1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

ADOBE PHOTOSHOP 5.5 Giáo Trình Căn Bản potx

13 485 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 196,72 KB

Nội dung

ADOBE PHOTOSHOP 5.5 Giáo Trình Căn Bản LESSON 01 I – LỚP LAYER PAL TTE 1 Chọn lớp : Nhấp vào tên lớp hoặc ảnh thu nhỏ của lớp Thumbnai trong Layer Palette 2 Giấu / Hiển thị hình ảnh

Trang 1

ADOBE PHOTOSHOP 5.5 Giáo Trình Căn Bản

LESSON 01

I – LỚP ( LAYER PAL TTE )

1) Chọn lớp :

Nhấp vào tên lớp hoặc ảnh thu nhỏ của lớp (Thumbnai)

trong Layer Palette

2) Giấu / Hiển thị hình ảnh của một lớp :

Nhấp vào biểu tượng con mắt (eye icon) của lớp đó trong

Layer Palette

3) Tạo lớp mới :

Cách thứ 1 : Nhấp vào nút Create new layer dưới đáy

Layer Palette

Cách thứ 2 : Vào menu con ( Pop-up menu ) của Layer

Palette chọn lệnh New layer

4) Xóa bỏ lớp :

Cách thứ 1 : Nhấp chọn lớp muốn xóa rồi vào menu con

của Layer Palette chọn lệnh Delete layer

Cách thứ 2 : Nhấp và kéo rê (Drag) lớp muốn xóa đến

biểu tượng thùng rác (Trash) dưới đáy Layer Palette

5) Thay đổi trật tự lớp :

Nhấp và kéo rê ( drag ) lớp đến vị trí mới (trong phạm vi

của Layer Palette) rồi thả chuột

Lưu ý : Đối với lớp Background thì ta không thể di chuyển

được trừ khi ta đổi tên khác cho nó (Nhấp đúp vào lớp Background

rồi nhấn Enter để đổi tên cho lớp này là Layer 0)

6) Nối ( link ) / mở nối ( unlink ) các lớp :

Nhấp vào ô vuông bên phải biểu tượng con mắt eye icon)

để nối lớp này với lớp đang chọn

7) Tạo mặt nạ lớp ( layer mask ) :

Nhấp vào nút Add layer mask dưới đáy Layer Palette

8) Các tùy chọn của lớp :

+ Các chế độ hòa trộn (Blending mode) : Normal,

Dissolve, Multiply…

+ Độ mờ đục của lớp (Opacity) : Từ 0% đến 100%

+ Duy trì vùng trong suốt (Preserve Transparency) : Miền

trong suốt sẽ không bị tác động nếu tùy chọn này được chọn (được

đánh dấu)

9) Các lệnh trong Pop-up menu của Layer Palette :

+ New adjustment layer : Tạo lớp điều chỉnh để chỉnh màu cho nhiều lớp cùng lúc

+ Duplicate layer : Tạo bản sao cho lớp đang chọn (active layer)

+ Layer option : Mở hộp thoại Layer options + Merge down : Trộn lớp đang chọn với lớp ngay bên dưới

+ Merge visible : Trộn tất cà các lớp đang hiển thị + Flatten image : Làm phẳng hình ảnh (trộn tất cả các lớp thành một lớp duy nhất)

I – BRUSHES PALETTE

1) Các dạng cọ vẽ mặc định : Mặc định Brushes Palette có một số các dạng cọ vẽ với kích cở và nét cọ đậm nhạt khác nhau

2) Thư viện lưu trữ các cọ vẽ : Ngoài các dạng cọ vẽ mặc định Photoshop còn có một số các dạng cọ vẽ khác được lưu trữ trong thư mục (folder) Brushes Để tải các cọ vẽ này ta vào Pop-up menu của Brushes Palette chọn lệnh Load Brushes rồi theo đường dẫn sau : C > Programe file > Adobe > Photoshop 5.5 >Goodies> Brushes

3) Các lệnh trong Pop-up menu của Brushes Palette : + New Brush : Tạo một dạng cọ vẽ mới

+ Delete Brush : Xóa bỏ cọ vẽ đang chọn (trong Brushes Palette)

+ Brush options : Thay đổi (biên tập) dạng cọ vẽ đang chọn

+ Define Brush : Tạo một dạng cọ vẽ tùy biến (khai báo một dạng cọ đặc biệt)

+ Reset Brush : Trả lại chế độ mặc định cho Brushes Palette

+ Load Brushes : Tải hoặc nhập thêm vào Brushes Palette các cọ vẽ khác

+ Replace Brushes : Thay các dạng cọ vẽ hiện hành (hiện

có trong Brushes Palette) bằng các dạng cọ vẽ khác

+ Save Brushes : Lưu các cọ vẽ hiện hành 4) Cách tạo một dạng cọ vẽ mới

a) Vào Pop-up menu của Brushes Palette chọn lệnh New Brush

Trang 2

b) Trong hộp thoại New Brush mới xuất hiện nhập các giá

trị thích hợp cho cọ định tạo xong nhấp OK cọ mới sẽ xuất hiện trong

Brushes Palette

I I – HỘP CÔNG CỤ ( TOOL BOX )

1) Cách chọn một công cụ :

Nhấp trỏ vào ô chứa công cụ muốn chọn trong hộp công

cụ để chọn công cụ đó

2) Cách chọn một công cụ ẩn :

