1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

227 Kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

63 1,1K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 914 KB

Nội dung

227 Kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

Trang 1

nỗ lực phấn đấu sáng tạo trong sản xuất Một trong những công cụ hiệu quả nhấtnhằm đạt tới mục tiêu trên là hình thức trả lương cho người lao động.

Tiền lương thực sự phát huy được tác dụng của nó khi các hình thức tiền lươngđược áp dụng hợp lý nhất, sát với tình hình thực tế của đơn vị sản xuất kinh doanh,đúng với sự cống hiến của người lao động trong doanh nghiệp Có như vậy tiềnlương mới thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế kích thích sản xuất phát triển Việc trảlương theo lao động là tất yếu khách quan nhưng lựa chọn hình thức trả lương nàocho phù hợp với đặc điểm sản xuất, làm cho người lao động luôn quan tâm đến kếtquả sản xuật kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp

Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT vàkinh phí công đoàn Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của xã hội đến từngthành viên

Nhận thức đựơc tầm quan trọng của vấn đề, được sự hướng dẫn nhiệt tình của

Cô giáo PGS TS Nguyễn Thị Lời, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán của Công ty em đã chọn đề tài “Kế toán lao dộng - tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà” cho

bài Báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình

Nội dung Báo cáo thực tập gồm:

Chương I: Tổng quan về Công ty CP bánh kẹo Hải Hà

Chương II: Thực trạng Kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theolương tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Chương III: Hoàn thiện Kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theolương tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Trang 2

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

Tên giao dịch: Hai Ha - Confectionery - Joint - Stock - Company

Tên viết tắt: HAIHACO Loại hình: Công ty cổ phần

Cơ quan quản lý: Bộ Công nghiệp Mã số thuế: 0101444397

E-mail: haihaco@hn.vnn.vn Website: www.haihaco.com.vn Điện thoại: (84-4) 8632956 Số fax : (84-4) 8631683

Địa chỉ trụ sở chính: 25 Trương Định - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.

Đăng ký kinh doanh số: 0100303614, do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố HàNội cấp ngày 20/01/2004 Tài khoản ngân hàng: Số 710A.00009 tại Ngân hàngCông Thương Thanh Xuân, Hà Nội

Vốn điều lệ: 54.750.000.000 đồng

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm;Kinh doanh xuất nhập khẩu: Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sản phẩm chuyênngành, hàng hoá tiêu dùng và các sản phẩm hàng hoá khác;

.I Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Bánh kẹo

Hải Hà

Công ty CP bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà Nước thuộc Bộ Côngnghiệp có tên giao dịch là HAIHA COMPANY ( gọi tắt là HAIHACO ) Công tychuyên kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo, chế biến thực phẩm do Nhà nước đầu tưvốn và quản lý với tư cách là chủ sở hữu

Hiện nay, trụ sở chính của Công ty đặt tại số 25 đường Trương Định - Quận Hai

Bà Trưng - Hà Nội Hiện tại, Công ty bánh kẹo Hải Hà đang là một Công ty có uytín trên toàn quốc, các sản phẩm của công ty được đang được ưa chuộng và có mặt

ở nhiều nơi trong cả nước và cả ở thị trường nước ngoài

Trang 3

Từ khi Công ty bắt đầu thành lập đến nay trải qua 48 năm, đã nhiều lần thay đổitên gọi cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của Công ty Quá trình phát triểncủa Công ty có thể khái quát qua các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1960-1967: Ban đầu là Xưởng miến Hoàng Mai thành lập ngày

25/12/1960 do Tổng Công ty Nông Thổ Sản Miền Bắc trực thuộc Bộ Nội Thươngquản lý, sản xuất các sản phẩm: miến, tinh bột ngô, mạch nha… Năm 1962, thànhlập bộ phận chế biến dầu và tinh bột ngô cung cấp nhiên liệu cho Nhà máy Pin Văn

Điển Năm 1966, Bộ Công nghiệp đã đổi tên Xí nghiệp Hoàng Mai thành Nhà máy

thực phẩm thực nghiệm Hải Hà Ngoài nhiệm vụ sản xuất tinh bột ngô nhà máy cònsản xuất viên đạm, nước chấm lên men, nước chấm hoá giải, dầu đậu tương, bánh

mì, bột dinh dưỡng trẻ em và bắt đầu sản xuất mạch nha

- Giai đoạn 1968-1991: Năm 1968, Nhà máy trực thuộc Bộ Lương thực thực phẩm quản lý Tháng 6/1970, Nhà máy tiếp nhận một phân xưởng kẹo của Nhà máy

Bánh kẹo Hải Châu chuyển sang với công suất 900 tấn/ năm Nhà máy mang tênmới là Nhà máy Thực phẩm Hải Hà Nhiệm vụ lúc này là sản xuất thêm một số loạikẹo, đường nha và giấy tinh bột Để phù hợp hơn với nhiệm vụ mới Nhà máy đổitên thành Nhà máy thực phẩm Hải Hà

Tháng 12/1976, Nhà nước phê chuẩn phương án thiết kế, mở rộng Nhà máyThực phẩm Hải Hà với công suất thiết kế 6000 tấn/ năm Từ năm 1981-1985 là thời

kỳ chuyển biến của Nhà máy từ giai đoạn sản xuất thủ công có một phần cơ giớisang sản xuất cơ giới hoá có một phần thủ công Nhà máy tiến hành khởi công xâydựng Nhà máy sản xuất chính với diện tích 2500m2, cao hai tầng Năm 1980, Nhàmáy này được đưa vào sản xuất

Bắt đầu từ năm 1981, nhà máy được chuyển giao sang cho Bộ Công nghiệp thựcphẩm quản lý với tên gọi là Nhà máy Thực phẩm Hải Hà Năm 1982 Nhà máy sảnxuất thêm kẹo mè xửng xuất khẩu Năm 1983 sản xuất thêm các loại kẹo chuối, lạcvừng, cà phê và lần đầu tiên sản xuất kẹo cứng có nhân Đến năm 1985, Nhà máy

có 6 chủng loại kẹo bao gồm: Kẹo mềm, kẹo cà phê, kẹo chuối, kẹo vừng lạc, kẹovừng xốp,, kẹo mềm sôcôla, kẹo cứng nhân các loại

Trang 4

Giai đoạn từ 1986-1990 là giai đoạn khó khăn chuyển giao cơ chế cũ sang cơchế mới: cơ chế thị trường Nhà máy luôn phải đối phó những nguy cơ phá sảntrước những thách thức và khó khăn của cơ chế mới.

