Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
461 KB
Nội dung
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG BÀN 1. NGUỒN GỐC CỦA MÔN BÓNG BÀN Theo các văn bản quy đònh của Liên đoàn bóng bàn Thế giới, môn bóng bàn được gọi là Table Tennis. Ngoài ra, do âm thanh tạo ra khi đánh bóng nên người ta đặt tên cho nó là “Ping pong” Có nhiều giả thuyết khác nhau về sự ra đời của môn bóng bàn: • Cuối thế kỷ XIX, môn quần vợt ở Anh tương đối phổ biến và một số sinh viên người Anh đã nghó ra cách thức mới từ môn quần vợt là lấy bàn ăn làm bàn, sách dùng làm lưới, dùng giấy bồi làm thành chiếc vợt có cán để đánh quả bóng bằng cao su, tạo ra một trò chơi giải trí mới. • Năm 1890, vận động viên chạy việt dã nổi tiếng của Anh là Giêm Chibu mang từ Mỹ về các quả bóng làm bằng xen-luy-lô. Từ đó sản sinh ra môn ping pong. • Giữa năm 1902 -1903, một lưu học sinh người Nhật ở Anh đã đem môn thể thao bóng bàn về Nhật. Sau đó bóng bàn từ Nhật truyền vào Trung Quốc. Khoảng thời gian từ 1905- 1910, phong trào bóng bàn lan toả đi khắp nơi, được nhiều người biết đến. Lúc đầu bóng bàn chỉ mang hình thức vui chơi giải trí, chưa phải là một môn thể thao chính thức. • Ngày 15/01/1926 tại thành phố Berlin – Đức, Liên Đoàn Bóng Bàn Thế Giới (International Table Tennis Federation - viết tắt là ITTF) được thành lập. Từ đây môn bóng bàn chính thức được công nhận là một môn thể thao, có luật lệ thi đấu riêng và cứ hai năm một lần sẽ tổ chức giải Vô đòch Bóng bàn Thế giới. Logo ITTF - LĐBBTG 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG BÀN: Trong lòch sử phát triển của môn bóng bàn, dụng cụ chơi không ngừng được cải tiến: - Năm 1902, vợt cao su ra đời, giúp cho độ ma sát, lực phản hồi tốt hơn so với vợt gỗ trước đó, nên đã hình thành một số kỹ thuật mới. - Năm 1937, có sự thay đổi kích thước bàn bóng: Chiều rộng tăng: 146,4cm 152,5 cm; chiều cao lưới giảm: 16,77cm 15,25cm. Sự thay đổi kích thước này làm cho bàn rộng hơn, lưới thấp hơn nên mở đường cho lối đánh tấn công phát triển, giúp cho môn bóng bàn hấp dẫn hơn. - Năm 1950, người o phát minh ra vợt mút. Sau đó người Nhật cải tiến loại vợt mút này và phát minh ra lối đánh giật bóng với tốc độ xoáy lớn. Nhờ lối đánh tấn công này đã giúp cho đội bóng bàn Nhật bản giành được nhiều huy chương tại Giải bóng bàn vô đòch Thế giới lần thứ 19. - Sau đó, Trung quốc nghiên cứu kỹ lối đánh của các vận động viên Nhật, từ đó đưa ra lối đánh mới dùng vợt mút tấn công nhanh gần bàn để khống chế lối đánh gòât bóng dài của người Nhật và lối đánh bóng xoáy của châu u. Kể từ đó, ở giải vô đòch bóng bàn Thế giới lần thứ 20, các vận động viên Trung Quốc đã tiến bộ rất nhanh và giành được nhiều huy chương, vươn lên trở thành một trong những cường quốc bóng bàn mạnh nhất thế giới. - Năm 1988, Thế Vận Hội Olympic mùa hè được tổ chức tại Seoul – Hàn Quốc, bóng bàn được công nhận là môn thi đấu chính thức và có 4 nội dung thi đấu : Đơn Nam, Đơn Nữ, Đôi Nam và Đôi