Giáo án môn sinh lớp 6 - Tiết 51: HẠT KÍN ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN I.Mục tiêu: Kiến thức: - Phát hiện được những tính chất đặc trưng của cây hạt kín là: có hoa và quả với hạt đượ
Trang 1Giáo án môn sinh lớp 6 - Tiết 51: HẠT KÍN
ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
- Phát hiện được những tính chất đặc trưng của cây hạt kín là: có hoa và quả với hạt được dâu kín trong quả Từ đó phân biệt được đặc điểm cơ bản giữa cây hạt trần và cây hạt kín
- Nêu được sự đa dạng của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây hạt kín
- Biết cách quan sát một số cây hạt kín
Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát nhận biết
- Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm
- Kĩ năng khái quát hoá
Thái độ:
Trang 2- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
II.Phương tiện:
- Mẫu vật: Cành bưởi, lá đơn, lá kép, quả cam, rễ
hành, rễ cải, hoa huệ, hoa hồng
- Kính lúp, kim nhọn, dao nhọn
III.Tiến trình:
Kiểm tra bài cũ:(6’)
- Cơ quan sinh sản của cây thông là gì? Cấu tạo ra
sao?
- So sánh đặc điểm cấu tạo của cây thông và cây
dương xỉ?
Bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Quan sát cây
có hoa(10’)
I Quan sát cây có hoa
Học sinh quan sát cây của nhóm
Trang 3- Giáo viên yêu cầu học sinh
quan sát 1 số mẫu vật cây hạt
kín
- Giáo viên treo bảng bài tập
sách giáo khoa 135 lên bảng
cho học sinh ghi kết quả
- Giáo viên nhận xét bổ sung
đã chuẩn bị theo yêu cầu trong bảng sách giáo khoa trang 135
- Đại diện nhóm trình bày -> lớp bổ sung, nhận xét
Kết luận:
1/ Cơ quan sinh dưỡng:
Rễ: gồm rễ cọc và rễ chùm
Thân: thân đứng, thân leo, thân bò
Lá: lá đơn vá lá kép
2/ Cơ quan sinh sản:
Gồm hoa, quả và hạt
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Trang 4HĐ2: Tìm hiểu về đặc điểm
của cây hạt kín(20’)
- Cho học sinh quan sát bảng
kết quả bài tập sách giáo khoa
trang 135
- Yêu cầu học sinh nhận xét
sự đa dạng của rễ thân lá, hoa
quả?
- Giáo viên giảng: Cây hạt kín
có mạch dẫn phát triển
- Yêu cầu học sinh nêu đặc
điểm chung của các cây hạt
kín?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung
Từ đó cho học sinh so sánh
với cây hạt trần -> thấy được
sự tiến hoá của cây hạt kín
II.Đặc điểm chung của cây hạt kín
Căn cứ vào bảng kết quả -> Nhận xét sự đa dạng của rễ, thân, lá, hoa, quả
- Thảo luận nhóm -> tìm được đặc điểm của cây hạt kín
- So sánh với cây hạt trần -> tìm
ra đặc điểm tiến hoá
Đại diện 1,2 nhóm trình bày
-> lớp nhận xét bổ sung
Trang 5 Tiểu kết:
Hạt kín là nhóm thực vật có hoa, chúng có một số đặc điểm chung như sau:
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, có mạch dẫn phát triển
- Cơ quan sinh sản có hoa, quả, hạt Hạt nằm trong quả là một ưu thế của cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau
Môi trường sống đa dạng Đây là nhóm thực vật tiến hoá hơn cả
IV Kiểm tra – đánh giá:
- Học sinh đọc phần kết luận chung
- Sửa 1 số bài tập khó trong sách bài tập
- Đặc điểm chung của thực vật hạt kín?
Trang 6- Giữa cây hạt trần và cây hạt kín có điểm gì phân biệt, trong những điểm đó, điểm gì quan trong nhất?
