1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nợ công ở việt nam thực trạng và giải pháp

30 3,2K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 215,5 KB

Nội dung

Nợ Chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoảnvay khác do Bộ Tài chính ký kết,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC

BỘ MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - -

Đề tài tiểu luận

QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

GVHD: ThS NGUYỄN ANH TUẤN

TP Hồ Chí Minh 12 / 2009

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

I.Cở sở lý luận 2

I.1.Nợ công 2

1.1 Nợ Chính phủ 2

1.2 Nợ được Chính phủ bảo lãnh 2

1.3 Nợ chính quyền địa phương 2

2.Quản lý nợ công 2

3.Ý nghĩa việc quản lý nợ công 3

3.1 Tạo sự phối hợp nhịp nhàng và sự dung hòa tối ưu về mục đích với các bộ phận của chính sách kinh tế vĩ mô 3

3.2 Cải thiện tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế 3

3.3 Ổn định kinh tế -tài chính trong nước 3

II.Thực trạng 5

1.Tình hình nợ công 5

1.1Vay nợ của chính phủ 5

a) Vay trong nước 5

b) Vay nước ngoài 6

1.2Vay nợ của chính quyền địa phương 7

a) Vay trong nước 7

b) Vay nước ngoài 8

1.3Vay nợ của các định chế tài chính phát triển nhà nước 9

a) Vay trong nước 9

b) Vay nước ngoài 9

1.4Vay nợ của doanh nghiệp nhà nước 10

Trang 3

2.Về công tác quản lý nợ công 14

2.1 Về khung pháp lý 14

a) Đối với vay nợ trong nước của Chính phủ và một số chủ thể khu vực công 14

b) Đối với vay nợ nước ngoài 14

2.2 Về cơ quan quản lý 15

a) Đối với các khoản vay của Chính phủ 15

b) Đối với các khoản bảo lãnh Chính phủ 15

c) Đối với khoản vay của chính quyền địa phương 15

d) Đối với khoản vay của Ngân hàng phát triển Việt Nam 16

2.3 Về công cụ quản lý 17

3 Đánh giá tình trạng nợ công và công tác quản lý nợ công 17

3.1 Những kết quả đạt được 17

3.2 Những tồn tại trong quản lý nợ 19

III Giải pháp 23

Kết luận 26

Tài liệu tham khảo 27

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, để tạo nguồn lực cho quá trình phát triển kinh tế, việc huy động vốn vay đã trở thành một kênh quan trọng, góp phần giải quyết khó khăn về tài chính, tạo tiềm lực thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước Các khoản vay nợ từ trong và ngoài nước đều được tận dụng một cách khá hiệu quả đã giúp nước ta từ việc mắc nợ thường xuyên và là một nước chậm phát triển trở thành nơi đầu tư hấp dẫn với một cơ cấu nợ công an toàn Kết quả này không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các chính sách quản lý nợ công Trong khoản thời gian đó, Chính phủ đã ban hành một số quy định pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng vốn

Trang 4

vay Tuy nhiên, cho đến nay, khuôn khổ pháp lý về quản lý nợ công bộc lộ nhiều khiếmkhuyết, không còn khả năng quản lý các khoản nợ một các có hiệu quả, cụ thể là: các quyđịnh mới chỉ dừng ở Nghị định, Thông tư ,chưa được pháp điển hóa; không thống nhấtvới nhau về các khái niệm về nợ cũng như không thống nhất về vai trò cũng như chứcnăng của từng cơ quan ; còn có sự chồng chéo trong công tác quản lý….

Trên cơ sở đó, nhóm chúng em thực hiện đề tài: “Quản lý nợ công ở Việt Nam:Thực trạng và giải pháp” nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát về công tác quản lý nợcông ở nước ta và một số góp ý nhằm hoàn chỉnh công tác quản lý

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Nợ công

Nợ công bao gồm :

1.1 Nợ Chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước

ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoảnvay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của phápluật Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam pháthành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ

1.2 Nợ được Chính phủ bảo lãnh: là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài

chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh

Trang 5

1.3 Nợ chính quyền địa phương: là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, pháthành hoặc uỷ quyền phát hành

Trong đó, nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính

phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theophương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam

2 Quản lý nợ công

Quản lý nợ công là một tiến trình lập và thực hiện chiến lược quản lý nợ của mộtquốc gia nhằm tạo được lượng vốn theo yêu cầu, đạt được các mục tiêu rủi ro và chi phícũng như các mục tiêu khác mà Nhà nước đặt ra Trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô, vấn đềquan trọng nhất của quản lý nợ công là Chính phủ phải đảm bảo quy mô và tốc độ tăngtrưởng của nợ công phải bền vững, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khácnhau mà vẫn đáp ứng được các mục tiêu về rủi ro và chi phí

Trang 6

3 Ý nghĩa của việc quản lý nợ công

3.1 Tạo sự phối hợp nhịp nhàng và sự dung hòa tối ưu về mục đích với các bộ phận của chính sách kinh tế vĩ mô

Sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ với chính sáchquản lý nợ công là hết sức cần thiết Hậu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô không hợp

lý thường đem lại những cơ cấu nợ đầy rủi ro; ngược lại, chính sách quản lý nợ công cũngảnh hưởng đến việc thực thi chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ Trong một số trườnghợp mâu thuẫn giữa chính sách quản lý nợ công và chính sách tiền tệ cũng có thể nảy sinh

do có những mục đích khác nhau - quản lý nợ tập trung vào việc hoán đổi giữa chi phí vàrủi ro, trong khi chính sách tiền tệ lại hướng đến đạt được sự ổn định về giá cả Chínhsách quản lý nợ công tốt sẽ tạo điều kiện để dung hòa tối ưu mâu thuẫn nói trên

3.2 Cải thiện tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế

Chính sách quản lý nợ công ảnh hưởng trực tiếp đến mức vay nợ nước ngoài Nếumức vay nợ nước ngoài gia tăng trước mắt sẽ làm cho đồng nội tệ tăng giá, từ đó gây bấtlợi đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu lại tăng do giá hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn, kếtquả là làm trầm trọng hơn tình trạng của cán cân vãng lai Xét về lâu dài, gia tăng vay nợnước ngoài sẽ tạo áp lực lớn đối với cán cân thanh toán quốc tế và nguy cơ khủng hoảng

nợ Mặc dù chính sách quản lý nợ công chưa hẳn đã là nguyên nhân duy nhất, thậm chíchưa hẳn là nguyên nhân chính đưa đến các khủng hoảng nợ, nhưng cơ cấu nợ bất hợp lý

đã góp phần làm cho những khủng hoảng này thêm trầm trọng ngay cả khi có môi trườngchính sách kinh tế vĩ mô tốt, các biện pháp đầy rủi ro trong quản lý nợ công cũng sẽ làmtăng khả năng tổn thương của nền kinh tế đối với các cú sốc kinh tế- tài chính từ bênngoài

3.3 Ổn định kinh tế - tài chính trong nước

Khủng hoảng kinh tế tại nhiều nước cho thấy, nợ không được cơ cấu tốt về thờihạn thanh toán, tiền tệ và lãi suất, cùng các công nợ bất thường và không có nguồn chi trả

là một trong những nguyên nhân quan trọng Trên thực tế, dù ở cơ chế lãi suất nào, dù vay

nợ bằng nội tệ hay ngoại tệ, khủng hoảng thường nảy sinh khi nhà nước quá tập trung vàoviệc tiết kiệm chi phí đối với một lượng lớn các khoảng vay ngắn hạn Và kết quả là uy

Trang 7

tín tín dụng của quốc gia bị giảm sút khi phải chuyển hạn nợ Tương tự như thế, phụthuộc quá nhiều vào nợ ngoại tệ có thề dẫn đến những áp lực vế tỷ giá và tiền tệ Mặtkhác, nợ công thường là danh nợ lớn nhất của một quốc gia, ảnh hưởng rất lớn đến ổnđịnh tài chính trong nước Quản lý nợ công không hợp lý, chính phủ vay nợ trong nướcquá nhiều thì phấn vốn cung ứng cho khu vực công nghiệp và dân cư sẽ giảm sút Hậuquả là gây ra sự mất cân đối trong đầu tư giữa khu vực công và khu vực tư; mặt khác sẽlàm lãi suất tín dụng tăng do cạnh tranh trong huy động vốn giữa hai khu vực Lãi suất tíndụng tăng lại chèn ép đầu tư của khu vực tư Chính sách quản lý nợ công tốt có thể làmgiảm sự lây nhiễm và rủi ro tài chính thông qua việc tạo điều kiện và phát triển thị trưởngtài chính Chẳng hạn, thị trường các chứng khoán nợ trong nước phát triển có thể thay thếcho tài trợ từ ngân hàng khi nguồn này cạn đi và ngược lại, giúp cho nền kinh tế có thểchịu được các cú sốc tài chính.

