Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
333,5 KB
Nội dung
Lời mở đầu Bất kì Nhà nước nào đều mang trong mình bản chất giai cấp. Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để duy trì và phát triển xã hội. Để thực hiện chức năng đó, Nhà nước phải có nguồn tài chính. Bằng quyền lực công cộng, Nhà nước đã ấn định các thứ thuế, bắt công dân phải đóng góp lập ra quỹ tiền tệ riêng _quỹ ngân sách Nhà nước(NSNN)_để chi tiêu cho bộ máy nhà nước quân đội, cảnh sát,… NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. Cũng như các nhà nước khác, Nhà nước Việt Nam có quỹ tiền tệ riêng để duy trì và thực hiện các chức năng của mình thông qua việc chi NSNN cho đầu tư, cho sự nghiệp kinh tế, cho y tế, cho giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa hoc,… Ngân sách quốc gia là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội và là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới,kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền thông qua các chính sách chi NSNN. Để tìm hiểu việc chi đó có mang lại hiệu quả và đạt được mục đich đã đề ra của chính phủ hay không, chúng ta cần nắm vững lý luận chung về chi NSNN và phân tích, đánh giá tình hình thực trạng chi NSNN ở nước ta hiện nay để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục yếu kém, sai lầm. Dựa trên sở lý thuyết về chi NSNN, đồng thời kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng việc chi NSNN ở nước ta những năm gần đây, chúng tôi có đưa ra một số nhận xét đánh giá và giải pháp nâng cao việc chi NSNN có hiệu quả. Bài tiểu luận bao gồm 3 nội dung chính: A. Lý luận chung về chi NSNN. B. Thực trạng chi NSNN. C. Giải pháp nâng cao hiệu quả chi NSNN. A. Lý luận chung về chi NSNN. I. Khái niệm, đặc điểm và nội dung chi NSNN: 1.Khái niệm: Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Vì thế, chi NSNN là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước. 2.Đặc điểm: - Chi NSNN gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ. -Chi NSNN gắn với quyền lực của Nhà nước.Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định qui mô, nội dung, cơ cấu chi NSNN và phân bổ vốn NSNN cho các mục tiêu quan trọng nhất, bởi vì Quốc hội là cơ quan quyết định các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia. Chính phủ là cơ quan hành pháp, có nhiệm vụ quản lý, điều hành các khoản chi NSNN. -Hiệu quả chi NSNN khác với hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp, nó được xem xét trên tầm vĩ mô và là hiệu quả kinh tế, xã hội, anh ninh, quốc phòng,…dựa vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, anh ninh, quốc phòng,…mà các khoản chi NSNN đảm nhận. -Chi NSNN là những khoản chi không hoàn trả trực tiếp. Các khoản chi cấp phát từ NSNN cho các ngành, các cấp, cho các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ người nghèo. Không phải trả giá hoặc hoàn lại cho Nhà nước. Đặc điểm này giúp phân biệt các khoản chi NSNN với các khoản tín dụng. Tuy nhiên, NSNN cũng có những khoản chi cho việc thực hiện chương trình mục tiêu mà thực chất là cho vay ưu đãi có hoàn trả gốc với lãi suất rất thấp hoặc không có lãi (chi giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo…) -Chi NSNN là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ và nó gắn liến với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền lương, tín dụng, thuế, tỉ giá hối đoái… 3.Nội dung: Do tính đa dạng và phức tạp nên chi NSNN có rất