1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá việc bảo đảm và thúc đẩy các quyền của trẻ em ở việt nam

4 652 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 45 KB

Nội dung

1 LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Đánh giá việc bảo đảm và thúc đẩy các quyền của trẻ em ở Việt Nam Từ lâu, trẻ em đã được coi là một trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất và được các nhà nước, cộng đồn quan tâm bảo vệ. Ngay trong lịch sử lập pháp của nước ta, Bộ luật Hồng Đức cũng đã có quy định trách nhiệm của dân chúng và các quan lại địa phương phải giúp đỡ trẻ em tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc trẻ lạc, đồng thời, quy định về trừng trị tội gian dâm với trẻ em gái; tội buôn bán trẻ em,… 1 Sau khi hệ thống luật quốc tế ra đời, và đặc biệt từ khi Liên hợp quốc được thành lập thì vấn đề bảo vệ quyền trẻ em đã phát triển lên một bước ngoặt mới. Việt Nam có thể xem là một quốc gia đi tiên phong về việc công nhận và bảo vệ quyền trẻ em trên cả phương diện pháp luật lẫn thực tiễn thông qua việc là quốc gia đầu tiên ở châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc. 1. Thành tựu trong việc đảm bảo và thúc đẩy quyền trẻ em ở Việt Nam Ngay sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em (ngày 20/02/1990), Nhà nước ban hành đồng thời hai đạo luật quan trọng là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Luật phổ cập giáo dục năm 1991 đã nội luật hoá quy định của pháp luật quốc tế đồng thời thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về quyền trẻ em. Cùng với đó là các văn bản pháp luật và dưới luật có liên quan tạo một hành lang pháp lý tương đối vững chắc góp phẩn đảm bảo và thúc đẩy quyền trẻ em ở Việt Nam. Luật bảo vệ, chăm sóc và gioá dục trẻ em được xem là văn bản luật trung tâm điểu chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan tới quyền trẻ em, trong đó quy định tập trung vào các nguyên tắc đảm bảo quyền và phúc lợi của trẻ em với quan điểm ưu tiên, bình đẳng, không phân biệt đối xử; chú trọng đến quyền được tiếp cận giáo dục, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột, lao động, chống mại dâm, buôn bán trẻ em… 1 Xem Quốc triều hình luật, các điều 295, 313, 404, 453, 604, 605 Nguyễn Hà Linh – N0 Nhóm 08 2 LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Đánh giá việc bảo đảm và thúc đẩy các quyền của trẻ em ở Việt Nam Các thiết chế bảo vệ quyền trẻ em được thành lập, bên cạnh vai trò bảo vệ quyền trẻ em của gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội cũng tham gia vào việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em 2 . Đặc biệt, theo quy định của Hiến pháp và pháp luật thì Nhà nước có trách nhiệm chung trong bảo vệ quyền trẻ em. Hệ thống các thiết chế này đã tạo cơ hội tăng cường sự phối hợp công tác liên ngành, liên địa phương, thúc đẩy phong trào hành động rộng rãi của xã hội, cộng đồng, gia đình và bản thân trẻ em. Đặc biệt là phối hợp, thúc đẩy công tác tuyên truyền, hướng dẫn theo dõi, giám sát việc thực hiện quyền trẻ em. Mặt khác, Nhà nước đã gia tăng đáng kể và đều đặn nguồn đầu tư ngân sách và các nguồn lực cho việc thực hiện quyền, bổn phận và các mục tiêu vì trẻ em đồng thời cũng đã nhận được sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyèn trẻ em tại Việt Nam. Có thể thấy rằng, ở Việt Nam, hệ thống pháp luật đến nay đã tương đối đầy đủ và toàn diện, phù hợp với các nguyên tắc và quy định của Công ước. Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, phê duyệt nhiều chiến lược, chương trình, dự án liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trẻ em Việt Nam ngày càng được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn; được phát huy quyền tham gia và bày tỏ ý kiến của mình trong các chương trình, kế hoạch quốc gia có liên quan đến trẻ em. 2. Hạn chế của cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em Nhìn nhận một cách thực tế, vẫn còn không ít trẻ em sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn mọi bề, chưa được ăn no mặc ấm, chưa được đi học, phải lao động quá sức mình, thậm chí có nơi có lúc còn xảy ra tình trạng bạo hành hay buôn bán trẻ em. Điều đó chứng tỏ rằng các biện pháp để bảo đảm và thúc đẩy quyền trẻ em phần nào còn chưa mang lại ý nghĩa trên thực tế. 2 Các tổ chức có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em (theo quy định của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và giáo dục trẻ em) bao gồm: Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh Nguyễn Hà Linh – N0 Nhóm 08 3 LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Đánh giá việc bảo đảm và thúc đẩy các quyền của trẻ em ở Việt Nam Hệ thống pháp luật, như đã phân tích ở phần trên, hệ thống pháp luật liên quan tới quyền trẻ em đã được ban hành khá nhiều. Tuy nhiên, Luật bảo vê, chăm sóc và giáo dục trẻ em chỉ quy định những điều khoản mang tính nguyên tắc, các quy định chung. Các luật liên quan thì chưa quy định đồng bộ và đầy đủ các vấn đề dẫn tới việc thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề và quyền lựoi của trẻ em không được đảm bảo. bên cạnh đó, các văn bản dưới luật được xây dựng nhằm cụ thể hoá các văn bản luật quy định về quyền trẻ em còn mâu thuẫn, chồng chéo, không tạo ra sự thống nhất trong quá trình thực hiện. Các văn bản phối hợp liên ngành ban hành còn chậm so với yêu cầu tiến độ triển khai áp dụng trên thực tế. Hệ thống các thiết chế: - Các tổ chức xã hội: chưa thực hiện tốt vai trò tuyên truyền pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; việc kiểm tra, đôn đốc thi hành luật còn nhiều hạn chế, phát hiện ngăn chặn, phê phán những hành vi vi phạm các quyền và bổn phận của trẻ em còn chưa kịp thời. - Các cơ quan nhà nước: xuất phát từ nguyên nhân các văn bản pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em còn chống chéo dẫn tới việc thực hiện chính sách bị cản trở và còn chậm. Đồng thời chi ngân sách nhà nước tuy khá đáng kể nhưng còn dàn trải, chưa tập trung. Tại nhiều địa phương chưa quan tâm bố trí ngân sách cho các chương trình mục tiêu vì trẻ em của cơ sở xã, phường; ngân sách của các địa phương đầu tư cho các mục tiêu vì trẻ em còn chênh lệch. Có thể thấy rằng, việc bảo đảm và thúc đẩy quyền trẻ em ở Việt Nam nhìn chung cũng đã có nhiều thành tựu, tuy nhiên, chừng nào trên đất nước ta còn trẻ em đói rét, trẻ em bị ngược đãi, còn chưa được tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển thì trách nhiệm của các cấp chính quyền, các đoàn thể xã hội cũng như mọi công đồng, mọi gia đình còn phải dành sự quan tâm nhiều hơn và đặc biệt hơn đối với trẻ em, thể hiện qua việc hiểu đúng và thực hiện đầy đủ nội dung Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. Nguyễn Hà Linh – N0 Nhóm 08 4 LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Đánh giá việc bảo đảm và thúc đẩy các quyền của trẻ em ở Việt Nam DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Khoa Luật ĐHQGHN, Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb.ĐHQG, 2011 2. Khoa Luật ĐHQGHN, Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, Nxb. LĐ-XH, 2011 3. Chu Mạnh Hùng, Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam, Luật văn thạc sĩ, 2004 4. Trẻ em Việt Nam ngày càng được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn, http://www.vietnamembassy-philippines.org/vi/nr070521165843/nr0 70521170410/news_object_view? newsPath=/vnemb.vn/tinkhac/ns120601185457 5. Bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em, http://dantri.com.vn/c202/s202- 328527/bao-ve-va-thuc-hien-quyen-tre-em.htm Nguyễn Hà Linh – N0 Nhóm 08 . NGƯỜI Đánh giá việc bảo đảm và thúc đẩy các quyền của trẻ em ở Việt Nam Các thiết chế bảo vệ quyền trẻ em được thành lập, bên cạnh vai trò bảo vệ quyền trẻ em của gia đình, nhà trường, các tổ. QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Đánh giá việc bảo đảm và thúc đẩy các quyền của trẻ em ở Việt Nam Từ lâu, trẻ em đã được coi là một trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất và được các nhà nước,. QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Đánh giá việc bảo đảm và thúc đẩy các quyền của trẻ em ở Việt Nam Hệ thống pháp luật, như đã phân tích ở phần trên, hệ thống pháp luật liên quan tới quyền trẻ em đã được

Ngày đăng: 10/08/2014, 09:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w