C. Giải pháp nâng cao hiệu quả chi NSNN
3/ Các nội dung đổi mới quản lí chi tiêu công
- Xác lập lại vai trò và cấu trúc của Nhà nước. Nội dung chiến lược này là nhằm hướng vào xác lập lại qui mô khu vực công và phạm vi can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế cho phù hợp với năng lực quản lí, thông qua các chính sách cổ phần hoá DNNN, tự do hóa kinh tế, xã hội hoá các dịch vụ công.
- Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lí và đơn vị sử dụng ngân sách. Cung cách quản lí tập trung, quan liêu là đặc tính của hệ thống lập ngân sách theo truyền thống mà kết quả của nó là nguồn lực tài chính công sử dụng kém hiệu quả và hiệu lực, các cơ quan Nhà nước không chịu trách nhiệm về hàng hóa, dịch vụ công cung cấp cho xã hội. Những người quản lí và sử dụng ngân sách hoạt động trong một môi trường kiểm soát hết sức cứng. Những công cụ truyền thống để thực hiện kiểm soát là định mức và khoản mục hoá các khoản chi tiêu, mua sắm đầu vào. Thế nhưng, chính sự kiểm soát đầu vào đã gây ra tính kém hiệu quả trong hoạt động bởi vì nó không khuyến khích tiết kiệm, không tạo ra sự gắn kết giữa khối lượng chi tiêu với khối lượng đầu ra. Từ những hạn chế đó, để nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động, quản lí chi tiêu đòi hỏi:
• Những người quản lí được trao quyền tự chủ trong việc điều hành hoạt động của họ và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của họ về kết quả. Những kết quả cần được chi tiết hoá trong ngân sách và trong những kế hoạch tài chính có liên quan, qua đó tạo điều kiện cho những người quản lí thấy trước kết quả thực hiện và giúp cho chính phủ so sánh được kết quả mục tiêu và kết quả thực tế.
• Những người quản lí có năng lực đủ mạnh trong việc chủ động đề ra những giải pháp để giảm bớt chi phí hoạt động và nâng cao khối lượng hoặc chất lượng đầu ra.
• Tạo ra những đòn bẩy kinh tế khuyến khích những người quản lí cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động.
- Chuyển sang lập kế hoạch dài hạn với những giới hạn ngân sách bằng việc xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn nhằm ràng buộc các cấp chính quyền từ TW đến địa phương sử dụng các nguồn lực tài chính phải gắn liền với các ưu tiên tổng thể của quốc gia. Trong năm 2002, dưới sự hỗ trợ của UNDP (dự án VIE/96/028) Chính phủ đã bắt đầu thực hiện thí điểm xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn trong ngành giáo dục- đào tạo. Trên cơ sở kinh nghiệm tích luỹ được từ việc thực hiện thí điểm này, Chính phủ cần triển khai rộng rãi cho các ngành khác.
- Từng bước chuyển quản lí ngân sách theo đầu vào sang quản lí ngân sách theo đầu ra. Một khi đã thay đổi qui trình lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn, thì phương thức quản lí ngân sách cũng phải có những thay đổi nhất định cho tương hợp. Quản lí ngân sách theo kết quả đầu ra là một hoạt động quản lí dựa vào cách tiếp cận thông tin đầu ra qua đó giúp cho chính phủ và các cơ quan sử dụng ngân sách phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả và hiệu lực hơn. So với phương thức quản lí ngân sách theo đầu vào, quản lí ngân sách theo đầu ra có nhiều ưu điểm.
Trong năm 2002, Chính phủ đã thực hiện mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lí hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước (theo QĐ 192/2001 ngày17/12/2002). Cũng cần thấy rằng, cơ chế khoán chi này chỉ là bước đi ban đầu của quá trình chuyển đổi cung cách quản lí ngân sách theo đầu vào sang quản lí ngân sách theo đầu ra. Do đó, việc thiết lập hoàn chỉnh một qui trình quản lí ngân sách theo đầu ra trong thời gian tới là rất cần thiết (bao gồm quy trình lập, đánh giá, hệ thống báo cáo).
- Phát triển hệ thống thông tin quản lí tài chính và hệ th ống kế toán công. Những vấn đề này là trong số các yếu tố cơ bản góp phần làm nâng cao năng lực của chính phủ để phân phối và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả và hiệu lực.
Kết luận
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, NSNN là công cụ qu ản lí vĩ mô chi phối toàn diện các quan hệ kinh tế, là một quỹ tiền tệ lớn, tham gia trực tiếp vào quá trình điều tiết kinh tế qua các chính sách động viên và bố trí cơ cấu chi. Cơ cấu chi NSNN phản ánh chiến lược, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững….
Trong những năm qua việc chi NSNN ở nước ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể đến như: chi NSNN góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội; góp phần phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng của một số lĩnh vực quan trọng; đảm bảo trả nợ nguồn vay nợ và viện trợ của nước ngoài; đảm bảo quản lí nhà nước và xã hội ngày càng tốt hơn; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; tạo động lực để tăng đầu tư toàn xã hội; đảm bảo công bằng xã hội, xoá đói, giảm nghèo.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đ ược, chi NSNN vẫn còn nhiều vấn đề chưa hợp lí cần xét đến như: chi NSNN vẫn trong khuôn khổ ngắn hạn, có lúc còn mang nặng tính đối phó tình thế, thiếu tính chủ động bền vững; cơ cấu chi NSNN không được xác định dứt khoát, còn lúng túng trong lựa chọn mục tiêu ưu tiên cho từng giai đoạn, từng thời kì; phân cấp quản lí nhà nước chưa đúng mức, còn có sự lồng ghép trong nhiệm vụ chi ở các cấp chính quyền; chưa có sự đầu tư thoả đáng cho công tác qui hoạch tổng thể, qui hoạch vùng, miền, lãnh thổ, ngành dẫn đến chi NSNN cho đầu tư còn phân tán dàn trải, trùng lặp, hiệu quả thấp; những khoản chi vì lợi ích lâu dài như chi GDĐT, chi cho KHCN, chi bảo vệ môi trường,…. chưa được quan tâm đúng mức; còn tình trạng phân bổ không đúng mục đích, chi tiêu vượt quá dự toán, lãng phí thất thoát trong chi tiêu
ngân sách; bố trí và vận hành cơ cấu chi NSNN theo cảm tính gây bất lợi cho nền tài chính quốc gia.
Thấy được các thành tựu của chi NSNN cũng như những hạn chế trong việc chi tiêu ngân sách ở nước ta hiện nay, chúng em đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi NSNN sao cho đáp ứng được mục đích mà chính phủ đề ra và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Do việc tìm hiểu và nghiên cứu còn hạn chế nên các giải pháp trên chỉ mang tính đóng góp và nhằm hoàn thiện hơn việc chi tiêu của chính phủ.