V Hoạt động nối tiếp:
- Làm hoàn tất các bài tập còn lại trong sách bài tập
- Chuẩn bị bài “Lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm”: cây lúa, hành, hoa huệ, hoa dâm bụt
Trang 7Tiết 52: LỚP MỘT LÁ MẦM VÀ LỚP HAI LÁ
MẦM I.Mục tiêu:
Kiến thức:
- Phân biệt một số đặc điểm hình thái của cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp 1 lá mầm (về kiểu rễ, kiểu gân
lá, số lượng cánh hoa)
- Căn cứ vào các đặc điểm để có thể nhận biết một cây thuộc cây một lá mầm và cây hai lá mầm
Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát thực hành
- Kĩ năng khái quát hoá
Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
II.Phương tiện:
- Mẫu vật: Cây lúa, cây hành, huệ, cỏ, cây bưởi con,
lá dâm bụt
Trang 8- Tranh vẽ: Rễ cọc, rễ chùm, các kiểu gân lá
III.Tiến trình:
1/Kiểm tra bài cũ:(6’)
- Đặc điểm chung của thực vật hạt kín?
- Giữa cây hạt trần và hạt kín có những đặc điểm gì
để phân biệt? Trong đó đặc điểm nào quan trọng
nhất?
2/Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về
đặc điểm cây hai lá mầm và
cây 1 lá mầm(20’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh
yêu cầu học sinh nhắc lại kiến
thức bài cũ về kiểu rễ, kiểu
gân lá kết hợp với quan sát
I.Cây Hai lá mầm và cây Một
lá mầm
Học sinh chỉ trên tranh:
+ Các loại rễ, thân, lá
+ Các đặc điểm của rễ, thân, lá
- Học sinh hoạt động nhóm quan sát cây một lá mầm và
Trang 9tranh
- Các đặc điểm này gặp ở các
cây khác nhau trong lớp một
lá mầm và lớp hai lá mầm
- Yêu cầu học sinh quan sát
hình 42.1 giới thiệu một số
cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm
điển hình
- Yêu cầu học sinh thực hiện
lệnh trong sách giáo khoa ->
Phát biểu các đặc điểm của
cây hai lá mầm và cây một lá
mầm
- Giáo viên nhận xét bổ sung
- Yêu cầu học sinh đọc thông
tin sách giáo khoa
- Hỏi: Còn đặc điểm nào để
cây hai lá mầm -> Ghi các đặc điểm quan sát được
- Đại diện nhóm trình bày -> lớp bổ sung, nhận xét
- Học sinh căn cứ vào đặc điểm của rễ, thân, lá -> Phân biệt cây 1 lá mầm và cây hai lá mầm
- Học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa
-> rút ra đặc điểm để phân biệt hai lớp
Trang 10phân biệt lớp 2 lá mầm và lớp
1 lá mầm
Các cây hạt kín được chia làm hai lớp, lớp hai lá
mầm và lớp 1 lá mầm
Hai lớp này phân biệt với nhau chủ yếu ở số lá
mầm của phôi, ngoài ra còn một vài dấu hiệu để
phân biệt như: kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa,
dạng thân…
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
HĐ 2: Tìm hiểu về những
đặc điểm để phân biệt giữa
lớp hai lá mầm và lớp một lá
mầm (10’)
Yêu câu HS vận dụng kiến
II Đặc điểm phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp một lá mầm
Học sinh quan sát các mẫu vật
do nhóm mang theo, ghi lại kết
Trang 11thức nắm được ở phần I vận
dụng vào bài tập làm bài tập
- Cho học sinh quan sát các
cây của nhóm mang đi -> Điền
các đặc điểm vào bảng trong
sách giáo khoa
- Yêu cầu học sinh đại diện
một vài nhóm trình bày kết quả
trên bảng
Tích hợp giáo dục môi
trường:
Thực vật hạt kín tuy phân
làm hai lớp nhưng qua quan
sát ta nhận thấy chúng
phong phú và đa dạng tạo
nên vẻ đẹp đa dạng của thiên
nhiên Do vậy mỗi chúng ta
cần biết bảo vệ thực vật tức
quả phân nhóm thực vật của nhóm mình
Đại diện 1,2 nhóm trình bày
-> lớp nhận xét bổ sung
- Lắng nghe và có ý thức tiếp thu thực hiện
Trang 12là ta đã bảo vệ cái đẹp của
thiên nhiên
IV Kiểm tra – đánh giá:
- Giáo viên treo tranh 42.2 sách giáo khoa 138 -> Học sinh nhận dạng nhanh cây một lá mầm và cây hai lá mầm
- Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm là gì?
- Đọc mục “Em có biết?”
V.Hoạt động nối tiếp:
- Làm hoàn tất các bài tập còn lại trong sách gáo khoa
- Chuẩn bị bài “Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật”