế, tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, song không đều và chưa có tính liên tục
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP/người trong ASEAN
Nguồn: World Bank 2001; IMF May 2000
(ThS Nguyễn Duy Lợi – Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới
Nguồn: Tạp chí Những vấn đề Kinh tế Thế giới 2/2005)
Chênh lệch phát triển trong ASEAN (phần 6)
3 Chênh lệch phát triển xã hội
Chênh lệch phát triển không chỉ thể hiện qua sự cách biệt giữa 2 nhóm nước mà còn thể hiện khá rõ nét trong mỗi nước thành viên ASEAN Trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, nghèo đói và bất bình đẳng cao trong một nước thành viên ASEAN có thể trở thành nhân tố tiềm ẩn de doạ an ninh kinh tế không chỉ của bản thân nước đó mà còn có thể lan truyền sang các nước thành viên khác Nghèo đói và bất bình đẳng cao là thách thức lớn nhất mà các nước ASEAN phải nỗ lực vượt qua Chuẩn đói nghèo ở mỗi nước lại khác nhau nên khó có thể so sánh tuyệt đối, song nhìn chung tỷ lệ nghèo đói ở ASEAN còn khá cao, trong đó chủ yếu tập trung ở nông thôn; thực trạng nghèo đói ở các nước CLMV, dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong xoá đói giảm nghèo theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), vẫn khá nghiêm trọng và là thách thức lớn đối với chính phủ các nước này Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập được đo bằng chỉ số Gini ở 6 nước ASEAN cũ đều cao hơn so với các nước CLMV, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật Kuznet mang hình chữ U ngược là bất bình đẳng có xu hướng tăng trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá và giảm khi nền kinh tế đã phát triển chín muồi hay nói khác đi là các nước có thu nhập trung bình thường có mức bất bình đẳng cao hơn các nước thu nhập thấp và các nước thu nhập cao Tuy vậy, chính phủ các nước ASEAN cũng cần nỗ lực giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thông qua các chính sách phân phối lại và chính sách an sinh xã hội, Chênh lệch giữa 20% giàu nhất so với 20% nghèo nhất trong ASEAN cũng
Trang 3khá lớn, trầm trọng nhất là Thái Lan (15,8 lần), Philipin (hơn 10 lần), Xingapo (hơn 7 lần), Inđônêxia (gần 5 lần); con số tương ứng của các nước CLMV là hơn 5 lần và đang có xu hướng rộng ra
Bảng 10: Thực trạng nghèo đói và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở ASEAN
nhất/20%
Cả nước Thành thị Nông thôn
-Nguồn: Fernando Aldaba and Ma.Josefa Petilla with Pauline Rebucas and Johanna Zulueta, March 2002; Country Studies and ESCAP 1998, pp 144-147
Chỉ số phát triển con người (HDI) là chỉ số tổng hợp bao gồm cả tuổi thọ bình quân, mức sống và mức độ giáo dục, do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tính toán và xếp hạng (Bảng 11) cho thấy sự chênh lệch phát triển khá rõ giữa các nước thành viên ASEAN cũng như giữa 2 nhóm nước Trong số các nước ASEAN cũ, Xingapo xếp thứ 26, cao nhất và thấp nhất là Inđônêxia xếp thứ 99 Còn các nước CLMV xếp trong khoảng 121 đến 136 Việt Nam được danh giá là có chỉ số HDI cao so với trình độ phát triển kinh tế Tuy vậy, nhìn chung chênh lệch về chỉ số HDI bình quân giữa các nước ASEAN cũ và các nước CLMV là khoảng hơn 50 bậc, và là hơn 100 bậc so với Xingapo Chênh lệch về giới trong phát triển thể hiện qua chỉ số GRDI cũng khá rõ nét giữa các nước ASEAN với nhau, đặc biệt là giữa 2 nhóm nước
Bảng 11: Xếp hạng chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ số phát triển liên quan đến giới (GRDI), 1997
Nguồn: Human Development Report, New York, Oxford Univ Press, 1997
Trang 4(ThS Nguyễn Duy Lợi – Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới
Nguồn: Tạp chí Những vấn đề Kinh tế Thế giới 2/2005)
Khoảng cách phát triển là trở ngại lớn của ASEAN
26/08/2010 11:56:52
Với chênh lệch GDP giữa các nước thuộc nhóm 6 (Indonesia, Brunei, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines) và 4 nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) lên tới 80-90 lần; thu nhập bình quân đầu người từ 17-50 lần, khoảng cách phát triển ngày càng lớn giữa các nước thành viên đang là trở ngại hàng đầu đối với tương lai phát triển của ASEAN.