Nữ. - Hiện nay, các dụng cụ như vợt, mút, keo tăng lực được cải tiến ngày càng tốt hơn, giúp cho tốc độ và độ xoáy bóng ngày càng tăng. Do đó lối đánh tấn công chiếm ưu thế so với lối đánh phòng thủ. Lối đánh bóng bàn hiện đại ngày nay là tấn công toàn diện và phòng thủ chặt chẽ, giao bóng biến hoá. Tiêu biểu cho lối đánh hiện đại này là vận động viên của các quốc gia: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Th Điển, Đức, Anh, Nga,…. Cuộc tranh tài giữa các vận động viên bóng bàn Châu u và Châu Á luôn mang đến cho khán giả những trận bóng gay cấn, hấp dẫn và đẹp mắt. 3. MÔN BÓNG BÀN Ở VIỆT NAM: Vào khoảng năm 1920, môn bóng bàn được biết đến như là một phương tiện vui chơi giải trí của các gia đình khá giả. Mãi đến 1930, bóng bàn mới trở thành môn thể thao thi đấu chính thức với những giải thi đấu vô đòch từng miền. Giải vô đòch bóng bàn Đông Dương lần đầu tiên được tổ chức tại Sài Gòn vào năm 1933. Trong khoảng thập niên 50, bóng bàn Việt Nam phát triển mạnh mẽ và gây được tiếng vang trên đấu trường quốc tế. Một thành tích vẻ vang của bóng bàn Việt Nam là vào năm 1959, tại giải vô đòch bóng bàn Thế giới lần thứ 25, được tổ chức tại Dortmund (Đức), đoàn Việt Nam đã giành được huy chương đồng, nội dung đồng đội nam trong số 38 nước tham dự. Những tay vợt đã làm nên kỳ tích trên bao gồm: Mai Văn Hoà, Lê Văn Tiết, Trần Cảnh Được và Trần Văn Liễu. Trong thời kỳ này bóng bàn Việt nam có rất nhiều tay vợt xuất sắc, nên góp phần giành nhiều huy chương ở các giải vô đòch bóng bàn Á châu và Á Vận Hội. Trong những trận đấu giao hữu bóng bàn Quốc tế, Việt Nam luôn đạt những thành tích tốt trước những đấu thủ sừng sỏ lúc bấy giờ như Nhật Bản, n Độ, Trung Quốc, Hungary, Anh Quốc. Ngày 23/05/1959 Hội Bóng Bàn Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (nay là Liên Đoàn Bóng bàn Việt Nam – VTTF) ra đời và đến tháng 02/1960 thì gia nhập Liên Đoàn Bóng Bàn Thế Giới. Những năm gần đây, bóng bàn Việt Nam cũng giành được một số huy chương, nhưng chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà thôi. Những đối thủ trước đây của bóng bàn Việt nam giờ vươn lên mạnh mẽ. Cường quốc bóng bàn trên thế giới hiện nay tập trung ở hai châu lục Âu và Á, với những đại diện Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Th Điển, Anh, Đức,… các vận động viên của các quốc gia này, với lối đánh hiện đại, tấn công toàn diện cả hai cánh, tốc độ nhanh, xoáy nhiều đã áp đảo lối đánh phòng thủ khi xưa. Hiện nay, việc tranh giành huy chương bóng bàn trong các cuộc so tài ở đấu trường Seagames, ngày càng khó khăn hơn cho các vận động viên ở Việt Nam, khi các vận động viên bóng bàn giỏi của Trung Quốc “xuất khẩu” đi khắp nơi. Trong những năm gần đây tuy bóng bàn nước ta có bước phát triển tích cực song nếu so sánh với những nước có nền bóng bàn tiên tiến ở châu lục và thế giới thì thành tích còn quá khiêm tốn chưa xứng với tầm vóc của một quốc gia trên 80 triệu dân. Một số thành tích tiêu