Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
807 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 25 năm thực hiện đường lối mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng đặc biệt đã chuyển từng bước vững chắc từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ các doanh nghiệp Nhà nước chiếm vị trí độc tôn trong sản xuất kinh doanh theo mệnh lệnh hành chính, không có cạnh tranh và hạch toán kinh tế chỉ là hình thức, sang phát triển mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải tự hoạch toán, nhất là phải tự điều chỉnh sản xuất kinh doanh từ những gì mình có sang những thứ theo thị trường. Ngày nay môi trường kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn, nó luôn vận động, biến đổi, phá vỡ sự cứng nhắc của các kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp, vấn đề đặt ra cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá hữu hiệu đủ linh hoạt ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh, đó là chiến lược kinh doanh. Đặc biệt trong xu thế tất yếu của hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, thì muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp không những phải đủ sức cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước mà phải đủ lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vậy làm thế nào tìm được lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ và biết cạnh tranh với các doanh nghiệp khác khi họ có lợi thế cạnh tranh dài hạn mà mình không có? Không chỉ với các doanh nghiệp Việt Nam mà cả đối với các Công ty lớn trên thế giới trong suốt quá trình đặt tình huống và tìm giải pháp, có một vấn đề luôn gặp phải là: làm sao doanh nghiệp có thể giải quyết đựơc mâu thuẫn giữa một bên là khả năng (có giới hạn) của mình và bên kia là đòi hỏi (vô cùng to lớn) của thị trường không chỉ cho bây giờ mà cho cả tương lai. Giải quyết được mâu thuẫn ấy là mục tiêu của hoạch định chiến lược kinh doanh. Trong chiến lược chung của toàn doanh nghiệp, chiến lược sản phẩm có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, nó là cơ sở để xây dựng và thực hiện các chiến lược và kế hoạch khác như chiến lược đầu tư phát triển, chiến lược giá, chiến lược phân phối và các hoạt động xúc tiến hỗn hợp Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh hợp tác giữa Honda Motor Nhật Bản-Asian Honda Motor và tổng công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp (Bộ công nghiệp).Công ty được thành lập theo giấy phép đầu tư số 1521/CP do bộ kế hoạch Đầu tư cấp ngày 22/3/1996 với chức năng nhiệm vụ sản xuất,lắp ráp,bảo hành,sửa chữa và cung cấp phụ tùng xe gắn máy hai bánh mang nhãn hiệu Honda Trong những năm qua công ty đã biết chăm lo phát huy các nhân tố nội lực để vượt qua các thử thách của thời kỳ chuyển đổi, phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Với mục tiêu trở thành một trong những công ty hàng đầu trong nghành công nghiệp xe máy ở Việt Nam thì công ty phải nhanh chóng xây dựng cho mình một chiến lược phát triển toàn diện, trong đó đặc biệt quan tâm đến chiến lược sản phẩm. Thực tế ở nước ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp còn xa lạ với mô hình quản trị chiến lược nên chưa xây dựng được các chiến lược hoàn chỉnh, hữu hiệu và chưa có những phương pháp đủ tin cậy để lựa chọn chiến lược sản phẩm thích hợp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Với