Tại lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 và các hội nghị liên quan ngày 25/8 tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: “Mặc dù đã có nhiều
nỗ lực trong các năm qua, nhưng nguy cơ khoảng cách phát triển ngày càng doãng ra vẫn luôn là trở ngại hàng đầu đối với tương lai phát triển của ASEAN, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế của ASEAN đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu.”
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN lần
thứ 42
Phân tích của Bộ Công Thương cho thấy bên cạnh khoảng cách quá lớn về GDP (Indonesia đạt
546 tỷ USD; Thái Lan, Malaysia, Singapore đạt khoảng 200 tỷ USD; Việt Nam là 91 tỷ USD; Lào, Myanmar, Campuchia dưới 18 tỷ USD), quy mô thị trường và cấu trúc của các ngành kinh
tế trong các nước ASEAN cũng khác biệt và chênh lệch rất lớn
Chênh lệch khoảng cách phát triển là nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng, hạn chế về cơ hội để thu nhận lợi ích từ hội nhập một cách hiệu quả Trong khi đó, các nước ASEAN đang tiếp tục phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt khi ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực
Trang 5và thế giới Thời hạn để xây dựng một cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 đang đến rất gần và mối lo ngại thường trực, lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo cao nhất của 10 nước thành viên hiện vẫn là
sự tụt hậu của các nước trong nhóm CLVM so với 6 nước còn lại “Chính sự chênh lệch này sẽ làm cho ngôi nhà chung ASEAN bị chia cắt và không thể bền vững.” - Tổng Thư ký ASEAN,
Chính vì vậy, tìm ra giải pháp hiệu quả, cụ thể để có thể kết nối hai đầu khoảng cách phát triển chính là nhiệm vụ trọng tâm của ASEAN trong năm 2010
Theo ông Surin Pitsuwan, hiện các nhà lãnh đạo cấp cao của ASEAN đều cho rằng tăng cường hợp tác nội khối mạnh mẽ hơn nữa; đồng thời mở rộng hợp tác với các đối tác phát triển hùng mạnh trên thế giới và có thiện chí mong muốn các nước ASEAN hội nhập thành công vào khu
Năm 2009, kim ngạch thương mại toàn khối ASEAN đạt trên 1.500 tỷ USD, nhưng điều đáng quan tâm là tỷ trọng thương mại nội khối chỉ chiếm 20% trong tổng số; còn lại là thương mại với bên ngoài Vì vậy, các nước trong khối ASEAN; nhất là các nước CLMV cần tận dụng hết tiềm năng hợp tác phấn đấu đạt tỷ trọng thương mại nội khối trong ASEAN trên 30% vào năm 2015
Nhằm hỗ trợ các nước CLMV, các đối tác của ASEAN như Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Australia đang tài trợ chương trình thực tập của các cán bộ ngoại giao trẻ tại Ban Thư ký ASEAN
Với hơn 200 dự án đang được thực hiện (trong đó có 165 dự án có vốn tài trợ) tập trung vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng, giao thông vận tải, phát triển cơ sở hội nhập kinh tế, công nghệ thông tin và viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, các nước CLMV đã đạt được kết quả khá rõ trong xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi trường và thúc đẩy du lịch nội khối
Theo Bộ Công Thương, Đông Á là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt gần 30 tỷ USD, tương đương 48% tổng kim ngạch xuất khẩu; và cũng là khu vực đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) quan trọng cho Việt Nam tăng trưởng kinh tế những năm qua và
Kịch bản nghiên cứu của các chuyên gia ASEAN về tác động của Khu vực thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA) cho thấy tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm tương ứng 1,6 và 1,61% Thậm chí, với kịch bản kết hợp giữa tự do hóa
và thúc đẩy hợp tác và tạo thuận lợi cho thương mại, EAFTA và CEPEA sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm tương ứng 10,79% và 11,04% và là mức tăng trưởng khả quan nhất trong số tất
Cùng với sự tận dụng triệt để các ưu đãi dựa trên các Hiệp định Thương mại tự do của ASEAN
đã ký với các đối tác lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam cần tận dụng cả lợi thế quan trọng khác là các ưu đãi riêng của Hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam
và các đối tác để tìm ra “con đường thuận lợi nhất” bứt phá, thu hẹp dần khoảng cách phát triển./
Trang 6Theo Vietnam +