biểu của bóng bàn Việt nam trong thập niên 50 (Thời kỳ vàng son của bóng bàn Việt Nam) 2 + Huy chương vàng Đơn nam, Đôi nam giải bóng bàn châu Á 1953-1954 + Huy chương vàng Đồng đội nam, giải vô đòch bóng bàn châu Á 1957 + Huy chương vàng Đồng đội nam, Đôi nam Asiad lần 3 tại Nhật năm 1958 + Huy chương đồng Đồng đội nam, giải vô đòch Thế giới tại Dortmund - Đức năm 1959 CHƯƠNG II: CÁC KỸ NĂNG BÓNG BÀN CƠ BẢN 1. CÁCH CẦM VT: Cầm vợt là động tác đầu tiên của người mới tập đánh bóng, nó có tầm quan trọng đặc biệt cho việc phát triển và nâng cao trình độ kỹ thuật sau này . vì vậy cần phải cầm vợt cho đúng cách. Phương pháp cầm vợt có 2 kiểu chính là cầm vợt dọc và cầm vợt ngang. Phương pháp cầm vợt khác nhau sẽ có cách đánh bóng khác nhau. a. Kiểu cầm vợt ngang: Đây là kiểu cầm vợt rất phổ biến trên thế giới, cầm vợt ngang sử dụng hai mặt vợt dễ dàng, phạm vi hoạt động rộng hơn cách cầm vợt dọc. Cách cầm vợt ngang sẽ dễ dàng kết hợp giữa kỹ thuật tấn công và phòng thủ. Cách cầm vợt ngang (Hình 01a & Hình 01b) Hình 01a Hình 01b Ngón cái đặt bên phải mặt vợt, ngón trỏ đặt bên trái mặt vợt cùng chiều với các ngón tay nắm cán vợt. Ba ngón tay: giữa, đeo nhẫn và áp út nắm cán vợt một cách tự nhiên (không lỏng cũng không quá chặt). Có 2 cách cầm vợt như sau: • Nếu hổ khẩu và ngón giữa kẹp sát mép vợt, thì gọi là cách nắm sâu. Cách này dễ cố đònh vợt, phát lực tương đối tập trung. • Nếu hổ khẩu và ngón giữa hơi cách xa mép vợt thì gọi là cách nắm nông. Cách này cổ tay khá linh hoạt, giúp xử lý bóng trong bàn dễ dàng. b. Kiểu cầm vợt dọc: Kiểu này thường phổ biến ở châu Á. Ưu điểm của cách cầm vợt dọc là sử dụng cổ tay linh hoạt, điều chỉnh mặt vợt nhanh, xử lý bóng trong bàn tốt. Có 2 cách cầm vợt dọc : + Kiểu cầm vợt hình kìm: Ngón cái và ngón trỏ nắm giữa cán vợt một cách vừa phải. Cán vợt nằm ở giữa khẩu tay, 3 ngón tay còn lại xoè ra đỡ mặt sau vợt, có tác dụng rất lớn trong việc dùng sức để điều chỉnh góc độ vợt (Hình 02) và (Hình 03). 3 Hình 02 Hình 03 + Kiểu cầm vợt vòng khuyên: Ngón cái đặt áp sát vào bên trái cán vợt, ngón trỏ ôm lấy đầu cán vợt tạo thành hình vòng khuyên, giữ chặt cán vợt và mặt vợt cố đònh, 3 ngón còn lại cong tự nhiên và áp sát vào mặt sau của vợt (Hình 04). Hình 04 Tóm lại, nếu cầm vợt đúng cách không hẳn là đánh bóng hay, nhưng việc xử lý tình huống sẽ dễ dàng hơn. Còn nếu cầm vợt sai thì không thể tiến bộ được. 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM: a. Phân chia quả bóng. Một quả bóng được phân chia làm 5 phần như sau: Hình 05 Mỗi kỹ thuật đánh bóng khác nhau sẽ có điểm tiếp xúc giữa vợt và bóng khác nhau b. Đường vòng cung bóng bay. Khi bóng đánh sang chạm bàn nảy lên, rơi xuống theo đường vòng cung. Đường vòng cung này được chia làm 5 giai đoạn: 4 Hình 06 1. Giai đoạn bóng vừa nảy lên 2. Giai đoạn bóng đang đi lên 3. Giai đoạn bóng lên cao nhất 4. Giai đoạn bóng bắt đầu rơi xuống 5. Giai đoạn bóng đã rơi xuống Mỗi giai đoạn sẽ thích hợp