thực tế trên, em đã chọn đề tài “ Chiến lược sản phẩm xe máy của công ty Hon đa Việt Nam” thông qua bài viết này em chỉ phân tích đánh giá một số chiến lược sản phẩm mà công ty Honda Việt Nam đã thực hiện và hoàn thiện chiến lược sản phẩm của công ty trong thời gian tới. Ngoài phần mở đầu, kết luận đề án gồm 3 chương: Chương I : Lý luận chung về chiến lược sản phẩm Chương II : Chiến lược sản phẩm xe gắn máy của công ty Honda Việt Nam. Chương III: Những giải pháp về chiến lược sản phẩm của công ty Chương I : Lý luận chung về chiến lược sản phẩm I. Những khái niệm cơ bản của Marketing. 1. Khái niệm và bản chất của sản phẩm. 1.1 Sản phẩm là gì? Sản phẩm là tất cả những cái những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra hay chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng. 1.2. Cấp độ các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm. - Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm theo ý tưởng - Cấp độ thứ hai là sản phẩm hiện thực. - Cấp độ thứ ba là sản phẩm bổ sung. 1.3. Phân loại sản phẩm hàng hóa. 1.3.1. Phân loại theo thời gian sử dụng và hình thái tồn tại - Hàng hóa lâu bền: là những vật phẩm thường được sử dụng nhiều lần. - Hàng hóa sử dụng ngắn ngày: là những vật phẩm sử dùng một lần hoặc một vài lần. 1.3.2. Phân loại theo thói quen mua hàng. - Hàng hóa sử dụng hàng ngày. - Hàng hóa mua ngẫu hứng. - Hàng hóa mua khẩn cấp - Hàng hóa mua có lựa chọn. 2.Chiến lược sản phẩm. 2.1. Đa dạng hóa sản phẩm. a. Khái niệm Đa dạng hóa sản phẩm là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm từ những sản phẩm truyền thống sẵn có, đồng thời cải biến và nhập ngoại nhiều loại sản phẩm cùng loại, phong phú về chủng loại và mẫu mã từ những sản phẩm thô đến sản phẩm qua chế biến.Đây là một trong những phương thức căn bản để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Nhiều nhà sản xuất đã tìm cách đa dạng hóa sản phẩm, song trong đó có công lớn của Ohno Talichi, một kỹ sư của hãng Toyota. Ông nhận ra rằng sản xuất hàng loạt kiểu Hoa Kỳ là sai lầm và tìm cách cải tiến. Các cải tiến của ông bắt đầu tư năm 1950 chỉ từ việc nỗ lực cải tiến một hệ thống ròng dọc và đòn bẩy. Việc cải tiến này đã làm rút ngắn thời giạn để thay đổi khuôn thiết bị từ một ngày xuống còn 3 phút. Cải tiến này cho phép sản xuất nhỏ để đa dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên, việc này đã làm ông mất 21 năm (từ 1950 đến 1971) để thành công. b. Phân loại đa dạng hóa sản phẩm (3 loại) • Đa dạng hóa hàng dọc. • Đa dạng hóa hàng ngang. • Đa dạng hóa đồng tâm. Đa dạng hóa đồng tâm: Là bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới có liên quan. Các trường hợp sử dụng: - Cạnh tranh trong ngành không phát triển hay phát triển chậm. Chẳng hạn như sản phẩm bánh mặn của AFC của Kinh Đô, đầu tiên chỉ có một loại sản phẩm bánh mặn, sau đó thấy tốc độ tiêu thụ tốt và cạnh tranh không mạnh đã phát triển ra rất nhiều các sản phẩm cùng loại. Đây chính là đa dạng hóa đồng tâm. - Khi bổ sung sản phẩm dịch vụ mới có liên quan đến các sản phẩm đang kinh doanh sẽ nâng cao được doanh số bán của sản phẩm hiện tại. - Khi sản phẩm dịch vụ mới được bán với giá cạnh tranh hơn - Khi sản phẩm mới có thể cân bằng sự lên xuống trong doanh thu của doanh nghiệp - Khi sản phẩm dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp đang trong giai đoạn suy thoái .Ví dụ: các sản phẩm điện thoại di động, liên tục các sản phẩm mới ra đời với nhiều ứng dụng và hợp thời trang hơn sản phẩm cũ. - Khi doanh nghiệp có đội ngũ quản trị mạnh.Ví dụ: Với sản phẩm Surf của Unilever: đây là một phần chiến lược đa dạng hóa của Unilever. Sản phẩm này làm tăng hình ảnh về sản phẩm chất lượng đối với OMO là sản phẩm bột giặt chủ đạo của Unilever. Từ đấy sẽ làm tăng doanh thu cho sản phẩm bột giặt OMO. Mặt khác, nó hướng tới đối tượng khách hàng là những người có thu nhập trung bình và thấp, vừa làm tăng lợi nhuận vừa có thể cân bằng sự lên xuống của doanh thu do ảnh hưởng giá cả của người tiêu dùng. Đa dạng hóa hàng ngang: Là bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới cho đối tượng khách hàng hiện tại của doanh nghiệp Các trường hợp sử dụng: - Doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ hiện tại sẽ bị ảnh hưởng nếu bổ sung các sản phẩm dịch vụ không liên quan - Kinh doanh trong ngành có tính cạnh tranh cao, hoặc không tăng trưởng - Các kênh phân phối hiện tại được sử dụng để tung sản phẩm mới cho các khách hàng hiện tại - Khi sản phẩm dịch vụ mới có mô hình kinh doanh không theo chu kỳ so với sản phẩm hiện tại. Đa dạng hóa hàng dọc: Là bổ sung thêm hoạt động kinh doanh mới không liên quan đến các hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Mục đích: - Xây dựng lợi thế cạnh tranh - Khác biệt hóa so với ĐTCT - Kiểm soát các công nghệ bổ sung (trong cùng một lĩnh vực sản xuất nhưng liên quan đến các giai đoạn khác nhau của quy trình sản xuất) - Cắt giảm chi phí sản xuất 2.2. Kết hợp đa dạng hóa với việc nâng cao chất lượng sản phẩm 2.3. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Khái quát về sản phẩm mới: Do những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu công nghệ, tình hình cạnh tranh, công ty không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào những sản phẩm hiện có. Vì vậy mỗi công ty đều phải quan tâm đến chưong trình phát triển sản phẩm mới nếu muốn tồn tại và phát triển với uy tín ngày càng tăng. 2.3.1. Các giai đoạn thiết kế và marketing sản phẩm mới. a. Hình thành ý tưởng mới. Tìm kiếm những ý tưởng về sản phẩm là bước đầu tiên quan trọng để hình thành phương án sản xuất sản phẩm mới. việc tìm kiếm này phải hình thành một cách có hệ thống và thường căn cứ vào các nguồn thông tin sau: - Từ phía khách hàng qua thă dò ý kiến của họ, trao đổi ý kiến của họ, thư từ và đơn khiếu nại họ gửi đến, các thông tin họ phản ánh trên báo chí, và phương tiện thông tin đại chúng - Từ các nhà khoa học. - Nghiên cứu những sản phẩm thành công, thất bại của đối thủ cạnh trạnh. - Nhân viên bán hàng và những người thường tiếp xúc với khách hàng. - Những người có bằng sáng chế phát minh, các trường đại học b. Lựa chọn ý tưởng. Mục đích của sự lựa chọn là để cố gắng phát hiện sàng lọc và đào thải những ý tưởng không phù hợp, kém hấp dẫn nhằm đạt được những ý tưởng tốt nhất. c. Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới. - Sau khi đã có những ý tưởng được chọn lựa, mỗi ý tưởng phải được xây dựng thành những sản phẩm mới. - Ý tưởng và dự án là những khái niệm khác nhau chỉ có dự án mới tạo thành hình ảnh thực sự về một sản phẩm mà công ty dự định đưa ra thị trường và có ý nghĩa đối với khách hàng. d. Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới. Chiến lược marketing cho sản phẩm mới gồm 3 phần: - Mô tả quy mô cấu trúc thị trường và thái độ của khách hàng trên thị trường mục tiêu, dự kiến xác lập vị trí sản phẩm, chỉ tiêu về khối lượng bán, thị phần và lợi nhuận trong những năm trước mắt. - Trình bày về quan điểm trung về phân phối sản phẩm và dự đoán chi phí marketing cho năm đầu. - Trình bày các mục tiêu tương lai về các chỉ tiêu: tiêu thụ, lợi nhuận, quan điểm chiến lược lâu dài về các yếu tố marketing –mix. e. Thiết kế sản phẩm mới. Trong giai đoạn thiết kế các dự án sản phẩm phải được thể hiện thành những sản phẩm hiện thực chứ không chỉ là những mô tả khái quát như những bước trên. d. Thử nghiệm trong điều kiện thị trường. Nếu sản phẩm mới đã qua được việc thử nghiệm chức năng và sự kiểm tra của người tiêu dùng thì công ty sẽ sản xuất một loạt nhỏ để thử nghiệm trong điều kiện thị trường. 2.4 Chiến lược hoàn thiện sản phẩm. 2.5 Chiến lược về nhãn hiệu sản phẩm a. Khái niệm cơ bản. Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng đẻ xác nhận sản phẩm của một người bán hay một nhóm người bán và đẻ phân biệt chúng với các đối thủ cạnh tranh. - Tên nhãn hiệu: là bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc được. b. Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu. Khi thực hiện chiến ược sản phẩm của mình các doanh nghiệp phải quyết định hàng loạt vấn đề có liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm các vấn đề cơ bản nhất họ phải quyết định là: - Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không? Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường trong những năm gần đây vấn đề gắn nhãn hiệu sản phẩm ở nước ta đã được phần lớn các doanh nghiệp lưu ý hơn. - Ai là người chủ nhãn hiệu sản phẩm? thường thì nhà sản xuất nào cũng muốn mình klà chủ đích thực về nhãn hiệu sản phẩm do mình sản xuất ra. Nhưng đôi khi vì những lý do khác nhau nhãn hiệu sản phẩm lại không phải nhãn hiệu nhà sản xuất. - Đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào? Khi quyết định đưa ra sản phẩm hay nhóm sản phẩm ra thị trường, gắn nhãn hiệu cho chúng người sản xuất còn gặp phải vấn đề nên đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm như thế nào? - Nếu một doanh nghiệp chỉ sản xuất duy nhất một sản phẩm đồng nhất thì vấn đề sẽ đơn giản, nhưng quyết định trở nên phức tạp hơn khi doanh nghiệp sản xuất cùng một laọi sản phẩm không đồng nhất hoặc nhiều mặt hàng mà trong đó lại nhiều chủng loại không đồng chất. Trong trường hợp đó có 4 cách đặt tên cho nhãn hiệu: Tên nhãn hiệu riêng biệt được sử dụng cho cùng một mặt hàng. Tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản xuất bởi công ty. Tên thương mại của công ty kết hợp với tên nhãn hiệu riêng biệt của sản phẩm. Tên nhãn hiệu tập thể cho từng dòng sản phẩm do công ty sản xuất. Nhưng dù lựa chọn cách nào đặt tên cũng phải đảm bảo 4 yêu cầu: Nó phải hàm ý về lợi ích sản phẩm. Nó phải hàm ý về chất lượng sản phẩm. Nó phải dễ đọc dễ nhận biết và dễ nhớ. Nó phải khác biệt hẳn với các tên, nhãn hiệu khác. Có nên mở rộng giới hạn sủ dụng tên nhãn hiệu hay không?Mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu là bất kỳ một mưu toan nào hướng vào sử dụg một tên nhãn hiệu đã thành công gắn cho một mặt hàng cải tiến hay một sản phẩm mới để đưa chúng ra thị trường. Việc mở rộng giới hạn sử dụng nãhn hiệu đã thành công