Kiến thức: - Giải thích được nguyên nhân gây ra của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên như xói mòn, hạn hán, lũ lụt… từ đó thấy được vai trò của thực vật trong việc giữ đất bảo vệ n
Trang 1Giáo án môn sinh lớp 6 - Tiết 57: THỰC VẬT BẢO
VỆ ĐẤT – NGUỒN NƯỚC I.Mục tiêu:
1 Kiến thức:
- Giải thích được nguyên nhân gây ra của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (như xói mòn, hạn hán, lũ lụt…) từ đó thấy được vai trò của thực vật trong việc giữ đất bảo vệ nguồn nước
2 Kĩ năng:
- Quan sát
- Thu thập và phân tích thông tin
3 Thái độ:
- Xác định ý thức bảo vệ thực vật bằng các hành động
cụ thể
II.Phương tiện:
- Tranh phóng to hình 47.1
- Sưu tầm 1 số tranh ảnh về lũ lụt hạn hán
Trang 2III.Tiến trình:
Kiểm tra bài cũ (5’)
- Nhờ đâu mà thực vật có khả năng điều hoà lượng
khí oxy và cacbonic trong không khí? Điều này có ý
nghĩa gì?
- Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hoà khí hậu?
- Tại sao người ta lại nói “Rừng là 1 lá phổi xanh”
của con người?
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
HĐ1: Tìm hiểu về vai trò
của thực vật trong việc
chống xói mòn và bảo vệ
đất(10’)
- Giáo viên cho học sinh quan
sát tranh hình 47.1 yêu cầu
I Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn
- Học sinh quan sát tranh
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Trang 3học sinh quan sát Giáo viên
đặt câu hỏi gợi ý:
+ Vì sao khi có mưa lượng
chảy ở hai nơi khác nhau?
+ Điều gì sẽ xảy ra đối với đất
trên đồi trọc nếu có mưa? Giải
thích tại sao?
- Giáo viên nhận xét câu trả
lời của học sinh
- Giáo viên mở rộng thêm về
hiện tượng xói lở ở bờ sông,
bờ biển
- Giáo viên cho học sinh rút ra
kết luận
- Đại diện nhóm trình bày -> lớp nhận xét bổ sung
-> Học sinh rút ra kết luận
Tiểu kết:
Trang 4Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ
đất, tán cây cản bớt sức chảy của nước do mưa lớn
gây ra chống xói mòn
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
HĐ2: Tìm hiểu về vai trò
của thực vật trong góp phần
hạn chế lũ lụt, hạn hán.(10’)
- Yêu cầu học sinh đọc thông
tin trong sách giáo khoa
- Đặt yêu cầu:
+ Nếu đất bị xói mòn ở vùng
đồi trọc thì điều gì sẽ xảy ra
tiếp theo đó?
+ Tại sao có hiện tượng ngập
úng và hạn hán ở nhiều nơi?
II.Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán
- Học sinh đọc thông tin sách giáo khoa
- Trả lời theo câu hỏi của giáo viên
Trang 5+ Kể tên một số địa phương bị
ngập úng và hạn hán ở VN?
- Giáo viên nhận xét -> rút ra
kết luận
- Các nhóm trình bày thông tin hình ảnh thu thập được về thiên tai -> Thảo luận nguyên nhân hiện tượng ngập úng và hạn hán
- Đại diện 1, 2 nhóm lên trình bày kết quả
> lớp nhận xét bổ sung -> Rút ra kết luận
Tiểu kết:
Thực vật ngăn cản dòng chảy, giữ đô ẩm không khí
góp phần hạn chế lũ lụt và hạn hán
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
HĐ3: Tìm hiểu về tác dụng
bảo vệ nguồn nước của thực
III Thực vật góp phần bảo
về nguồn nước ngầm
Trang 6vật (10’)
Giáo viên yêu cầu học sinh
đọc thông tin trong sách giáo
khoa -> Rút ra vai trò bảo vệ
nguồn nước của thực vật?
- Giáo viên nhận xét câu trả
lời của học sinh
Tích hợp giáo dục môi
trường:
Thực vật có vai trò quan
trọng trong thiên nhiên
Mang nhiều lợi ích đến cho
con người chính vì vậy bảo
vệ hệ thực vật là nhiệm vụ
của mỗi chúng ta
- Học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa
- Trả lời các yêu cầu của giáo viên
- Đại diện học sinh trình bày, các học sinh khác theo dõi bổ sung
-> Rút ra kết luận
Tiểu kết:
- Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm
Trang 7IV.Kiểm tra – đánh giá:
- Học sinh đọc phần em có biết trong sách giáo khoa
- Tại sao ở vùng bờ biển người ta phải trồng rừng ở ngoài đê?
- Thực vật có vai trò gì đối với nguồn đất và nguồn nước?
- Vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ lụt, hạn hán?
V.Hoạt động nối tiếp:
- Chuẩn bị bài “Vai trò của thực vật đối với động vật”