cho từng kỹ thuật đánh bóng khác nhau c .Các đường bóng cơ bản: + Đường chéo: + Đường thẳng: + Kết hợp đường chéo và đường thẳng: + Kết hợp 2 đường chéo – 2 đường thẳng: Đây là những bài tập cơ bản giúp cho người học tiếp cận môn bóng bàn và nâng cao khả năng phán đoán, di chuyển khi đánh bóng. Tuy nhiên, khi tập luyện các kỹ thuật mới cần có người hỗ trợ đưa bóng chính xác, thì việc học mới đạt hiệu quả. CHƯƠNH III. MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN 1. LÍP BÓNG: Líp bóng là một kỹ thuật tấn công tạo cơ hội để bạt bóng dứt điểm. Líp bóng có ưu điểm là điều khiển được độ xoáy điểm rơi và chủ động hướng đánh bóng. a. Líp bóng thuận tay: - Tư thế chuẩn bò chân trái trước, chân phải sau, hai chân rộng bằng vai, thân người xoay phải khoảng 45 độ, đầu gối hơi khu xuống, trọng tâm thân thể ở chân phải, vò trí đứng ở gần bàn. Tay cầm vợt co tự nhiên, đặt lên hông phải, cẳng tay và vợt tạo thành đường thẳng, mặt vợt hơi úp. 5 - Khi líp bóng, tay vợt đánh lăn nhanh từ sau ra trước, lên trên sang trái, để tạo vòng cung qua lưới. Thời điểm vợt chạm bóng ở giai đoạn 3, 4 của đường vòng cung bóng bay. Sau khi líp bóng, nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bò để đ1nh tiếp quả sau. b. Líp bóng trái tay: - Tư thế chuẩn bò: đứng gần bàn, hai chân rộng bằng vai, chân trái hơi thấp hơn chân phải, gối hơi khu, trọng tâm ở giữa hai chân, vợt đặt trước thân người hơi úp, cẳng tay và khuỷu tay tạo thành một góc khoảng 90 độ. - Khi líp bóng, tay vợt vung nhanh ra trước, lên trên sang phải tạo đường vòng cung cho bóng sang lưới. Khi đánh bóng, động tác nhỏ gọn, cẳng tay lấy khuỷu tay làm trụ, vung từ sau ra trước, cổ tay phát lực và điều khiển đường vòng cung. Sau khi đánh xong, nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bò để đánh tiếp quả sau. 2. GIAO BÓNG VÀ ĐỢ GIAO BÓNG. a. Giao bóng: Có 2 loại: Giao bóng xoáy và giao bóng không xoáy - Giao bóng không xoáy: hướng phát lực của vợt đi qua tâm bóng - Giao bóng xoáy: hướng phát lực của vợt đi lệch tâm bóng sẽ tạo ra bóng xoáy. Bóng xoáy chia làm 3 loại: lên, xuống và ngang Trong bóng bàn, giao bóng là một kỹ thuật quan trọng. Nếu giao bóng tốt có thể dành điểm trực tiếp hay đưa đối phương vào thế bò động. Để giao bóng tốt cần kết hợp các yếu tố: tốc độ, độ xoáy và điểm rơi. Ngoài ra để nâng cao hiệu quả của giao bóng, cần phải biến hoá, động tác kín và dùng động tác giả để đánh lừa đối phương,… b. Đỡ giao bóng Để đỡ giao bóng, người chơi cần phải nắm vững các kỹ thuật cơ bản của bóng bàn, hiểu biết tính năng các loại bóng xoáy. Để nhận biết đối phương dùng loại giao bóng nào, cần chú ý động tác vung vợt khi giao bóng và phương hướng di chuyển của vợt. Cần chú ý điểm rơi của bóng để di chuyển bước chân đỡ bóng cho kòp thời. Do đó, trình độ kỹ thuật cơ bản sẽ quyết đònh năng lực 6 đỡ giao bóng của VĐV. Để nâng cao năng lực đỡ giao bóng, cần tìm hiểu tính năng các loại bóng xoáy, đồng thời phải thông qua huấn luyện và thi đấu nhiều lần để nâng cao khả năng quan sát, phán đoán, qua đó cũng giúp nâng cao kỹ thuật cơ bản. CHƯƠNG IV. LUẬT BÓNG BÀN A. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG I. BÀN: 1. Phần mặt trên của bàn gọi là mặt đánh bóng (mặt bàn) hình chữ nhật, dài 2,74m; rộng 1,525m nằm trên một mặt phẳng nằm ngang cao 0,76m tính từ mặt đất. 2. Mặt bàn không bao gồm các cạnh bên của mặt bàn 3. Mặt bàn có thể làm bằng bất cứ chất liệu nào và phải có độ nảy đồng đều khoảng 23cm, khi để quả bóng tiêu chuẩn rơi từ độ cao 30cm xuống mặt bàn đó 4. Mặt bàn phải có màu sẫm đồng đều và mờ, xung quanh mặt bàn có một đường kẻ màu trắng rộng 2cm; mỗi vạch theo chiều dài 2,74m của bàn gọi là đường biên dọc, mỗi vạch theo chiều rộng 1,525m gọi là đường biên ngang (đường cuối bàn). 5. Mặt bàn được chia thành hai phần bằng nhau, ngăn bởi một cái lưới thẳng đứng song song với đường cuối bàn. 6. Để đánh đôi, mỗi phần mặt bàn lại chia thành hai phần nhỏ bằng nhau bởi một đường vạch giữa màu trắng rộng 3mm song song với các đường biên dọc. II. LƯỚI: 1. Bộ phận chính gồm: lưới, dây căng và các cọc lưới, bao gồm cả các cái kẹp để cặp cọc lưới vào bàn. 2. Lưới được căng bằng một dây nhỏ, buộc mỗi đầu vào cọc lưới có chiều cao 15,25cm, khoảng cách giới hạn ngoài đường biên dọc với cọc lưới là 15,25cm. 3. Mép trên của lưới suốt chiều dài cần phải sát với mặt bàn và những cạnh bên của lưới cũng cần phải sát với cọc lưới. III. BÓNG: 1. Quả bóng hình cầu có đường kính 40mm. 2. Quả bóng nặng 2,7g. 3. Quả bóng được làm bằng chất liệu xen-lu-lô-it hoặc chất nhựa dẻo tương tự, có màu trắng hay màu cam và mờ IV. VT: 7 1. Vợt có thể có kích thước, hình dáng và trọng lượng bất kỳ, nhưng cốt vợt phải thẳng và cứng. 2. Ít nhất 85% bề dày cốt vợt phải bằng gỗ tự nhiên, một lớp dính bên trong cốt cóthể được tăng cường bằng loại chất sợi như sợi carbon, sợi thuỷ tinh hay giấy nén nhưng không được vượt quá 7,5% toàn bộ bề dày hoặc 0,35mm. 3. Mặt của cốt vợt dùng để đánh bóng được phủ bằng mặt gai cao su thường, gai hướng ra ngoài không quá 2mm, hoặc bằng cao su mút với gai úp hay gai ngửa, có độ dày không vượt quá 4mm. 4. Chất liệu phủ phải kéo ra tới các mép nhưng được quá giới hạn của cốt vợt. 5. Mặt phủ cốt vợt hoặc mặt cốt vợt không phủ phải mờ; một mặt là màu đỏ và mặt kia là màu đen. 6. Trước lúc bắt đầu trận đấu hay khi thay vợt trong trận đấu, đấu thủ phải đưa vợt mà mình sử dụng cho đối phương và trọng tài xem để kiểm tra. V. QUẢ GIAO BÓNG TỐT: 1. Lúc bắt đầu giao bóng, quả bóng được nằm im trên lòng bàn tay tự do mở phẳng, ở đằng sau đường cuối bàn và bên trên mặt bàn. 2. Người giao bóng tung bóng lên theo phương thẳng đứng, không được tạo ra bóng xoáy để cho bóng lên cao ít nhất 16cm, sau khi bóng rời khỏi lòng bàn tay không cầm vợt và sau khi rơi xuống không chạm bất cứ vật gì trước khi bóng được đánh đi. 3. Khi quả giao bóng rơi xuống, người giao bóng sẽ được đánh quả bóng đó sao cho bóng