có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí để tuyên truyền quảng cáo so với đặt tên nhãn hiệu khác cho sản phẩm mới và sản phẩm cải tiến, đồng thời sẽ làm cho khách hàng nhận biết nhanh hơn thông qua nhã hiệu đã quen thuộc. Sử dụng một hay nhiều nãhn hiệu cho các sản phẩm hoặc chủng loại sản phẩm có những đặc tính khác nhau?nhiều công ty đối với cùng một mặt hàng có các sản phẩm cụ thể khác nhau họ dùng cùng một nhãn hiệu. việc phân biệt các đặc tíh cụ thể của từng đơn vị sản phẩm dựa vào các thông tin khác nữa. Nhưng cũng có có công ty trong trường hợp tương tự, họ gắn cho mỗi sản phẩm một nhãn hiệu riêng. Nhiều nhãn hiệu riêng là quan điểm người bán sử dụng hai hay nhiều nhãn hiệu cho các mặt hàng hoặc các chủng laọi sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm, mỗi chủng loại có tên nhãn hiệu riêng biệt như vậy gọi là sản phẩm đặc hiệu. 2.6 Vai trò, vị trí của chiến lược sản phẩm Chiến lược sản phẩm có một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng . Nó là nền tảng là xương sống của chiến lược chung marketting. Chiến lược sản phẩm là một vũ khí sắc bén nhất trong cạnh tranh trên thị trường. Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu, hạn chế rủi ro, thất bại, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các P còn lại trong marketting hỗn hợp Yếu tố quyết định vị trí của một hãng trên thị trường là ở chỗ: - Liệu sản phẩm của hãng có vượt lên được sản phẩm cạnh tranh không? - Vượt lên như thế nào? - Làm thế nào để khách hàng mua hàng của mình? Tất cả những điều trên chỉ thực hiện được khi hãng có một chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo ra sản phẩm mới với chất lượng tốt. Nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp chính là bản thân sản phẩm của họ. Việc xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. II. Chiến lược sản phẩm của Honda Việt Nam 1. Vài nét sơ qua về quá trình hình thành và phát triển của công ty a. Tập đoàn HONDA Nếu như người Mỹ tự hào có Henry Ford thì người Nhật lại tự hào về Soichiro Honda, người sáng lập ra công ty Honda – công ty số 1 thế giới về sản xuất môtô. Người ta đã nói rằng, khó hình dung nổi chiếc mô tô hai bánh sẽ như thế nào nếu như không có một thiên tài kỹ thuật như Soichiro Honda. Không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp ô tô mà đặc biệt là lĩnh vực xe máy, ngày nay không thể thiếu được các sản phẩm của Nhật Bản mà thương hiệu Honda là số một. Honda là tập đoàn quan trọng hàng đầu thế giới, số 1 về sản xuất mô tô và đứng thứ 7 về sản xuất ô tô. Hiện nay, Tập đoàn Honda – trụ sở chính tại Tokyo, Nhật Bản, có 95 nhà máy sản xuất đặt tại 34 nước trên thế giới với gần 100.000 công nhân. Trung bình mỗi năm Honda cho xuất xưởng 5,5 triệu xe máy và 2,3 triệu xe ôtô. Ngoài ra, tập đoàn còn cung cấp hơn 3 triệu sản phẩm hàng công nghiệp khác như máy nông nghiệp, động cơ tàu thuỷ. Soichiro Honda sinh ngày 17/11/1906 tại Komyo, một ngôi làng ở miền trung Nhật Bản. Ngay từ khi còn nhỏ, Soichiro đã giúp cha sửa chữa xe đạp và năm lên 8 cậu bé này lần đầu tiên trông thấy một chiếc ô tô. Khi ấy, câu bé đã quả quyết sau này sẽ chế tạo những chiếc xe như vậy. Về sau, Soichiro đến Tokyo để học nghề trong một xưởng sửa chữ ô tô, tham gia chế tạo xe đua và trở thành một tay đua rất thành công, cùng với người anh trai lập kỷ lục tốc độ đua