Năm 1987, Nhà máy được đổi tên thành “Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà”thuộc bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm

Năm 1988, Công ty đổi tên thành Công ty Bánh kẹo Hải Hà

- Giai đoạn từ 1992 đến 2002: Tháng 12/1992, Công ty chuyển sang Bộ Công

nghiệp quản lý, giai đoạn này Công ty có nhiều bước tiến đáng kể: đưa nhiều máymóc thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến vào sản xuất, tổ chức lại bộ máy gọn nhẹhơn, quan tâm hơn tới các hoạt động của thị trường

Năm 1993, Công ty liên doanh với Nhật Bản, thành lập Công ty liên doanhHAIHA-KOTOBUKI tại Hà Nội

Năm 1994-1995, theo quyết định của Bộ Công nghiệp, Nhà máy sáp nhập Nhàmáy mì chính Việt Trì và Nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định

Năm 1995, Công ty liên doanh với Hàn Quốc thành lập Công ty liên doanhMIWON tại Việt Trì Công ty còn có một liên doanh với Hàn Quốc là Công ty HAI

HA KAMEDA tại Nam Định nhưng đã giải thể năm 1999

- Giai đoạn từ 2003 đến nay

Năm 2003, chuẩn bị cho quá trình cổ phần hoá theo chủ trương của Bộ Côngnghiệp, Công ty đã chuyển giao bộ phận quản lý liên doanh HAIHA-KOTOBUKIcho Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam Đối với Công ty liên doanh MIWON thìCông ty bán lại phần vốn cho đối tác nước ngoài

Tháng 1/2004, căn cứ theo quyết định 191/2003/QĐ-BCN ban hành ngày14/1/2003, Công ty đã tiến hành cổ phần hoá thành công ty cổ phần với 51% vốnNhà nước và 49% vốn khác với tên giao dịch là Hai Ha - Confectionary Joint -Stock - Company (HAIHACO) do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp

Ngày 20/11/2007, HAIHACO chính thức đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch

Trước nhu cầu ngày càng tăng đối với những sản phẩm bánh kẹo có chất lượngcao, mẫu mã đẹp và tiện dụng, HAIHACO định hướng đầu tư vào phát triển thêmnhững dòng sản phẩm mới, phấn đấu giữ vững vị trí là một doanh nghiệp hàng đầucủa ngành bánh kẹo Việt Nam

Trang 5

1 Đặc điểm của sản phẩm

Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng côngnghiệp thực phẩm cụ thể là sản phẩm bánh kẹo, trong đó sản lượng kẹo là chủ yếuchiếm tỷ trọng tới 70%-75%

Công ty cung cấp ra thị trường khoảng hơn 180 các chủng loại bánh kẹo khácnhau:

 Căn cứ vào đặc tính của sản phẩm:

+ Chủng loại bánh gồm 4 nhóm mặt hàng: bánh kem xốp, bánh mặn, bánhbiscuit, bánh cracker

+ Chủng loại kẹo gồm 3 nhóm mặt hàng: kẹo cứng, kẹo dẻo( chipchip, chewdâu, chew nho đen…), kẹo mềm (xốp me, kẹo xốp dừa,…)

 Căn cứ vào chất lượng và giá trị của sản phẩm:

+ Sản phẩm có chất lượng cao: bánh kem xốp phủ sôcôla, bánh kem xốp thỏi,bánh dạ lan hương, bánh cracker, kẹo jelly, kẹo caramen…

+ Sản phẩm có chất lượng trung bình: một số loại kẹo cứng, kẹo mềm…

Công ty đặc biệt chú trọng đến công nghệ và vấn đề bảo hộ độc quyền cho cácdòng sản phẩm như ChewHaiha, Haihapop, Miniwaf, ChipHaiha, Snack –Mimi,Long-pie, Long-cake, Hi-pie, Lolie

2 Thị trường tiêu thụ

Với cơ cấu sản phẩm phong phú và đa dạng Công ty đã đáp ứng phần lớn nhucầu của thị trường trong nước Hiện nay, các sản phẩm của Công ty đang được ưachuộng ở các tỉnh trong nước và nước ngoài Công ty đã có gần 300 đại lý trongtoàn quốc Sản lượng sản xuất và tiêu thụ hàng năm đạt từ 12.000 - 14000 tấn,doanh thu vào khoảng 170 - 190 tỷ/năm Thị trường trong nước của Công ty đượcchia làm 3 khu vực chính, đó là: thị trường miền Bắc, thị trường miền Trung và thịtrường miền Nam Trong đó, thị trường chính của Công ty là miền Bắc chiếmkhoảng 60% sản lượng tiêu thụ và được coi là thị trường thuận lợi, truyền thống củaCông ty Công ty đang rất chú trọng xúc tiến phát triển thị trường xuất khẩu sangcác nước như: Lào, Campuchia, trung Quốc, Đài Loan, Mông Cổ, Châu Phi vàTrung Đông