chạm bên mặt bàn mình trước và sau đó mới nảy qua lưới chạm trực tiếp vào mặt bàn của người đỡ giao bóng. » Trong đánh đôi, bóng phải liên tiếp từ nửa mặt bàn bên phải của người giao bóng và người đỡ bóng. 4. Cả bóng và vợt đều phải ở trên mặt bàn kể từ thời điểm cuối cùng mà lúc đó quả bóng đặt im trước khi được tung lên và đánh đi. 5. Khi quả bóng được đánh đi, bóng phải ở phía sau đường biên cuối bàn, không được xa hơn phần cơ thể của người giao bóng. 6. Nếu trọng tài thấy nghi ngờ về quả giao bóng của đối thủ là không đúng luật, đối với quả giao bóng lần đầu tiên của một trận đấu thì nhắc nhở và không tính điểm. 7. Nếu không tuân thủ yêu cầu của các quả giao bóng tiếp theo thì trọng tài không nhắc nhở và người đỡ giao bóng sẽ được 1 điểm. VI. QUẢ BÓNG TRẢ LẠI TỐT: Quả bóng được giao hay đỡ trả lại đều phải đánh sao cho bóng vượt qua hoặc vòng qua bộ phận lưới và chạm trực tiếp phần bàn đối phương hay sau khi chạm vào bộ phận của lưới. VII. TRÌNH TỰ THI ĐẤU: 1. Trong đánh đơn, người giao bóng đầu tiên thực hiện quả giao bóng tốt, sau đó người đỡ giao bóng sẽ trả lại bóng tốt và từ đó người giao bóng và người đỡ giao bóng luân phiên trả lại bóng tốt. 2. Trong đánh đôi , người giao bóng đầu tiên thực hiện quả giao bóng tốt, sau đó người đỡ giao bóng trả lại bóng tốt, rồi tới đồng đội của người giao bóng trả lại bóng tốt, kế tiếp 8 đồng đội của người đỡ giao bóng trả lại bóng tốt. Từ đó mỗi đấu thủ luân phiên nhau theo thứ tự. VIII. BÓNG ĐÁNH LẠI: 1. Một loạt đường bóng đánh sẽ đánh lại. 2. Nếu khi giao bóng vượt qua bộ phận lưới mà bóng chạm vào bộ phận lưới với điều kiện là quả bóng tốt. 3. Nếu bóng được giao khi người đỡ giao bóng hoặc cặp người đỡ chưa chuẩn bò 4. Nếu trận đấu được tạm dừng bởi trọng tài hay trợ lý trọng tài + Để bắt đầu đánh khẩn trương + Để cảnh cáo hoặc phạt một trận đấu IX. MỘT ĐIỂM: 1. Nếu đối phương không giao bóng tốt. 2. Nếu sau khi đối thủ đánh bóng bay qua phần bàn mình hay vượt qua đường cuối bàn mà không chạm vào phần bàn của mình. 3. Nếu đối thủ cản bóng 4. Nếu đối thủ đánh bóng liên tiếp hai lần 5. Nếu đối thủ đánh bóng bằng mặt cốt của vợt. 6. Nếu đối thủ của anh ta hoặc bất cứ vật gì mà người đó mặc hay mang trên người làm xê dòch mặt bàn đấu và chạm vào bộ phận lưới. 7. Nếu bàn tay không cầm vợt của đối thủ chạm vào mặt bàn đấu. 8. Nếu đối phương đánh bóng sai trình tự được xác đònh bởi người giao bóng đầu tiên và người đỡ giao bóng đầu tiên. X. MỘT VÁN: Một đấu thủ hay một cặp đôi được tính là thắng một ván khi họ được 11 điểm trước trừ khi hai đấu thủ hay hai cặp đôi đều đạt mỗi bên 10 điểm, thì sau đó bên nào thắng liền 2 điểm trước nữa là thắng ván đó. XI. MỘT TRẬN: Một trận sẽ gồm các ván thắng của một số lẻ nào đó (5, 7, 9 ván ). XII. NHỮNG THỜI GIAN TẠM DỪNG: - Chỉ có thể u cầu cho tạm dừng khi quả bóng đã ở ngồi cuộc chơi và ra ký hiệu chữ “T” bằng tay. - Khi tiếp nhận một u cầu tạm nghỉ có hiệu lực trọng tài sẽ tạm dừng trận đấu và