xe 120 km/h mà phải đến 20 năm sau mới bị phá ở Nhật Bản, nhưng rồi phải giải nghệ sau một lần bị tai nạn. Năm 1937, Honda thành lập công ty Tokai Seiki Heavy Industry Co. Ltd. chuyên sản xuất séc - măng cho động cơ ô tô. Ngày ấy, ngay đến hãng Toyota cũng là khách hàng của công ty. Ông tự học về luyện kim và gia công kim loại để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 1946, Soichiro Honda thành lập "Honda Technical Research Institute" (Viện Nghiên cứu kỹ thuật Honda) - nghe kêu vậy nhưng thực tế chỉ là một ngôi nhà gỗ nhỏ. Đó là thời kỳ ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, cơ sở hạ tầng ở nước Nhật bị tàn phá, nước Nhật bị kiềm chế và kiểm soát bởi những thỏa thuận của phe đồng minh. Honda đã nhận ngay ra rằng, một trong những nhu cầu cấp thiết nhất đối với người Nhật là khả năng di chuyển và phương tiện vận tải đơn giản. Sau khi mua lại được 500 động cơ điện do quân đội thải ra, Honda có ngay ý tưởng kinh doanh đầu tiên đơn giản mà độc đáo, tính khả thi về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế rất cao, đó là cải tiến xe đạp thành xe đạp máy. Thương hiệu Honda phát tích từ ngôi nhà gỗ nhỏ ấy và ra đời cùng với sản phẩm đầu tiên ấy. Từ xe đạp máy, Honda nghiên cứu và chế tạo ra xe máy động cơ hai kỳ, rồi xe máy động cơ bốn kỳ. Ngày 24/9/1948, Honda thành lập công ty Honda Motor Co. Ltd cùng với Takeo Fujisawa với tổng số vốn 1 triệu Yên, liên kết cả công ty ban đầu của mình. Chỉ mấy năm sau, động cơ của Honda đã chiếm được 60% thị phần ở Nhật. Năm 1949, Honda cho ra xưởng chiếc xe máy đầu tiên của hãng, đồng thời cũng là chiếc xe máy đầu tiên được chế tạo và lắp ráp hoàn toàn ở Nhật Bản, đương nhiên với cái tên "Dream". Năm 1955, Honda dẫn đầu thị trường Nhật Bản. Năm 1963, Honda chế tạo chiếc ô tô đầu tiên và là chiếc ô tô đua thể thao S500, mở ra thời kỳ mới. Từ đó là quá trình Honda vượt qua [...]... triển thần kì của Honda Việt Nam, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Ngày 6/4/2005 ,Honda Việt Nam đã xuất xưởng chiếc xe thứ 2 triệu Số lượng không ngừng tăng lên đi kèm với đó là chất lượng luôn được đảm bảo Tất cả các sản phâm của Honda Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn Honda toàn cầu, tiêu chuẩn ngành, TCVN, tiêu chuẩn thế giới… Ngày 6/5/2002, Honda Việt Nam đã xuất khẩu chiêc xe máy đầu tiên sang Phillipin,... trường này Bằng chứng là sự ra đời vào năm 1996 của Công ty Honda Việt Nam – một Công ty Liên doanh với 3 đối tác là: - Công ty Honda Motor Nhật Bản - Công ty Asia Honda Motor tại Thái Lan - Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam Với tổng vốn đầu tư là 209.252.000 USD, trong đó, Công ty Honda Motor Nhật Bản góp 42%, Công ty Asia Honda Motor góp 28% và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông... cho công ty có thể đứng vững được trên thị trường và giữ vị trí số một của mình trong lòng người tiêu dùng 2 Chiến lược sản phẩm của công ty Honda Việt Nam a Thương hiệu xe máy HONDA - Tên gọi: HONDA, được lấy theo tên của người sáng lập ra hãng: Soichiro Honda Chữ HONDA được viết hoa, nét đậm, màu đỏ thể hiện sự nổi bật, mạnh mẽ, ổn định và bền vững - Logo: hình cánh chim màu đỏ, thể hiện cho mơ ước... Nhắc đến các sản phẩm của thương hiệu Honda là nhắc đến chất lượng Thế mới biết tại sao đến nay hình ảnh những chiếc xe Honda Super Cub có tuổi đời không