Nhấp và giữ phím chuột vào ô chứa công cụ đại diện rồi

drag đến vị trí của ô chứa công cụ muốn chọn xong thả chuột

3) Hộp màu Background và Foreground :

+ Mặc định Foreground có màu đen và Background có

màu trắng

+ Đổi màu cho các hộp này bằng cách nhấp chuột vào

hộp để mở hộp thoại Color Picker rồi nhấp chọn 1 màu trong bảng

màu hoặc nhập các giá trị cho các thông số màu xong nhấp OK màu

vừa chọn sẽ hiển thị trong hộp này

+ Muốn trả nhanh hai hộp màu Background và

Foreground về màu mặc định (default) ta nhấp vào nút Default trong

hộp công cụ (hoặc nhấn phím D trên bàn phím)

+ Muốn hoán đổi màu của hai hộp màu Background và

Foreground ta nhấp vào nút Swap trong hộp công cụ (hoặc nhấn

phím X trên bàn phím

4) Các chế độ màn hình :

+ Nút Standard Screen Mode : Chế độ màn hình thông

thường (chuẩn)

+ Nút Full Screen Mode with Menu bar : Chế độ toàn màn

hình có thanh Menu

+ Nút Full Screen Mode : Chế độ toàn màn hình (không

có thanh Menu)

LESSON 02

I - CÁC KỶ THUẬT TẠO VÙNG CHỌN PHỨC TẠP

1) Lưu vùng chọn ( Save Selection ) :

+ Công dụng : Lưu vùng chọn để dùng các lệnh phối hợp

vùng chọn hoặc để dùng khi cần

thiết

+ Cách lưu :

- Vào Select > Save selection

- Trong hộp thoại Save selection nhấp OK nếu muốn lưu một cách tự động Photoshop sẽ tự động đặt tên cho vùng chọn (Alpha 1)

- Nếu muốn đặt tên cho vùng chọn nhập tên vào hộp Name; chọn file muốn lưu vùng chọn (Document) ; chọn kênh lưu giữ vùng chọn ( Channel ) rồi nhấn OK

2) Tải vùng chọn đã lưu ( Load Selection ) : + Vào Select > Load Selection

+ Trong hộp thoại Load Selection chọn tên kênh lưu giữ vùng chọn trong hộp Channel rồi nhấp OK

3) Tạo vùng chọn phối hợp : Muốn tạo vùng chọn phối hợp ta cần phải có ít nhất 1 vùng chọn đã lưu và 1 vùng chọn đang hiển thị trong cửa sổ hình ảnh

+ Vào Select > Load Selection + Chọn tên kênh lưu giữ vùng chọn muốn phối hợp với vùng chọn hiện hành

+ Nhấp chọn 1 trong các kiểu phối hợp trong mục Operation dưới đây rồi nhấp OK

- Add to Selection : Tạo vùng chọn mới là tổng của 2 vùng chọn

- Subtract from Selection : Tạo vùng chọn mới là hiệu của 2 vùng chọn

- Intersect with Selection : Tạo vùng chọn mới là giao của 2 vùng chọn

I - CÁC THAO TÁC VỚI VÙNG CHỌN

1) Tô màu cho vùng chọn : Vào Edit > Fill Trong hộp thoại Fill chọn các tùy chọn thích hợp rồi nhấn OK

2) Tô màu cho đường viền của vùng chọn : Vào Edit > Stroke Trong hộp thoại Stroke chọn các tuỳ chọn thích hợp rồi nhấp OK

3) Tô vùng chọn bằng mẫu Pattern : Muốn tô vùng chọn bằng mẫu Pattern trước tiên ta phải chọn mẫu dùng làm Pattern bằng công cụ Rectangle Marquee rồi vào Edit > Define Pattern để xác định mẫu Pattern dùng để tô

Sau khi Define Pattern xong ta vào Edit > Fill Trong hộp thoại Fill ta chọn Pattern trong hộp Use rồi nhấp OK

4) Tạo vùng chọn là vùng viền của 1 vùng chọn đang hiển thị :

Trang 3

Vào Select > Modify > Border Trong hộp thoại Border

gán 1 giá trị vào hộp Width ( để xác định độ dày mỏng cho vùng

viền ) rồi nhấp OK

I I - CÔNG CỤ ĐÓNG DẤU ( RUBBER STAMP VÀ PATTERN

STAMP )

1) Công cụ Rubber Stamp :

a) Công dụng : Sao chép hình ảnh bằng các cọ vẽ

b) Cách sử dụng :

+ Nhấp chọn công cụ Rubber Stamp trong hộp công

cụ

+ Giữ phím Alt và nhấp trỏ công cụ vào chổ hình ảnh

mà ta muốn từ đó sao chép ra nơi khác

+ Thả phím Alt rồi đưa trỏ công cụ đến nơi muốn tạo bản sao rồi tô vẽ để sao chép hình ảnh

c) Tùy chọn Aligned :

Tùy chọn cho phép sao chép hình ảnh 1 cách liên tục

Nếu không chọn tùy chọn này, khi tô vẽ để sao chép hình ảnh mỗi khi thả phím chuột và nhấp trở lại công cụ Stamp sẽ

tạo 1 bản sao mới với điểm khỡi đầu là điểm đã lấy mẫu

2) Công cụ Pattern Stamp :

a) Công dụng : Tô vẽ bằng mẫu Pattern

b) Cách sử dụng :