giơ lên một tấm thẻ màu trắng, sau đó đặt tấm thẻ trên mặt bàn của đấu thủ hay đơi đấu thủ u cầu. - Thẻ trắng sẽ được lấy đi và trận đấu sẽ tiếp tục ngay khi đấu thủ, đơi đấu thủ xin tạm nghỉ đã sẵn sàng thi đấu tiếp hay lúc cuối của 01 phút. XIII. CHỌN GIAO BÓNG, ĐỢ GIAO BÓNG VÀ BÊN BÀN ĐỨNG: 1. Quyền chọn giao bóng, đỡ giao bóng và bên bàn đứng trước sẽ được xác đònh bằng cách rút thăm. Người trúng thăm có thể chọn giao bóng hay đỡ giao bóng trước hặoc chọn bên bàn đứng lúc bắt đầu trận đấu. 9 2. Khi một đấu thủ hay một đôi đã chọn giao bóng hoặc đỡ giao bóng trước hoặc chọn bên bàn đứng lúc bắt đầu trận đấu thì đấu phương sẽ được quyền chọn cái khác. 3. Cứ 2 điểm đã được ghi thì đấu thủ hay cặp đôi đỡ giao bóng sẽ trở thành đấu thủ hay cặp đôi giao bóng và cứ như thế tiếp tục cho đến hết ván. Trừ khi cả 2 đấu thủ hay 2 đôi đều đạt được 10 điểm hoặc áp dụng phương pháp đánh khẩn trương. 4. Trong mỗi ván của trận đánh đôi, đôi có quyền giao bóng trước sẽ chọn người nào của đôi mình giao bóng trước và ở ván đầu tiên của trận đấu đôi bên đỡ giao bóng sẽ quyết đònh ai là người sẽ đỡ giao bóng trước. Trong các ván tiếp theo của trận đấu, đấu thủ giao bóng trước tiên đã được lựa chọn, người đỡ giao bóng trước tiên sẽ là người đã giao bóng cho đấu thủ này ở ván trước đó. 5. Trong đánh đôi, ở mỗi lần đổi giao bóng, đấu thủ đỡ giao bóng trước đó sẽ tở thành người giao bóng và đồng đội của người giao bóng trước đó sẽ là người đỡ giao bóng. 6. Đấu thủ hoặc cặp đôi giao bóng đầu tiên trong một trận đấu sẽ đỡ giao bóng đầu tiên ở ván sau và ở ván cuối cùng của trận đánh đôi có khả năng xảy ra thì cặp đôi của bên đấn lượt đỡ giao bóng lần tới sẽ đổi thứ tự đổi giao bóng khi một đôi nào đó đã đạt được 5 điểm. XIV. SAI THỨ TỰ GIAO BÓNG, ĐỢ GIAO BÓNG VÀ BÊN BÀN ĐỨNG: 1. Nếu một đấu thủ giao bóng hoặc đỡ giao bóng không đúng lượt của mình, trọng tài dừng ngay trận đấu khi phát hiện sai lầm và cho tiếp tục trận đấu với tỉ số đã đạt được mà người giao bóng và đỡ giao bóng phải theo đúng thứ tự như đã xác đònh lúc bắt đầu trận đấu và trong đấu đôi thứ tự giao bóng được chọn bởi đôi có quyền giao bóng đầu tiên trong ván đã phát hiện ra sai lầm. 2. Nếu đối thủ không đổi phía bên bàn đứng mà đúng ra họ phải đổi, trọng tài dừng ngay trận đấu khi phát hiện ra lỗi sai này và cho tiếp tục trận đấu với tỉ số đã đạt được theo đúng bên bàn đứng như đã được xác đònh khi bắt đầu trận đấu. XV. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH KHẨN TRƯƠNG (GIAO BÓNG LUÂN LƯU): 1. Phương pháp đánh khẩn trương (luật tăng tốc) sẽ được áp dụng khi đã thi hết 10 phút mà chưa kết thúc xong một ván, ngoại trừ cả hai đấu thủ hay hai đôi đấu thủ đã đạt được ít ra tới 9 điểm hoặc ở bất kỳ thời điểm nào sớm hơn theo yêu cầu của hai đấu thủ hay hai bên đấu thủ. 2. Sau đó mỗi đấu thủ sẽ luân phiên giao bóng cho từng điểm một nếu đấu thủ hay cặp đôi đỡ trả bóng tốt 13 lần thì bên đỡ giao bóng sẽ được tính 1 điểm. 3. Một