dưới 50 vẫn còn xuất hiện không ít ở Việt Nam Hay một minh chứng chính xác hơn nữa cho sự phổ biến của xe máy Honda ở Việt Nam là người dân vẫn thường gọi xe máy là honda , hình ảnh chiếc xe máy mang thương hiệu Honda đã đi sâu vào tiềm thức của người... tay ga Honda LEAD - Tháng 5/2009: Ra mắt xe Wave RS110 & Wave S110 - Tháng 6/2009: Ra mắt xe Air Blade FI phiên bản mới - Ngày 8/4/2011, Honda Việt Nam đã chính thức ra mắt mẫu xe Honda Airblade thế hệ thứ 5 với thiết kế hoàn toàn mới tại Tòa nhà Bitexco, thành phố Hồ Chí Minh Được biết, thị trường Việt Nam là thị trường đầu tiên Honda tung ra sản phẩm mới này Đây là sản phẩm chiến lược của HONDA trong... động - Ngoài ra hệ thống chân chống điện cũng là một sang tạo độc đáo của Honda Honda không ngừng nỗ lực để mang đến cho khách hành những chiếc xe chất lượng tốt nhất: Tiết kiệm nhiên liệu, chất lượng tuyệt đỉnh, phong cách độc đáo và bảo vệ môi trường e Giữ vững nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm của Honda Không chỉ có các sản phẩm chất lượng tốt, Honda còn nổi tiếng với dịch vụ chăm sóc khách hàng,... dịch khuyến mại thành công nhất của Honda Thông thường trong các chiến dịch này khi mua xe máy của Honda như một chiếc xe Dream bạn được tặng một mũ bảo hiểm của Honda sản xuất, được hỗ trợ phí khi đăng kí giấy tờ về xe, và cũng có thể là được bảo dưỡng định kì tại các trung tâm của Honda mà không phải trả tiền Đây là những chương trình khuyến mại thể hiện đẳng cấp của Honda Giá bán xe vẫn cao thể hiện... người dân Việt Nam Những sản phẩm của Honda Việt Nam luôn đảm bảo các tiêu chuẩn của Tập đoàn Honda Motor Nhật Bản, của Việt Nam và của thế giới Các sản phẩm này cũng được kiểm tra theo quy trình tiêu chuẩn của Honda nhằm hạn chế tối đa những sản phẩm bị lỗi kĩ thuật trước khi đến tay người tiêu dùng, tạo sự yên tâm đối với khách hàng Với ưu thế về chất lượng của mình, Honda Việt Nam đã chiếm lĩnh thị trường... máy xe máy là 1,5 triệu xe/năm, đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất tại khu vực và trên toàn thế giới Theo thời gian, sản phẩm của Honda Việt Nam cũng ngày càng đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân: thời trang, tiết kiệm nhiên liệu, sang trọng, tiện ích Bằng chứng là từ khi thành lập đến trước năm 2002 thì Honda Việt Nam chỉ có 2 dòng sản phẩm... phối cho các cơ sở lớn của Honda quản lí thường thì là ở các thành phố lớn như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Các sản phẩm này không được phân phối cho các đại lí bán lẻ của Hãng.Và Honda không tốn nhiều chi phí để kiểm soát các địa điểm bán hàng 1.6 Phân phối rộng rãi Honda sẽ tìm nhiều địa điểm bán hàng tạo thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm do chính Honda sản xuất nhưng khả . Chiến lược sản phẩm của công ty Honda Việt Nam a. Thương hiệu xe máy HONDA - Tên gọi: HONDA, được lấy theo tên của người sáng lập ra hãng: Soichiro Honda. Chữ HONDA được viết hoa, nét đậm, màu. xe máy Honda ở Việt Nam là người dân vẫn thường gọi xe máy là honda , hình ảnh chiếc xe máy mang thương hiệu Honda đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Những sản phẩm của Honda Việt. của Nhật Bản mà thương hiệu Honda là số một. Honda là tập đoàn quan trọng hàng đầu thế giới, số 1 về sản xuất mô tô và đứng thứ 7 về sản xuất ô tô. Hiện nay, Tập đoàn Honda – trụ sở chính tại Tokyo, Nhật