1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình bóng bàn phần 2

57 2,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 764,99 KB

Nội dung

- Chiến thuật tấn công hai mặt đối phó với cách đánh giật líp bóng, cần kiên trì gần bàn dùng vuốt bóng nhanh để chống lại bóng giật vồng của đối phương, thừa cơ sử dụng líp bóng phản cô

Trang 1

I MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN THUẬT VỚI KỸ THUẬT TRONG BÓNG BÀN

Nói chung chiến thuật bóng bàn thường được cấu thành từ hai loại hình kỹ thuật đơn trở lên kết hợp với nhau Trong tình huống đặc biệt thì 1 loại kỹ thuật cũng có thể cấu thành chiến thuật Do vậy kỹ thuật bóng bàn là nền tảng của chiến thuật bóng bàn Chỉ có tập luyện các loại hình kỹ thuật cơ bản một cách thành thạo mới có thể vận dụng được theo ý muốn các loại chiến thuật trong thi đấu đòi hỏi Có chiến thuật tiên tiến và thoả đáng sẽ thúc đẩy được việc phát huy sở trường kỹ thuật của bản thân tốt hơn, từ đó phát huy trình độ cao hơn trong thi đấu

Các cách đánh khác nhau có các chiến thuật khác nhau Ví dụ như chiến thuật của cách đánh loại hình tấn công nhanh lấy việc phát huy đầy đủ sự dũng mãnh và tốc độ nhanh trong tấn công nhanh gần bàn, linh hoạt biến hóa nhiều làm chính Còn sử dụng chiến thuật đối với cách đánh giật líp vồng thì lại lấy việc phát huy tấn công chủ động của bóng giật vồng, xoáy lên mạnh mẽ, đồng thời kết hợp với đập vụt mạnh làm chính; Chiến thuật của cách đánh kết hợp cắt bóng, tấn công lấy việc phát huy biến hoá độ xoáy cắt bóng và đập vụt mạnh tốc độ nhanh làm chính v.v Vì vậy để làm cho chiến thuật có thể phát huy tốt hơn sở trường kỹ thuật của các loại hình cách đánh khác nhau nên sử dụng các kỹ thuật thích hợp khác nhau để tổ hợp thành chiến thuật thích hợp với cách đánh của mình

II CHIẾN THUẬT CHỦ YẾU CỦA MÔN BÓNG BÀN

Loại hình cách đánh của môn bóng bàn hiện đại có rất nhiều Bất kỳ một loại hình cách đánh nào cũng đều có rất nhiều chiến thuật đặc hiệu

I.1 Chiến thuật đẩy công

Đặc điểm: Chủ yếu sử dụng tốc độ và sức mạnh tấn công thuận tay và đẩy chặn trái

tay, đồng thời kết hợp sự biến đổi điểm rơi và biến đổi nhịp độ để áp chế và điều động đối phương, nhằm tranh thủ chủ động hoặc giành điểm Chiến thuật đẩy công là chiến thuật chủ yếu của cách đánh đẩy trái công phải đối phó lại với cách đánh loại hình công kích Những vận động viên có năng lực đẩy chặn tấn công 2 mặt và kết hợp công cắt, v.v thường sử dụng loại chiến thuật này

Phương pháp:

- Đẩy trái công phải

- Đẩy chặn né người tấn công

- Đẩy chặn, né người tấn công, sau đó tạt bóng thuận tay

- Đẩy trái kết hợp công trái tay

- Đẩy trái công trái tay, sau đó né người tấn công

- Đẩy trái, công trái tay né người tấn công, sau đó tạt bóng thuận tay

Những điều cần chú ý:

- Đẩy công bóng đều cần có sự biến đổi đường bóng, biến hoá điểm rơi, và biến hoá nhịp độ

Trang 2

Đây là phương pháp chủ yếu của chiến thuật đẩy công giành chủ động và tạo ra cơ hội đập vụt bóng giành điểm

- Đẩy chặn: Nói chung lấy ép trái tay của đối phương làm chính Sau đó đột ngột đổi sang ép thuận tay để tạo ra cơ hội tấn công Nếu như thuận tay của đối phương tương đối kém thì mới có thể dùng đẩy ép thuận tay của đối phương làm chính

- Trong đẩy chặn có thể đột ngột đẩy tăng lực vào trung lộ của đối phương làm cho đối phương khó có thể dùng sức đánh trả Sau đó dùng đập vụt thuận tay hoặc né người đập vụt

- Khi gặp đường bóng có cơ hội tấn công cần quyết đoán đập vụt Đây là biện pháp chủ yếu để giành điểm của chiến thuật đẩy công

Chiến thuật đẩy công phải kiên trì bám gần bàn, lại không thể phòng thủ "chết" ở gần bàn Cần phải nắm được sự thay đổi vị trí giữa, gần và vừa bàn, nắm vững nhịp độ đối công

- Chiến thuật đẩy công đối phó với cách đánh giật líp bóng, nên kiên trì xa bàn là chính Dùng đẩy nhanh và đẩy chặn tăng, giảm lực, khống chế điểm rơi thừa cơ dùng líp bóng phản công gần bàn hoặc đập vụt giật vồng với sức mạnh trung bình sau đó bước sang tấn công liên tục thuận tay

II.2 Chiến thuật công hai mặt

Đặc điểm: Chủ yếu lợi dụng tốc độ và sức mạnh kỹ thuật tấn công bóng thuận tay và

trái tay áp chế đối phương, tranh thủ giành chủ động và tạo cơ hội đập vụt Chiến thuật tấn công hai mặt là chiến thuật chủ yếu của cách đánh tấn công hai mặt đối phó với loại hình đánh công kích

Phương pháp:

- Công bên trái, vụt bên phải (tấn công vào góc trái của đối phương, tìm cơ hội vụt mạnh vào chỗ trống bên thuận tay của đối phương)

- Tấn công đánh 2 góc, vụt mạnh vào trung lộ

Những điểm cần chú ý:

Tấn công bóng thuận tay và trái tay đều phải có sự biến đổi đường bóng và điểm rơi để tạo ra cơ hội đập vụt

- Cần lấy việc ép trái tay của đối phương làm chính, sau đó công kích vào bên thuận tay hoặc trung lộ của đối phương tạo ra cơ hội đập vụt bóng

- Khi gặp cơ hội cần mạnh dạn đập vụt

- Chiến thuật tấn công hai mặt trong tình huống chủ động tấn công cần kiên trì gần bàn; Trong tình huống bị động có thể lùi ra sau thích hợp, tiến hành phản công ở cự ly gần và vừa

- Chiến thuật tấn công hai mặt đối phó với cách đánh giật líp bóng, cần kiên trì gần bàn dùng vuốt bóng nhanh để chống lại bóng giật vồng của đối phương, thừa cơ sử dụng líp bóng phản công hoặc đập vụt, líp bóng với sức mạnh trung bình, sau đó chuyển sang tấn công liên tục

II.3 Chiến thuật líp công

Đặc điểm: Liên tục dùng líp bóng nhanh thuận tay tạo cơ hội tấn công; Sau đó sử dụng

đột kích và đập vụt để tạo thế giành điểm Chiến thuật líp công là chiến thuật chủ yếu của cách đánh tấn công nhanh đối phó với cách đánh của loại hình cắt bóng

Phương pháp:

Trang 3

- Líp bóng thuận tay, sau đó đập vụt

- Líp trái tay, sau đó đập vụt (nói chung là các vận động viên tấn công 2 mặt khi gặp cắt bóng góc lớn bên trái hay sử dụng)

Những điều cần chú ý:

- Sức mạnh líp, đập vụt bóng cần có tính bất ngờ để đối phương không kịp trở tay

- Cần có sự biến đổi đường bóng và điểm rơi khi líp bóng (như líp 2 góc trái, phải; phải ngắn, trái dài v.v ) để điều động đối phương giành thế chủ động và tạo cơ hội tấn công

- Khi gặp bóng có cơ hội tấn công, cần mạnh dạn đập vụt hoặc đột kích (có thể đập vụt vào trung lộ hoặc bên yếu của đối phương)

- Sử dụng chiến thuật líp công cần có sự kiên trì không nên nóng vội giành phần thắng, đối với bóng có cơ hội chưa chắc chắn thì không nên đánh bóng quá mạnh

II.4 Chiến thuật kết hợp líp, vụt, bỏ nhỏ

Đặc điểm: Chiến thuật này là do chiến thuật líp công kết hợp với bỏ nhỏ mà tạo

thành Đây là chiến thuật thường dùng của cách đánh loại hình tấn công đối phó với cách đánh cắt bóng

Phương pháp:

Khi đập vụt ở chiến thuật líp công hoặc bỏ nhỏ bóng sau đột kích (lúc này vị trí đứng của đối phương nói chung cách bàn tương đối xa nên bỏ nhỏ bóng là có hiệu quả tốt nhất) Sau khi bỏ nhỏ trong chiến thuật líp công, nên kết hợp đập vụt hoặc đột kích (lúc này

vị trí đứng của đối phương thường thường cách bàn rất gần, nên đập vụt hoặc đột kích dễ có cơ hội giành điểm)

Những điểm cần chú ý:

- Bỏ nhỏ trong lúc líp công, cần tiến hành khi vị trí đứng của đối phương tương đối xa, đồng thời bóng đến tương đối gần lưới Như vậy, điểm rơi của bóng bỏ nhỏ dễ áp sát lưới, có thể tăng thêm độ khó và cự ly di chuyển ra trước cho đối phương

Khi đập vụt sau khi bỏ nhỏ, nếu đối phương áp rất gần bàn có thể đập bóng nhắm thẳng vào thân người của đối phương Như vậy thường có thể làm cho đối phương khó có thể né người để đánh trả

II.5 Chiến thuật gò công

Đặc điểm: Chủ yếu dùng gò bóng xoáy thấp và biến hoá đường bóng, điểm rơi để

khống chế đối phương chờ thời cơ công bóng, sau đó sử dụng kỹ thuật đột kích thấp, vụt nhanh hoặc líp nhanh v.v và chuyển sang tấn công liên tục Trong khi gò bóng gặp cơ hội tấn công có thể tiến hành đập vụt, thường thường kèm theo tính đột ngột có thể trực tiếp giành điểm Chiến thuật gò công là chiến thuật bổ trợ không thể thiếu trong các loại hình cách đánh của bóng bàn

Phương pháp:

Gò bóng thuận tay, trái tay kết hợp líp nhanh, vụt nhanh, đột kích hoặc đập vụt thuận tay Gò bóng thuận tay, trái tay kết hợp líp nhanh, vụt nhanh đột kích hoặc đập vụt trái tay

Những điểm cần chú ý:

- Chiến thuật gò công vừa cần phải cố hết mức vung vợt sớm (trong thi đấu từ gò chuyển sang công gọi là hơi vung vợt) để giành thế chủ động, nhưng lại không được có tâm lý nóng vội Nếu không, vung vợt rất dễ sai lầm

- Vẩy ngắn trong gò bóng có thể làm cho đối phương không dễ cướp trước (hoặc phát

Trang 4

lực) tấn công, có lợi cho việc tạo ra cơ hội tấn công để thừa cơ dùng tấn công thuận tay, trái tay hoặc né người tấn công

II.6 Chiến thuật phản công trong cắt bóng

Đặc điểm: Chiến thuật này được kết hợp giữa cắt bóng và công bóng Thường lấy cắt

bóng bịt góc tăng xoáy làm chính, thừa cơ phản công hoặc lấy cắt bóng xoáy, thấp vững, biến hoá nhiều, buộc đối phương líp công trong lúc di chuyển bước, để từ đó tìm cơ hội phản công Chiến thuật này có đặc điểm: “ẩn, biến mạnh, công” là chiến thuật chủ yếu của cách đánh kết hợp công cắt

Phương pháp:

- Bịt góc cắt bóng thuận tay, trái tay (tức điểm rơi án gần lưới góc trái của bàn bóng đối phương), kết hợp công thuận tay hoặc né người tấn công khu vực trống bên phải của đối phương

- Cắt bóng dài hai góc lớn thuận tay và trái tay kết hợp phản công hoặc né người tấn công trái tay và thuận tay

Những điểm cần chú ý:

- Cắt bóng thuận tay và trái tay đều cần chú ý sự biến hoá cường độ xoáy của bóng đến Sau khi cắt bóng tăng xoáy có thể dùng động tác cắt tương tự như cắt bóng tăng xoáy để cắt bóng không xoáy Đây là phương pháp có hiệu quả làm cho đối phương líp bóng cao từ đó tiến hành phản công

- Khi cắt bóng cần cố gắng hết mức có thể ép thấp độ vồng để tránh đối phương đập vụt hoặc đột kích

- Khi cắt bóng ẩn góc, cần phối hợp cắt bóng góc kia để làm cho đối phương phải đánh bóng trong lúc di chuyển bước

II.7 Chiến thuật giao bóng cướp tấn công (cướp líp giật)

Đặc điểm: Chiến thuật giao bóng cướp tấn công là chiến thuật lấy giao bóng có đường

bóng xoáy, điểm rơi và tốc độ khác nhau để tăng thêm độ khó đánh trả cho đối phương, tạo cho bên mình có cơ hội tấn công hoặc làm giảm hiệu quả bóng đánh trả của đối phương Sau đó cướp trước tấn công giành lại thế chủ động hoặc trực tiếp giành điểm Đây là chiến thuật chủ yếu và biện pháp giành điểm chủ yếu của tất cả các cách đánh, đặc biệt là cách đánh loại hình tấn công

Phương pháp:

- Giao bóng xoáy xuống và không xoáy, cướp tấn công

- Giao bóng luân phiên thuận tay và trái tay, cướp tấn công

- Giao bóng xoáy lên, xoáy xuống nghiêng thuận tay và trái tay cướp tấn công

Những điểm cần chú ý:

- Giao bóng cần có sự biến đổi đường bóng và điểm rơi để làm cho đối phương chạy chỗ trước, sau, phải, trái đỡ giao bóng

- Sau khi giao bóng cần có sự chuẩn bị cướp tấn công để không mất đi cơ hội cướp tấn công

- Bản thân giao bóng gì? đối phương có thể dùng kỹ thuật gì dể đánh trả? Tất cả cần phải được định sẵn và dự đoán trước khi giao bóng Như vậy, mới có thể làm tốt việc chuẩn

bị cướp tấn công

- Cướp tấn công cố gắng sử dụng hết sức mạnh, nhưng lại không thể quá mạnh (cần

Trang 5

dựa vào độ cao và tính chất của bóng đến để sử dụng sức mạnh thỏa đáng (tối ưu) nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng bóng đánh vào bàn

II.8 Chiến thuật đỡ giao bóng cướp tấn công líp giật công

Đặc điểm: Chiến thuật này là do một số kỹ thuật đơn lẻ hình thành, có tính tấn công

mạnh Có thể biến sự bất lợi của đỡ giao bóng thành thế chủ động, trực tiếp giành điểm Đây là chiến thuật chủ yếu của các cách đánh trong bóng bàn, đặc biệt là cách đánh loại hình tấn công

Phương pháp:

Dùng kỹ thuật vụt nhanh, công nhanh hoặc đột kích sức mạnh vừa phải tiến hành đỡ giao bóng cướp tấn công

Những điểm cần chú ý:

- Do đỡ giao bóng cướp tấn công (cướp líp, giật công) thường được tiến hành trong tình huống đối phương chủ động giao bóng và bản thân ở vào thế đỡ giao bóng bị động độ khó tương đối lớn

- Đỡ giao bóng cướp tấn công (cướp líp, giật công) nói chung không thể quá mạnh Do đó cần xác định được phương hướng xoáy của bóng đến, cường độ xoáy và độ cao của bóng đến để sử dụng phương pháp tấn công thoả đáng Ví dụ đối phương giaọ bóng tăng xoáy xoáy xuống Khi đỡ giao bóng cướp tấn công cần sử dụng thủ pháp nâng kéo bóng để tránh chúc lưới, đồng thời sức mạnh công bóng không thể quá lớn Còn nếu khi đối phương giao bóng xoáy lên xoáy nghiêng thì khi đỡ giao bóng cướp tấn công nên sử dụng thủ pháp đẩy ép để tránh công bóng chúc lưới Chỉ có khi nào bóng đến hơi cao mới có thể cướp tấn công sức mạnh lớn

- Sau khi kết thúc động tác đỡ giao bóng cướp tấn công, cần lập tức làm tốt việc chuẩn

bị đôi công hoặc liên tục tấn công để tiếp tục giành thế chủ động

- Đỡ giao bóng cướp tấn công líp công, giật công sức mạnh càng nhỏ càng cần chú ý đường bóng và điểm rơi của bóng Nói chung phần lớn đánh sang trái tay của đối phương Nếu trái tay của đối phương mạnh mà thuận tay yếu, thì có thể đánh nhiều về thuận tay của đối phương

III CHIẾN THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÁCH ĐÁNH THƯỜNG GẶP

III.1 Chiến thuật chủ yếu của cách đánh đẩy trái công phải

Chiến thuật giao bóng cướp tấn công Chiến thuật đẩy công

Chiến thuật đỡ giao bóng cướp tấn công Chiến thuật líp công

Chiến thuật chủ

yếu

Chiến thuật kết hợp líp vụt bỏ nhỏ Chịến thuật gò công

Chiến thuật bổ trợ

Chiến thuật kết hợp gò líp

III.2 Chiến thuật chủ yếu của cách đánh tấn công hai mặt vợt dọc

Chiến thuật tấn công hai mặt Chiến thuật giao bóng cướp tấn công Chiến thuật đỡ giao bóng cướp tấn công Chiến thuật líp công

Chiến thuật

chủ yếu

Chiến thuật kết hợp líp, vụt, bỏ nhỏ Chiến thuật Chiến thuật gò công

Trang 6

bổ trợ

III.3 Chiến thuật chủ yếu của cách đánh tấn công hai mặt vợt ngang

Chiến thuật giao bóng cướp tấn công Chiến thuật công bóng hai mặt Chiến thuật đỡ giao bóng cướp tấn công

Chiến thuật

chủ yếu

Chiến thuật líp công Chiến thuật gò công Chiến thuật

bổ trợ Chiến thuật kết hợp gò líp

III.4 Chiến thuật chủ yếu của cách đánh tấn công nhanh kết hơp giật vồng vợt

dọc

Chiến thuật giao bóng cướp tấn công Chiến thuật đối công (đối líp) Chiến thuật đỡ giao bóng cướp tấn công Chiến thuật líp công

Chiến thuật

chủ yếu

Chiến thuật bổ trợ Chiến thuật

bổ trợ Chiến thuật gò (líp) công

III.5 Chiến thuật chủ yếu của cách đánh tấn công nhanh hết hợp giật vồng vợt ngang

Chiến thuật giao bóng cướp tấn công Chiến thuật đối công (đối líp) Chiến thuật đỡ giao bóng cướp tấn công Chiến thuật líp công

Chiến thuật chủ

yếu

Chiến thuật bổ trợ Chiến thuật bổ

trợ Chiến thuật cắt công

III.6 Chiến thuật chủ yếu của cách đánh tấn công giật công hai mặt cự ly trung bình (vừa bàn) vợt ngang

Chiến thuật giao bóng cướp giật xung Chiến thuật đối công (đối líp) Chiến thuật đỡ giao bóng cướp giật xung

Chiến thuật

chủ yếu

Chiến thuật líp công Chiến thuật gò bóng cướp giật xung Chiến thuật

bổ trợ Chiến thuật kết hợp gò líp

III.7 Chiến thuật chủ yếu của cách đánh kết hợp công cắt vợt ngang

Chiến thuật phản công trong cắt bóng Chiến thuật gò công (đối phó với vận động viên loại hình cắt bóng)

Chiến thuật giao bóng cướp tấn công

Chiến thuật

chủ yếu

Chiến thuật đỡ giao bóng cướp tấn công Chiến thuật kết hợp gò, cắt bóng Chiến thuật đối công (đối líp)

Chiến thuật

bổ trợ

Chiến thuật líp công

Trang 7

CHƯƠNG 5

GIẢNG DẠY BÓNG BÀN

I LỰA CHỌN CÁCH CẦM VỢT

Người mới học muốn lựa chọn và học cách cầm vợt, trước hết phải xác định sử dụng loại vợt

gì Vợt dọc hoặc vợt ngang? Vợt mút gai hoặc vợt mút phẳng (dán ngược)? v.v

Song muốn xác định sử dụng loại vợt gì còn phải xác định bạn thích cách đánh nào, tấn công nhanh, giật líp bóng vồng hay là cắt bóng v.v Nếu như bạn muốn học cách đánh kiểu truyền thống của Trung Quốc thì nên chọn vợt dọc Muốn học cách đánh kiểu truyền thống của châu Âu thì nên chọn dùng vợt ngang Muốn học cách đánh lấy tăng tốc độ là chính (như công nhanh) thì chọn dùng vợt mút gai Muốn học cách đánh lấy tăng cường độ xoáy làm chính (như giật líp bóng vồng và cắt bóng) nên chọn dùng vợt mút dán ngược Muốn học cách đánh biến hoá độ xoáy làm chính (như cách đánh “mượn xoáy" của kiểu Cát Tân Ái) thì chọn dùng vợt cao su gai dài Ngoài ra do mặt thuận và nghịch của vợt ngang có thể dán lớp phủ có tính chất khác nhau cho nên muốn học cách đánh biến đổi tăng xoáy và biến hóa kỹ thuật có thể chọn dùng vợt ngang dán mặt bằng các chất phủ mặt vợt khác nhau Có một số người mới học, thích học cách đánh của một số vận động viên ưu tú nào đó, thì bạn cũng có thể sẽ chọn dùng loại vợt mà vận động viên đó sử dụng

Sau khi bản thân đã xác định được cách đánh cần học và xác dịnh được vợt sử dụng, bạn sẽ có thể căn cứ vào kỹ thuật có quan hệ với cầm vợt đã giới thiệu ở phần trước để học tập nắm vững phương pháp cầm vợt

II LÀM QUEN VỚI TÍNH NĂNG BÓNG

Người mới học bóng bàn, lúc đầu thường đánh không trúng bóng, đánh bóng ra ngoài bàn hoặc đánh bóng chúc lưới , rất khó đánh bóng vào bàn của đối phương Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên là người học chưa quen với tính năng của vợt và bóng Vì vậy trước khi luyện tập trên bàn, tốt nhất là làm quen với bóng Dưới đây sẽ giới thiệu một số phương pháp

II.1 Tâng bóng

Tay phải cầm vợt trước ngực, tay trái tung nhẹ bóng lên (nếu cầm vợt tay trái thì ngược lại) đợi khi bóng rơi xuống đến độ cao ngang ngực thì dùng vợt tâng bóng nhẹ nhàng lên, làm cho bóng bật lên đến độ cao ngang đầu

Sau khi thành thục, lại tâng bóng như vậy song thay đổi lực nặng nhẹ Cuối cùng, kết hợp với di chuyển bước trước, sau, phải, trái tâng bóng để làm quen bóng thêm 1 bước Vợt ngang có thể tập luyện thay đổi hai mặt vợt

II.2 Đánh bóng vào tường

Cầm vợt trước thân, mặt vợt ngửa sau Đứng cách tường khoảng trên dưới 1 mét, tung bóng, liên tục đánh bóng vào tường Có thể thực hiện bằng hai cách: bóng chạm đất và bóng không chạm đất Lúc đầu điểm rơi không nên cao hơn đầu, không xác định vị trí Sau đó xác định phạm vi đánh vào tường từ lớn đến nhỏ Sau khi thành thục có thể điều khiển điểm rơi biến đổi phải, trái, cao, thấp Sức mạnh đánh bóng cũng nên biến đổi mạnh, nhẹ, đồng thời từng bước chuyển dần sang đánh bóng vào phạm vi qui định trên tường Cuối cùng luyện tập vừa đánh bóng vừa di chuyển bước Vợt ngang có thể tiến hành tập luyện thay đổi hai mặt vợt

II.3 Đánh bóng treo

Trang 8

Lấy 1 quả bóng bàn, dùng dây treo lên ở vị trí ngang thắt lưng Người mới học có thể dùng bóng này tập luyện đánh bóng liên tục Vợt ngang có thể thay đổi mặt vợt để đánh bóng

II.4 Hai người cầm vợt đánh bóng chuyền cho nhau

Đầu tiên chuyền bóng cho nhau ở vị trí cố định Sau đó tiếp tục tập luyện đánh bóng trong lúc di chuyển Vợt ngang có thể chuyển đổi mặt vợt đánh bóng

III TẬP LUYỆN THEO PHƯƠNG PHÁP BẮT CHƯỚC

Người mới học khi làm quen tính năng bóng còn có thể tập bắt chước một số kỹ thuật đơn giản để trước khi tập luyện trên bàn đã có được nhận thức sơ bộ đối với động tác đánh bóng

Người tập luyện bóng bàn khi làm động tác bắt chước, tốt nhất là có người biết đánh bóng bàn tốt làm mẫu động tác để mình bắt chước theo Nếu không có người làm mẫu động tác thì phải đọc kỹ các yếu lĩnh và phương pháp kỹ thuật đã giới thiệu trong cuốn sách này để tập luyện

III.1 Tập luyện phương pháp tay

Người mới tập khi tập luyện phương pháp tay nói chung có thể tập đẩy chặn và công bóng Khi tập, trước tiên tập động tác đánh bóng tay không, sau đó là tay cầm vợt không dùng bóng Người tập cần cố gắng làm động tác đánh bóng đúng với yếu lĩnh kỹ thuật, không cần đánh nhanh Khi động tác từng bước đã quen thì có thể thực hiện các bài tập có nhịp điệu, giống như tập thể dục buổi sáng Nếu muốn biết động tác của mình làm có đúng hay không, có thể đứng tập luyện trước gương Khi phát hiện thấy động tác của mình có khiếm khuyết, cần kịp thời sửa chữa Khi sửa chữa động tác sai có thể làm động tác chậm

1 chút, khi sửa đúng rồi mới tăng động tác nhanh dần

Khi làm động tác bắt chước phương pháp tay, không chỉ đòi hỏi động tác vung của cánh tay và góc độ mặt vợt chính xác mà còn cần chú ý động tác lưng đùi, sự chuyển đổi trọng tâm cơ thể và sự dùng sức nhịp nhàng của toàn thân Đây là then chốt để làm tất các bài tập bắt chước động tác tay

III.2 Tập luyện động tác chuyển bước

Tập động tác di chuyển bước có thể tiến hành ngay trước bàn bóng Cũng có thể tiến hành ở các địa điểm bằng phẳng khác Khi tập luyện động tác di chuyển bước có thể tập luyện theo tuần tự: bước đơn, sau đó đến bước nhảy, bước vượt (trượt) và bước đôi Cuối cùng tập luyện các phương pháp bước di chuyển khác Tập luyện di chuyển bước cũng có thể lúc đầu chậm, sau đó nhanh dần để đạt được mục đích nắm vững đúng phương pháp di chuyển

III.3 Tập luyện động tác phối hợp giữa phương pháp tay và phương pháp di chuyển bước chân

Thông qua tập luyện phương pháp tay và phương pháp di chuyển bước, khi người tập đã

sơ bộ nắm được yếu lĩnh của phương pháp tay và di chuyển bước thì có thể tiến hành tập luyện phối hợp giữa 2 phương pháp này với nhau Khi thực hiện các bài tập này, cần chú ý trước hết di chuyển bước, sau đó mới "đánh bóng" để bảo đảm sự chính xác cho động tác

Trang 9

mình sai đòi hỏi phải cải tiến, sửa chữa

IV TẬP LUYỆN TRÊN BÀN BÓNG

Khi người mới học lần đầu tập luyện trên bàn bóng rất khó đánh chuẩn xác bóng Để nâng cao hưng phấn tập luyện và đạt được hiệu quả tập luyện tốt, có thể dùng các phương pháp tập luyện sau:

IV.1 Phương pháp tập luyện nhiều bóng

Khi tiến hành tập luyện nhiều bóng, trước hết cần chuẩn bị một số quả bóng (càng nhiều càng tốt), đợi khi nào đánh hết lượt số bóng đã chuẩn bị sẵn mới lại nhặt gom lại Khi tập luyện các bài tập với nhiều bóng, sẽ giảm được thời gian nhặt bóng và tăng được thời gian đánh bóng Do vậy có thể nâng cao hiệu quả tập luyện

- Tự bản thân tung từng quả trên bàn bóng của mình sau đó tập luyện các loại động tác kỹ thuật đơn lẻ chủ yếu

- Một người tung bóng, 1 người ở bên bàn đối diện đánh trả

- Một người biết đánh bóng bàn tập cùng để dẫn dắt một người mới tập luyện Sử dụïng phương pháp tập luyện nhiều bóng có thể xem ở phần sau

IV.2 Phương pháp tập luyện kèm cặp

Hai người, một người đánh bóng, một người tập luyện các kỹ thuật đơn lẻ chủ yếu Lúc đầu tập luyện kỹ thuật chặn bóng, đẩy bóng và công bóng với đường bóng đơn giản Sau khi tập luyện tương đối thành thạo các kỹ thuật này mới tập luyện thay đổi đường bóng Phương pháp tập luyện kèm cặp, tốt nhất là sử dụng nhiều bóng

Phương pháp tập luyện nhiều bóng và phương pháp tập luyện kèm cặp là các phương pháp tập luyện rất có hiệu quả không chỉ ở thời gian đầu mà sau khi đã có trình độ nhất định vẫn có thể sử dụng các phương pháp tập luyện này

V PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN KỸ THUẬT CHỦ YẾU

Học kỹ thuật bóng bàn cần học từ nông đến sâu, từ kỹ thuật đơn giản tiếp đến kỹ thuật phức tạp; tập kỹ thuật đơn lẻ trước rồi mới học kỹ thuật kết hợp Khi bắt đầu học đánh bóng bàn, tốt nhất là tập đẩy chặn và công bóng trước, sau đó mới tập các kỹ thuật phức tạp khác Sau khi đã nắm vững được các loại kỹ thuật, cần tập thay đổi luân phiên giữa các loại kỹ thuật, đồng thời không ngừng sửa chữa hoàn thiện làm cho các kỹ thuật được củng cố và thành thạo Trong khi tập luyện, vừa phải tập thành thạo các đường bóng cơ bản, lại vừa phải tính tới tình hình thi đấu thực tế, có như vậy mới có thể ứng dụng tốt kỹ thuật học được vào trong thi đấu Dưới đây giới thiệu một số phương pháp tập luyện kỹ thuật chủ yếu

V.1 Tập luyện đẩy (chặn) đối đẩy (chặn)

Bài tập đẩy đối đẩy là phương pháp tập luyện nhập môn của người mới học

a Phương pháp tập luyện

- Đối đẩy đường chéo trái tay (đối chặn)

- Đối đẩy đường thẳng trung lộ trái tay

- Đối đẩy các điểm rơi khác nhau nửa bên trái bàn

b Những điểm cần chú ý

- Người mới học cần phải học chặn ngang trước, sau đó mới học đẩy chặn

- Người mới học cần phải học đẩy (chặn) trái tay đường chéo trước, sau khi thành thạo mới học đẩy (chặn) các đường bóng khác

Trang 10

V.2 Tập luyện công đối đẩy

Tập luyện công đối đẩy là phương pháp tốt để người mới học học kỹ thuật công bóng Sau khi người học sơ bộ nắm vững được kỹ thuật đẩy chặn thì có thể tiến hành tập luyện công đối đẩy để hoàn thiện kỹ thuật công bóng

a Phương pháp tập luyện

- Công đường thẳng thuận tay đối đẩy (chặn) trái tay

- Né người công đường thẳng thuận tay đối đẩy (chặn)

- Công đường chéo trái tay đối đẩy (chặn)

- Công thuận tay hoặc công trái tay điểm rơi khác nhau (ở 1/2 bàn) đối đẩy (chặn)

b Những điềm cần chú ý

- Nếu người mới học tập công bóng, người đẩy chặn bóng cần cố gắng đẩy bóng sang một phía theo phương hướng vị trí vợt của người tập Khi bắt đầu sức mạnh đẩy bóng nên nhẹ một chút Đợi sau khi người tập sơ bộ nắm vững được kỹ thuật công bóng, thì bên đẩy bóng mới tăng dần sức mạnh

- Tiến hành các bài tập có điểm rơi khác nhau, bắt đầu tập phải cố hết mức không làm cho phạm vi phân tán của điểm rơi quá lớn Đợi sau khi phương pháp bước chân và phương pháp tay tương đối thành thạo sẽ tiếp tục dần dần mở rộng phạm vi phân tán của điểm rơi

V.3 Tập luyện công đối công

Tập luyện công đối công là phương pháp tập luyện chủ yếu của loại hình cách đánh tấn công

a Phương pháp tập luyện:

- Đối công đường chéo thuận tay

- Né người đối công đường chéo thuận tay

- Một người thuận tay, người kia né người đối công đường thẳng thuận tay

- Đối công trái tay đường chéo

- Một người trái tay, 1 người thuận tay đối công đường thẳng

- Một người trái tay, 1 người né người thuận tay đối công đường chéo

- Đối công thuận tay hoặc trái tay không hạn chế điểm rơi ở nửa bàn

b Những điểm cần chú ý

- Người mới học nói chung phải tập luyện đối công thuận tay đường chéo trước, sau đó mới tập luyện công đường thẳng thuận tay Khi học công bóng trái tay cần tập đánh đường chéo trước, sau dó tiếp tục tập đánh đường thẳng

- Giống với những điều cần chú ý ở tập luyện công đối đẩy

V.4 Tập luyện công đối cắt

Tập luyện công đối cắt là phương pháp tập luyện chủ yếu giữa cách đánh loại hình tấn công với cách đánh loại hình kết hợp công cắt

a Phương pháp tập luyện

- Líp thuận tay đường chéo hoặc né người líp bóng đường thẳng đối cắt bóng thuận tay

- Líp bóng thuận tay đường thẳng hoặc né người líp bóng đường chéo đối cắt bóng trái tay

- Líp bóng trái tay đường chéo đối cắt bóng trái tay

Trang 11

- Líp bóng trái tay đường thẳng đối cắt bóng thuận tay

- Líp bóng trung lộ thuận tay hoặc trái tay đối cắt bóng thuận tay hoặc cắt bóng trái tay

- Công thuận tay hoặc trái tay, điểm rơi không hạn chế đối cắt bóng thuận tay hoặc trái tay ở nửa bàn

b Những điểm cần chú ý

Người mới học cách đánh tấn công chỉ sau khi sơ bộ nắm vững kỹ thuật công đối đẩy và công đối công mới có thể tiến hành tập luyện công đối cắt

Khi bắt đầu tập luyện, sức mạnh líp bóng cần vừa phải, chủ yếu là để việc đánh bóng tốt và giữ được động tác líp bóng chính xác Đợi sau khi có kỹ thuật líp bóng tương đối vững vàng, thì mới có thể tăng thêm sức mạnh đánh bóng

Những điểm cần chú ý giống với những điểm cần chú ý của tập luyện công đối đẩy Sau khi kỹ thuật cắt bóng đạt được tương đối vững vàng và có trình độ nhất định, thì cần chú ý tăng sự biến đổi xoáy (như cắt bóng xoáy và không xoáy) và biến đổi nhịp độ (như gò nhanh và cắt chậm)

V.5 Tập luyện gò đối gò

Gò đối gò là phương pháp tập luyện nhập môn của người mới học kỹ thuật cắt bóng Gò đối gò cũng là một trong những phương pháp tập luyện không thể thiếu được của các loại hình cách đánh bóng bàn

a Phương pháp tập luyện

- Đối gò trái tay đường chéo

- Đối gò thuận tay đường chéo

- Một người trái tay 1 người thuận tay đối gò đường chéo

- Đối gò thuận tay hoặc trái tay điểm rơi khác nhau ở nửa bàn

b Những điểm cần chú ý

Tập luyện đối gò cần có sự kiên trì, chú ý nâng cao tỷ lệ bóng tốt (đánh trúng bóng, trúng bàn) và ép thấp đường vòng cung

Những điểm cần chú ý cũng giống những điểm cần chú ý của tập luyện công đối đẩy và công đối cắt

V.6 Tập luyện giao bóng và đỡ giao bóng

Tập luyện giao bóng và đỡ giao bóng là phương pháp tập luyện chủ yếu và không thể thiếụ của các loại hình cách đánh bóng bàn

a Phương pháp tập luyện

- Dùng cùng 1 động tác giao bóng riêng rẽ về tốc độ, đường bóng, điểm rơi, độ xoáy Bàn bên kia (đồng đội) dùng phương pháp đỡ riêng rẽ để đỡ bóng

- Dùng động tác giống nhau giao bóng với tốc độ, đường bóng, điểm rơi khác nhau Bàn bên kia (đồng đội) dùng phương pháp khác nhau để đỡ trả bóng

- Giao bóng là kỹ thuật duy nhất của môn bóng bàn được tiến hành khi không có sự hỗ trợ giúp đỡ của đối thủ nên ngoài tập luyện ở trên bàn bóng ra còn có thể tự tập giao bóng

ở nhà, ở câu lạc bộ, trường học, cũng có thể tập giao bóng ở trên mặt đất hoặc trên tường

b Những điểm cần chú ý

Phương pháp tập luyện giao bóng và đỡ giao bóng tốt nhất là sử dụng nhiều bóng

Trang 12

Bên tập luyện giao bóng, tốt nhất là tập luyện thành thạo 1 kiểu giao bóng sở trường Sau khi thành thạo 1 kiểu giao bóng này, sẽ tiếp tục tập giao bóng một số kiểu khác

V.7 Tập luyện giật bóng

Tập luyện kỹ thuật giật bóng có thể tham khảo (xem) phương pháp tập luyện các loại công bóng Điểm khác nhau là người đối tập cần sử dụng kỹ thuật tương ứng đối phó giật bóng Ví dụ khi vận động viên giật bóng luyện tập đối công với vận động viên tấn công nhanh, vận động viên tấn công nhanh có thể sử dụng vuốt nhanh

V.8 Tập luyện tổ hợp kỹ thuật

* Tập luyện đẩy trái công phải

a Phương pháp tập luyện

- Một người đẩy trái công phải trái tay, bên đối diện một người đối lại bằng chặn đẩy trái tay hoặc né người công bóng

- Một người đẩy trái công phải thuận tay, bên bàn đối diện một người đối lại bằng đối công thuận tay

- Một người đẩy trái công phải sang nửa bàn bên trái đối diện (hoặc nửa bàn phải), một người di chuyển bước đẩy chặn trái tay (hoặc đối công thuận tay)

- Một người đẩy trái công phải sang hai điểm phải trái của bên đối diện, người bên đối diện cũng thay nhau đẩy trái, công phải hoặc tấn công hai mặt vào 2 điểm của bên kia Đẩy trái công phải toàn bàn, đối đẩy trái công phải hoặc tấn công hai mặt

b Những điểm cần chú ý

- Trong tập luyện cần tăng tốc di chuyển bước và di chuyển trọng tâm cơ thể để bảo đảm động tác đánh bóng chính xác

- Cùng với sự nâng cao về trình độ kỹ thuật, từng bước tăng thêm sức mạnh và tốc độ đánh bóng

- Các điểm cần chú ý khác, cũng giống với các điểm cần chú ý của "tập luyện đẩy đối công"

* Tập luyện tấn công hai mặt

Có thể tham khảo phương pháp tập luyện đẩy trái công phải để tiến hành tập luyện

* Tập luyện đẩy chặn né người công bóng

a Phương pháp tập luyện

- Trong đối đẩy một bên né người tấn công trái tay của đối phương

- Trong đối đẩy hai bên né người tấn công trái tay của đối phương

- Đẩy chặn, né người công đối chọi với tấn công trái tay của đối phương (phương pháp như trên)

b Những điểm cần chú ý

- Đẩy chặn né người công bóng, tiếp tục đẩy chặn tiếp tục né người công bóng, cần tập luyện lắp đi lắp lại

- Cần tăng nhanh bước di chuyển mới có thể dùng động tác chính xác để đánh bóng

* Tập luyện sau khi né người tấn công thì tạt bóng thuận tay và sau đẩy chặn

Trang 13

né người tấn công tạt bóng thuận tay

a Phương pháp tập luyện

Trong tập luyện né người công thuận tay đối đẩy chặn trái tay, bên né người tấn công biến đổi đường bóng tấn công thuận tay đối phương Đối phương thuận tay đối công góc phải của bên mình, bên mình tạt bóng thuận tay (đánh trả về chỗ cũ)

- Trong đối đẩy trái tay, một bên né người công thuận tay đối phương; Đối phương thuận tay đối công góc phải của bên mình, bên mình tạt bóng thuận tay (đánh trả về chỗ cũ)

b Những điểm cần chú ý

- Đây là phương pháp tập luyện có phạm vi di chuyển tương đối lớn, do đó cần phải dựa vào phương pháp di chuyển bước để tiến hành tập luyện

- Sau khi tạt bóng thuận tay, cần nhanh chóng trở về vị trí chuẩn bị đón đánh bóng đến lần tiếp theo

- Điểm rơi của bóng khi đánh tạt thuận tay, nói chung ở bên thuận tay hoặc trung lộ của đối phương để tránh đối phương đánh trả bóng đến góc lớn trái của bên mình (như vậy, thường không kịp cứu bóng)

Người mới học, trước hết cần tập luyện và nắm vững sơ bộ bước di chuyển của tạt bóng thuận tay mới tập luyện bài tập tạt bóng trái tay

* Tập luyện sau khi líp bóng thì đập vụt (hoăïc đột kích)

a Phương pháp tập luyện

- Líp đập vụt (hoặc đột kích) bên phải của đối phương, đối phương đánh trả bằng cắt bóng trái tay

- Líp đập hoặc đột kích bên phải của đối phương, đối phương đánh trả bằng cắt bóng thuận tay

- Líp trái (bên trái của đối phương), vụt phải (bên phải của đối phương), đối phương đánh trả bằng cắt bóng thuận tay hoặc trái tay

- Líp bóng và đập bóng có điểm rơi không hạn chế, đối phương đánh trả bằng cắt bóng thuận tay hoặc trái tay

b Những điểm cần chú ý

- Khi bắt đầu tập luyện líp và đập bóng đều lấy chắc chắn là chính, đợi khi đạt được trình độ nhất định mới từng bước tăng thêm sự chênh lệch về mức độ dùng sức giữa líp và đập vụt

- Sau khi tập luyện líp đột kích hoặc đập vụt trong khi líp bóng, cố gắng kết hợp đập vụt liên tục

- Cần tập luyện phương pháp di chuyển bước trong khi tập luyện chạy chỗ

* Tập luyện đột kích trong líp bóng

a Phương pháp tập luyện

- Trong đối đẩy qui định điểm rơi, đột kích vào các điểm khác nhau trên bàn đối phương (hoặc 1 điểm)

- Trong đối đẩy không qui định điểm rơi, đột kích vào các điểm khác nhau trên bàn đối phương (hoặc 1 điểm)

b Những điểm cần chú ý

Do góc độ biến đổi mặt vợt từ đẩy bóng sang đột kích tương đối lớn, cho nên khi đột kích cần đặc biệt chú ý điều chỉnh góc độ mặt vợt

Trang 14

- Khi đột kích, cần dựa vào vị trí bóng đến để lựa chọn đột kích thuận tay, trái tay hoặc né người đột kích thuận tay cho phù hợp

* Tập luyện phản công trong cắt bóng

a Phương pháp tập luyện

- Một người cắt bóng thuận tay hoặc trái tay, một người phản công thuận tay hoặc trái tay (hoặc né người thuận tay) đường thẳng

- Một người cắt bóng thuận tay hoặc trái tay điểm rơi toàn bàn, một người phản công thuận tay hoặc trái tay (hoặc né người thuận tay) có định điểm hoặc không hạn chế điểm rơi

b Những điểm cần chú ý

- Khi phản công cần nhanh chóng di chuyển ra trước giành được vị trí phản công thích hợp

- Phản công trong khi cắt bóng, đặc biệt là phản công trái tay cần cố gắng dùng sức đánh bóng

- Sau khi phản công, cố gắng phát động tấn công liên tục Nếu khi không thể phát động tấn công liên tục, cần nhanh chóng chuyển thành cắt bóng

* Tập luyện giao bóng cướp tấn công (cũng bao gồm cả cướp, líp, giật xung)

a Phương pháp tập luyện

- Trên cơ sở tập luyện giao bóng và đỡ giao bóng đã giới thiệu ở phần trước, bên giao bóng cướp tấn công bên trái hoặc bên phải của đối phương

- Trên cơ sở tập luyện giao bóng và đỡ giao bóng đã giới thiệu ở phần trước, bên giao bóng tiến hành cướp tấn công ở các điểm rơi không hạn chế

b Những điểm cần chú ý

- Khi bắt đầu tập luyện có thể yêu cầu bên đỡ giao bóng đỡ bóng đến bên trái hoặc bên phải của người giao bóng để giảm độ khó khi thực hiện cướp tấn công của bên giao bóng Sau khi đã sơ bộ nắm được kỹ thuật giao bóng cướp tấn công, bên đỡ giao bóng mới tiếp tục đỡ bóng trả về các điểm rơi khác nhau

- Bên giao bóng có thể tập luyện trước kỹ thuật cướp tấn công thuận tay, né người thuận tay cướp tấn công hoặc trái tay cướp tấn công Sau khi đã nắm vững sơ bộ mới tiếp tục dựa vào sự khác nhau về điểm rơi của bóng đến và vị trí của bản thân mình mà sử dụng linh hoạt cướp tấn công thuận tay, né người cướp tấn công thuận tay hoặc cướp tấn công trái tay

VI PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN CHIẾN THUẬT CHỦ YẾU

Chiến thuật của bóng bàn là sự vận dụng kết hợp từ 2 kỹ thuật đơn lẻ trở lên tạo thành Bởi vậy mỗi loại kỹ thuật kết hợp đều có thể làm thành 1 loại chiến thuật để vận dụng Ví dụ: Đẩy trái công phải, đẩy chặn, né người tấn công trong chiến thuật đẩy công v.v… Vì vậy, phương pháp tập luyện các loại tổ hợp kỹ thuật đã giới thiệu ở phần trước cũng đều có thể dùng cho tập luyện chiến thuật Song khi đem các phương pháp này vận dụng cho tập luyện chiến thuật, cần cố gắng phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn tập luyện Ví dụ:

1 Khi lấy đẩy chặn, né người tấn công làm thành bài tập chiến thuật, trong đối đẩy giằng co hoặc trong đẩy đối công giằng co (đối phương công trái tay) cần chú ý không ngừng biến đổi sức mạnh, biến đổi điểm rơi trong đẩy chặn Khi giành được cơ hội né người tấn công, cần dùng sức mạnh vụt đập, giành điểm

Trang 15

2 Khi tạt bóng thuận tay sau đẩy chặn né người tấn công làm thành bài tập chiến thuật, có thể giảm thiểu một cách có ý thức uy lực né người tấn công để tiện cho đối phương tấn công đánh vào thuận tay của mình, bản thân mình khi chú trọng tập luyện tạt thuận tay sẽ đánh bóng sang góc lớn bên trái của đối phương để buộc đối phương khó có thể công bóng vào chỗ trống bên phải của mình Cũng có thể khi tạt bóng thuận tay, phải có ý thức công kích sang bên phải của đối phương để làm cho đối phương đánh sang khoảng trống bên trái tay của mình để tạo thuận lợi cho việc vận dụng công bóng trái tay hoặc đẩy chặn trái tay Phương pháp tập luyện các tổ hợp kỹ thuật khác để vận dụng và tập luyện chiến thuật, có thể tham khảo ở phần "chiến thuật chủ yếu của môn bóng bàn" đã giới thiệu ở trên

VII CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY

Biên soạn chương trình giảng dạy là việc làm không thể thiếu được đối với người giáo viên Biên soạn chương trình là đặt ra kế hoạch làm việc khoa học, phù hợp với thực tiễn Kế hoạch càng sát với thực tế, càng tỷ mỷ cụ thể bao nhiêu, thì chất lượng giảng dạy càng tốt bấy nhiêu Chương trình thực chất là kế hoạch của khóa học về một môn học nào đó Biên soạn chương trình phải dựa vào mục tiêu đào tạo để đặt ra kế hoạch và phương pháp thực hiện nhiệm vụ một cách rõ ràng giúp giáo viên giảng dạy có hệ thống và kiểm tra được quá trình giảng dạy của mình