Do nợ công tác động lớn đến cán cân thanh toán quốc tế, sự ổn định tài chính quốcgia, tính hiệu quả của chính sách tài khóa và tiền tệ, nên chính sách quản lý nợ công trởnên được ưu tiên hàng đầu đối nhiều nền kinh tế đang chuyển đồi từ những năm đầu củathập niên 80 Khi khủng hoảng nợ xảy ra vào năm 1982, chính phủ nhiều nền kinh tế thựchiện chính sách quản lý nợ công với đặt điểm nồi bật là tập trung kiểm soát nợ nước ngoàitrung và dài hạn trực tiếp của khu vực công, ít có chú ý đến kiểm soát khoản nợ bảo lãnhcho khu vực tư và các khoản nợ ngắn hạn

Trang 8

II THỰC TRẠNG

1 Tình hình nợ công

Thực hiện chiến lược huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư pháttriển, trong nhiều năm qua Chính phủ, một số Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, một sốđịnh chế tài chính nhà nước như Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các doanh nghiệp nhànước (DNNN) đã tổ chức huy động các nguồn vốn trong nước, nước ngoài thông quahình thức vay nợ Tình hình vay nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cácđịnh chế tài chính nhà nước và doanh nghiệp nhà nước cụ thể như sau:

1.1 Vay nợ của Chính phủ

a) Vay trong nước: Từ năm 1992, Chính phủ phát hành tín phiếu kho bạc để bù

đắp thiếu hụt tạm thời về nguồn ngân quỹ; phát hành trái phiếu kho bạc để bù đắp bội chingân sách nhà nước và phát hành công trái, trái phiếu đầu tư, trái phiếu công trình để thựchiện những dự án đầu tư trọng điểm của Nhà nước Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chứcphát hành trái phiếu Chính phủ là Kho bạc Nhà nước Bên cạnh đó còn có các khoản vaytạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ Bảo hiểm xã hội hoặc các nguồn tài chính hợp phápkhác để bù đắp thiếu hụt ngân quỹ tạm thời hoặc để bù đắp bội chi Ngân sách Nhà nước

Vừa đúng 2 tháng, từ 15/4 đến 15/6/2004, đợt phát hành Trái phiếu Chính phủ(TPCP) đợt II/2004 do hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đảm nhiệm đã thành côngtốt đẹp Như vậy một lần nữa cuộc vận động toàn dân tham gia mua Trái Phiếu Chính Phủxây dựng một số công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước theo tinh thầnChỉ thị số 28-CT/TƯ ngày 24/9/2003 của Bộ Chính trị đã được đông đảo nhân dân hưởngứng, bằng kết quả đáng khích lệ: Tổng số tiền phát hành trái phiếu nội tệ gần 1200 tỷđồng, đạt 171% kế hoạch (1200/700 tỷ đồng)

Từ 1/8, trái phiếu Chính phủ đợt III với tổng khối lượng 10.000 tỷ VNđồng sẽđược phát hành qua hệ thống kho bạc nhà nước trên toàn quốc và trung tâm giao dịchchứng khoán Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (lãi suất 8.6%/năm)

Trang 9

b) Vay nước ngoài: Ngoài các khoản vay cũ trước 1990 đã được xử lý qua Câu lạc

bộ Paris và Câu lạc bộ Luân Đôn, trong thời gian qua, vay nước ngoài của Chính phủ chủyếu thông qua vay ODA cho phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội Trong vài năm gần đây, đểđáp ứng nhu cầu đầu tư trong nước và trước xu thế vốn ODA giảm dần, Chính phủ đã bắtđầu vay một số khoản vay kém ưu đãi hơn hoặc vay theo điều kiện thương mại, kể cả pháthành trái phiếu quốc tế

