Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 53 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
53
Dung lượng
7,32 MB
Nội dung
Công nghệ sinh học Thực vật GVHD: Ths.Bùi Văn Thế Vinh MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT ĐỀ TÀI: NUÔI CẤY MÔ ĐỊA LAN XANH CHIỂU Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5, 2011 Nhân giống vô tính địa lan xanh chiểu bằng phương pháp nuôi cấy mô 1 Công nghệ sinh học Thực vật GVHD: Ths.Bùi Văn Thế Vinh MỤC LỤC PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về loài địa lan 5 1.1.1. Đặc điểm chung 5 1.1.1.1. Đặc điểm phân loại 5 1.1.1.2 Đặc điểm hình thái 5 1.1.1.3. Đặc điểm sinh học và điều kiện chăm sóc 7 1.1.1.4. Các bệnh thường gặp ở địa lan và cách phòng chống 9 1.1.2. Giới thiệu về giống địa lan Xanh Chiểu, ý nghĩa kinh tế 11 1.2. Các phương pháp nhân giống địa lan 14 1.2.1. Nhân giống ngoài tự nhiên 14 1.2.2. Nhân giống trong phòng thí nghiệm 14 1.3. Sơ lược về nuôi cấy mô tế bào thực vật 15 1.4 Hướng nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của nuôi cấy mô địa lan hiện nay 16 1.4.1. Tạo PLB (protocorm like bodies) từ chồi bên và nhân nhanh: 17 1.4.1.1. Khái niệm về protocorm 17 1.4.1.2. Khái niệm về PLB (protocorm like bodies) 17 1.4.1.3. Khả năng tạo PLB của địa lan 17 1.4.2. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng tạo dòng cây sạch bệnh 19 1.4.3. Lan ra hoa trong ống nghiệm 20 PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu : 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu 23 2.2.1. Tạo PLB (protocorm like body) trực tiếp từ chồi non 24 2.2 2. Nhân nhanh PLB 24 2.2 2.1 Bố trí thí nghiệm 25 2.2.2.2. Chỉ tiêu theo dõi 27 2.2.3 Tạo cây hoàn chỉnh 27 2.2 4. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng tạo giống sạch bệnh 27 2.3. Phương pháp xử lý số liệu 29 Nhân giống vô tính địa lan xanh chiểu bằng phương pháp nuôi cấy mô 2 Công nghệ sinh học Thực vật GVHD: Ths.Bùi Văn Thế Vinh PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Tạo PLB trực tiếp từ chồi bên 30 3.2 Nhân nhanh PLB 34 3.2.1 Khảo sát thành phần khoáng đa lượng và khoảng nồng độ NAA thích hợp cho việc nhân nhanh PLB 38 3.2.2 Khảo sát môi trường chuẩn cho việc nhân nhanh PLB 40 3.3 Tạo cây hoàn chỉnh 42 3.4 Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng tạo giống sạch bệnh 45 PHẦN 4. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận 50 4.1.1. Tạo nguồn PLB nguyên liệu 50 4.1.2. Nhân nhanh PLB 50 4.1.3.Tạo cây hoàn chỉnh 51 4.1.4 Tách đỉnh sinh trưởng tạo giống sạch bệnh 51 4.2. Kiến nghị 53 PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 Nhân giống vô tính địa lan xanh chiểu bằng phương pháp nuôi cấy mô 3 Công nghệ sinh học Thực vật GVHD: Ths.Bùi Văn Thế Vinh LỜI MỞ ĐẦU Khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, con người lại có xu thế hướng về với thiên nhiên để làm giảm bớt đi những căng thẳng mệt nhọc của công việc tất bật, đồng thời góp phần làm đẹp thêm cho đời sống tinh thần của mình. Một trong những biện pháp hữu hiệu và phổ biến nhất là thú vui cây cảnh đặc biệt là các loài hoa. Trong thế giới loài hoa, địa lan (Cymbidium) đã được mệnh danh là “Nữ Hoàng” bởi