Trang 6

Kênh phân phối sản phẩm chủ yếu thông qua các đại lý khoảng 70% sản lượngtiêu thụ; kênh phân phối lớn thứ hai thông qua người bán lẻ, siêu thị, trung tâmthương mại như: METRO, FIVIMART… chiếm khoảng 20% và kênh phân phốitrực tiếp chiếm khoảng 10%

Bên cạnh đó, Công ty đa dạng hoá các hình thức quảng cáo: phương tiện đạichúng; khuyến mại, tặng thưởng; tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế;chương trình “Hàng Việt Nam chất lượng cao”… Thị trường là vấn đề sống cònđảm bảo cho sự phát triển của Công ty Vì vậy, liên tục đổi mới để đón đầu thịtrường và giữ vững uy tín, chất lượng sản phẩm là một trong những bí quyết quantrọng tạo nên sự thành công của HAIHACO

3 Đánh giá kết quả hoạt động của sản xuất kinh doanh của

Công ty trong 3 năm gần đây

Trong năm 2007-2008, Công ty được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi

là 14% Kể từ năm 2009, mức thuế áp dụng là 28%

Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian gầnđây, hoà mình vào hội nhập với xu thế phát triển chung của nền kinh tế Việt Namcũng như xu thế chung của nền kinh tế toàn cầu

Tổng doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận sau thuế TNDN và một số chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh & kết quả SXKD qua 3 năm 2006, 2007, 2008

Trang 7

Bảng 01: Báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm gần đây

của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

Ghi chú: Các chỉ tiêu năm 2008 là kết quả của Quý I năm 2008

II Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.

Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà được thực hiện đa bộphận theo kiểu trực tuyến chức năng Các kế hoạch, chính sách dài hạn phải tuânthủ theo kế hoạch và sự quản lý của Ban giám đốc Công ty Cơ cấu tổ chức củaCông ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Bankiểm soát

Trang 8

Bộ máy quản lý của Công ty có thể được khái quát theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 01: Tổ chức bộ máy quản lý

2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý

  Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả những cổ đông có quyền biểu quyết, có

quyền quyết định cao nhất, bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

 Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý, định hướng các chính sách để thực

hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị gồm 5 người: 3người đại diện vốn của Nhà nước, 2 người đại diện cho vốn cổ đông

 Ban kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động Hội đồng quản trị và báo cáo

lại ở cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra

Bộ máy quản lý của Công ty được thành lập và hoạt động chặt chẽ, hợp lý và cóhiệu quả Ban giám đốc của Công ty có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng và có sự

Đại hội đồng cổ đông

Phòng

kế hoạch thị trường

Phòng vật tư Phòng kỹ

thuật

và phát triển

Phòng KCS

Chi nhánh

TP HCM

Xí nghiệp Bánh

Xí nghiệp Kẹo

Xí nghiệp phụ trợ

Xí nghiệp kẹo Chew

Nhà máy bánh kẹo Hải Hà II

Nhà máy

bánh kẹo

Hải Hà I

Kế toán TGNH,

Trang 9

phối hợp khá nhịp nhàng tạo sự thống nhất cao cho mỗi quyết định, gồm 3 người:Tổng giám đốc và hai Phó tổng giám đốc trong đó:

 Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty do Hội đồng

quản trị cử ra, điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty

 Phó tổng giám đốc tài chính do Tổng giám đốc đề cử, phụ trách tài chính,

trực tiếp theo dõi, quản lý và chỉ đạo Phòng tài chính Kế toán

 Phó tổng giám đốc kỹ thuật do Tổng giám đốc đề cử, quản lý về quy trình

công nghệ, sản xuất sản phẩm, chỉ đạo trực tiếp Phòng kỹ thuật

Công ty có các phòng ban chức năng:

- Phòng Kế hoạch-Thị trường (Phòng kinh doanh): có nhiệm vụ nghiên cứu

thị trường, đề ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm, thăm dò thị trường, xây dựng cácchiến lược tiếp thị quảng các trên các phương tiện đại chúng Lập kế hoạch SXKDhàng năm, theo dõi thực hiện và báo cáo kết quả kinh doanh theo định kỳ Thựchiện nhiệm vụ quan hệ đối ngoại, giao dịch hợp tác trong nước và quốc tế Đảmnhận công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý của doanh nghiệp

- Phòng vật tư: có nhiệm vụ thu mua, cung ứng vật tư dựa vào định mức tiêu

hao và các định mức dự trữ, đảm bảo sản xuất ổn định và đạt hiệu quả

- Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào và chất lượng sản

phẩm cho quá trình tiêu thụ và lập kế hoạch quản trị chất lượng

- Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất, theo dõi quy trình

công nghệ đảm bảo chất lượng sản phẩm, nghiên cứu lập kế hoạch sản xuất, kiểmtra chất lượng, cải tiến chất lượng, chế tạo ra các sản phẩm mới

- Phòng Kế toán tài chính (Phòng Tài vụ): thực hiện tổ chức hạch toán, phân

tích hiệu quả hoạt động của từng quý, từng năm cung cấp thông tin cho việc ra cácquyết định quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Quản lý lưu trữ hồ sơ

kế toán, chứng từ sổ sách và các tài liệu có liên quan Thực hiện công tác quản lý tàisản doanh nghiệp, theo dõi, giám sát sử dụng Tham gia xử lý tài sản, máy móc thiết

bị của Công ty

- Văn phòng: thực hiện công tác nghiệp vụ quản lý nhân sự, quản lý lao động

của Công ty, xây dựng chế độ tiền lương, thưởng và bảo hiểm xã hội, giải quyết cácvấn đề mang tính hành chính, thủ tục

Trang 10

Các phòng, các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau góp phầnthúc đẩy tích cực vào sự phát triển của Công ty

Hiện nay, Công ty có các xí nghiệp thành viên:

Xí nghiệp bánh: sản xuất các loại bánh biscuit, bánh kem xốp,

 Xí nghiệp kẹo: sản xuất kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo có nhân và các loại kẹo

như: xốp cam, xốp cốm, xốp dâu…

Xí nghiệp kẹo chew: sản xuất các loại kẹo chew như: chew nho

đen, chew taro, chew bắp, chew dâu…

 Xí nghiệp phụ trợ (hay Xí nghiệp cơ khí): cung cấp nhiệt lượng, sửa chữa

lớn và bộ phận sản xuất phụ như: sản xuất giấy nhãn gói kẹo, in hộp…

 Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà I: sản xuất các loại kẹo, gia công túi,

 Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà II: sản xuất bánh kem xốp và một số loại bánh

khác,…

Đứng đầu các Xí nghiệp là các giám đốc có toàn quyền quyết định các vấn đềthuộc xí nghiệp mình và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và các phòng ban vềcác hoạt động do mình phụ trách

Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Công ty còn có hai chi nhánh tại Đà Nẵng vàthành phố Hồ Chí Minh Việc phân bố trụ sở chính và chi nhánh đồng đều trên cảnước giúp Công ty thực hiện việc tiêu thụ và cung ứng sản phẩm kịp thời, nhất lànhững sản phẩm mang tính thời vụ, tiêu thụ mạnh về cuối năm

Trang 11

III Đặc điểm của dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị

1 Sơ đồ tổ chức hệ thống sản xuất

Sơ đồ 02: Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty

Đối với một doanh nghiệp sản xuất, máy móc thiết bị chiếm một vai trò hết sức

quan trọng, tác động đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Hiện tại,

HAIHACO đang sở hữu một hệ thống máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại, được

đầu tư mới 100% Trong đó, 2 dây truyền đồng bộ sản xuất kẹo Chew của Cộng hoà

Liên Bang Đức, công suất 20 tấn/ngày; dây chuyền sản xuất kẹo mềm, công suất 10

tấn/ngày… Ngoài ra, Công ty còn đầu tư hai nồi nấu kẹo chân không liên tục và

một số máy gói kẹo tự động Khác với những sản phẩm thông thường, quá trình

hình thành lên sản phẩm bánh kẹo rất ngắn (nhiều nhất là sản xuất kẹo chew tới 4

giờ, ngắn nhất là sản xuất bánh biscuit chỉ tới 30 phút) Vì vậy, Công ty không có

Hà II

Xí nghiệp phụ trợ

Xí nghiệp kẹo

Xí nghiệp bánh

Hệ thống phòng ban

cơ khí

Phân xưởng giấy bột

Phân xưởng bánh kẹp kem

Phân xưởng bánh bích quy

Phân xưởng làm bột gạo

Phân xưởng kẹo các loại

Phân xưởng kẹo gôm

Phân xưởng kẹo mềm

Trang 12

Tuy sản phẩm rất đa dạng và phong phú nhưng chúng có những nét đặc thùchung nên chúng được phân thành những nhóm sản phẩm và được sản xuất trêncùng dây chuyền công nghệ Quy trình sản xuất ở Công ty đơn giản, khép kín, chu

kỳ ngắn, diễn ra liên tục từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi sản phẩmhoàn thành nhập kho, sản xuất mẻ mới Mỗi phân xưởng chỉ chuyên môn hoá mộtloại sản phẩm nhất định

2 Quy trình công nghệ sản phẩm

Sơ đồ 03: Quy trình công nghệ sản xuất bánh của công ty

Sơ đồ 04: Quy trình công nghệ sản xuất kẹo Chew

Trang 13

IV Tổ chức công tác kế toán

1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà được khái quát theo sơ

đồ sau :

Sơ đồ 05: Tổ chức bộ máy kế toán tại CTCP Bánh kẹo Hải Hà

2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán

Phòng kế toán hiện nay gồm 8 người:

 Đứng đầu là kế toán trưởng: là người chỉ đạo trực tiếp và phụ trách chỉ

đạo chung các hoạt động của Phòng kế toán tài chính và kiêm kế toán tổng hợp,dồng thời đưa ra các ý kiến về hoạt động kinh doanh cho Tổng giám đốc, kiểm trađôn đốc công tác hạch toán hàng ngày, lập báo cáo tổng hợp

 Phó phòng kế toán phụ trách về kế toán TSCĐ và XDCB: hạch toán tài

sản cố định và XDCB; là người có nhiệm vụ theo dõi giá trị của tài sản hiện có, biếnđộng tăng giảm của TSCĐ, tính khấu hao Đồng thời hạch toán chi phí sửa chữa vàsửa chữa thường xuyên của tài sản

Nhân viên kế toán và thống kê ở các

Xí nghiệp thành viên

Kế toán thành phẩm, tiêu thụ

và xác định kết quả

Kế toán huy động vốn và thanh toán công nợ

Kế toánvật tư

Kế toán TSCĐvàXDCB

Kế toán CPSX, tính giá thành

và tiền lương

Thủ quỹ

Trang 14

 Kế toán vật tư (NVL & CCDC): theo dõi hạch toán chi tiết, tổng hợp tình

hình nhập, xuất, tồn của từng loại vật tư, định kỳ đối chiếu với thủ kho

 Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành và tiền lương: là người có

nhiệm vụ hạch toán chi tiết, tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ; tập hợp và phân bổchi phí sản xuất, tính giá thành cho từng loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ Theodanh sách cán bộ nhân viên của từng phòng ban, phân xưởng mà phòng lao dộngtiền lương lập các bảng chấm công và bảng quyết toán tiền lương của xí nghiệp gửilên kế toán tiền lương xây dựng bảng thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT chotoàn Công ty

 Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (TGNH) và tạm ứng: là người có

trách nhiệm hạch toán chi tiết và tổng hợp tình hình thu chi, tồn quỹ tiền mặt, tổnghợp tình hình thanh toán tạm ứng, thanh toán nội bộ và ngoài công ty qua tài khoảnngân hàng, đối chiếu với sổ kế toán TGNH tại ngân hàng

 Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả: là người chịu trách

nhiệm tổ chức hạch toán chi tiết, tổng hợp thành phẩm hoàn thành nhập kho, tiêuthụ, tồn kho cuối kỳ; xác định doanh thu, kết quả tiêu thụ sản phẩm…

 Kế toán huy động vốn và thanh toán công nợ: có nhiệm vụ theo dõi chi

tiết tình hình huy động vốn và tình hình thanh toán công nợ với từng đối tượng nhàcung cấp, với từng khách hàng

 Thủ quỹ: là người quản lý nhập và xuất, tồn quỹ tiền mặt, thu tiền của

khách hàng, kiểm tra tính thật giả của tiền và ghi sổ quỹ tiền mặt, gửi tiền vào ngânhàng kịp thời theo đúng quy định

Ngoài ra ở các Xí nghiệp thành viên đều có những nhân viên thống kê, thủ kho,khoảng 2-3 người dưới sự điều hành của giám đốc xí nghiệp và kế toán trưởng, cónhiệm vụ theo dõi tình hình sản xuất, tình hình lao động, vật tư một cách đơn giản,thu thập các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại xí nghiệpmình, ghi thẻ kho, lập báo cáo chi tiết hàng tồn kho và hàng tháng gửi báo cáo lênphòng kế toán Định kỳ phải có sự đối chiếu với từng xí nghiệp theo chỉ đạo của kếtoán trưởng

3 Đặc điểm hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty.

Trang 15

Để công tác quản lý dễ dàng, khoa học tính toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh

tế phát sinh trong kỳ thì Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ (NKCT) Hệ

thống sổ kế toán được sử dụng trong Công ty bao gồm: các sổ nhật ký chứng từ,bảng kê, sổ cái, sổ và các thẻ kế toán theo quy định chung

Các bảng kê Công ty sử dụng gồm có Bảng kê 1, 2, 4, 5, 6, 8, 9, 11 Công tykhôn sử dụng bảng kê số 3 do không tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theophương pháp hệ số giá

Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Sổ Nhật ký chứng từ được khái quáttheo sơ đồ sau:

Trang 16

Sơ đồ 06: Quy trình ghi sổ kế toán.

Sổ cái tàikhoảnBáo cáo tài chính

Trang 17

1 Khái niệm về tiền lương và các khoản trích theo lương.

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của lao động sống cần thiết mà doanh nghiệpphải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết giữa hai bên

Tiền lương được coi là một khoản chi phí của sản xuất kinh doanh, nó cấu thànhnên giá trị sản phẩm hàng hoá hoặc được xác định là một bộ phận của thu nhập Đó

là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh Chính vì vậy, trong giáthành sản phẩm tiền lương được xem là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh hiệu quảsản xuất kinh doanh

Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, lao động luôn gắn bómật thiết với tiền lương Vì vậy, các chủ doanh nghiệp lấy tiền lương làm đòn bẩykinh tế thúc đẩy năng suất lao động làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiểu rõ bản chất của tiền lương là cơ sở giúp nhà nước hoạch định các chínhsách tiền lương thích hợp giúp người sử dụng lao động lựa chọn một quy chế trảlương phù hợp tạo điều kiện cho tiền lương phát huy được hết các chức năng củanó

2 Các hình thức trả lương áp dụng tại Công ty:

Các doanh nghiệp thường áp dụng hai chế độ tiền lương cơ bản là chế độ trảlương thời gian làm việc và chế độ trả lương theo sản phẩm (đủ tiêu chuẩn chấtlượng ) Tương ứng với hai chế độ trả lương là hai hình thức trả lương cơ bản:

 Hình thức trả lương thời gian: là hình thức tính lương theo thời gian làm

việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động Theo hình thức này tiềnlương được tính bằng:

Trang 18

Tiền lương thời gian = Thời gian làm việc x Đơn giá tiền lương

Tuỳ theo hình thức và tính chất lao động khác nhau của mỗi nghành nghề cụ thể

có mang một thang lương riêng, mỗi thang lương có nhiều bậc riêng, tương ứng vớimỗi loại lương có một mức thời gian khác nhau Hình thức này thường được ápdụng trả lương theo bộ phận lao động gián tiếp như cán bộ, nhân viên quản lý phânxưởng, quản lý doanh nghiệp

Lương thời gian có thể tính theo lương tháng, lương ngày và lương giờ:

Lương tháng = Mức lương cơ bản + các phụ cấp

Lương ngày = Lương tháng 26 ngày

Lương giờ = Lương ngày 8 giờ

Tiền lương thời gian tính theo đơn giá tiền lương cố định còn được gọi là tiềnlương thời gian giản đơn Tiền lương thời gian giản đơn nếu kết hợp với tiền thưởng(đảm bảo ngày, giờ công lao động ) tạo lên dạng tiền lương có thưởng Để tính tiềnlương thời gian phải trả công nhân viên phải theo dõi ghi chép thời gian cụ thể

Hình thức trả lương theo giờ có ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm: Hình thức này dễ tính, dễ theo dõi và đơn giản.