* Những căn cứ để biên soạn chương trình :

- Căn cứ vào mục tiêu đào tạo

- Căn cứ vào nội dung, yêu cầu đào tạo

- Căn cứ vào quỹ thời gian của môn học (quỹ này do chương trình, kế hoạch đào tạo chung của trường phân bổ)

- Căn cứ vào lứa tuổi, giới tính, chuyên môn, thể lực của đối tượng

- Căn cứ vào khả năng giảng dạy của giáo viên

- Căn cứ vào điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất

- Căn cứ vào phương pháp đánh giá kết quả

* Nguyên tắc biên soạn chương trình giảng dạy:

- Phải mang tính giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phong, tính thẩm mỹ thông qua nội dung các chương, bài

- Phải tuân theo các nguyên tắc giảng dạy (chú ý đến trọng tâm, trọng điểm trong các giai đoạn)

- Phải đảm bảo tính khoa học, sư phạm, sát với thực tế

- Phải tranh thủ ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, của các cán bộ chuyên môn và những ý kiến tổng kết rút kinh nghiệm của năm trước, khóa trước

* Khi biên soạn cần chú ý những vấn đề sau:

- Quán triệt giữa cái cơ bản và cái nâng cao, giữa cái toàn diện và cái chuyên sâu

- Lấy kỹ thuật, chiến thuật làm chính, trong đó chọn cái nào là cốt lõi để bố trí thời gian, phương tiện cho phù hợp

- Phần lý luận phải cụ thể cho từng nội dung, từng giai đoạn Lý luận phải soi sáng cho phần thực hành

- Đặt ra phương pháp đánh giá và các chỉ tiêu cụ thể

* Nội dung chương trình giảng dạy:

+ Mục tiêu chương trình: Cần xác định rõ mô hình đào tạo hết chương trình sẽ được

Trang 16

gọi thế nào? Cấp bậc gì, làm được gì?

+ Yêu cầu cần nêu rõ:

- Yêu cầu về tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phong

- Yêu cầu về lí luận (được bồi dưỡng những gì, đến đâu?)

- Yêu cầu về thực hành: học kỹ, chiến thuật gì? Mức độ đến đâu?

- Yêu cầu về năng lực công tác: Có khả năng làm được việc gì (giảng dạy, huấn luyện, cán bộ phong trào, trọng tài)

+ Nội dung giảng dạy:

Các bước tiến hành biên soạn nội dung:

- Dựa vào quỹ thời gian, mục tiêu và điều kiện thực tiễn để phân chia thời gian cho các phần nội dung giảng dạy, bao gồm: lý thuyết, thực hành, thảo luận, thực tập, thi đấu, ôn tập, tham quan, kiểm tra - thi

- Trên cơ sở phân phối thời gian chung cần phân chia cụ thể các nội dung theo từng phần, trong học kỳ, từng năm học

- Từ nội dung học kỳ, học phần lại chia nội dung cho từng giáo viên

Phần nội dung kiểm tra cần xác định cụ thể phương pháp đánh giá cho điểm, chỉ tiêu kết thúc môn học và biểu điểm

Cuối chương trình cần nêu rõ những điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện chương trình (về người dạy, người học, điều kiện phương tiện cơ sở vật chất)

* Tiến trình giảng dạy:

Dựa vào chương trình giảng dạy, giáo viên phải biên soạn tiến trình giảng dạy Tiến trình thực chất là kế hoạch (tiến độ) giảng dạy của từng học kỳ được phân chia cụ thể cho từng giáo án về các nội dung kỹ, chiến thuật, phương pháp

* Phương pháp biên soạn tiến trình giảng dạy:

Căn cứ vào thời gian xác định cho học kỳ (năm học) để xác định số giáo án tương ứng Căn cứ vào nội dung giảng dạy lí thuyết, thực hành để phân chia nội dung đó cho từng giáo án và sắp xếp giảng dạy ở giáo án (bài) số mấy

* Giáo án:

Dựa vào tiến trình giảng dạy để soạn giáo án Giáo trình là kế hoạch cụ thể cho 1 bài (buổi) lên lớp của giáo viên, kế hoạch này chi tiết cho cả nội dung, thời gian, phương pháp lên lớp

Có 2 loại giáo án lên lớp là giáo án lý thuyết và giáo án thực hành

- Với giáo án lý thuyết phải xác định tên bài giảng, mục đích, yêu cầu, nội dung bài giảng cụ thể, trình tự thực hiện bài giảng qua các bài lên lớp và phương pháp giảng dạy của giáo viên Bài giảng lí thuyết phải liên hệ chặt chẽ với thực tế và đặt nền móng cho giảng dạy thực hành

- Với giáo án thực hành phải xác định rõ giáo án số mấy, nội dung, yêu cầu, phương pháp, và các điều kiện để thực hiện giáo án

- Giáo án thực hành được chia làm 3 phần: phần chuẩn bị, phần cơ bản, phần kết thúc

VIII PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT CƠ BẢN

Trang 17

VIII.1 Cơ sở của phương pháp giảng dạy

Phương pháp giảng dạy dựa trên các phương pháp chung của quá trình sư phạm

- Phương pháp thuyết trình: là phương pháp dùng lời nói để mô tả, phân tích, giảng giải trình bày nội dung bài giảng

- Phương pháp trực quan là phương pháp dùng động tác mẫu, tranh ảnh, mô hình.v.v để thể hiện hình dáng, cơ cấu nội dung động tác

- Phương pháp sử dụng các bài tập định mức và không định mức là phương pháp dùng lượng vận động để điều chỉnh phản ứng thích nghi, hình thành kỹ năng động tác

- Phương pháp giảng dạy phân chia : Thường được áp dụng với những học sinh mới học và người có trình độ bóng bàn thấp Sau khi xây dựng khái niệm động tác qua phân tích, làm mẫu, mô phỏng thì phân chia động tác thành từng phần như tư thế chuẩn bị, vung tay thực hiện động tác đánh bóng, kết thúc động tác, sau đó ghép từng phần lại thành động tác hoàn chỉnh Thực hiện phương pháp giảng dạy phân chia không nên tập quá sâu từng phần động tác, ở mức độ nhất định là phải ghép các phần với nhau vì mục đích cuối cùng là hoàn chỉnh, tập sâu quá sẽ dẫn đến sai lầm

- Phương pháp giảng dạy hoàn chỉnh (toàn bộ) : Phương pháp này thường được sử dụng giảng dạy với các động tác cùng loại, hoặc với các học sinh đã có trình độ chuyên môn tương dối tốt

VIII.2 Trình tự các bước giảng dạy kỹ thuật cơ bản

Đối với học sinh mới học bóng bàn cần giảng dạy theo các bước:

+ Bước 1: Xây dựng cảm giác cho học sinh về không gian, về lực qua các bài tập :

- Tâng bóng tại chỗ có điều chỉnh lực khống chế tầm bóng

- Đánh bóng vào tường với các điểm quy định cố định và thay đổi dần khoảng cách để tạo cảm giác về lực và góc độ vợt

- Tâng bóng cho nhau với các khoảng cách khác nhau

+ Bước 2: Cho học sinh tập mô phỏng động tác nhằm bước đầu hình thành khái niệm

động tác Động tác mô phỏng cần chính xác Ban đầu cần làm động tảc mô phỏng chậm,

sau tăng dần rồi bắt theo nhịp độ động tác

+ Bước 3: Cho học sinh tập với bóng trong điều kiện chủ động như đánh bóng cố định

(đặt, treo), tự thả bóng nảy trên bàn rồi thực hiện động tác đánh bóng qua bàn bên kia (chú ý đến cơ cấu động tác, hướng lăng vợt, góc độ vợt dùng lực, giai đoạn, điểm tiếp xúc)

+ Bước 4: Cho học sinh tập với bóng trong điều kiện bị động Cho học sinh đứng ở tư

thế chuẩn bị, người phục vụ tung hoặc đánh bóng sang nhẹ, chuẩn (ngon) để người tập thực hiện động tác đánh trả Tiếp tục làm như thế nhiều lần để hình thành động tác nâng cao dần khả năng phán đoán, phối hợp đánh bóng

+ Bước 5: Cho học sinh đánh bóng qua lại với nhau liên tục theo 1 đường nhất định để

nâng cao khả năng đánh bóng, khống chế bóng

+ Bước 6: Cho học sinh đánh bóng thay đổi các đường (thẳng - chéo, dài - ngắn), thay

đổi điểm rơi từ 1 điểm sang 2 điểm, 3 điểm, từ 2, 3 điểm về 1 điểm v.v

+ Bước 7: Cho tập phối hợp kỹ thuật này với kỹ thuật khác, nâng cao dần yêu cầu về độ

khó,

+ Bước 8: Cho thực hành thi đấu thông qua đó nâng cao năng lực phán đoán, phản ứng,

phối hợp vận động và dần hình thành ý đồ chiến thuật

Trang 18

+ Bước 9: Cho kiểm tra kết quả học tập

Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chủ động sáng tạo điều chỉnh hợp lý với thực tế bài giảng với đối tượng để tạo nên hưng phấn, tận dụng thời gian, phương tiện, tránh lãng phí, tẻ nhạt ảnh hưởng đến tiếp thu bài của học sinh

VIII.3 Trình tự thực hiện một giáo án giảng dạy

Thực hiện 1 giáo án giảng dạy thông thường qua 5 bước gồm: Tổ chức lớp; kiểm tra bài cũ; giảng bài mới; củng cố bài mới; nhận xét dặn dò và cho bài tập ở nhà

Ở giáo án thực hành còn chia làm 3 phần: Phần chuẩn bị; phần cơ bản; phần kết thúc

- Phần chuẩn bị: thường là bao gồm các bước tổ chức lớp (nhập lớp kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung yêu cầu bài học) và hướng dẫn khởi động (khởi động chung – khởi động chuyên môn) với các hình thức đi, chạy, nhảy, các động tác tay không, các động tác với dụng cụ các trò chơi vận động

- Phần cơ bản, thường bao gồm 2 bước là: "Kiểm tra bài cũ và giảng bài mới"

Kiểm tra bài cũ có nhiều hình thức song dù sử dụng hình thức nào cũng phải tái tạo kiến thức cũ, mở đầu hoặc tạo tiền đề cho học bài mới

Bài mới là nội dung chương trình được phân chia cụ thể cho từng giáo án Là phần cơ bản của bài học phải được chi tiết, tỷ mỉ, chính xác

- Phần kết thúc thường bao gồm các bước: hồi tĩnh, củng cố bài mới, nhận xét và dặn dò

Hồi tĩnh là thực hiện việc giảm dần lượng vận động, thả lỏng đưa cơ thể trở lại các hoạt động bình thường Hồi tĩnh thường thực hiện trước củng cố bài

Củng cố bài mới cũng có nhiều hình thức nhưng sử dụng hình thức nào cũng phải đảm bảo tóm tắt, thể hiện rõ mấu chốt của bài, gây ấn tượng sâu về cái đúng; cái sai khi thực hiện bài học của học sinh, nguyên nhân sai và cách sửa chữa

Nhận xét đánh giá và dặn dò cần ngắn gọn chính xác về những ưu, nhược điểm trong giờ học, đánh giá đúng kết quả khen, chê đúng người, đúng việc để động viên nhắc nhở Các bài tập về nhà cần đơn giản dễ thực hiện và bổ trợ tích cực cho bài học

VIII.4 Những điểm cần chú ý khi giảng dạy giáo án thực hành

Trong điều kiện hiện nay đối với các trường phổ thông ở nước ta giáo án thực hành thường được tổ chức giảng dạy ở sân vận động (kể cả với môn cầu lông, bóng bàn ) nên việc điều hành học sinh khó hơn ở trong lớp do không gian rộng lớn, lớp học đông, học sinh ở lứa tuổi hiếu động, môi trường bên ngoài như nắng, gió, cây cối chim muông, xe cộ, súc vật, người qua lại v.v ảnh hưởng nhiều đến tập trung chú ý học tập của học sinh Do vậy bước tổ chức lớp là hết sức quan trọng cho thành công của giáo án