Trong những năm đầu thập niên 90 Việt Nam là một nước nợ lớn, tổng nợ cao hơnnhiều lần so với tổng thu nhập quốc dân Tổng nợ năm 1990 là 23,27 tỷ USD trong khitổng thu nhập quốc dân (GNI) là 6,06 tỷ cho thấy sự khủng hoảng về khả năng thanh toán

nợ của Việt Nam Tuy nhiên nhờ kinh tế tăng trưởng nhanh nên từ nửa sau thập niên 90tổng thu nhập quốc dân đã tăng lên liên tục cộng với việc giảm nợ và xóa nợ của một sốnhà tài trợ đặc biệt là Nga với những khoản nợ để lại từ thời Liên Xô cũ nên tổng nợ giảmliên tục, đến năm 2000 tổng nợ chỉ còn 11,586 và chỉ bằng 1/3 so với tổng thu nhập Khảquan đối với phát triển kinh tế, Việt Nam đã nhận được nhiều khoản vay phát triển mớiđặc biệt là vốn ODA từ Nhật Bản, World Bank và ADB Đến năm 2005 dù tổng nợ đãtăng lên gần 20 tỷ USD nhưng cũng chỉ bằng khoảng 40% tổng thu nhập quốc dân

Tháng 11/1993 tại Paris đã diễn ra hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam đã đánhdấu một bước mới trong quan hệ hợp tác phát triển của Việt Nam và cộng đồng tài trợquốc tế, cho tới nay đã có 51 nhà tài trợ thường xuyên, trong đó có 28 nhà tài trợ songphương đến từ các quốc gia phát triển (Nhật Bản, Pháp, Đức, Đan Mạch, Thụy Sĩ, v.v….)nhà tài trợ đa phương (ADB, WB, EC, UNDP, UNESCO, v.v….)

Trong những năm qua, CHLB Đức đã dành một nguồn tài chính đáng kể để việntrợ phát triển cho Việt Nam CHLB Đức đứng thứ 3 trong các nước cung cấp viện trợ pháttriển chính thức (ODA) cho Việt Nam, lên tới 868 triệu DM và số tiền viện trợ này tăngtừng năm kể từ 1990 đến nay

Viện trợ phát triển của CHLB Đức cho Việt Nam (triệu DM)

Bên cạnh đó, CHLB Đức còn thường xuyên cung cấp các khoản hỗ trợ đột xuấtcho Việt Nam như: 20 triệu DM giúp khắc phục khó khăn do thâm hụt buôn bán quốc tế

Trang 10

(1998), 15 triệu DM khắc phục hậu quả bão lụt (2000), 20 triệu DM, 20 triệu DM giúpthực hiện dự án nông nghiệp - sử dụng đất bền vững (2001),

Không chỉ đi đầu trong việc xoá nợ đối với Việt Nam tại Câu lạc bộ Pari, trong quan hệsong phương, CHLB Đức đã giảm 40 triệu DM năm 1996 và 36 triệu DM năm 1998 cho

Việt Nam.

+ 500 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là khoản vay nợ đầu tiêntrong tổng số 2 tỉ USD Mỹ dự kiến cho năm nay và năm tiếp theo của Chính phủ nhằmmục đích khắc phục khủng hoảng kinh tế

+ 7,7 tỷ USD là số tiền ba nhà tài trợ IMF,WB,ADB hổ trợ cho 80 dự án và 300triệu USD viện trợ cho Việt Nam trong 10 năm qua

+ Tính đến ngày 9/9, đã có 40 đợt phát hành trái phiếu bằng tiền đồng và 2 đợtphát hành trái phiếu bằng ngoại tệ do Chính phủ bảo lãnh phát hành trong năm 2009 Tuynhiên, mới chỉ có 2.310 tỷ đồng và 230 triệu USD được huy động

Có 36 đợt phát hành trái phiếu tiền đồng hoàn toàn thất bại khi không thu đượcmột đồng nào Lần phát hành gần đây nhất nối dài chuỗi phiên phát hành không thànhcông là ngày 9/9, do Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam phát hành 1.000

tỷ đồng nhu cầu trái phiếu chia đều cho hai kỳ hạn 3 năm và 5 năm hoàn toàn không đượcbán ra phần nào