+ Chọn mẫu Pattern bằng công cụ Rectangle Marquee rồi vào Edit > Define Pattern

+ Nhấp chọn công cụ Pattern Stamp trong hộp công

cụ rồi dùng công cụ này để tô vẽ

IV - TẠO VĂN BẢN ( CÁC CÔNG CỤ NHÓM TYPE )

1) Công cụ Type Mask :

a) Công dụng : Tạo ra vùng chọn văn bản

b) Cách sử dụng :

+ Nhấp chọn công cụ Type Mask trong hộp công cụ + Nhấp công cụ này vào nơi định tạo văn bản để mở hộp thoại Type Tool

+ Trong hộp thoại Type Tool chọn các tùy chọn thích hợp rồi nhập văn bản vào cửa sổ văn bản

+ Nhấp OK để tạo ra vùng chọn văn bản 2) Công cụ Type ( Type Tool ):

a) Công dụng : Tạo ra văn bản với màu tùy ý và có thể

chỉnh sửa lại được khi cần

b) Cách sử dụng : + Nhấp chọn công cụ Type trong hộp công cụ + Nhấp trỏ công cụ vào nơi định tạo văn bản để mở hộp thoại Type Tool

+ Trong hộp thoại Type Tool thiết lập các tùy chọn thích hợp rồi nhập văn bản vào cửa sổ văn bản

+ Nhấp OK để tạo ra văn bản với các tính chất đã được thiết lập

LESSON 03

I - PATHS

1) Các đường Paths : Thường được tạo bằng công cụ Pen hoặc từ các đường viền của vùng chọn

2) Paths Palette : a) Các nút lệnh dưới đáy Paths Palette : + Fill Paths with foreground color : Tô màu foreground cho vùng giới hạn bởi đường Paths

+ Stroke Paths with foreground color : Tô đường viền đường Paths bằng màu foreground

+ Load Paths as a selection : Tạo vùng chọn từ các đường Paths

+ Makes work path from selection : Tạo đường Path từ các đường viền vùng chọn

+ Create new Paths : Tạo đường Paths mới + Delete current path : Xóa đường Path đang chọn

Lưu ý : Để giấu đường Path ( Turn off Paths ) : Nhấp vào

vùng trống trong Paths Palette

b) Các lệnh trong pop-up menu của Paths Palette : Tương tự như các nút lệnh nằm dưới đáy Paths Palette

I - MASK

1) Mặt nạ lớp ( Layer Mask ) : Dùng để che 1 phần, che toàn bộ hoặc làm mờ để tạo ra các hiệu ứng cho hình ảnh ( Mặt nạ của 1 lớp chỉ có tác dụng đối với lớp

đó )

Trang 4

a) Cách tạo mặt nạ lớp : Nhấp vào nút lệnh Add layer

mask dưới đáy Layer Palette

b) Cách xóa mặt nạ lớp : Nhấp và kéo rê Thumbnail của

Layer Mask thả vào biểu tượng thùng rác dưới đáy Layer Palette

2) Mặt nạ kênh ( Channel Mask ) :

Mặt nạ kênh có công dụng như mặt nạ lớp nhưng nó ảnh

hưởng đến toàn bộ các lớp của file ảnh

a) Cách tạo mặt nạ kênh :

+ Nhấp vào nút Create new channel dưới đáy Channel Palette

+ Lệnh Select > Save selction sẽ tự động tạo ra 1 kênh mới ( Alpha 1 ) để lưu giữ vùng chọn hiện hành

b) Xoá mặt nạ kênh :

Nhấp và kéo rê kênh muốn xóa thả vào biểu tượng thùng

rác dưới đáy Channel Palette

3) Mặt nạ tạm thời ( Quick Mask ) :

Mặt nạ Quick Mask chỉ hiện hữu 1 cách tạm thời khi thoát khỏi

chế độ Quick Mask những

vùng biên tập trên mặt nạ sẽ biến thành các vùng chọn

a) Cách tạo mặt nạ Quick Mask :

Nhấp vào nút Edit in quick Mask Mode dưới đáy hộp công cu

b) Cách thoát ra chế độ Quick Mask :

Nhấp vào nút Edit in Standard Mode trong hộp công cụ hoặc nhấn phím Q

I I - CHANNEL ( KÊNH )

1) Tương quan giữa chế độ màu và số kênh :

Mỗi hình ảnh Photoshop có ít nhất từ 1 kênh trở lên, các kênh

này chứa các thông tin màu cấu

tạo nên hình ảnh

+ Hình ảnh Grayscale , Doutone, Bitmap và Indexd color

: Chỉ có 1 kênh

+ Hình ảnh GRB : Có 4 kênh ( R,G,B và kênh tổ hợp )

+ Hình ảnh CMYK : Có 5 kênh ( C,M,Y,K và kênh tổ hợp )

Lưu ý : Ngoài các kênh cá thể và kênh tổ hợp còn có các kênh

khác được tạo ra thêm trong quá

trình xữ lý ảnh được gọi là các kênh Alpha

2) Channel Palette :

Vào Window > Show Channel để hiển thị Channel Palette

a) Các nút lệnh dưới đáy Channel Palette :

+ Load Channel as selection : Tải vùng chọn + Save select as Channel : Lưu vùng chọn + Create New Channel : Tạo kênh mới + Delete current Channel : Xóa bỏ kênh hiện hành b) Các lệnh trong pop-up menu của Channel Palette : Phần lớn các lệnh đều tương tự như các nút lệnh dưới đáy Channel Palette trừ các lệnh sau:

+ Split Channels : Tách kênh ( dùng để in tách màu )

Lệnh này sẽ tách tập tin ảnh có nhều kênh ra thành các tập tin tương ứng với số kênh màu ban đầu

Mỗi tập tin sẽ chứa 1 kênh riêng rẽ ( ảnh trắng đen )

+ Merge Channels : Trộn kênh

Lệnh này dùng để tái kết hợp các kênh riêng rẽ ( trắng đen ) để phục hồi lại hình ảnh ( màu ) ban đầu

3) Các bước thực hiện lệnh trộn kênh ( Merge Channel ) : + Mở tất cả các tập tin chứa các kênh riêng rẽ định kết hợp rồi kích hoạt 1 trong những kênh hình ảnh đó

+ Vào pop-up menu của Channel Palette chọn lệnh Merge Channels

+ Trong cửa sổ Merge Channels chọn chế độ màu thích hợp rồi nhấp OK

+ Trong hộp Merge xác nhận các kênh màu tương ứng của tập tin rồi nhấp OK

LESSON 04

I - NHÓM L NH TRANSFORM

1) Transform vùng chọn :

Để transfom ( làm biến dạng ) 1 vùng chọn ta thực hiện các bước sau:

+ Tạo vùng chọn + Vào Select > Transform Selection + Kéo các nút điều khiển để thay đổi kích thước vùng chọn

+ Nhấp và kéo rê bên trong khung viền hình chữ nhật để dời chuyển vùng chọn

+ Nhấp và kéo rê bên ngoài khung viền để xoay vùng chọn

2) Transform hình ảnh của 1 lớp :

Trang 5

+ Kích hoạt lớp định transform ( ngoại trừ lớp

Background )

+ Vào Edit > Free Transform

+ Các thao tác tương tụ như thao tác Transform vùng

chọn đã nói ở trên

3) Các lệnh Transform khác :

+ Edit > Transform > Scale : Phóng to thu nhỏ

+ Edit > Transform > Rotate : Xoay

+ Edit > Transform > Skew : Kéo xiên

+ Edit > Transform > Distort : Biến dạng theo mọi hướng

+ Edit > Transform > Perspective : Biến dạng theo phối

cảnh

+ Edit > Transform > Flip Horizontal : Lật ngang

+ Edit > Transform > Flip Vertical : Lật dọc

+ Edit > Transform > Numberic : Phối hợp nhiều lệnh

biến dạng bằng các thông số

I - BẢNG CHỈNH MÀU

1) Chỉnh màu với Brightness / Contrast :

+ Vào Image > Adjust > Brightness / Contrast

+ Kéo con trượt Brightness : Thay đổi độ sáng tối của

hình ảnh

+ Kéo con trượt Contrast : Thay đổi độ tương phản của

hình ảnh

2) Chỉnh màu với Hue / Saturation :

+ Vào Image > Adjust > Hue / Saturation

+ Kéo con trượt Hue : Thay đổi sắc độ màu ( xung quanh

bánh xe màu )

+ Kéo con trượt Saturation : Thay đổi độ bảo hòa màu (

tỉ lệ màu xám )

+ Kéo con trượt Lightness : Thay đổi độ sáng tối của hình

ảnh

I I - IMAGE SIZE VÀ CANVAS SIZE

1) Image size ( Kích thước hình ảnh ) :

Muốn biết kích thước ( Image size ) của 1 file ảnh ta kích hoạt

file ảnh đó rồi vào Image >

Image size để hiển thị hộp thoại Image size Hộp thoại này chứa các

thông tin và các tùy chọn

về file ảnh như sau :

+ Chiều rộng ( Width ) và chiều cao ( Heigth ) của tập tin khi hiển thị ở mức 100% ( Actual size )

+ Chiều rộng và chiều cao của tập tin khi in ra ( Print size )

+ Độ phân giải của hình ảnh ( Resolution ) + Tùy chọn Constrain proportions : Duy trì tỉ lệ hình ảnh khi thay đổi kích thước file ảnh

+ Tùy chọn Resample Image : Duy trì mối tương quan giữa Actual size với Print size ( muốn thay đổi kích thước ảnh khi in

mà không làm thay đổi kích thước ảnh hiển thị ta tắt tùy chọn này đi rồi rồi thay đổi kích thước Print Size )

Lưu ý : Khi thay đổi độ phân giải sẽ làm thay đổi Actual size

hoặc Print size ( nếu tắt tùy chọn Resample Image thì làm thay đổi Print size ; nếu bật tùy chọn này thì làm thay đổi Actual size )

2) Canvas size ( Kích thước trang vẽ ) : Muốn thay đổi kích cở trang vẽ của 1 file hình ảnh ta vào Image > Canvas size Hộp thoại

Canvas size cho phép ta thay đổi chiều rộng , chiều cao và chọn hướng thay đổi kích thước của

trang vẽ ( nhấp vào 1 trong 9 ô vuông trong mục Anchor để chọn điểm làm mốc cho hướng thay

đổi kích thước trang vẽ ) 3) Tạo một file mới ( New file ) : + Vào File > New để hiển thị hộp thoại New Hộp thoại New cho phép ta đặt tên, thiết đặt

kích thước, độ phân giải và chế độ màu ( Mode ) cho file mới

+ Mục Contents trong hộp thoại New cho phép ta chọn màu nền cho file mới : White : Trắng ; Backgroud color : Màu của Background ; Transparent : Trong suốt