(Tổ chức lớp tốt là thành công một nửa đối với giảng dạy thực hành TDTT)

+ Đội hình giảng dạy: giáo viên có thể sử dụng đội hình hàng dọc, hàng ngang, chữ U , vòng tròn để giảng dạy tuỳ theo thực tế sân bãi và thời gian, mức độ nắng mát trong ngày Nhưng dù sử dụng loại đội hình nào cũng phải đảm bảo :

- Giáo viên quan sát học sinh rõ nhất Học sinh nghe rõ nhất lời giáo viên nói, nhìn rõ nhất động tác giáo viên làm Do vậy giáo viên nên chọn hướng đứng gần như xuôi gió và gần như ngược nắng, ngược sáng

- Không để cho ánh sáng chiếu thẳng vào mặt, vào gáy của học sinh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tiếp thu bài

- Không để đội hình hướng đến nơi đông người như: cổng trường, họp chợ, đường quốc lộ Học sinh sẽ không tập trung học tập

Trang 19

- Khi sử dụng đội hình vòng tròn, giáo viên không nên đứng ở giữa vòng vì như vậy phạm vi bao quát học sinh sẽ hẹp mà nên đứng gần sát vòng tròn, thậm chí còn có thể ra ngoài vòng Như vậy phạm vi bao quát lớp học sẽ rộng hơn

Khi sử dụng đội hình vòng tròn di động (thường dùng trong khởi động, hồi tĩnh) giáo viên không nên di chuyển cùng chiều với học sinh mà nên đứng tại chỗ Quay mặt ngược với hướng chuyển động của vòng, hoặc đi ngược hướng với hướng chuyển động của vòng

Chú ý: Khi sử dụng đội hình vòng tròn tĩnh trong điều kiện nắng, gió to, hoặc nơi có tác

động ngoại thì sau khoảng 2 - 3 phút nên cho đội hình dịch chuyển 1/2 vòng tròn

+ Giảng giải phân tích và làm mẫu động tác:

Trong giảng dạy kỹ thuật bóng bàn nhất thiết phải thông qua giảng giải, phân tích và làm mẫu các kỹ, chiến thuật Tùy theo khả năng tiếp thu, trình độ chuyên môn, lứa tuổi, giới tính mà mức độ sử dụng phân tích, giảng giải và làm mẫu khác nhau cho phù hợp để đạt hiệu quả cao

* Có 3 hình thức kết hợp giảng giải và làm mẫu

- Giảng giải rồi làm mẫu

- Làm mẫu rồi giảng giải

- Vừa giảng giải vừa làm mẫu

Hình thức thứ 3 thường được sử dụng nhiều hơn, hiệu quả hơn

Giảng giải cần ngắn gọn, rõ ràng, nêu được mấu chốt, yếu lĩnh cơ bản chính xác của động tác

Làm mẫu phải chính xác các giai đoạn động tác Động tác mẫu phải đẹp, chuẩn mới có tác dụng hấp dẫn lôi cuốn, gây hứng thú học tập cho học sinh Làm mẫu có thể là giáo viên trực tiếp giảng dạy, hoặc dùng đồng đội, hoặc dùng học sinh có kỹ thuật tốt, hoặc dùng tranh ảnh, phim ảnh, mô hình Nhưng tốt nhất là giáo viên trực tiếp giảng dạy Như vậy vừa chủ động vừa dễ chiếm được lòng tin của học sinh đối với thầy

+ Sửa chữa sai lầm cho học sinh:

Trong quá trình học tập, để hình thành kỹ năng động tác, học sinh thường mắc những sai lầm như: Tư thế không phù hợp, phán đoán bóng sai, vung vợt nhanh hay chậm quá, đánh bóng không đúng tầm, đúng điểm, phối hợp các bộ phận thân thể khi đánh bóng không đồng bộ ảnh hưởng đến chất lượng đánh bóng

Ở một thời điểm một học sinh có thể mắc 1 sai lầm và cũng có thể đồng thời mắc nhiều sai lầm Trong lớp có thể chỉ có 1 học sinh mắc 1 sai lầm và cũng có thể có nhiều học sinh cùng mắc sai lầm

Khi sửa chữa sai lầm cho học sinh cần chú ý:

- Phải phát hiện được sai lầm và những nguyên nhân dẫn đến sai lầm đó để tìm cách sửa chữa

- Không nên cùng 1 lúc sửa chữa nhiều sai lầm cho cùng 1 học sinh, 1 nhóm học sinh, mà phảị chọn lựa xem sai lầm nào là chủ yếu để sửa chữa trước, sai lầm nào sửa chữa sau Có thể sửa chữa sai lầm này thì học sinh sẽ tự khắc phục được sai lầm kia…

- Nếu chỉ một học sinh mắc sai lầm thì cần sửa chữa cá biệt, không nên tập trung cả lớp để sửa

- Nếu nhiều học sinh cùng mắc một loại sai lầm thì không nên sửa chữa cá biệt cho từng người mà nên tập trung từng nhóm hoặc cả lớp cùng sửa chữa

- Khi tiến hành sửa chữa cho học sinh, giáo viên cần kiên trì động viên khuyến khích, tránh nôn nóng dẫn đến cáu gắt hoặc tỏ thái độ thiếu thiện chí làm học sinh tự ái nản lòng

Trang 20

Các sai lầm mà học sinh thường mắc trong khi thực hành kỹ, chiến thuật đã được trình bày ở mục chú ý sau mỗi kỹ, chiến thuật

+ Thi đấu tập:

Với các vận động viên thì thi đấu là mục tiêu cao nhất Nó đòi hỏi vận động viên phải tập trung cao độ, thể hiện rõ tinh thần ý chí, kỹ chiến thuật, thể lực nhằm chiến thắng Nói cách khác thi đấu là thể hiện tổng hoà về đạo đức, ý chí, năng lực và thể lực của vận động viên nhằm chiến thắng đối phương

Trong quá trình giảng dạy kỹ - chiến thuật, thi đấu góp phần hình thành kỹ năng động tác, kiểm nghiệm kết quả sau mỗi phần, mỗi kỹ - chiến thuật, phát huy sự cố gắng cao nhất của học sinh, đưa họ dần tới sử dụng kỹ thuật vào thực tế, đồng thời gây hưng phấn trong quá trình học tập

Không nhất thiết phải trang bị đủ kỹ, chiến thuật rồi mới cho thi đấu mà ngay trong từng phần kỹ thuật vẫn có thể cho thi đấu

Thí dụ: Cho thi đấu 1 kiểu giao bóng, đỡ giao bóng nào đó; thi đấu gò bóng, hoặc líp bóng ở 1/2 bàn bên phải (bên trái) chẳng hạn Thi đấu 1 bên công, 1 bên thủ v.v.: với mục đích rèn kỹ năng kỹ xảo dần tới thực tế thi đấu tổng hợp

Học sinh rất hiếu động và rất muốn thi đấu, thường chú ý đến ăn điểm (được, thua) hơn là chú ý hoàn thành kỹ thuật theo yêu cầu bài giảng Do đó mỗi khi cho thi đấu, giáo viên phải đề ra yêu cầu rõ ràng, nghiêm khắc

Không nên cho thi đấu quá nhiều , mà thi đấu phải nhằm mục đích rõ ràng mới có thể củng cố và phát huy cái đã học được

Không nên cho học sinh thi đấu khi học sinh chưa hình thành kỹ, chiến thuật

Trang 21

CHƯƠNG 6

HUẤN LUYỆN BÓNG BÀN

I MỐI QUAN HỆ GIỮA GIẢNG DẠY VÀ HUẤN LUYỆN

Giảng dạy và huấn luyện có liên quan mật thiết với nhau Giảng dạy là quá trình truyền đạt cho người học những vốn kỹ năng ban đầu, những tri thức có liên quan làm nền móng cho quá trình huấn luyện tiếp theo nhằm đạt thành tích cao

Giảng dạy và huấn luyện là 2 quá trình thống nhất Giảng dạy là giai đoạn đầu, huấn luyện là giai đoạn kế tiếp Giảng dạy là trang bị kiến thức, kỹ thuật cơ bản Huấn luyện là nâng cao kiến thức kỹ năng cơ bản Song thực tế trong giai đoạn giảng dạy đã có nội dung huấn luyện như phối hợp các kỹ, chiến thuật phức tạp, đánh bóng chuẩn xác v.v và trong quá trình huấn luyện cũng có những nhân tố của giảng dạy như trang bị tri thức, sửa chữa chi tiết động tác, hoặc những động tác chưa phù hợp, vì vậy người giáo viên cần phải nắm vững để sử dụng cho phù hợp

II LẬP KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN

Huấn luyện viên có 5 nhiệm vụ chính:

- Lập kế hoạch huấn luyện

- Bồi dưỡng phẩm chất, ý chí, đạo đức cho vận động viên (nắm vững tư tưởng và những diễn biến tâm lý của vận động viên để động viên, giáo dục uốn nắn kịp thời)

- Chỉ đạo, huấn luyện, nâng cao trình độ kỹ, chiến thuật, thể lực, tâm lý và trang bị lý luận chuyên môn, nghiệp vụ cho vận động viên

- Theo dõi tình hình sức khỏe và sự phát triển thể lực của vận động viên trong quá trình huấn luyện, thi đấu

- Hướng dẫn chuẩn bị thi đấu và trực tiếp chỉ đạo hoạt động thi đấu

Khi lập kế hoạch cần chú ý những điểm sau:

- Phải có mục đích, yêu cầu, nội dung, các biện pháp tiến hành ở các thời kỳ, các giai đoạn rõ ràng Kế hoạch phải phổ biến cho vận động viên và cho thảo luận để họ nhận thức và thống nhất thực hiện

- Phải đặt chỉ tiêu rõ ràng phù hợp với khả năng phấn đấu của toàn đội, của mỗi cá nhân

- Phải luôn luôn bám sát các chỉ tiêu đã đặt ra để đôn đốc thực hiện cho tốt Không nên đặt chỉ tiêu quá cao hay quá thấp ảnh hưởng đến sự phấn đấu của vận động viên, của đội

- Khi đặt kế hoạch phải căn cứ vào quĩ thời gian, đối tượng và phương tiện cho huấn luyện Kế hoạch huấn luyện phải đảm bảo tốt lối đánh của vận động viên

- Nội dung huấn luyện phải tập trung, phương pháp huấn luyện phải phong phú hấp dẫn sát với yêu cầu, với thực tiễn

- Khi đặt ra chỉ tiêu phải tìm ra được biện pháp cụ thể thích hợp có hiệu quả cao

- Kế hoạch đã lập ra phải ổn định, trừ trường hợp đặc biệt và vấn đề đột xuất

III PHÂN CHIA CHU KỲ HUẤN LUYỆN

Phân chia chu kỳ là cần thiết, là quan trọng nên phải hợp lý mới mang lại kết quả cao Đặt chu kỳ huấn luyện cần căn cứ vào lịch và tính chất các cuộc thi đấu, điều kiện thực tế để phân chia hợp lý

Trang 22

Chu kỳ huấn luyện được chia làm 3 thời kỳ:

- Thời kỳ chuẩn bị

- Thời kỳ thi đấu

- Thời kỳ nghỉ ngơi (chuyển tiếp)

* Thời kỳ chuẩn bị:

Thời kỳ chuẩn bị được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 Để huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn, bồi dưỡng ý chí, phẩm chất đạo đức, nâng cao kỹ thuật và chiến thuật, giai đoạn này tỷ lệ huấn luyện thể lực chung nhiều hơn huấn luyện thể lực chuyên môn

Giai đoạn 2 Tiếp tục huấn luyện thể lực toàn diện chú trọng huấn luyện thể lực chuyên môn, nâng cao kỹ, chiến thuật, đặc biệt là chiến thuật chuẩn bị cho thi đấu Giai đoạn này thời gian dành cho huấn luyện kỹ, chiến thuật, thể lực chuyên môn nhiều hơn

* Thời kỳ thi đấu:

Thời kỳ này là thời kỳ chuẩn bị tốt toàn diện các mặt, để đạt tới trạng thái sung sức nhất Do đó phải hoàn thiện kỹ, chiến thuật, thể lực chuyên môn, trạng thái tâm lý thích ứng với trình độ huấn luyện cao Cần tăng cường cho vận động viên thi đấu tập với nhiều đối tượng, nhiều lối đánh, trong các hoàn cảnh khác nhau Tăng cường kiểm tra rút kinh nghiệm Phải coi mỗi lần thi đấu là một lần thử thách để vươn tới đích

* Thời kỳ chuyển tiếp:

Nhiệm vụ của thời kỳ này là nghỉ ngơi tích cực, tập nhẹ nhàng tạo điều kiện giảm bớt căng thẳng thần kinh, cơ bắp, duy trì thể lực, kỹ chiến thuật để chuyển sang chu kỳ huấn luyện mới

IV HUẤN LUYỆN KỸ, CHIẾN THUẬT BÓNG BÀN

Huấn luyện kỹ, chiến thuật là quá trình giảng dạy và hoàn thiện các kỹ thuật, khả năng phối hợp các động tác để giúp vận động viên dùng chúng làm phương tiện trong tập luyện, thi đấu Chỉ có huấn luyện kỹ thuật toàn diện đến mức hoàn thiện mới có thể xây dựng được những chiến thuật đa dạng để vận dụng có hiệu quả trong thi đấu Huấn luyện kỹ thuật luôn được gắn kết với việc huấn luyện thể lực chuyên môn bóng bàn

IV.1 Huấn luyện giao bóng

* Yêu cầu của giao bóng:

Yêu cầu của giao bóng là cùng một động tác có thể giao được nhiều kiểu xoáy khác nhau, nhiều điểm rơi khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho quả tấn công sau giao bóng, hoặc thắng trực tiếp

* Các loại bài tập cơ bản huấn luyện giao bóng:

- Tập lặp lại nhiều lần 1 kiểu giao bóng cho tới khi thuần thục, điêu luyện

- Thực hiện 1 kiểu giao bóng với nhiều điểm rơi khác nhau

- Thực hiện phối hợp nhiều kiểu giao bóng với nhau

- Thực hiện động tác giao bóng khó kết hợp với động tác giả

- Thực hiện 1 kiểu giao bóng (có người cùng tập) phối hợp tấn công sau giao bóng

- Thực hiện phối hợp nhiều kiểu giao bóng (có người cùng tập) phối hợp tấn công sau giao bóng

- Thực hiện các động tác giả giao bóng phối hợp tấn công sau giao bóng

Trang 23

Chú ý: Giao bóng phải đúng luật, đúng kỹ thuật, tận dụng tối đa lực vào bóng, đặc biệt

là độ linh hoạt cổ tay

Thời điểm tiếp xúc vợt với bóng phải nhanh, gọn, phải chuẩn bị đánh tiếp sau giao bóng, phải làm cho vận động viên nhận rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của giao bóng để họ tích cực nghiên cứu và thực hiện có kết quả

IV.2 Huấn luyện đỡ giao hóng

* Yêu cầu của đỡ giao bóng:

Khi đỡ giao bóng cần đảm bảo đánh sang đúng luật, bóng đi thấp, nhanh, điểm bóng rơi và tính năng biến hoá

* Các loại bài tập huấn luyện đỡ giao bóng

- Tập luyện đỡ giao bóng với các kiểu quy định về tính năng, kiểu giao, điểm rơi của bóng

- Tập luyện đỡ các quả bóng khó đặc biệt đối với các quả giao bóng mà mình sợ

- Tập luyện đỡ giao bóng với phòng thủ, đỡ quả tiếp theo do người cùng tập đánh sang

- Tập luyện đỡ giao bóng trong các tình huống khó

- Tập luyện tấn công ngay vào quả giao bóng

Chú ý: Khi đỡ giao bóng phải nắm chắc nguyên lí về bóng xoáy, phán đoán tốt đường

bóng của đối phương

Lựa chọn vị trí đứng chuẩn bị thích hợp Bình tĩnh linh hoạt khi xử lý các quả giao bóng

IV.3 Huấn luyện tấn công

Khi huấn luyện tấn công, huấn luyện viên cần phải lấy các nhân tố sức nhanh, sức mạnh, sức xoáy, độ chuẩn xác làm tiền đề cho sự thành công

* Các bài tập cơ bản huấn luyện sức nhanh (tốc độ):

- Tập các đường bóng cố định: 2 người cùng vụt nhanh (đối công) tăng dần tốc độ l người vụt nhanh, 1 người phục vụ sau đó đổi người tập (bài tập này phải cần nhiều bóng)

- Tập vụt nhanh kết hợp bạt bóng Bạt bóng liên tục có người phục vụ

- Tập luyện kết hợp thuận tay và trái tay Tập đánh từ 2 điểm vào 1 điểm

- Tập đánh từ 2 điểm sang 2 điểm, một người đánh theo đường thẳng, một người đánh theo đường chéo

- Tập luyện với các đường bóng thay đổi Tập đánh từ 2 điểm vào 1 điểm bằng thuận tay để tăng cường di chuyển

- Tập đánh từ 3 địểm sang 1 điểm

Chú ý: Khi huấn luyện cần giúp vận động viên phân biệt rõ thời điểm đánh bóng để

vận dụng hợp lý Chỉ tăng tốc độ đánh bóng khi kỹ thuật đã ổn định

* Các bài tập cơ bản về huấn luyện sức mạnh:

- Tập luyện với đường bóng cố định - Tập bạt thuận tay theo đường chéo rồi đường thẳng (đánh bóng ở điểm cao nhất và tăng tối đa sức mạnh đánh bóng)

- Tập luyện với người vụt nhanh, người kia bạt mạnh, 2 người cùng bạt bóng mạnh liên tục

- Tập luyện kết hợp thuận tay và trái tay Đẩy trái vụt phải, bạt phải mạnh

- Tập luyện thay đổi đường bóng: bật bóng từ 2 điểm vào 1 điểm Bạt bóng từ 3 điểm vào 1 điểm Giật bóng kết hợp bạt bóng mạnh và thay đổi đường bóng đi

Trang 24

* Các bài tập cơ bản về đánh bóng xoáy:

- Tập luyện đúng đường bóng xoáy cố định

- Tập giật bóng đường chéo thuận tay

- Tập giật bóng khi đối phương cắt bóng

- Tập luyện kết hợp thuận tay và trái tay: tập đẩy trái kết hợp giật phải, tập vụt phải kết hợp giật trái, tập giật phải kết hợp giật trái

- Tập luyện thay đổi đường bóng: Giật bóng từ 1 điểm sang 2 điểm, sang 3 điểm Tập giật bóng từ 2,3 điểm vào một điểm

Chú ý: Khi giật bóng cần tăng lực ma sát, vợt tiếp xúc vào bóng phải nhanh và đột

ngột

+ Các bài tập cơ bản huấn luyện độ chuẩn xác :

- Tập luyện với các đường bóng cố định: Tập với các kỹ thuật vụt, bạt, giật bóng trên các đường chéo, đường thẳng bằng thuận tay, trái tay với bóng xoáy lên, xoáy xuống

- Tập chia bàn đối phương thành từng khu vực rồi cho đánh vào các khu vực đó

- Tập luyện kết hợp thuận tay và trái tay Tập đánh bóng từ 1 điểm vào các điểm và từ các điểm vào 1 điểm

- Tập kết hợp nhiều động tác với nhau, mỗi kỹ thuật động tác yêu cầu đánh vào 1 khu qui định

Chú ý: Các bài tập nêu trên đều liên quan đến các yếu tố đánh bóng Khi huấn luyện

phải lựa chọn để có yêu cầu cụ thể cho từng giai đoạn cụ thể

IV.4 Huấn luyện phòng thủ

* Các bài tập cơ bản về huấn luyện chặn - đẩy bóng:

- Tập luyện với các đường bóng cố định: Chặn đẩy với líp giật, vụt, bạt bóng

- Tập luyện 2 người cùng đẩy bóng cho nhau, tăng dần tốc độ, rồi thay đổi lực

- Tập luyện chặn đẩy kết hợp 2 bên: Chặn đâåy từ l điểm sang 2, 3 điểm với vụt, bạt, giật bóng

- Tập luyện thay đổi đường bóng: chặn - đẩy từ 2 điểm sang 2 điểm và biến hóa sang nhiều điểm, nhiều tốc độ khác nhau

* Các bài tập cơ bản về huấn luyện gò bóng:

- Tập luyện với đường bóng cố định: gò bóng với đựờng chéo hay đường thẳng thuận tay và trái tay

- Tập gò bóng kết hợp với chặn - đẩy, gò bóng kết hợp với vụt bạt, giật bóng

- Tập luyện gò bóng kết hợp 2 bên: gò đường chéo, gài đường thẳng Gò dài kết hợp gò ngắn và đổi đường Gò dài, ngắn kết hợp tăng, giảm xoáy, không xoáy

Chú ý: Đường vòng cung gò bóng phải thấp, ổn định và xoáy hiệu quả mới cao

* Các bài tập cơ bản về huấn luyện cắt bóng

- Tập luyện các đường bóng cố định: Cắt với bóng líp, bóng giật Cắt bóng theọ đường chéo, đường thẳng thuận tay, trái tay Cắt bóng thay đổi tính năng xoáy và không xoáy

- Tập luyện cắt bóng thuận tay kết hợp trái tay: Cắt bóng từ 2 điểm vào l điểm Từ 2 điểm sang 2 điểm

- Tập luyện cắt thay đổi đường bóng: Cắt bóng từ 1 điểm sang 2 điểm Cắt bóng vào khu trống trên bàn đối phương Cắt bóng kết hợp với tấn công

IV.5 Huấn luyện thể lực

Trang 25

Trong bất kỳ môn thể thao nào cũng đòi hỏi vận động viên phải có thể lực dồi dào để đáp ứng cho tập luyện và thi đấu Song ở mỗi môn thể thao lại có những đặc điểm riêng và đòi hỏi những tố chất thể lực riêng đáp ứng với vận động, hoạt động của nó

Đặc điểm của môn bóng bàn là sân bãi tập luyện nhỏ thi đấu ở trong phòng lớn Đường bóng biến hoá nhiều, yêu cầu độ chuẩn xác khi đánh bóng cao Mật độ động tác dày, cường độ lớn, thời gian làm việc liên tục ngắn Vì vậy khối lượng vận động không lớn lắm, nhưng thi đấu thường kéo dài nhiều ngày (có giải kéo dài tới 10 ngày liên tục) nên vận động viên bóng bàn rất cần được huấn luyện thể lực toàn diện, chu đáo

Huấn luyện thể lực bao gồm huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn

* Huấn luyện thể lực chung

Nội dung huấn luyện thể lực chung cho các vận động viên bóng bàn gồm các bài tập huấn luyện của các môn thể thao khác nhằm phát triển các tố chất vận động của cơ thể như sức nhanh, sức mạnh, sức bền bỉ và sự khéo léo

Các bài tập huấn luyện thể lực chung rất phong phú song phải lựa chọn và sắp xếp sao cho hợp lí để không chỉ đảm bảo phát triển thể lực toàn diện, để không ngừng nâng cao được chức năng của hệ thống thần kinh, các cơ quan nội tạng, hệ thống cơ, xương mà còn nâng cao được tố chất thể lực (nhanh, mạnh, bền, khéo)

Dưới đây là các bài tập cơ bản để huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng bàn:

- Loại bài tập với các động tác chạy như: chạy bước nhỏ, chạy cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ… với các cự li và số lần qui định khác nhau

- Loại bài tập với các động tác nhảy: nhảy cao, nhảy xa tại chỗ bằng l chân, 2 chân, lò cò l chân, cóc nhảy, nhảy dây Cũng các bài tập như trên nhưng mang vác thêm trọng lượng như bao cát, tạ đòn.v.v

- Loại bài tập chống, đẩy, co, kéo như: nằm sấp chống tay, chống đẩy xà kép, co tay xà đơn, gập duỗi ở thang gióng, tập với tạ tay, tạ đòn, dây cao su, dây lò xo v.v