hình dáng kiêu kì, phức tạp. Cái thú chơi lan từ lâu cũng đã trở thành một nghệ thuật. Tuy nhiên chơi lan không chỉ dừng lại ở việc chiêm ngưỡng mà cần phải có những yêu cầu kĩ thuật cao trong việc chăm sóc loài hoa vương giả này. Không giống như nhiều loài lan khác, “Nữ Hoàng” của chúng ta khá khó tính, nó chỉ thích hợp với những nơi có khí hậu mát mẻ, ôn hòa như Đà Lạt, nơi được thiên nhiên ưu đãi hơn trên vùng đất nhiệt đới này. Với thế mạnh này, Đà Lạt là nơi cung cấp địa lan cho cả nước thậm chí ở nước ngoài, điều đó cũng góp phần đem lại một nguồn thu nhập lớn cho nông dân tại đây. Tuy nhiên phương pháp trồng lan truyền thống không thể đáp ứng được nhu cầu thị trường do hệ số nhân thấp, giống dễ bị thoái hóa theo thời gian và hơn nữa là khả năng mắt bệnh khá cao gây thiệt hại lớn cho người nông dân. Ngày nay, kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật đã phát triển, góp phần hạn chế được những nhược điểm trên đồng thời đảm bảo được đặc tính di truyền của các giống lan quý, được nhiều người ưa chuộng. Thông qua khảo sát tình hình thực tế, tôi nhận thấy những giống lan có màu xanh như Xanh Ngọc, Xanh Thơm, Xanh Chiểu… đang thu hút thị trường. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và điều kiện cho phép, trong phạm vi đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu việc “Nhân nhanh vô tính và tạo giống sạch bệnh ở địa lan Xanh Chiểu (Cymbidium lowian sp.) in-vitro” nhằm góp phần vào nghề trồng lan ở Đà Lạt. Nhân giống vô tính địa lan xanh chiểu bằng phương pháp nuôi cấy mô 4 Công nghệ sinh học Thực vật GVHD: Ths.Bùi Văn Thế Vinh PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1Giới thiệu về loài địa lan 1.1.1Đặc điểm chung 1.1.1.1Đặc điểm phân loại [8] - Ngành: Magnoliophyta - Lớp: Liliopsida - Lớp phụ: Liliidae - Bộ: Orchidales - Họ: Orchidaceae - Chi: Cymbidium 1.1.1.2Đặc điểm hình thái [15] Về hình thái bên ngoài, lan Cymbidium là những loài thân thảo, đa niên, đẻ nhánh hàng năm tạo thành những bụi nhỏ. Có loài rễ mọc bám trên vỏ cây, mặt đất (bì sinh hay phụ sinh); có loài rễ ăn sâu trong bọng cây, trong đất mùn (địa sinh hay thực sinh). Rễ mới thường chỉ mọc ở cây Nhân giống vô tính địa lan xanh chiểu bằng phương pháp nuôi cấy mô 5 Hình 1.1. Hình thái cây địa lan Công nghệ sinh học Thực vật GVHD: Ths.Bùi Văn Thế Vinh con, cây mẹ khó ra rễ mới mà chỉ thấy phân nhánh từ củ rễ. Thân ngầm của chúng (căn hành) thường ngắn, nối những củ lan với nhau. Các củ lan thực chất là những cành ngắn của căn hành. Củ già, khi bị tách khỏi căn hành cũ, có thể mọc ra đoạn căn hành mới, từ đó mọc lên những cây con. Do đó người ta xếp Cymbidium vào nhóm lan đa thân cây (sympodial). Củ lan (giả hành) thường có dạng con quay hay dạng hột xoài, đường kính từ 1 cm đến 15 cm, củ thường tươi và được bọc trong các bẹ lá. Lá thường có hai dạng: dạng vảy đính theo một đoạn căn hành và dạng thực đính trên giả hành. Lá thực thường có cuống lá, giữa bẹ lá và cuống lá có một tầng phân cách. Khi phiến lá rụng, vẫn còn đoạn bẹ ôm lấy giả hành. Vài loài không có cuống lá. Tùy theo từng loài mà phiến lá rất khác nhau, có gân dọc nổi rõ hay chìm trong thịt lá. Một số loài ít chịu rợp