LESSON 05

I - BẢNG MÀU ( COLOR PAL TTE )

1) Cách hiển thị Color Palette : Vào Window > Show Color 2) Cách sử dụng :

+ Kích hoạt ô màu Foreground hoặc Background để tiến hành pha màu

+ Nhấp vào popup - menu để lựa chọn hệ màu và thanh màu thích hợp

Trang 6

+ Kéo các con trượt hoặc nhập các giá trị vào các ô màu

tương ứng để pha màu theo ý muốn

I - SWATCHES PALETTE

1) Cách hiển thị Swatches Palette : Vào Window > Show

Swatches

2) Cách sử dụng :

+ Nhấp trỏ chuột vào ô màu trong Swatches Palette để

chọn màu cho Foreground

+ Muốn lưu 1 màu mới vào Swatches Palette ta tạo màu

đó ở ô màu Foreground rồi nhấp vào chổ trống trong Swatches

Palette

+ Các lệnh trong Pop-up menu của Swatches Palette :

- Reset Swatches : Trở lại Swatches mặc định

- Load Swatches : Tải Swatches đã lưu trước kia

- Replace Swatches : Thay thế Swatches hiện hành bằng 1 Swatches khác

- Save Swatches : Lưu Swatches để có thể dùng sau này bằng lệnh Load Swatches

I I - CÁC CHẾ ĐỘ HÒA TRỘN ( BL NDING MODE )

Thực chất các chế độ hòa trộn là các cách thức ( phương thức )

kết hợp giữa các pixels phông

nền và các pixels hòa trộn

1) Normal : Chế độ mặc định, màu hòa trộn thay thế màu nền

2) Dissole : Tạo hiệu ứng " cọ vẽ khô " trong đó 1 số lượng

pixels ngẫu nhiên được hòa trộn

3) Behind : Cho hiệu ứng vẽ từ mặt sau của 1 lớp ( chỉ khả

dụng với vùng Transparency )

4) Multifly : Nhân các pixels màu nền với pixels màu hòa trộn

5) Screen : Nhân các pixels màu nền với màu nghịch đảo của

pixels hòa trộn ( hiệu ứng màu

thuốc tẩy )

6) Overlay : Hòa trộn có bảo lưu các vùng sáng tối của các

pixels màu nền

7) Soft Light : Cho hiệu ứng ánh sáng đèn pha khuếch tán lên

hình ảnh

8) Hard Light : Cho hiệu ứng ánh sáng đèn pha mạnh chiếu lên

hình ảnh

9) Color Dodge : Làm sáng màu nền để phản ánh màu hòa

trộn

10) Color Burn : Làm tối màu nền để phản ánh màu hòa trộn 11) Darken : Lựa chọn các pixels sẫm màu để làm màu kết quả 12) Lighten : Lựa chọn các pixels sáng màu để làm màu kết quả

13) Difference : So sánh các giá trị độ sáng của màu nền và màu hòa trộn , loại trừ màu sáng

hơn 14) Exclusion : Tương tự chế độ Difference nhưng cho hiệu ứng

mờ dịu hơn 15) Hue : Phối hợp độ sáng và cường độ màu nền với sắc độ màu hòa trộn

16) Saturation : Kết hợp độ xám và sắc độ của màu hòa trộn với màu nền

17) Color : Hòa trộn có bảo lưu độ sáng tối của màu nền với sắc độ và cường độ của màu hòa

trộn 18) Luminosity : Kết hợp sắc độ và cường độ của màu nền với

độ sáng của màu hòa trộn

IV - MARQUEE OPTIONS

1) Cách hiển thị Marquee Options Palette : Nhấp đúp vào ô chứa công cụ Marquee 2) Cách sử dụng :

a) Feather : Bán kính mờ dần cho vùng chọn b) Style : + Normal : bình thường

+ Contrained Aspect Radio : Duy trì tỉ lệ cố định cho vùng chọn ( tỉ lệ nhập cho hộp Width và Height )

+ Fixed size : Qui định 1 kích cở chính xác cho vùng chọn ( kích cở nhập cho hộp Width và Height )

c) Các lệnh trong Pop-up menu : + Reset Tool : Trả lại chế độ mặc định cho công cụ đang sử dụng

+ Reset all Tool : Trả lại chế độ mặc định cho tất cả công cụ

LESSON 06

I - CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÀU TRONG PHOTOSHOP

1) Các màu cơ bản : + Nhóm màu Red ; Green và Blue : ( hình 1 )

Trang 7

Khi pha trộn 3 màu này với nhau ( 100% ) sẽ tạo ra các màu Cyan ; Magenta ; Yellow và White

+ Nhóm màu Cyan ; Magenta ; và Yellow : ( hình 2 )

Khi pha trộn 3 màu này với nhau ( 100% ) sẽ tạo ra các màu Red ; Green ; Blue và Black

2) Các mô hình màu ( Color Model ) :

+ Mô hình RGB : Dựa trên cơ sở 3 màu chính là Red ;

Green và Blue

+ Mô hình CMYK : Dựa trên 4 màu chính là Cyan ;

Magenta ; Yellow và Black

+ Mô hình HSB : Dựa trên cơ sở cách nhận biết của mắt

người Hue là sắc độ màu ; Saturation độ thuần nhất của màu ( tỉ lệ

màu xám có trong màu ) ; Brightness là độ sáng tối của màu

+ Mô hình Lab hay CIE Lab ( Centre Internationale

d'Eclairage ) : Là mô hình màu có cung bậc màu rộng nhất trong số

các mô hình màu L là Lightness ; a là màu biến thiên từ Green tời

Red và b là màu biến thiên từ Blue tới Yellow ( hình 3 )