- Loại bài tập di chuyển và các trò chơi vận động như di chuyển thẳng, ngang, chéo, di chuyển biến đổi các hướng hoặc mang vác thêm đồ vật (bóng, gạch, người)

Chơi các môn thể thao như bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá, cầu lông, bóng ném

* Huấn luyện thể lực chuyên môn:

Đặc điểm của huấn luyện thể lực chuyên môn

Vận động viên ngoài việc tập luyện để phát triển tố chất thể lực chung ra, còn phải tập luyện phát triển các tố chất đặc thù của chuyên môn Trình độ tập luyện càng cao thì yêu cầu tố chất ngày càng lớn Những tố chất thể lực chuyên môn sẽ giúp cho vận động viên nhanh chóng nắm vững và nâng cao trình độ chuyên môn, vì vậy cùng với việc huấn luyện kỹ, chiến thuật, cần phải luôn coi trọng việc phát triển thể lực chuyên môn

Xu thế phát triển của bóng bàn hiện đại là thi đấu với tốc độ nhanh, điểm rơi biến hóa, đòi hỏi vận động viên phải có tốc độ chuyên môn và tính linh hoạt cao

Tốc độ chuyên môn trong bóng bàn là tốc độ riêng biệt của mỗi động tác như: lăng tay bên thuận hoặc bên trái, di chuyển bước chân để đón đường bóng đến v.v Yêu cầu linh hoạt của bóng bàn là phải có khả năng phản ứng nhanh với tốc độ của bóng bàn, đồng thời căn cứ vào tình hình cụ thể để quyết định cách đánh trả

Mức độ linh hoạt cao hay thấp còn phụ thuộc vào tốc độ thay đổi từ động tác này sang động tác khác nhanh hay chậm, phán đoán bóng đúng hay sai Biểu hiện cụ thể của vận động viên xuất sắc là ở chỗ nhanh, khéo, đánh được vào điểm yếu của đối phương Từ

Trang 26

những đặc điểm trên đây ta thấy tốc độ chuyên môn và tính linh hoạt là hai yêu cầu thiết yếu nhất của môn bóng bàn

Mặt khác cần chú ý tới yếu tố sức mạnh, tốc độ Lực vụt vào bóng là lực bột phát, đặc biệt là lực co tay Nếu lực này càng lớn thì tốc độ lăng tay càng cao

Do giải thi đấu bóng bàn thường kéo dài nhiều ngày liên tục, mỗi ngày thi đấu mấy trận, càng vào sâu lại càng gay go, quyết liệt, vì vậy vận động viên phải có sức bền chuyên môn cao

* Lựa chọn phương pháp huấn luyện thể lực chuyên môn

Phương pháp huấn luyện thể lực chuyên môn cần phải phù hợp, cụ thể đối với từng vận động viên (vì là môn đối kháng cá nhân), do đó khi lựa chọn và sáng tạo các phương pháp huấn luyện thể lực chuyên môn cần chú ý những điểm sau:

- Lấy từng động tác kỹ thuật chính trong thi đấu làm phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn

- Ghép một số động tác kỹ thuật đơn lẻ lại với nhau thành nội dung để tập

- Sử dụng thiết bị đơn giản đặt trên bàn để tập khả năng phán đoán, phản ứng như tập với tín hiệu đèn hoặc máy bắn bóng

- Luyện tập bước chân bằng cách kết hợp với các đường bóng cơ bản

Luyện tập phát triển tốc độ và tính linh hoạt

Trong quá trình tập nâng cao tốc độ lăng tay và di chuyển bước chân cần chú ý tới mức độ chính xác của động tác, phải đảm bảo khi di chuyển xong mới tiến hành vung tay đánh bóng Khi đánh bóng phải đảm bảo biên độ động tác, phát huy cao độ lực ở cổ tay và tăng tốc độ trong khoảnh khắc khi vợt tiếp xúc với bóng

Phương pháp tập luyện: Nên tập các động tác lăng tay nhanh có hoặc không có trọng lượng, đồng thời phải tập luyện di chuyển bước chân nhanh và đột biến Cần chú ý thả lỏng cơ bắp sau mỗi lần hoạt động mạnh

Ví dụ:

• Di chuyển né người vụt bóng

• Di chuyển nhảy trượt vụt bóng

• Di chuyển ngang 20 m một đợt

• Di chuyển vị trí và thay đổi tư thế theọ tín hiệu

• Mang vật nặng hoặc không mang vật nặng (cẳng tay mang vật nặng từ 0,5 - 1 kg), tập lăng tay nhanh 20'- 30'

• Sử dụng động tác đánh bóng ở các điểm rơi khác nhau với tốc độ khác nhau

Luyện tập phát triển sức bền chuyên môn

Phương pháp huấn luyện sức bền chuyên môn của bóng bàn tương đối có hiệu quả là: luyện tập với tốc độ trung bình, không mang hoặc có mang trọng lượng trung bình

Thí dụ: Luyện tập di chuyển thay đổi vị trí, phương hướng theo dấu hiệu tay, mỗi đợt 1', mỗi lần từ 3 - 5 đợt

Di chuyển bước chéo ngang 3'

Nhảy dây 3' – 5'

Tập di chuyển bước chân kết hợp động tác tay

Nhảy bậc thềm 20 đến 30 bậc một đợt, một lần tập 10 đợt

Trang 27

* Những điểm chú ý khi huấn luyện thể lực:

Việc phát triển các tố chất thể lực của vận động viên đòi hỏi phải có quá trình lâu dài,

vì vậy huấn luyện thể lực phải có kế hoạch hàng năm, hàng tháng chặt chẽ

Cần kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện thể lực và kỹ thuật chuyên môn để thúc đẩy hoàn thiện kỹ, chiến thuật cho nên khi lựa chọn các nội dung huấn luyện cần kết hợp các tố chất thể lực chuyên môn với yêu cầu của kỹ thuật, chiến thuật một cách chặt chẽ Cần chú ý sự chuyển tốt và chuyển xấu giữa các tố chất thể lực trong huấn luyện

Một mặt phải lợi dụng tác dụng thúc đẩy lẫn nhau giữa các tố chất, một mặt phải tránh ảnh hưởng xấu lẫn nhau giữa các tố chất

Trong huấn luyện thể lực cần chú ý mối quan hệ giữa lượng vận động và cường độ huấn luyện

Tăng lượng vận động một cách có nhịp điệu và không ngừng là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong huấn luyện bóng bàn hiện đại Nói chung, vận động viên chịu được lượng vận động càng lớn trong huấn luyện thì trình độ tập luyện và các tố chất thể lực sẽ được nâng cao và phát triển càng nhanh

Khối lượng vận động của bài tập và cựờng độ vận động của bài tập không thể tách rời nhau, đồng thời ở một mức độ nào đó, hai vấn đề cường độ và khối lượng đối lập với nhau Cường độ và khối lượng cùng tăng chỉ có thể đến một mức nào đó Sau đó, nếu tiếp tục tăng khối lượng sẽ làm giảm cường độ Ngược lại, nếu tăng cường độ lớn đến một mức nào đó sẽ làm cho khối lượng không thể tăng lên được, thậm chí có thể còn giảm thấp

Tình huống trên không phải chỉ cá biệt xảy ra ở một bài, một buổi tập nào, mà nó còn biểu hiện ở cả quá trình huấn luyện nhiều năm

V HUẤN LUYỆN TÂM LÝ

Quyết đoán, dũng cảm, mưu trí, vững vàng là những phẩm chất tâm lý chủ yếu của vận động viên bóng bàn

Huấn luyện tâm lý cho vận động viên bóng bàn là một quá trình lâu dài, được rèn luyện thường xuyên trong tập luyện, trong thi đấu

V.1 Huấn luyện tâm lý

Trước hết phải phát triển những phẩm chất, ý chí chung, tức là những phẩm chất ý chí cho phép vận động viên biết khắc phục những khó khăn trong quá trình tập luyện chuyên môn qua các giai đoạn huấn luyện

- Các biện pháp chung rèn luyện ý chí của vận động viên:

+ Rèn luyện thông qua lượng vận động cũng như độ khó trong tập luyện

+ Sử dụng các bài tập đòi hỏi tính kiên quyết: lòng dũng cảm, ý chí, nghị lực mới vượt qua được

+ Sử dụng các bài tập đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì trong các điều kiện yêu cầu về sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ, linh hoạt, mềm dẻo, khéo léo…

+ Rèn luyện tính tập thể bằng các trò chơi vận động mang tính đồng đội

+ Rèn luyện sự thông minh, sáng tạo, xử lý các tình huống bằng các cuộc thi đấu hoặc bài tập tương tự như thi đấu

Các biện pháp chuyên môn nhằm rèn luyện ý chí của vận động viên

+ Rèn luyện khả năng xử lý nhanh và chính xác các tình huống thông qua các bài tập đánh bóng với tín hiệu của huấn luyện viên

Trang 28

+ Rèn luyện phản xạ lựa chọn thông qua những bài tập đòi hỏi phải lựa chọn nhiều giải pháp về kỹ, chiến thuật khác nhau

+ Rèn luyện khả năng phản ứng chính xác với tốc độ bằng những bài tập vụt, giật, bạt bóng ở các hướng khác nhau

+ Rèn luyện khả năng phối hợp vận động thông qua các bài tập di chuyển đánh bóng, phối hợp đánh đôi, các bài tập đánh bóng theo tình huống thi đấu

+ Rèn luyện cảm giác đánh bóng bằng các bài tập vụt thay đổi tốc độ, thay đổi điểm rơi, các bài tập cắt bóng vào ô quy định, giao bóng tung cao v.v

+ Rèn luyện ý chí quyết tâm thông qua các bài tập định mức các chỉ tiêu, bài tập thi đấu, các bài tập có lượng vận động và độ khó lớn

+ Rèn luyện khả năng điều khiển nhịp điệu qua các bài tập theo tín hiệu của huấn luyện viên, các bài tập chuyển từ tấn công sang phòng thủ, từ phòng thủ sang tấn công, bài tập qui định sang tình huống

+ Rèn luyện sự chú ý qua các bài tập đánh bóng các điểm rơi theo tín hiệu của huấn luyện viên, các bài tập thi đấu ở thời điểm then chốt

V.2 Rèn luyện trạng thái thi đấu

Cùng với việc huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật, thể lực cần phải rèn luyện trạng thái thi đấu cho vận động viên Trạng thái thi đấu có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện các kỹ, chiến thuật

Trong quá trình huấn luyện nên có chương trình thi đấu cho mỗi nội dung, mỗi giai đoạn huấn luyện, tùy theo nhiệm vụ cụ thể để phân chia người thi đấu cho phù hợp

Qua các giai đoạn huấn luyện nên tổ chức các cuộc thi đấu nội bộ, một mặt rèn luyện trạng thái tâm lý cho vận động viên, mặt khác đánh giá ưu, nhược điểm đã được bộc lộ để kịp thời bổ sung vào giai đoạn tiếp theo

Ngoài ra còn tạo ra sự tranh đua lành mạnh, kích thích hưng phấn trong tập luyện, rèn luyện ý chí ngoan cường v.v

Có thể tổ chức thi đấu đối ngoại với các đội khác để vận động viên có dịp gặp gỡ các đối tượng khác nhau, thay đổi điều kiện tập luyện, rèn luyện trạng thái ở môi trường thay đổi Rèn luyện trạng thái thông qua thi đấu bên ngoài là biện pháp có hiệu quả nhất, ngay cả đối với kỹ, chiến thuật cũng có tác dụng lớn Khi rèn luyện trạng thái thi đấu nên chú ý: Không nên yêu cầu vận động viên làm việc quá khả năng của họ, không nên chỉ nhìn vào kết quả thắng hay thua để đánh giá thiếu khách quan

Cho phép vận động viên thua trong điều kiện mà họ không thể làm nổi, nhưng không để cho những tác động không tốt ảnh hưởng đến thi đấu

- Khi kết thúc thi đấu phải phân tích toàn diện, phải tìm ra những khuyết điểm ngay trong thắng lợi cũng như những ưu điểm trong thất bại; ngăn ngừa kịp thời tư tưởng thắng thì kiêu, bại thì nản, đặc biệt ngăn chặn tư tưởng thắng thì tất cả đều tốt

Ngày đăng: 22/09/2016, 10:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w