nhiều khoản mục khác nhau bao gồm : - Chi đầu tư phát triển: bao gồm các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; chi cho các chương trình, mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước; chi hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn liên doanh, liên kết; chi bổ sung dự trữ nhà nước. -Chi sự nghiệp kinh tế. -Chi cho y tế. -Chi cho giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học. -Chi cho văn hóa thể dục thể thao. -Chi về xã hội. -Chi quản lí Nhà nước, Đảng, đoàn thể. -Chi cho an ninh, quốc phòng. -Chi khác như chi viện trợ, cho vay, trả nợ gốc và lãi. II.Những nguyên tắc tổ chức chi NSNN. Chi NSNN có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Việc bố trí các khoản chi NSNN một cách tùy tiện, thiếu sự phân tích hoàn cảnh cụ thể sẽ có một ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy, việc tổ chức các khoản chi NSNN phải đươc tổ chức theo những nguyên tắc nhất định. 1.Gắn chặt khoản thu để bố trí các khoản chi. Chi NSNN dựa trên cơ sở có nguồn thu thực tế từ nền kinh tế. Nó đòi hỏi mức độ chi và cơ cấu các khoản chi phải dựa vào khả năng tăng trưởng GDP của đất nước . Nếu vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến tình trạng bội chi NSNN, một nguyên nhân dẫn đến bùng nổ lạm phát, gây mất ổn định cho sự phát triển kinh tế - xã hội. 2.Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản chỉ tiêu của NSNN. Các khoản chi NSNN nói chung có đặc điểm là bao cấp với khối lượng chi tiêu lớn. Và lại, trong thực tế, trải qua một thời gian dài với quan điểm chi với bất cứ giá nào đã gây ra tình trạng lãng phí, kếm hiệu quả trong việc sử dụng các khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi xây dựng cơ bản. Do vậy cần phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong các khoản chi NSNN. 3.Tập trung có trọng điểm. Nguyên tắc này đòi hỏi việc phân bổ nguồn vốn NSNN phải căn cứ vào chương trình trọng điểm của nhà nước, vì việc thực hiện thành công các chương trình này có tác động dây chuyền, thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực phat triển. 4.Phân biệt rõ nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền theo luật định để bố trí các khoản chi chồng chéo, khó kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của các cấp. 5.Tổ chức chi NSNN trong sự phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỉ giá hối đoái để tạo nên công cụ tổng hợp cùng tác động đến các vấn đề của kinh tế vĩ mô. III.Bội chi NSNN. Thăng bằng giữa thu và chi NSNN, cân đối NSNN, là nguyên tắc quản lý NSNN xuất phát từ yêu cầu khách quan của ổn định tiền tệ, ổn định sản xuất, đời sống và nó còn là điều kiện để tạo dựng môi trường tài chính vĩ mô ổn định.Vì vậy, thăng bằng thu chi NSNN phải được coi trọng và giữ vững. Tuy nhiên, số thu NSNN có hạn, trong khi đó, nhu cầu chi tiêu của Nhà nước lại không ngừng tăng lên, dẫn đến sự mất cân bằng giữa thu và chi, bội chi NSNN xảy ra. Bội chi NSNN là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu. Bội chi NSNN có thể xảy ra do sự thay đổi chính sách thu – chi cua nhà nước, người ta gọi là bội chi cơ cấu; hoặc có thể do sự biến động của chu kỳ kinh tế, người ta gọi là bội chi chu kỳ. Ngày nay, bội chi NSNN trở thành phổ biến đối với hầu hết các quốc gia, tuy ở những mức độ khác nhau. Bội chi NSNN trên quy mô lớn, tốc độ cao được coi là một nguyên nhân trực tiếp và quyết định gây ra lạm phát, tác hại đến sự phát triển kinh tế, đến đời sống của dân cư. IV.Vai trò của chi NSNN. 1.Điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngân sách quốc gia là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động cuả các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà Chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Thông qua hoạt động chi NSNN, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và tránh cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. 2.Giải quyết các vấn đề xã hội: Chính sách ngân sách, cụ thể là chính sách thuế và chính sách chi ngân sách, góp phần làm giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về thu nhập và tiền lương giữa những người làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực hành chính, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng; giữa những người sống ở thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm ổn định đời sống của các tầng lớp dân cư trong phạm vi cả nước. Nhà nước trợ giúp trực tiếp giành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ…. 3.Góp phần ổn định thị trường chống lạm phát. Đối với thị trường hàng hóa, hoạt động điều tiết của Chính phủ được thực hiện thông qua việc sử dụng các quỹ dự trữ của Nhà nước (bằng tiền, bằng ngoại tệ, các loại hàng hóa, vật tư chiến lược ) được hình thành từ nguồn thu của NSNN. Một cách tổng quát,cơ chế điều tiết là khi giá cả của một loại hàng hóa nào đó lên cao, để kìm hãm và chống đầu cơ,Chính phủ đưa dự trữ hàng hóa đó ra thị trường để tăng cung, trên cơ sở đó sẽ bình ổn giá cả và hạn chế khả năng tăng giá đồng loạt, gây lạm phát chung cho nền kinh tế. Và khi giá cả của hàng hóa đó giảm mạnh, có khả năng gây thiệt hại cho người sản xuất và tạo ra xu hướng di chuyển vốn sang lĩnh vực khác, Chính phủ sẽ bỏ tiền ra để mua các hàng hóa đó theo một giá nhất định nhằm đảm bảo cho người sản xuất. Đối với thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường sức lao động,…hoạt động điều tiết của Chính phủ thông qua việc thực hiện một cách đồng bộ giữa các công cụ tài chính, tiền tệ giá cả…trong đó công cụ ngân sách với các biện pháp như phát hành công trái, chi trả nợ, các biện pháp chi tiêu dùng của Chính phủ cho toàn xã hội, đào tạo… Còn khi có lạm phát xảy ra, giá cả hàng hóa tăng lên do cung mất cân đối (cung nhỏ hơn cầu), Chính phủ có thể sử dụng biện pháp thuế như tăng thuế tiêu dùng giảm thuế đối với đầu tư và thắt chặt chi tiêu của NSNN, nhất là các khoản chi cho tiêu dùng để nâng đỡ cung và giảm bớt cầu. 4.Tăng cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước, bảo vệ đất nước và giữ gìn an ninh. NSNN là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến xã, phường ở nước ta, nguồn NSNN hầu như là nguồn duy nhất để phục vụ cho các hoạt động của bộ máy nhà nước đến các cơ quan quyền lực,cơ quan hành chính Nhà nước đến các cơ quan tư pháp. NSNN còn cung ứng nguồn tài chính cho Đảng cộng sản lãnh đạo hoạt động, tài trợ cho các tổ chức xã hội mà nguồn tài chính của các tổ chức này không đảm bảo. Như vậy chi NSNN có vai trò quan trọng trong việc quản lý và duy trì hệ thống chính trị của nước ta. B. Thực trạng chi NSNS I.Bảng cân đối NSNN 1.Thu NSNN Đơn vị : tỷ đồng STT Nội dung DT 2007 UTH 2008 DT 2008 A B 1 2 3 A THU CÂN ĐỐI NSNN 281.900 287.900 323.000 I Thu nội địa 151.800 159.500 189.300 1 Thu từ kinh tế quốc doanh 53.954 53.963 63.159 2 Thu từ DN có vốn ĐTNN ( không kể dầu thô) 31.041 30.378 40.099 