Red

Red

Yellow

Yellow

Blue

Blue

Magenta

Magenta

Cyan

Cyan

Green

Green

White Black

hình 1 hình 2

3) Cung bậc màu ( Gamut ) :

Cung bậc màu là tất cả các màu nằm trong 1 khoảng biến

thiên hoàn chỉnh hay nói các khác cung bậc màu là tập hợp con của

không gian màu (Space Color )

Mắt người có khả năng nhận biết nhiều màu hơn khả năng của

máy móc hiển thị hoặc in ra do đó

các mô hình màu là tập hợp con của sự nhận biết màu sắc của mắt

người

_

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

I - CÁC CHẾ ĐỘ MÀU ( MODE ) TRONG PHOTOSHOP

1) Bitmap : Chỉ có 2 màu trắng đen để hiển thị hình ảnh 2) Grayscale : Dùng thang độ xám ( 256 sắc xám ) để hiển thị hình ảnh

3) Doutone hoặc cao hơn : Chế độ Grayscale cộng thêm 1 hoặc nhiều màu

4) Indexed Color : Dùng 256 màu để hiển thị hình ảnh ( thích hợp với Web )

5) Multichannel : Dùng màu của các kênh ( channel ) cá thể để hiển thị hình ảnh

6) Các chế độ màu RGB ; CMYK và Lab đã nói ở phần trên

Lưu ý : Muốn chuyển đổi qua lại giữa các chế độ màu trong

Photoshop ta chỉ việc vào Image >

Mode rồi chọn chế độ màu mong muốn

CIE Lab RGB

hình 3 hình 4

I I - CÁC BẢNG CHỈNH MÀU

1) Bảng chỉnh màu Variations : a) Cách hiển thị Bảng chỉnh màu Variation : Vào Image > Adjust > Variations

b) Cách sử dụng :

Trang 8

+ Current Pick : Phiên bản hiện hành + Con trượt Fine - Coase : Điều chỉnh mức độ áp dụng hiệu ứng, mỗi vạch sang phải là tăng đôi hiệu ứng còn mỗi vạch

sang trái là giảm phân nữa hiệu ứng

+ Show Clipping : Tùy chọn để Photoshop thông báo khi chỉnh quá đà

2) Biểu đồ ( Histogram ) :

a) Cách hiển thị Biểu đồ Histogram : Vào Image > Adjust

> Histogram

b) Công dụng : Xem xét để đánh giá chất lượng hình ảnh

qua đồ thị biểu diển Hình ảnh

được xem là có chất lượng đạt yêu cầu nếu như có phần Shadow đạt

giá trị từ 10 trở xuống và phần Highlight có giá trị từ 240 trở lên

c) Các thông số về hình ảnh :

+ Trục hoành biểu diển các giá trị màu từ tối đến sáng ( từ 0 đến 255 )

+ Mean : Giá trị độ sáng trung bình + Median : Giá trị nằm ở khoảng giữa + Std Dev ( Standard Deviation ) : Khoảng biến thiên của các giá trị màu

d) Cách đánh giá : Đưa trỏ vào khung chứa biểu đồ rồi di

chuyển đến mép trái của đường

biểu diển rồi đọc xem giá trị Level là bao nhiêu ( đây là giá trị của

phần Shadow ) Tiếp tục đưa

trỏ đến mép bên phải của đường biểu diển rồi đọc xem giá trị Level

lúc này là bao nhiêu ( đây

là giá trị phần Highlight )

3) Bảng chỉnh màu Levels :

a) Cách hiển thị Bảng chỉnh màu Levels : Vào Image >

Adjust > Levels ( Ctrl+L )

b) Cách sử dụng :

+ Các con trượt Input : Khi kéo chỉnh các con trượt này các giá trị trong khoảng dịch chuyển sẽ được thay thế bằng giá

trị ban đầu

+ Các con trượt Output : Khi kéo chỉnh các con trượt này các giá trị trong khoảng dịch

chuyển sẽ được thay thế bằng giá trị mới

+ Thông thường ta dùng công cụ Eyedropper để thiết lập các điểm đen và trắng tuyệt đối để cải thiện độ sáng tối cho hình

ảnh

4) Bảng chỉnh màu Curves :

a) Cách hiển thị Bảng chỉnh màu Curves : Vào Image > Adjust> Curves ( Ctrl+M )

b) Cách sử dụng : + Nhấp vào đường biểu diển và kéo rê để chỉnh sửa, thay đổi độ sáng tối cho hình ảnh

+ Tương tự như Bảng chỉnh màu Levels ta có thể thiết lập điểm đen và trắng tuyệt đối để chỉnh độ sáng tối cho hình ảnh 5) Bảng chỉnh màu Color Balance :

a) Cách hiển thị Bảng chỉnh màu Color Balance : Vào Image > Adjust > Color Balance

( Ctrl+B )

b) Cách sử dụng : + Preserve Luminosity : Tùy chọn duy trì độ sáng tối + Các con trượt Cyan - Red ; Magenta - Green và Yellow - Blue : Kéo con trượt để tăng hoặc giảm giá trị màu trên con trượt

+ Các tùy chọn trongTonebalance :

Shadow : Điều chỉnh tông màu sậm Midtones : Điều chỉnh tông màu giữa ( trung bình )

Highlight : Điều chỉnh tông màu sáng 6) Bảng chỉnh màu Replace Color :

a) Cách hiển thị Bảng chỉnh màu Replace Color : b) Cách sử dụng :

+ Con trượt Fuzziness : Điều chỉnh phạm vi dãi màu được chọn để điều chỉnh

+ Eyedropper : Dùng để chọn mẫu màu muốn điều chỉnh

+ Eyedropper + : Dùng để cộng thêm mẫu màu khác vào mẫu màu đã chọn để điều chỉnh

+ Eyedropper - : Dùng để bớt mẫu màu đang chọn để điều chỉnh

+ Các con trượt Hue, Saturation và Lightness : Kéo các con trượt này để điều chỉnh màu cho hình ảnh

7) Bảng chỉnh màu Selective Color : a) Cách hiển thị Bảng chỉnh màu Selective Color : b) Cách sử dụng :

+ Chọn màu định điều chỉnh trong hộp Color + Kéo các con trượt Cyan, Magenta, Yellow và Black

để điều chỉnh màu của con trượt cho hình ảnh ( kéo sang trái là giảm ( - ) còn kéo sang phải là tăng ( + ) giá trị màu được chọn trong hộp

Trang 9

Color

LESSON 07

I – CÁC THỦ THUẬT TRONG PHOTOSHOP

1) Biến nút Cancel thành Reset :

Trong khi thay đổi các gía trị trong các hộp thoại mà các

kết quả không đạt được như ý muốn và nếu muốn lấy lại gía trị ban

đầu thì ta giữ phím Alt để biến nút Cancel thành nút Reset

2) Gia số bằng phím :

Để tăng/ giảm gía trị trong ô thông số của hộp thoại ta có

thể nhấn phím mũi tên để làm việc này Mỗi lần nhấp sẽ làm thay

đổi 1 đơn vị gía trị nhưng nếu giữ thêm phím Shift thì làm thay

đổi 10 đơn vị

3) Cuộn từ bàn phím

Ta có thể cuộn để xem ảnh bằng cách nhấn các phím sau :

Nhấn phím Home : cuộn đến góc cao bên trái

Nhấn phím End : cuộn đến góc dưới bên phải

Nhấn phím Page Up : cuộn lên trên cùng ( giữ Shift để

cuộn từ từ )

Nhấn phím Page Down : cuộn xuống dưới cùng ( giữ Shift

để cuộn từ từ )

4) Zoom ảnh bằng bàn phím :

Nhấn Ctrl và phím + để phóng lớn ản

Nhấn Ctrl và dấu – để thu nhỏ ảnNhấn Ctrl+Alt và dấu +

( hoặc dấu – ) sẽ phóng to (hoặc thu nhỏ ) đồng thời cả ảnh và cửa

sổ ảnh

Nhấn Ctrl+Alt và phím 0 ( số 0 ) để xem ảnh ở tỉ lệ 100%

5) Chọn nhanh Layer :

Dùng công cụ Move và nhấp phím phải chuột lên ảnh để

hiển thị 1 pop-up menu rồi chọn lớptrong menu đó

Nếu muốn chọn nhanh 1 lớp nào đó bỏ qua bước chọn lớp

trong pop-menu ta nhấn Ctrl+Alt trong khi nhấp phím phải chuột (

bất kỳ đang sử dụng công cụ nào )

6) Thu gọn các Palette :

Giữ Alt và nhấp vào nút Collapse hoặc nhấp đúp vào Tab

của Palette để thu nhỏ nhất Palette đó

7) Định vị cho Palette :

Giữ Shift và nhấp lên Title Bar của Palette để đưa Palette

đó ra rìa màn hình gần nhất

Giữ Shift trong khi di chuyển Palette sẽ làm cho Palette di chuyển dọc theo biên của màn hình

8) Di chuyển đường Path : Dùng công cụ Direct Selection nhấp vào đường Path trong khi giữ phím Alt sẽ giúp chọn cả đường Path đó sau đó thả Alt và kéo

rê để di chuyển nó 9) Tô bằng phím Delete : Nhấn Ctrl+Delete để tô màu Background cho vùng chọn Nhấn Ctr+Shift+Delete để tô màu Background cho những miền không trong suốt

10) Tô bằng phím Back Space : Nhấn Ctrl+Back Space để tô màu Background Nhấn Alt+Background để tô màu Foreground 11) Tải vùng chọn trong suốt của 1 lớp :

Giữ phím Ctrl rồi nhấp lên tên lớp trong Layer Palette để tải vùng chọn trong suốt của lớp đó

Muốn tải thêm nhiều vùng chọn khác thì giữ thêm phím Shift

12) Nhập giá trị Opacity cho các công cụ tô vẽ bằng phím số : Nhấn phím số 1 để nhập giá trị Opacity bằng 10% , số 2 cho 20% , số 9 cho 90% và số 0 cho 100% Nếu nhấn 2 số liên tục tức là nhập cho Opacity một giá trị chính xác

I - PALETTE OPTIONS CỦA CÁC CÔNG CỤ TÔ VẼ

1) Mode : Các chế độ hòa trộn 2) Opacity : Độ mờ đục cho cọ vẽ 3) Fade : Khoảng cách hòa trộn dần dần 4) Fade to : Hòa trộn dần vào

I I - CÁCH TẠO 1 CỌ VẼ TÙY BIẾN

1) Tạo 1 phông nền ( tốt nhất là màu trắng ) 2) Tạo hình dáng cho cọ vẽ tùy biến theo ý muốn ( tốt nhất là màu đen )

3) Dùng công cụ Rectangular Marquee tạo vùng chọn hình chữ nhật bao quanh hình ảnh cọ vẽ

tùy biến 4) Vào menu con của Brush Palette nhấp chọn Define Brush, cọ

vẽ vừa tạo sẽ xuất hiện trong Brush Palette

Lưu ý : Ta cũng có thể tạo các dạng cọ vẽ tiêu chuẩn bằng

cách nhấp vào vùng trống trong

Trang 10

Brush Palette để hiển thị hộp thoại New Brush sau đó gán các giá trị

thích hợp cho các tùy chọn

rồi nhấp OK

Ý nghĩa của các tùy chọn :

+ Diameter : Đường kính của cọ vẽ

+ Hardness : Độ nét của cọ vẽ

+ Spacing : Khoảng cách liên tục của cọ vẽ

+ Angle : Góc nghiêng của cọ vẽ

+ Roundness : Độ tròn của đầu cọ vẽ

IV - CÁCH LƯU VÀ TẢI CÁC CỌ VẼ ( BRUSHES )

1) Cách lưu các cọ vẽ :

+ Sau khi tạo xong các cọ vẽ tùy biến ta vào munu con

của Brushes Palelle nhấp chọn lệnh Save Brushes

+ Trong hộp thoại Save đặt tên và chọn thư mục để lưu

rồi nhấp Save

2) Cách tải các cọ vẽ đã lưu :

+ Vào menu con của Brushes Palette nhấp chọn lệnh

Load Brushes

+ Chọn thư mục chứa cọ vẽ đã lưu rồi nhấp đúp vào tên

của cọ vẽ để tải cọ vẽ này vào

Brushes Palette

LESSON 08

I - TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM CÁC CHẾ ĐỘ MÀU

1) RGB : Là chế độ màu gốc của Photoshop và là chế độ màu

thích hợp nhất khi làm việc trong

Photoshop

2) CMYK : Là chế độ màu dùng cho việc in ấn xử lý 4 màu, chế

độ này cho phép tạo ra các bàn

tách màu Khi xuất tập tin cho quá trình in 4 màu ta phải chuyển đổi

sang chế độ CMYK

3) Indexed Color : Là chế độ màu chỉ có từ 256 màu trở xuống

thường được dùng cho các hình ảnh trước khi xuất cho Web hoặc

Multimedia

4) Grayscale : Là chế độ màu gồm 256 mức màu xám, đây còn

là chế độ trung gian để chuyển

đổi sang chế độ Bitmap hoặc Doutone

5) Bit map : Là chế độ màu đen trắng 6) Doutone ( hoặc cao hơn ) : Là chế độ Grayscale được tăng cường thêm 1 hoặc vài màu để tạo

chiều sâu hay làm cho hình ảnh kỳ thú hơn 7) Lab Color : Là chế độ màu có cung bậc màu lớn, bao gồm cả

2 cung bậc màu RGB và CMYK thường được dùng cho các thiết bị chuyên dụng 8) Multichanel : Là chế độ màu có các kênh riêng rẽ và không

có kênh tổ hợp , thường được dùng để in các hình ảnh với các kênh màu vết ( Spot Color )

I – CHUYỂN ĐỔI TỪ RGB SANG CÁC CHẾ ĐỘ MÀU KHÁC

1) Convert sang Indexed Color : + Tập tin Indexed Color nhỏ hơn tập tin RGB ( do giảm xuống chỉ còn 1 kênh )

+ Hình ảnh của tập tin sẽ bị ràng buộc với 1 bảng màu ( Color Lookup Table )

+ Các bộ lọc của Photoshop sẽ không khả dụng đối với hình ảnh Indexed Color do đó ta

cần hoàn tất các công việc với bộ lọc trước khi chuyển đổi sang Indexed Color

+ Vào Image > Mode > Indexed Color để hiển thị hộp thoại Indexed Color :

Các tùy chọn trong hộp Palette :

Exact : Chỉ khả dụng khi hình ảnh có chứa không quá

256 màu Tùy chọn này làm số lượng màu thay đổi theo xác lập độ phân giải

System : Tùy chọn này sử dụng Palette System mặc định của Mac hoặc Window ( thích hợp với dự án Multimedia không phải Web )

Web : Tùy chọn này cung cấp 216 màu “Web Safe” cho hình ảnh tương thích với

các bộ trình duyệt Web

Uniform : Tùy chọn này tạo ra 1 Palette từ mẫu các màu của phổ màu

Adaptive : Tùy chọn này tạo ra 1 bảng màu từ các màu phổ biến trong hình ảnh đang được chuyển đổi

Custom : Tùy chọn này cho phép ta tạo ra bảng màu riêng cho tập tin hình ảnh

Previous : Tùy chọn này sử dụng Palette của sự chuyển đổi trước đó ( gần nhất )

Ngày đăng: 08/08/2014, 14:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 hình 2 - ADOBE PHOTOSHOP 5.5 Giáo Trình Căn Bản potx
Hình 1 hình 2 (Trang 7)
3) Bảng chỉnh màu Levels : - ADOBE PHOTOSHOP 5.5 Giáo Trình Căn Bản potx
3 Bảng chỉnh màu Levels : (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w