Phần lớn số tiền phát hành (2.000 tỷ đồng) được tập trung ở kỳ hạn 2 năm (kỳ hạnngắn nhất) thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội, phát hành trong tháng 6 với lãi suấtbình quân là 8,93%/năm

1.2 Vay nợ của chính quyền địa phương

a) Vay trong nước: chính quyền địa phương cấp tỉnh được vay thông qua phát

hành trái phiếu chính quyền địa phương theo các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước(khoản 3, Điều 8) và Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ vềphát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chínhquyền địa phương Đến nay có 3 địa phương (bao gồm thành phố Hà Nội, Thành phố HồChí Minh và tỉnh Đồng Nai) thực hiện vay thông qua phát hành trái phiếu UBND cấptỉnh uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tài chính tín dụng trên địa bàn pháthành các trái phiếu này và chịu trách nhiệm bố trí ngân sách tỉnh, thành phố để trả nợ

Trang 11

Trái phiếu đô thị là các loại trái phiếu do chính quyền các thành phố lớn, thường làcác đô thị, phát hàng nhằm bổ sung vốn cho nguồn vốn đầu tư phát triển hoặc huy độngvốn cho các dự án xây dựng lớn Trái phiếu này thường có thời hạn từ 2-10 năm, lãi suấtcao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ và lãi suất đi vay của ngân hàng, nhưng thấp hơn lãisuất cho vay trung và dài hạn của ngân hàng Chính vì trái phiếu đô thị do chính quyềnthành phố phát hành và dùng vào mục tiêu chung phát triển thành phố nên việc muabán loại trái phiếu này không phải nộp thuế

Chúng ta có thể xem xét một ví dụ phát hình trái phiếu đô thị của UBND Thànhphố Hồ CHí Minh Ngày phát hành trái phiếu 22/12/2006 và ngày đáo hạn là 22/12/2011.Mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu với hình thức trả lãi sau, 1 lần/năm vào ngày trùng vớingày phát hành, không tính nhập gốc và hình thức bán trái phiếu là bán bằng mệnh giá,phát hành dưới hình thức ghi sổ hoặc chứng chỉ không ghi tên; được niêm yết tại Trungtâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM

Ngày 6/10/2009, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã triển khai đợt phát hành tráiphiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm đến các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố trên toàn tỉnh.Mức phân bổ chỉ tiêu phát hành trái phiếu kỳ này là 2,5 tỷ đồng Thời gian triển khai đợtphát hành trái phiếu này sẽ kéo dài trong 2 tháng, từ đầu tháng 10 đến 30/11/2009 UBNDtỉnh đã giao cho Kho bạc Nhà nước tỉnh chủ trì việc triển khai phát hành trái phiếu

b) Vay nước ngoài: theo cơ chế hiện hành, chính quyền địa phương không trực

tiếp vay nước ngoài, nhưng UBND cấp tỉnh có thể được vay lại nguồn vốn vay nướcngoài của Chính phủ Trong một số dự án ODA đã thí điểm áp dụng cơ chế chính quyềnđịa phương vay lại nguồn vốn ODA cho các dự án cơ sở hạ tầng thuộc nhiệm vụ chi củangân sách địa phương; địa phương chịu trách nhiệm bố trí từ nguồn ngân sách của địaphương để trả nợ khi đến hạn Trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ, một sốtỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tự tìm nguồn vốn, đàm phán vay (nguồn vốnkhông ưu đãi) nhưng phải thực hiện cơ chế Chính phủ ký vay và cho vay lại

1.3 Vay nợ của các định chế tài chính phát triển nhà nước:

a) Vay trong nước: theo Nghị định số 141/2003/NĐ-CP, Ngân hàng Phát triển

Việt Nam được phát hành trái phiếu Chính phủ để huy động vốn nhằm cung cấp tín dụngđầu tư nhà nước cho các chương trình, dự án trọng điểm của khu vực công Hiện nay

Trang 12

Chính phủ đã có chủ trương cho Ngân hàng Chính sách Xã hội phát hành trái phiếu đểđáp ứng nhu cầu cho vay học sinh, sinh viên nghèo.

Kể từ năm 1990 hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp thành ngân hànghai cấp và đã có những bước phát triển mạnh mẽ, xét về tín dụng ngân hàng trên GDP

1993 chỉ khoảng 18% đến năm hiện nay đã trên 70%, về thành phần sở hữu từ chổ nhànước chiếm gần như toàn bộ sở hữu cho đến nay sở hữu nhà nước chỉ chiếm hơn 60%toàn bộ giá trị các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam Về số lượng hiện nay cả nước

có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 1 ngân hàng chính sách, 37 ngân hàng cổ phần và

27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Tính đến ngày 9/9, đã có 40 đợt phát hành trái phiếu bằng tiền đồng và 2 đợt pháthành trái phiếu bằng ngoại tệ do Chính phủ bảo lãnh phát hành trong năm 2009 Tuynhiên, mới chỉ có 2.310 tỷ đồng và 230 triệu USD được huy động

Gần đây thị trường liên tục chứng kiến các phiên phát hành thất bại của trái phiếuchính phủ Đó là đợt phát hành 2.000 tỷ đồng, loại 2 năm, trái phiếu được CP bảo lãnh doNgân hàng Chính sách xã hội phát hành, chỉ có 4 thành viên tham gia với tổng số 500 tỷđồng đăng ký đấu thầu hợp lệ Kết quả của phiên đấu thầu là chỉ có 0 đồng trúng thầu

Trước đó, ngày 14/5, 2.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ Kho bạc Nhà nước pháthành cũng rơi vào tình trạng tương tự Với 2 loại kỳ hạn 3 và 5 năm chỉ có 4 thành viêntham gia các kỳ hạn với khối lượng đăng ký 800 và 680 tỷ đồng Kết quả cũng chỉ là con

số 0 tròn trĩnh Nguyên nhân được xác định là do có sự vênh nhau giữa lãi suất đăng kýcủa các thành viên với trần lãi suất do Bộ Tài chính đưa ra

b) Vay nước ngoài: ngoài vay trong nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được

phép vay trực tiếp nước ngoài Ngân hàng này mới ký khoản vay nước ngoài đầu tiên từNgân hàng Tái thiết Đức (KFW) cho dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có bảolãnh của Chính phủ (với số vốn vay là 100 triệu USD, tuy nhiên chưa rút vốn)

Trong năm 2007, Việt Nam phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ ra thị trườngquốc tế với kỳ hạn mở rộng 10-30 năm Số tiền thu được dành cho Tập đoàn Dầu khí ViệtNam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máyViệt Nam vay lại để thực hiện đầu tư các dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án muatàu vận tải, Dự án Thủy điện Xê Ca Mản 3 và Nhà máy thủy điện Hủa Na

Trang 13

Theo “Chương trình quản lý nợ nước ngoài trung hạn giai đoạn 2009-2012” vừađược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vốn vay nước ngoài trung và dài hạn giai đoạn

2009 - 2012 của Việt Nam tối đa khoảng 25 - 27 tỷ USD (tăng khoảng 65% so với giaiđoạn 2005 - 2008)

Tỷ lệ huy động vốn vay nước ngoài chiếm khoảng 16% so với tổng vốn đầu tưtoàn xã hội và khoảng 6% so với GDP vào năm 2012; trong đó, vay nước ngoài của khuvực công khoảng 18-19 tỷ USD, khu vực tư nhân khoảng 7 - 8 tỷ USD

Ngày 20/10, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ký tiếp nhận từ ADB khoản vay

500 triệu USD Đây là khoản giải ngân đầu tiên trong khoảng 2 tỷ USD Việt Nam sẽ vay

nợ từ các tổ chức tài chính quốc tế để khắc phục những tác động từ khủng hoảng kinh tế

Ngày 6/11, Bộ trưởng Công thương trình bày trước Quốc hội chủ trương đầu tư dự

án điện hạt nhân Ninh Thuận, dự kiến 75% nguồn vốn lấy từ vốn vay nước ngoài

1.4 Vay nợ của doanh nghiệp nhà nước:

Theo Luật doanh nghiệp nhà nước các văn bản hướng dẫn, các doanh nghiệp nhànước được vay trong nước, nước ngoài (kể cả phát hành trái phiếu) để tài trợ cho cácchương trình đầu tư của doanh nghiệp, có hoặc không có bảo lãnh Chính phủ Các khoảnvay của DNNN để thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước đáp ứngđược các tiêu chí bảo lãnh và khi bên cho vay có yêu cầu, có thể được Chính phủ bảolãnh Việc bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ cho DNNN thực hiện theo Nghị định134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả

nợ nước ngoài Các khoản vay của DNNN theo cơ chế tự vay tự trả không thuộc nghĩa vụtrả nợ của NSNN Tuy nhiên đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh thuộc phạm

vi nghĩa vụ nợ dự phòng của NSNN Việc Chính phủ bảo lãnh các khoản vay đã tạo điềukiện cho các doanh nghiệp huy động vốn với lãi suất thấp hơn để đầu tư cho các dự án cơ

sở hạ tầng quan trọng như hàng không, năng lượng, dầu khí, xi măng… Chính phủ quản

lý các khoản bảo lãnh Chính phủ theo các nguyên tắc như quản lý nợ Chính phủ

Do mang tâm lý ỷ lại, các doanh nghiệp nhà nước thường vay từ ngân hàng nhànước với số dư nợ khổng lồ là 181.000 tỷ đồng vào năm 2008, trong đó tỷ lệ nợ xấuchiếm gần 10%

Năm 2008, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện 135 cuộc kiểm toán tại 35 tỉnh thành,

Trang 14

20 Bộ, 23 tập đoàn kinh tế và nhiều tổng công ty và tổ chức tài chính Kết quả kiểm tracủa 224 đơn vị thành viên thuộc 16 tập đoàn tổng công ty, số doanh nghiệp làm ăn thua lỗchiếm gần 10% Một số đơn vị thua lỗ nhiều trong năm 2006 là Tổng công ty Sông Hồng

và Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, với số tiền 57,7 tỷ đồng Tổng công ty lắp máy

VN lỗ lũy kế đến tháng 12/2007 là 23,4 tỷ đồng, Tổng công ty xây dựng Sài Gòn lỗ 90,4

tỷ đồng, tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 - 93,4 tỷ đồng và Tổng công tyxây dựng công trình giao thông 5 lỗ 102,7 tỷ đồng

Các tổng công ty khác như Khánh Việt, Địa ốc Sài Gòn, tuy số lãi theo báo cáo,trên 600 tỷ đồng, nhưng số nợ phải trả hơn 4.600 tỷ đồng, chiếm lần lượt là 40 và hơn60% tổng nguồn vốn Như vậy, mặc dù lợi nhuận trước thuế, theo báo cáo của kiểm toán,đạt gần 1.800 tỷ đồng, nhưng số nợ phải trả quá lớn

Tính đến hết tháng 12/2007, tổng số nợ phải thu của các doanh nghiệp nhà nướcđược kiểm toán là 32.409 tỷ đồng Tỷ lệ bình quân phải thu trên tổng tài sản là 10,8% vàtrên vốn chủ sở hữu là 29,03% Và tính đến hết năm, tổng số nợ mà các doanh nghiệpNhà nước phải trả là trên 181.000 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốnbình quân hơn 60%

Vấn đề ở đây, thứ nhất là sở hữu nhà nước cao được xem là một hình thức áp chếtài chính, ở một số nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore sở hữu nhà nước trong hệ thốngngân hàng được thực hiện một cách hiệu quả Xét tình hình thực tế Việt Nam ta thấy chođến nay, ngân hàng thương mại nhà nước vẫn là cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếmphần lớn Điều này cũng dễ hiểu do mối quan hệ truyền thống, cùng với hình thức sở hữu,nhu cầu vay lớn và khả năng cho vay lớn của các tổ chức này, ngoài ra tâm lý ỷ lại củacác ngân hàng nếu có chuyện gì thì cùng Nhà nước sẽ can thiệp Nhà nước với chức năngquản lý toàn bộ nền kinh tế, lại là người chủ sở hữu duy nhất ngân hàng thương mại nhànước Trước năm 2000 ta thấy tín dụng chỉ định có thể là công khai (có văn bản, do Thủtướng ký), hoặc chỉ thị “ngầm” của các cấp chính quyền được thực hiện một cách rất phổbiến Một số chính sách tín dụng chỉ định điển hình mà chúng ta có thể thấy là cácchương trình mía đường, xi măng, giao thông, đánh bắt xa bờ, dự án thủy điện, trồngrừng… Trong những năm lại đây tình hình này đã giảm do có nhiều sức ép của việc giảiquyết các khoản nợ Khi Chính phủ yêu cầu ngân hàng cho vay, Chính phủ sẽ phải chịu

Trang 15

trách nhiệm chuyển nguồn, bù lãi suất và trách nhiệm với nợ không thu hồi được Tuynhiên hình thức cho vay theo chỉ định “ngầm” lại không dễ gì giải quyết Một số cấpchính quyền địa phương, coi ngân hàng như là nguồn tài trợ cho ngân sách khi có khókhăn, bằng cách gây áp lực buộc các ngân hàng bỏ qua kỷ luật tín dụng để tài trợ chonhững dự án tài chính của mình.