Nhược điểm: Chưa gắn chặt tiền lương với kết quả và chất lượng lao động Kém

kích thích người lao động

 Hình thức trả lương theo sản phẩm: là hình thức tính lương theo sản phẩm,

theo khối lượng ( số lượng ) sản phẩm công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầuchất lượng quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm công việcđó:

Tiền lương sản phẩm = Khối lượng sản phẩm x Đơn giá tiền lương

công việc hoàn thành sản phẩmĐây là hình thức trả lương cho người lao động dựa vào kết quả lao động, khốilượng và chất lượng sản phẩm của người lao động làm ra đối chiếu với tiêu chuẩn

kỹ thuật ở từng mức độ khác nhau để tính lương Mỗi sản phẩm hoàn thành ở từngcấp loại đều có đơn giá quy định mức tiền lương theo bảng giá kế hoạch của nhànước hay của doanh nghiệp đã được duyệt

Tiền lương phải trả = Khối lượng sản phẩm x Đơn giá tiền lương

hoàn thành

Trang 19

Hình thức trả lương theo sản phẩm gồm:

 Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Là tiền lương tính cho

người lao động hay tập thể lao động trực tiếp làm ra sản phẩm áp dụng cho bộ phậntrực tiếp sản xuất

 Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Là tiền lương được áp dụng

tính cho người lao động hay bộ phận lao động gián tiếp phục vụ sản xuất như: Côngnhân bảo dưỡng sửa chữa máy móc và công cụ, dụng cụ sản xuất

 Hình thức trả lương sản phẩm luỹ tiến: Là tiền lương tính theo sản phẩm

trực tiếp hoặc gián tiếp kết hợp với tiền thưởng luỹ tiến theo mức độ hoàn thànhcông việc hay hoàn thành định mức của sản phẩm tính cho từng người lao động,tiền lương này thường dược dùng cho những bộ phận phân xưởng lao động trựctiếp khi cần tăng năng suất lao động để đẩy nhanh tiến độ sản xuất nhằm khuyếnkhích người công nhân phát huy hết khả năng và sáng tạo lao động đảm bảo thựchiện hợp đồng lao động đầy đủ

Hình thức trả lương theo sản phẩm có ưu điểm và nhược điểm:

Ưu điểm: Đảm bảo được nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương gắn

chặt với sản lượng, chất lượng lao động của mình, thúc đẩy tăng năng suất lao động,tăng sản phẩm xã hội Vì vậy, hình thức tiền lương sản phẩm được áp dụng rộng rãi

ở tất cả các loại hình doanh nghiệp kinh doanh

Nhược điểm: Nếu doanh nghiệp tính tiền lương không sát với từng cấp bậc công

việc và tay nghề của từng bậc thợ sẽ dẫn đến hai trường hợp không có lợi cho doanhnghiệp:

Tính đơn giá sản phẩm cao doanh nghiệp thu được lợi nhuận thấp gâykhó khăn trong doanh nghiệp

Tính đơn giá sản phẩm thấp không khuyến khích được người lao động,phân phối lao động không hợp lý người lao động không hăng say, nhiệt tình tronglao động

Do đó, việc sử dụng hợp lý hình thức tiền lương ( chế độ trả lương ) cũng là mộttrong những điều kiện quan trọng để huy động và sử dụng có hiệu quả lao động, tiếtkiệm hợp lý chi phí về lao động sống, góp phần hạ giá sản phẩm, tăng doanh lợi chodoanh nghiệp

Trang 20

3 Quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.

 Quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhâncủa doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý và chi trả, bao gồm các khoản:

- Tiền thưởng tính theo thời gian

- Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong chế độ quyđịnh

- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất donguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa vụ dochế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học

- Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ

- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên

Ngoài ra, trong quỹ tiền lương kế hoạch còn được tính cả các khoản chi trợ cấpBHXH cho người ốm đau, thai sản, tai nạn lao động

Về phương tiện hạch toán, tiền lương trả cho công nhân viên trong doanh nghiệpsản xuất được chia thành hai loại:

 Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian

làm việc thực tế, nghĩa là thời gian thực tế có tiêu hao sức lao động, bao gồm tiềnlương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo ( phục cấp trách nhiệm, phụcấp làm đêm )

 Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian nghỉ

được hưởng lương theo chế độ ( nghỉ phép, nghỉ lễ, đi họp )

Việc phân chia tiền lương chính và tiềnlương phụ có ý nghĩa quan trọng đối vớicông tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm Tiền lương chínhcủa công nhân sản xuất gắn liền với quá trình làm ra sản phẩm và được hạch toántrực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm theo một tiêu chuẩn phân bổ nhấtđịnh

Quản lý chi tiêu sử dụng quỹ tiền lương phải trong mối quan hệ với việc thựchiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm vừa chi tiêu tiết kiệm và hợp lý

Trang 21

quỹ tiền lương, vừa đảm bảo hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của doanhnghiệp.

 Các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.

o Quỹ bảo hiểm xã hội ( BHXH )

Người sử dụng lao động ( doanh nghiệp ) đóng góp 15% tổng quỹ lương củanhững người tham gia BHXH trong đơn vị, trong đó có 10% để chi trả các chế độhưu trí, tử tuất và 5% để chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp

Người lao động đóng góp 5% tiền lương tháng để chi trả các chế độ hưu trí và tửtuất

o Kinh phí công đoàn ( KPCĐ )

Được hình thành do việc trích lập tính vào chi phí sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trảcông nhân viên trong tháng Theo chế độ quy định tỷ lệ tính kinh phí công đoàn 2%,kinh phí công đoàn do doanh nghiệp trích lập cũng được phân cấp và một phần chitiêu cho hoạt động công đoàn ( nghiệp đoàn của công nhân viên tại doanh nghiệp )

o Bảo hiểm y tế ( BHYT )

Quỹ BHYT được trích lập từ hai nguồn, thứ nhất đó là phần theo chế độ quyđịnh Doanh nghiệp phải gánh chịu sẽ được trích vào chi phí sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp hàng tháng theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương thực tế phải trảcông nhân viên trong tháng, thứ hai là phần BHYT mà người lao động phải gánhchịu thông thường trừ vào lương công nhân viên theo tỷ lệ 1% BHYT được nộp lên

cơ quan quản lý chuyên môn để phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho côngnhân viên ( khám bệnh, chữa bệnh )

Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cùng với tiền lương phải trả công nhânviên hợp thành loại chi phí về nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh.Quản lý việc tính toán trích lập và chi tiêu sử dụng các quỹ tiền lương, quỹ chi phísản xuất kinh doanh mà còn có cả việc đảm bảo quyền lợi người lao động trongdoanh nghiệp

Trang 22

4 Hạch toán tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ

Để làm tốt công tác hạch toán ta phải căn cứ các chỉ tiêu:

Số người tham gia lao động của doanh nghiệp

Thời gian lao động của từng người

Kết quả lao động

Căn cứ vào những chứng từ gốc được ghi chép đầy đủ theo quy định:

Bảng chấm công

Bảng làm thêm giờ, ngày, đêm

Bảng tính thưởng năng suất lao động

Các phiếu nghỉ hưởng lương BHXH

Để tạo lên được các chứng từ:

Bảng thanh toán tiền lương

Bảng thanh toán tiền thưởng

Bảng thanh toán BHXH

Các chứng từ trên được thực hiện đúng mẫu biểu thống kê hay nghiệp vụ quyđịnh, cần kiểm tra kỹ, chính xác, đủ thủ tục và người nhận có thể là căn cứ để ghi sổtrực tiếp hoặc làm cơ sở để tổng hợp rồi mới ghi vào sổ kế toán

Hạch toán tổng hợp của tiền lương cần thiết phải phản ánh đầy đủ các mối quan

hệ trên, để đảm bảo cung cấp đầy đủ, thông tin cho các đối tượng quản lý

Trang 23

II Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.

1 Tình hình chung về quản lý và sử dụng lao động.

Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên đặc điểm về laođộng và công việc quản lý lao động của Công ty chịu ảnh hưởng từ các đặc điểmcủa doanh nghiệp sản xuất

Quy mô về lao động và chất lượng lao động của công ty không ngừng đượcnâng lên Tính đến thời điểm hiện nay, số lao động của công ty có khoảng 2007người, trong đó lao động dài hạn chiếm 901 người, lao dộng hợp đồng từ 1-3 năm là

596 người, còn lại là lao động thời vụ, làm theo các hợp đồng ngắn hạn thường làvào cuối năm khi mật độ kinh doanh của công ty lên cao nhất Với số lượng cán bộcông nhân viên như vậy, công ty luôn sắp xếp và bố trí hợp lý người lao động theotrình độ và khả năng của mỗi người

Có thể thấy cơ cấu lao động của công ty qua bảng sau:

Bảng 02: Cơ cấu lao động của Công tyLoại lao động Các

Phòngban

XNBánh

XNKẹomềm

XNKẹocứng

XNKẹoChew

XNphụtrợ

Nhà máyBánh kẹoHải Hà I

Nhà máyBánh kẹoHải Hà I

ty phần nào được thể hiện qua bảng trên

Để đánh giá về chất lượng lao động Công ty đã đánh giá về trình độ kỹ thuật,bằng cấp, tay nghề của công nhân viên và những kỹ năng công việc để hoàn thànhcông tác được giao thuộc chuyên môn của mình

Trang 24

Bảng 03: Phân loại trình độ cán bộ công nhân viên

2 Tình hình quỹ tiền lương

 Xác định quỹ tiền lương của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.

Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà áp dụng hình thức lương sản phẩm nên căn

cứ vào kế hoạch sản lượng và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, Công ty lập kếhoạch định mức lao động, tổng hợp mức chi phí tiền lương cho từng công nhântrong công việc cụ thể đó

 Hạch toán tiền lương phải trả cho công nhân viên.

 Hạch toán tiền lương phải trả cho bộ phận sản xuất trực tiếp.

Tính lương phải trả cho lao động ở các nhà máy xí nghiệp.

Bao gồm bộ phận trực tiếp sản xuất và bộ phận văn phòng ở các nhà máy, xínghiệp bao gồm cán bộ công nhân sản xuất, quản lý ở các xí nghiệp, nhà máy củaCông ty Tiền lương phải trả cho bộ phận này gồm lương sản phẩm và lương thờigian như sau:

Công thức tính tiền lương theo sản phẩm:

+ Bộ phận đóng gói:

Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm i x Đơn giá

+ Bộ phận nấu:

Số lượng SP X Đơn giá

sản phẩm Tổng số công hưởng lương theo sản phẩm

Lương sản phẩm của từng người = Đơn giá lương SP

Trang 25

Công thức tính lương theo thời gian:

Lương thời gian = Lương ngày công X Số ngày công hưởng

Lương ngày cơ bản = 290.000 x Hệ số cấp bậc

26

= 27.600 đồng

Lương thời gian của anh Bảo = 27600 x 3 = 82.800 đồng

Lương lao động của anh Bảo tháng 12/2008 là:

= 82.800 + 545.150 = 627 950 đồng

Lương của các công nhân khác trong tổ sản xuất cũng như tổ văn phòng cũngđược tính như trên

 Tính lương quản lý cho 1 tấn bánh Cẩm chướng như sau:

Lương quản lý bánh = Đơn giá lương x Số lượng

= 586.278 đồngTương tự như vậy ta tính cho các sản phẩm khác

Trang 26

Chi phí của các phòng ban quản lý công ty được phân bổ cho các xí nghiệp, nhàmáy như trên.