3 Thuế CTN và dịch vụ NQD 27.667 30.508 38.347 4 Thuế sử dụng dất nông nghiệp 81 97 82 5 Thuế thu nhập với người có thu nhập cao 6.119 6.859 8.135 6 Lệ phí trước bạ 3.750 4.493 5.194 7 Thu phí xăng dầu 4.693 4.640 4.979 8 Các loại phí, lệ phí 3.885 4.364 4.889 9 Các khoản thu về nhà, đất 18,.43 21.724 21.792 _ Thuế nhà đất 584 644 698 _Thuế chuyển quyền sử dụng đất 1.249 1.739 1.974 _Thu tiền thuê đất 967 1.600 1.569 _Thu tiền sử dụng đất 14.500 16.000 16.500 _Thu bán nhà ở thuộc sở hữu NN 843 1.741 1.051 10 Thu ngân sách khác 1.804 1.811 1.937 11 Thu đất công ích, hoa lợi công sản tại xã 663 663 687 II Thu từ dầu thô 71.700 68.500 56.600 III Thu cân đối ngân sách từ hoạt động XNK 55.400 56.500 64.500 1 Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 69.900 74.000 84.500 _Thuế XNK và TTĐB hàng hoá nhập khẩu 23.800 25.000 26.200 _Thuế GTGT hàng hoá NK 46.100 49.000 58.300 2 Hoàn thuế GTGT và kinh phí quản lý thu thế 14.500 17.500 20.000 IV Thu viện trợ 3.000 3.400 3.600 B THU CHUYỂN NGUỒN 19.000 23.940 9.080 C THU QUẢN LÝ QUA NSNN 32.616 26.550 47.698 D VAY VỀ CHO VAY LẠI 11.650 28.100 12.800 TỔNG CỘNG (A+B+C+D) 345.16 6 366.49 0 392.578 2. Chi NSNN Đơn vị: tỷ đồng A B 1 2 3 A Chi cân đối ngân sách 357.400 368.340 398.980 I Chi đầu tư phát triển 99.450 101.500 99.730 Trong đó :chi đầu từ phát triển cơ bản 95.230 97.280 96.110 II Chi trả nợ và viện trợ 49.160 49.160 51.200 1 Trả nợ trong nước 37.990 37.990 39.700 2 Trả nợ ngoài nước 10.400 10.700 10.700 3 Chi viện trợ 770 770 800 III Chi thường xuyên 174.550 206.000 208.850 1 Chi SN giáo dục- đào tạo 47.280 53.720 54.060 2 Chi y tế 14.660 16.425 16.643 3 Chi dân số KHH gia đình 590 602 615 4 Chi khoa học, công nghệ và môi trường 3.580 3.700 3.827 5 Chi văn hoá thông tin 2,250 2.374 2.440 6 Chi phát thanh và truyền hình 1.310 1.397 1.420 7 Chi thể dục, thể thao 820 880 880 8 Chi đảm bảo xã hội 26.800 36.310 35.793 9 Chi sự nghiệp kinh tế 12.830 14.609 15.647 10 Chi quản lý HC, Đảng đoàn thể 24.800 28.075 28.438 11 Chi bù giá hàng chính sách 690 750 763 [...]... cả cải cách tiền lương) Chi tiết các khoản mục chi thường xuyên của NSNN 2007: Thực hiên so Dự với dự toán 2008 Tỷ Tổng chi thường xuyên Chi đảm bảo xã hội Chi sự nghiệp kinh tế Chi giáo dục đào tạo Chi quản lý h/c Đảng, đoàn thể Chi y tế Chi bù giá chính sách Chi thể dục thể thao Chi phát thanh và truyền hình Chi văn hoá thông tin Chi bảo vệ môi trường Chi khoa học công nghệ Chi dân số KHH gia đình... của quản lý chi tiêu công phải thực hiện các mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ IX của Việt Nam đề ra, đó là: • Giữ kỉ luật tài chính tổng thể Đảm bảo qui mô chi NSNN vào khoảng 24-25% GDP, trong đó chi đầu tư phát triển chi m 25-25%, chi trả nợ 17-18% và chi thường xuyên 57-58% Theo đó, khống chế bội chi NSNN 4-5% GDP; bù đắp bội chi ngân sách bằng nguồn vốn trong nước khoảng 3-5% GDP và vay nước ngoài... hạn chứ không chỉ một năm ngân sách hiện hành • Cho phép chính phủ tập trung nhiều hơn vào những ưu tiên mang tính chi n lược mà vẫn làm cho qui trình ngân sách toàn diện hơn 3/ Các nội dung đổi mới quản lí chi tiêu công - Xác lập lại vai trò và cấu trúc của Nhà nước Nội dung chi n lược này là nhằm hướng vào xác lập lại qui mô khu vực công và phạm vi can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế cho phù hợp... thời gian trung và dài hạn C Giải pháp nâng cao hiệu quả chi NSNN Từ những nhận xét trên, cần đưa