Một vấn đề nữa cũng xuất phát từ sở hữu nhà nước trong hệ thống có thể dẫn đếnnhững rủi rỏ tín dụng đó là quan hệ người ủy quyền và người thừa hành, người ủy quyền

ở đây là Nhà nước hay là toàn dân, còn người thừa hành là những lãnh đạo các ngân hàng,

do người ủy quyền (toàn dân) có rất ít quyền lực và thông tin để kiểm soát người thừahành nên dẫn đến những hoạt động cho vay vì lợi ích cá nhân Một minh chứng rõ ràngcho chúng ta thấy là xu thế hiện nay các ngân hàng thương mại nàh nước chuyển hướngcho vay một cách quá mức vào tập đoàn, tổng công ty nhà nước mà thực lực tài chính rấtyếu kém, nhiều dự án đầu tư kém hiệu quả, mức dư nợ nhóm khách hàng này lên tới 35 -40% và đang báo động về chất lượng tín dụng

Điển hình là các tổng công ty thuộc ngành xây dựng, giao thông vận tải với công

nợ lên tới 11 nghìn tỷ đồng mà trong đó, theo báo cáo của Bộ tài chính có tới trên 90%khoản nợ nói trên thuộc vốn vay của ngân hàng thương mại nhà nước Một dấu hiệu chothấy rủi ro rất lớn đến từ việc cho các tập đoàn vay là hệ số tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữucủa các tập đoán, xét toàn bộ nợ trên vốn chủ sở hữu vào khoảng 1.4 lần Riêng một sốcông ty có tỷ lệ nợ khủng khiếp như Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5(Cienco 5) là 42 lần, Cienco1 là 22,5 lần, Lilama 21.5 lần, Vinashin là 21.8 lần

Một điều đáng lưu ý là các tổng công ty và tập đoàn này có tỷ suất lợi nhuận trênvốn chủ sở hữu rất thấp có công ty chỉ đạt 5%/năm, còn lại trung bình chưa đến 19%/năm,như vậy nguy cơ vỡ nợ của các công ty này rất cao, đặc biệt trong tình hình kinh tế vĩ mô

có nhiều biến động như trong giai đoạn hiện nay, khiến lãi suất cho vay có thể lên tới20%/năm

Một nguy cơ có thế dẫn đến rủi ro rất cao khi các tập đoàn vay vốn để đầu tư vàocác hoạt động kinh doanh không phải là nòng cốt của mình, mà đầu tư vào các hoạt độngkinh doanh có độ rủi ro cao như chứng khoán và bất động sản Ngoài ra một số tập đoànthành lập ngân hàng nên việc kiểm soát việc sử dụng vốn nội bộ công ty lại trở nên rất

Ngày đăng: 08/08/2014, 11:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Tài Chính Công Và Phân Tích Chính Sách Thuế. Chủ biên:PGS.TS Sử Đình Thành, TS Bùi Thị Mai Hòa Nhà xuất bản lao động xã hội TPHCM-2009 Khác
2. Lý Thuyết Tài Chính CôngChủ biên: PGS.TS Sử Đình ThànhNhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TPHCM Khác
3. Văn bản Luật Quản Lý Nợ Công. (Thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2009, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII)Các website tham khảo Khác
4. Cổng thông tin kinh tế www.vnep.org.vn 5. Bộ Tài Chính Việt Nam www.mof.gov.vn Khác
6. Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam www.mpi.gov.vn 7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam www.sbv.gov.vn 8. Báo điện tử Đảng Cộng Sản www.cpv.org.vn 9. Thời báo kinh tế Sài Gòn www.thesaigontimes.vn Và 1 số website khác Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w