khi mà phương pháp đánh khẩn trương đã được áp dụng hoặc nếu một ván kéo dài hơn 10 phút, thì tất cả các ván tiếp theo của trận đấu sẽ áp dụng phương pháp đánh khẩn trương. B. TÓM TẮT MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT BÓNG BÀN: - Màu sắc chính của quần áo thi đấu phải khác hẳn với màu bóng. - Khi thi đấu đồng đội, các đấu thủ của mỗi đội phải mặc áo quần giống nhau - Thi đấu bóng bàn có 7 nội dung: Đồng đội nam, Đồng đội nữ, Đơn nam, Đơn nữ, Đôi nam, Đôi nữ và Đôi nam – nữ. Thông thường nội dung đơn nam và đơn nữ sẽ thi đấu trong 7 ván (11 điểm), còn nội dung đồng đội và đôi sẽ thi đấu trong 5 ván (11 điểm). 10 [...]... LIỆU THAM KHẢO: -Luật Bóng Bàn- UB TDTT-NXB TDTT 2004 -Bóng Bàn hiện đại-Tác giả:Khâu Trung Huệ,Từ Dần Sinh NXB TDTT 1997 -Bóng Bàn căn bản và nâng cao-Tác giả:Đường Kiến Quân-NXB TDTT 2003 -Giúp bạn hoàn thiện kỹ năng bóng bàn- Tác giả:Lê Văn Tiết-NXB Trẻ 2005 MỤC LỤC CHƯƠNG I: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG BÀN 1 NGUỒN GỐC CỦA MÔN BÓNG BÀN 2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG BÀN 3.MÔN BÓNG BÀN Ở VIỆT NAM CHƯƠNG... 1 NGUỒN GỐC CỦA MÔN BÓNG BÀN 2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG BÀN 3.MÔN BÓNG BÀN Ở VIỆT NAM CHƯƠNG II: CÁC KỸ NĂNG BÓNG BÀN 11 1 CÁCH CẦM VT 2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 3 NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ ĐÁNH BÓNG CHƯƠNG III: MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN 1 LÍP BÓNG 2 GIAO BÓNG VÀ ĐỢ GIAO BÓNG CHƯƠNG IV: LUẬT BÓNG BÀN 12 ...- Các đấu thủ được quyền đánh thử (khởi động với bóng) trong 2 phút tại bàn trước khi thi đấu - Trong một trận đấu, một đấu thủ hay một đôi có quyền yêu cầu tạm dừng một lần trong thời gian một phút Khi đó trọng tài sẽ giơ lên một tấm thẻ trắng - Các đấu thủ sẽ... điểm Sau đó, nếu vẫn tiếp tục phạm lỗi thì sẽ bò truất quyền thi đấu - Tổng trọng tài có quyền loại đấu thủ ra khỏi một trận đấu hay một giải đấu vì thái độ không trung thực hay cư xử xấu - Thi đấu bóng bàn có thể tổ chức theo hình thức loại trực tiếp hoăc theo nhóm (vòng tròn) tùy theo số lượng vđv đăng ký.Thông thường: + Loại trực tiếp ở nội dung cá nhân + Theo nhóm (vòng tròn) ở nội dung đồng đội . NĂNG BÓNG BÀN 11 1. CÁCH CẦM VT 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 3. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ ĐÁNH BÓNG CHƯƠNG III: MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN 1. LÍP BÓNG 2. GIAO BÓNG VÀ ĐỢ GIAO BÓNG CHƯƠNG IV: LUẬT BÓNG BÀN 12 . kỹ năng bóng bàn- Tác giả:Lê Văn Tiết-NXB Trẻ 2005 MỤC LỤC CHƯƠNG I: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG BÀN 1. NGUỒN GỐC CỦA MÔN BÓNG BÀN 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG BÀN 3.MÔN BÓNG BÀN Ở VIỆT. TRIỂN MÔN BÓNG BÀN 1. NGUỒN GỐC CỦA MÔN BÓNG BÀN Theo các văn bản quy đònh của Liên đoàn bóng bàn Thế giới, môn bóng bàn được gọi là Table Tennis. Ngoài ra, do âm thanh tạo ra khi đánh bóng nên