ra những giải pháp để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực để thực hiện chi ngân sách một cách có hiệu quả hơn 1/ Xác định mục tiêu chi n lược quản lý chi tiêu công Với tư cách là một công cụ trọng tâm của chính sách tài chính quốc gia, liên quan đến việc thực hiện phân bổ và sử dụng các... các khoản vay này được thực hiện 2 lần: Lần thứ nhất sử dụng nguồn vay cho các mục tiêu nhiệm vụ của NSNN; Lần thư 2 bố trí chi ngân sách để trả nợ (gốc và lãi) khi các khoản vay đến hạn trả Do đó, mức bội chi ngân sách của Việt Nam thường cao hơn so với phương pháp tính bội chi theo thông lệ quốc tế và trùng lặp khi bố trí chi ngân sách 2 lần đối với các khoản vay bù đắp bội chi Theo thông lệ quốc... ngân sách và dẫn đến sự thất bại trong việc thực hiện những chi n lược chính sách ưu tiên • Thông tin: Thông tin tốt sẽ làm vững chắc thêm tính trung thực và đưa ra quyết định tốt Thông tin chính xác và kịp thời về chi phí, đầu ra và kết quả là rất cần thiết trong quản lí chi tiêu công • Tính minh bạch và tính trách nhiệm: Tính minh bạch và tính trách nhiệm yêu cầu các quyết đinh, cùng với cơ sở và. .. phủ của các nước đang phát triển cũng như phát triển liên quan tới vấn đề hiệu quả chi tiêu Qua số liệu hoạt động chi tiêu trung và dài hạn của 13 nước Châu Á, có thể thấy rằng tình trạng chi tiêu thiếu hiệu quả của các nước này thể hiện qua tác động tiêu cực rõ rệt của qui mô tổng chi ngân sách và tỷ trọng của khoản chi thường xuyên Khoản chi thường xuyên thể hiện sự can thiệp của chính phủ vào các hoạt... khoản chi vì lợi ích lâu dài như chi GDĐT, chi cho KHCN, chi bảo vệ môi trường,… chưa được quan tâm đúng mức; còn tình trạng phân bổ không đúng mục đích, chi tiêu vượt quá dự toán, lãng phí thất thoát trong chi tiêu ngân sách; bố trí và vận hành cơ cấu chi NSNN theo cảm tính gây bất lợi cho nền tài chính quốc gia Thấy được các thành tựu của chi NSNN cũng như những hạn chế trong việc chi tiêu ngân sách. .. sách ở nước ta hiện nay, chúng em đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi NSNN sao cho đáp ứng được mục đích mà chính phủ đề ra và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội Do việc tìm hiểu và nghiên cứu còn hạn chế nên các giải pháp trên chỉ mang tính đóng góp và nhằm hoàn thiện hơn việc chi tiêu của chính phủ Tài liệu tham khảo 1 Hiệu quả chi tiêu ngân sách và chức năng chính phủ ở 1 số nước trên... thì phương thức quản lí ngân sách cũng phải có những thay đổi nhất định cho tương hợp Quản lí ngân sách theo kết quả đầu ra là một hoạt động quản lí dựa vào cách tiếp cận thông tin đầu ra qua đó giúp cho chính phủ và các cơ quan sử dụng ngân sách phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả và hiệu lực hơn So với phương thức quản lí ngân sách theo đầu vào, quản lí ngân sách theo đầu ra có nhiều ưu . gia, dự án nhà nước; chi hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn liên doanh, liên kết; chi bổ sung dự trữ nhà nước. -Chi sự nghiệp kinh tế. -Chi cho y tế. -Chi cho giáo dục đào tạo và nghiên. luận chung về chi NSNN. B. Thực trạng chi NSNN. C. Giải pháp nâng cao hiệu quả chi NSNN. A. Lý luận chung về chi NSNN. I. Khái niệm, đặc điểm và nội dung chi NSNN: 1.Khái niệm: Chi NSNN là việc. quyết các vấn đề xã hội: Chính sách ngân sách, cụ thể là chính sách thuế và chính sách chi ngân sách, góp phần làm giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về thu nhập và tiền lương giữa những người làm