có phiến lá màu xanh vàng, còn lại thường là xanh đậm. Bản lá và độ dày của lá thay đổi tùy theo từng loài: các loài sống ở trảng trống có lá hẹp và dày hơn các loài ưa bóng rợp. Lá có dạng dải, dạng mũi mác, dạng phiến. Đầu lá nhọn hay chia thành 2 thùy. Kích thước của bản lá biến động từ 0,5 cm đến 6 cm. Chiều dài lá thay đổi từ 10 cm đến 150 cm. Chồi hoa thường xuất hiện bên dưới giả hành, trong các nách lá, tách các bẹ già, đâm ra bên ngoài. Thông thường, mỗi giả hành chỉ cho hoa một lần. Chồi hoa thường xuất hiện đồng thời với chồi thân, những chồi hoa no tròn hơn, còn chồi thân hơi dẹp. Các lá đầu tiên ở chồi thân mọc đâm ra 2 phía hình đuôi cá, còn ở chồi hoa các lá bao hoa luôn ôm chặt quanh phát hoa. Cọng phát hoa không phân nhánh, dựng đứng hay buông thõng. Chiều dài của phát hoa từ 10 đến hơn 100 cm. Cành hoa mang từ vài đến vài chục búp hoa xếp luôn phiên theo đường xoắn ốc. Búp hoa khi đã đủ lớn, bắt đầu dang xa khỏi cọng hoa, xoay nửa vòng tròn để đưa cánh môi xuống dưới rồi bắt đầu nở. Thoạt nhìn, hoa Cymbidium có 5 cánh gần giống nhau, thực ra chỉ có 2 cánh hoa ở bên trong, còn lại là 3 lá đài ở bên ngoài, có cấu trúc và màu sắc giống cánh hoa. Cánh hoa thứ 3 chuyên hóa thành cánh môi, màu sắc rực rỡ hơn, xẻ thành 3 thùy tạo ra dạng nửa hình ống. 2 Nhân giống vô tính địa lan xanh chiểu bằng phương pháp nuôi cấy mô 6 Công nghệ sinh học Thực vật GVHD: Ths.Bùi Văn Thế Vinh thùy bên ôm lấy trụ, thùy thứ 3 có dạng bầu hay nhọn tạo thành hình đáy thuyền, làm chỗ đậu cho côn trùng khi đến hút mật và thụ phấn cho hoa. Giữa cánh môi có 2 gờ dọc song song màu vàng. Tận cùng bên trong có dĩa mật và đôi khi có những tuyến tiết mùi hương. Hoa Cymbidium lưỡng tính, nhị đực và nhụy cái cùng gắn chung trên một trụ nhị - nhụy (hay trục hợp nhụy) hình bán trụ hơi cong về phía trước. Nhị ở trên cùng, mang 2 khối phấn màu vàng, có gót dính như keo. Khối phấn được đậy bởi một nắp màu trắng ngà dễ mở rời. Hộc chứa phấn khối của trục hợp nhụy cách với nuốm nhụy bởi một cái gờ (mỏ) nổi lên. Cấu trúc này bắt buộc trong tự nhiên hoa Cymbidium chỉ thụ phấn được nhờ côn trùng. Sau khi thụ phấn, hoa xoay dần về vị trí cũ, bầu noãn phình lên tạo thành quả. Quả lan là một nang có 3 góc, bên trong có chứa hàng trăm ngàn hạt. Khi chín, quả mở theo 3 đường góc và gieo vào không khí những hạt như bụi phấn màu vàng lụa. Khi rơi vào nơi có điều kiện ẩm độ, ánh sáng thích hợp và có nấm cộng sinh tham gia, hạt sẽ nẩy mầm phát triển thành cây mới. Địa lan có hai loại: hoa lớn (standard) và hoa nhỏ (miniature) sau này những nghệ nhân đã ghép ra một loại là hoa vừa (novelty) được ghép từ hoa lớn với hoa nhỏ , và những loại hoa rũ buông thồng (pendulous) được ghép ra hầu hết từ giống địa lan Gấm Ngũ Hổ (devonianum) hay cây Lộ Hồi (aloifolium). 1.1.1.3Đặc điểm sinh học và điều kiện chăm sóc Đa số địa lan ra hoa vào mùa đông và mùa xuân, một số ít loại ra hoa vào mùa Nhân giống vô tính địa lan xanh chiểu bằng phương pháp nuôi cấy mô 7 Hình 1.2. Cấu trúc hoa lan Công nghệ sinh học Thực vật GVHD: Ths.Bùi Văn Thế Vinh hè. Tuy nhiên để cho lan sinh trưởng tốt và ra hoa cần có những điều kiện môi trường thuận lợi [14]. Nhiệt độ Địa lan cần nhiệt độ thay đổi ngày nóng , đêm lạnh . Ban ngày 80-90ºF (27- 32ºC) ban đêm 50-60º F (10-15ºC). Địa lan có thể chịu nóng tới 100ºF và lạnh tới 30ºF miễn là không đóng băng, ngoài ra nếu không có sự cách biệt giữa ngày và đêm tối thiểu từ 15-20ºF (13-16ºC), hầu như địa lan sẽ không ra hoa. Ánh sáng Địa lan cần nhiều ánh nắng, nhưng phải che lưới để phòng bị cháy lá. Nhiều ánh sáng sẽ dễ ra hoa, có nhiều hoa hơn và màu sắc sẽ trung thực hơn, thiếu ánh sáng sẽ làm cho hoa nhạt đi. Không thể nuôi địa lan ở trong nhà hoặc ở những nơi rợp mát. Địa lan vẫn ra hoa không cần phân bón, nếu đầy đủ ánh sáng, nhưng nếu có phân bón thì sẽ có nhiều hoa hơn. Thật ra ánh sáng mới là thức ăn chính cho cây có bông hoa, còn phân bón chỉ là thuốc bổ mà thôi. Ẩm độ Địa lan cần độ ẩm từ 40-70%, mùa hè cần tưới nước xuống đất hay phun sương vào buổi sáng hay chiều để tăng thêm độ ẩm. Tưới nước Địa lan cần tưới nước mỗi tuần một lần, nhưng mùa hè cần tưới nhiều hơn, có thể tưới 2-3 lần tùy theo địa phương, không nên để cây bị thiếu nước lúc cây đang phát triển, khi cây đã ngưng tăng trưởng bớt tưới nước, nhưng đừng để cây bị khô rễ, sẽ làm cho cây bị khựng lại, và có thể sẽ không ra hoa. Bón phân Khi mùa phát triển cho cây con, cần bón phân NPK 30-10-10 mỗi tuần một lần, chỉ dùng 1/4 của công thức của nhà chế tạo để tránh cây khỏi bị cháy lá. Khi cuối tháng 8 dùng phân bón NPK 6-30-30 hay 10-52-10, cuối tháng 11 ngưng tưới phân, chỉ tưới nước thường, tưới thêm phân sẽ làm cho nụ hoa bị nóng có thể bị rụng hay bị có tật. Nhân giống vô tính địa lan xanh chiểu bằng phương pháp nuôi cấy mô 8 Công nghệ sinh học Thực vật GVHD: Ths.Bùi Văn Thế Vinh Khi cây đang có nụ, không nên di chuyển từ nơi này sang nơi khác hoặc đem vào trong nhà, lan không ưa sự thay đổi nhiệt độ thái quá và bất chợt, sự thay đổi đột ngột sẽ làm cho nụ hoa sẽ vàng và rụng đi. 1.1.1.4Các bệnh thường gặp ở địa lan và cách phòng chống [11] Địa lan tuy đẹp và đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân nhưng đây không phải là một loại cây dễ chăm sóc bởi có nhiều bệnh tật xảy ra, nguyên nhân là do: • Môi trường không thích hợp • Bệnh do vi khuẩn • Bệnh do nấm • Bệnh do virus • Bệnh do côn trùng a. Bệnh do môi trường - Nóng quá: cây bị còi cọc, lá vàng vọt, hoa mau tàn. - Lạnh quá: cây không lớn, èo ọt - Nhiệt độ thay đổi đột ngột: hoa bị thúi và rụng - Nắng quá: lá cháy, úa vàng, khô. - Thiếu ánh nắng: cây èo ọt, lá rũ. - Thiếu nước: cây khô, lá thuôn lại. - Dư nước: thối củ, thối rễ (80% bệnh tật của địa lan là do dư nước). - Ẩm độ thấp: củ bẹ nhăn nhúm. - Ẩm độ cao: là điều kiện để sinh vật gây bệnh tấn công. - Dư thừa phân bón: cháy lá, cháy rễ. - Thiếu đạm: cây không lớn, lá vàng dần. - Thừa đạm: lá xanh mướt, dài và mềm dễ bị sâu bệnh tấn công. - Thiếu lân: lá ngắn và nhỏ. Nhân giống vô tính địa lan xanh chiểu bằng phương pháp nuôi cấy mô 9 Công nghệ sinh học Thực vật GVHD: Ths.Bùi Văn Thế Vinh - Thừa lân:cây thấp, lá ít, hoa nhỏ. - Thiếu kali: lá soăn, không ra hoa. - Thừa kali: cây không lớn, lá nhỏ. b. Bệnh do vi khuẩn Bệnh thối nâu: Vết bệnh màu nâu nhạt, hình tròn, mọng nước, về sau chuyển sang màu nâu đen. Bệnh gây hại trên lá, thân, mầm gây nên hiện tượng thối (có mùi khó chịu). Nguyên nhân bệnh do khuẩn Erwinia carotovora gây ra. Bệnh thối mềm: Vết bệnh có dạng bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của phiến lá. Trong điều kiện ẩm độ cao sẽ gây hiện tượng thối úng. Trong điều kiện khô ráo, mô bệnh khô, teo tóp và có màu trắng xám. Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas Glagioli gây ra. c. Bệnh do vi nấm Bệnh đen thân cây con: Vết bệnh xuất hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ, có màu nâu, sau đó lan dần làm khô đoạn thân gần gốc và cổ rễ, vết bệnh chuyển sang màu đen. Lá chuyển sang màu vàng, cong dị hình. Cây con bị bệnh thường chết sau 2-3 tuần, trong căn hành thường có vệt màu tím hay hồng nhạt. Bệnh do nấm Fusarium oxysporum gây ra. Bệnh đốm lá: Vết bệnh thường có hình thoi hoặc hình tròn nhỏ màu xám nâu, xuất hiện ở mặt dưới lá. Bệnh làm vàng lá, dễ rụng, cây sinh trưởng kém. Bệnh do nấm Cercospora sp. gây ra. Bệnh thán thư: Vết bệnh thường có hình tròn nhỏ, màu nâu vàng, xuất hiện từ mép lá, chóp lá hoặc giữa phiến lá, kích thước trung bình 3-6mm. Giữa vết bệnh hơi lõm có màu xám trắng, xung quanh có gờ nhỏ màu nâu đỏ, trên mô bệnh có nhiều chấm nhỏ màu đen. Bệnh do nấm Colletotrichicm gloeosrioides gây ra. Bệnh thối hạch: Xuất hiện trên gốc thân, vết bệnh màu vàng nhạt, chuyển dần sang màu vàng nâu, thân cây teo tóp, lá vàng, nhăn nheo, cây sinh trưởng yếu, bệnh nặng sẽ gây chết cây. Bệnh do nấm Sclerotium rolfsu gây ra. Bệnh đốm vòng trên cánh hoa: Vết bệnh nhỏ, màu đen hơi lõm, hình tròn có Nhân giống vô tính địa lan xanh chiểu bằng phương pháp nuôi cấy mô 10 [...]... trại, vệ sinh mặt chậu, mặt luống trồng hoa lan, che chắn đủ lượng ánh sáng cần thiết, giữ đủ ẩm và thoát nước tốt, đối với địa lan nên kê chậu cao hơn mặt đất 10-15 cm 1.1.2Giới thiệu về giống địa lan Xanh Chiểu, ý nghĩa kinh tế Địa lan Xanh Chiểu có tên khoa học là Cymbidium lowian sp Đây là một giống lan lai tạo hiện đang được trồng ở một số vườn lan ở Đà Lạt Với một cánh môi đỏ tía quý phái... địa lan xanh chiểu bằng phương pháp nuôi cấy mô 13 Công nghệ sinh học Thực vật GVHD: Ths.Bùi Văn Thế Vinh 1.2 Các phương pháp nhân giống địa lan 1.2.1 Nhân giống ngoài tự nhiên [7] a Nhân giống vô tính Địa lan là một giống lan đa thân, ở mỗi gốc của giả hành thường có ít nhất một mắt ngủ nên có thể tách mỗi giả hành thành một đơn vị để trồng b Nhân giống hữu tính Có hai phương pháp thụ phấn ở hoa lan: ... không phát triển, bộ rễ còi cọc Bệnh thường xuất hiện trong những vườn lan kém chăm sóc hoặc trên những cây lan bị tách chiết nhiều lần mà không khử trùng dụng cụ Rầy rệp chích hút cũng là một trong những tác nhân làm lây lan dạng bệnh này Virus gây khằn cây: làm cho cây không phát triển bình thường, lá trở nên dày Nhân giống vô tính địa lan xanh chiểu bằng phương pháp nuôi cấy mô 11 Công nghệ sinh học... = 672 mẫu b Chỉ tiêu theo dõi - Hình thái cây địa lan con 2.2.4 Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng tạo giống sạch bệnh a Xử lý mẫu - Nguyên liệu: cây địa lan con được nuôi cấy in vitro - Việc xử lý được thực hiện trong tủ cấy vô trùng - Tách từng lớp lá của cây địa lan con bằng kẹp dài và dao nhọn dưới kính lúp đã được khử trùng Nhân giống vô tính địa lan xanh chiểu bằng phương pháp nuôi cấy mô 27 Công nghệ... Phyllosticta sp gây ra Ngoài ra, trên cây hoa lan còn có một số dạng bệnh khác như bệnh tàn cánh hoa do nấm Botrytis cinerea, bệnh thối trắng rễ do nấm Rhizoctonia solani, bệnh đốm vàng do nấm Cercospora dendrobii gây ra… Còn có một số bệnh gây ra bởi các nguyên nhân điều kiện môi trường hoặc dinh dưỡng khoáng d Bệnh do virus Bệnh do virus gây ra trên hoa lan thường xuất hiện ở 2 dạng sau: virus gây... thực sự thu hút người yêu hoa (Hình 1.2) Thực tế cho thấy giống địa lan Xanh Chiểu cho năng suất cao hơn hẳn do khả năng đâm chồi mạnh Trung bình sau 5 năm nuôi trồng từ cây mô, một chậu hoa Xanh Chiểu có thể cho ra 6 đến 8 cành, trong khi một số giống lan khác như Xanh Thơm, Tím Hột chỉ cho khảng từ 4 đến 5 cành Bên cạnh đó, giống lan này cũng có khả năng kháng bệnh tốt hơn, nhờ đó mà ít gây thiệt... trên cánh hoa: Vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu nâu, hơi lồi, về sau lan rộng thành đốm lớn màu nâu nhạt Bệnh làm hoa mất giá trị Bệnh do nấm Curvularia eragotidis gây ra Bệnh thối đen ngọn: Vết bệnh ban đầu là một điểm nhỏ, ủng nước, có màu nâu đen Bệnh gây hại chủ yếu trên lá non, ngọn và chồi cây lan làm cho đỉnh bị thối nhũn lan dần xuống dưới làm lá và cuống lá bị thối, dễ rụng Bệnh có thể gây... Trong thiên nhiên, muốn hạt lan nảy mầm thì hạt phải được nhiễm một loại nấm kí sinh (thường là nấm Rhizoctonia) 1.2.2 Nhân giống trong phòng thí nghiệm a Nhân giống vô tính Dựa vào tính toàn thế của thực vật, các cây lan in vitro được tạo ra với số lượng lớn và đồng nhất từ một đỉnh sinh trưởng hay một chồi ngủ của cây mẹ ngoài tự nhiên b Nhân giống hữu tính Các hạt lan được hình thành sau quá trình... từ các protocorm ban đầu, nếu không được cấy chuyền chúng sẽ phát triển thành chồi và ra rễ [12] Nhân giống vô tính địa lan xanh chiểu bằng phương pháp nuôi cấy mô 19 Công nghệ sinh học Thực vật GVHD: Ths.Bùi Văn Thế Vinh Hình 1.4 Mô hình cắt dọc đỉnh sinh trưởng chồi lan 1.4.3 Lan ra hoa trong ống nghiệm Kích thích ra hoa trong ống nghiệm là một hướng nghiên cứu mới, khá lý thú và nhiều ứng dụng... thuốc đặc trị Khi thấy trong vườn có những cây lan có biểu hiện trên, cần phải cách ly để chăm sóc riêng nếu cây bị nhiễm nhẹ Trong trường hợp cây bị nhiễm nặng cần phải đốt bỏ để tránh lây lan sang các cây khoẻ mạnh Cần chú ý là phải khử trùng dụng cụ sau mỗi lần tách chiết một cây và quan tâm đến công tác phòng trừ rầy rệp, làm vệ sinh mặt chậu và vườn lan thường xuyên e Bệnh do côn trùng Bọ trĩ . bệnh thường gặp ở địa lan và cách phòng chống 9 1.1.2. Giới thiệu về giống địa lan Xanh Chiểu, ý nghĩa kinh tế 11 1.2. Các phương pháp nhân giống địa lan 14 1.2.1. Nhân giống. giới loài hoa, địa lan (Cymbidium) đã được mệnh danh là “Nữ Hoàng” bởi hình dáng kiêu kì, phức tạp. Cái thú chơi lan từ lâu cũng đã trở thành một nghệ thuật. Tuy nhiên chơi lan không chỉ dừng. tính và tạo giống sạch bệnh ở địa lan Xanh Chiểu (Cymbidium lowian sp.) in-vitro” nhằm góp phần vào nghề trồng lan ở Đà Lạt. Nhân giống vô tính địa lan xanh chiểu bằng phương pháp nuôi cấy