Giải pháp hiệu quả cho vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam "Công nghệ tiệt trùng UHT- Chìa khóa của vệ sinh và an toàn thực phẩm" – là chủ đề thu hút sự chú ý của hơn 100 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giáo sư, các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế tại cuộc hội thảo có cùng tên gọi do Bộ Công Thương và Công ty Tetra Park Việt Nam phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 28/9. Ảnh minh họa (nguồn: Internet) Trong cuộc hội thảo có quy mô lớn và chuyên sâu về công nghệ chế biến thực phẩm lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam, các chuyên gia đều cho rằng: Con người luôn quan tâm đến việc bảo quản thực phẩm, kéo dài thời hạn sử dụng. Hậu quả là giờ đây, vệ sinh an toàn thực phẩm, các chất bảo quản, phụ gia thực thẩm… là vấn đề gây nhức nhối tại các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì thế, việc công nghệ tiệt trùng UHT ra đời và ứng dụng vào ngành chế biến thực phẩm là phát minh quan trọng trong thế kỷ 20. Cục phó Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y tế, ông Nguyễn Hùng Long, cho biết: Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã xảy ra hơn 45 vụ ngộ độc thực phẩm khiến hơn 2.500 người mắc, trong đó có 7 trường hợp tử vong. Vì thế, công nghệ tiệt trùng tiên tiến trên chính là giải pháp hữu hiệu cho vệ sinh và an toàn thực phẩm. Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ – Bộ Công thương, Phan Chí Dũng cũng nhấn mạnh: Việt Nam là nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, giao thông chưa thuận tiện nên vấn đề vận chuyển, bảo quản thực phẩm còn nhiều bất cập. Công nghệ hiện đại này phù hợp cho ngành chế biến và đóng gói thực phẩm tại nước ta và sẽ giúp hàng triệu người dân Việt Nam tiếp cận với nguồn dinh dưỡng từ sữa. Theo Tiến sĩ Bozena Malmgren (Thụy Điển), công nghệ UHT đã giúp hàng tỷ người dân trên thế giới tiếp cận được với các sản phẩm dinh dưỡng như sữa bò, sữa đậu nành, nước trái cây nguyên chất… một cách an toàn. Ưu điểm nổi bật của công nghệ này là giúp sản phẩm tươi, ngon, giữ được phần lớn giá trị dinh dưỡng trong thời gian 6 tháng mà không cần đến chất bảo quản và trữ lạnh. Có thể coi đó chính là chìa khóa của vệ sinh và an toàn thực phẩm. Được biết, năm 2010, gần 160 tỷ sản phẩm được chế biến theo công nghệ tiệt trùng UHT được tung ra trên thị trường thế giới. Công nghệ này cũng được đưa vào ứng dụng tại Việt Nam từ năm 1994 tại các công ty sữa và ngày nay được ứng dụng tại tất cả các công ty sản xuất sữa bò, sữa đậu nành và nước trái cây nguyên chất. Với những ưu thế nổi bật, UHT được kỳ vọng sẽ giúp ngành sữa Việt Nam nâng mức tiêu thụ sữa của người dân trong nước lên 27-28 lít/người/năm vào năm 2020 . Giải pháp hiệu quả cho vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam "Công nghệ tiệt trùng UHT- Chìa khóa của vệ sinh và an toàn thực phẩm& quot; – là chủ đề thu hút. biến thực phẩm lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam, các chuyên gia đều cho rằng: Con người luôn quan tâm đến việc bảo quản thực phẩm, kéo dài thời hạn sử dụng. Hậu quả là giờ đây, vệ sinh an toàn. ngành chế biến thực phẩm là phát minh quan trọng trong thế kỷ 20. Cục phó Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y tế, ông Nguyễn Hùng Long, cho biết: Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã xảy ra hơn