Từ Bảng chấm công bộ phận trực tiếp sản xuất ta có Bảng thanh toán lương

 Hạch toán tiền lương phải trả cho bộ phận gián tiếp

Tính lương cho lao động ở các phòng ban quản lý của công ty:

Lương của công nhân viên tại các phòng ban quản lý của công ty được tính theolương thời gian Căn cứ vào bảng chấm công của các phòng ban, kế toán tính theolương thời gian cho lao động như sau:

VD: Cô Nguyễn Thị Kim Xuân làm kế toán trưởng có hệ số lương là 4,56.Căn cứ vào Bảng chấm công Cô Xuân có số công hưởng lương thời gian là 25ngày

Lương thời gian Cô Xuân = 290.000 x 4,56 x 26 = 1.322.400 đồng

Ngoài số công hưởng lương theo thời gian Công ty còn tính:

+ Nếu làm thêm vào ngày bình thường trả thêm 45% lương ngày làm việc bìnhthường

+ Nếu làm thêmvào ngày nghỉ trả thêm 75% lương ngày làm việc bình thường.+ Nếu làm thêm giờ vào ngày lễ, tết được hưởng 300%

+ Các khoản phụ cấp:

PCĐH = Số ngày công được hưởng PCĐH x 15% x 290.000

26PCTN = 50%x lương cơ bản ( với GĐXN,Trưởng phòng)

Với tổ trưởng tổ sản xuất PCTN = 10% x lương cơ bản

Tiền lương thực lĩnh của Cô Xuân = 1.322.400 + 635.000 = 1.957.400 đồng

Từ Bảng chấm công phòng tài vụ có Bảng thanh toán lương Phòng tài vụ:

 Các khoản khác thuộc quỹ lương mà người lao động được hưởng

 Tiền lương hưởng BHXH trong khi nghỉ ốm, tai nạn hưởng 75%lương cơ bản

Ngoài tiền lương công nhân viên Công ty còn được hưởng trợ cấp BHXH trongcác trường hợp như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động … Mức trợ cấp ở từng

Trang 27

trường hợp cụ thể được áp dụng theo quy định hiện hành và cần phải có các chứng

từ liên quan cụ thể như:

Đối với trường hợp nghỉ ốm, nghỉ do con ốm phải có phiếu nghỉ BHXH, có dấu

của bệnh viện, xác nhận của Bác sĩ về số ngày thực tế được hưởng BHXH

Đối với trường hợp nghỉ thai sản phải có giấy chứng nhận của bệnh viện và giấy

khai sinh của con

Căn cứ vào các chứng từ, Kế toán xí nghiệp đối chiếu với Bảng chấm công để

xác định mức trợ cấp BHXH cho người lao động

VD: Trong bảng chấm công của tổ đóng túi, anh Bảo nghỉ ốm 6 ngày Kế toán

tính trợ cấp BHXH cho anh Bảo phải căn cứ vào chứng từ sau:

Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

Tổ đóng túi

Họ và tên: Nguyễn Văn Bảo

Tuổi:

Ngàytháng

sĩ kýtên

Sốngàynghỉthực

Xác nhậncủa phụtrách bộphận

Tổngsố

Từngày

Đếnngày

613/12 19/12

PHẦN THANH TOÁN

Số ngày nghỉ

hưởng BHXH

Lương bình quânngày (Đồng) % tính BHXH

Số tiền hưởngBHXH (Đồng)

Trang 28

Số ngày hưởng lương theo chế độ BHXH của anh Bảolà 6 ngày.

Lương hưởng = Ngày lương X Số ngày lương X 0,75

= 124.200 đồngPhiếu nghỉ hưởng BHXH có chữ ký của trưởng ban BHXH và kế toán BHXH

Để tạo điều kiện giúp đỡ công nhân viên khi xảy ra tai nạn, ốm đau thì Công tychi trước số tiền trợ cấp cho người lao động, sau đó cơ quan quản lý BHXH sẽ hoàntrả lại cho Công ty Việc hạch toán được thực hiện như sau:

Khi thanh toán cho người lao động tiền BHXH

Nợ TK 338 (1388) : 1.852.600

Có TK 111 : 1.852.600Khi quyết toán với cơ quan BHXH ( cơ quan BHXH trả cho công ty tiền ứngtrước trả cho công nhân viên), Kế toán ghi

Có TK 338(1388) : 1.852.600

 Lương làm thêm giờ

Do yêu cầu công việc người lao động phải làm thêm ngoài giờ quy định nhưngày nghỉ, lễ tết thì được trả thêm tiền làm thêm giờ gọi là phụ cấp

 Phụ cấp ca 3: là người lao động làm vào ban đêm được hưởng 25% lương cơbản làm ban ngày ngoài tiền lương ngày cơ bản

Phụ cấp làm Ca 3 = Lương cơ bản x Số ngày làm đêm x 0,25

VD: Anh Bảo làm ở tổ đóng túi

Số ngày làm Ca 3 : 2

Lương ngày cơ bản : 27.600 đồng

Lương làm Ca 3 của anh Bảo là:

Trang 29

Ngoài ra, công nhân viên của công ty còn được hưởng một số khoản phụ cấpkhác như: Trợ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm

 Phụ cấp trách nhiệm: được áp dụng cho người quản lý trong các văn phòngban quản lý, tổ văn phòng của Công ty Người có trách nhiệm được hưởng thêm40% lương cơ bản Công thức tính như sau:

Phụ cấp trách nhiệm = Lương tháng cơ bản x 0,4

VD: Anh Triệu Tuấn Kha tổ trưởng tổ văn phòng:

Phụ cấp trách nhiệm = 290.000 đồng x 0,4

= 116.000 đồngĐối với lương hưởng theo sản phẩm, thì các khoản phụ cấp làm thêm giờ, phụcấp khác được tính như sau:

Phụ cấp công việc = Số lượng SP x Đơn giá x Tỷ lệ hưởng

Làm thêm lương SP phụ cấpVD: Anh Bảo làm thêm 1 tấn bánh kem xốp vào một ngày chủ nhật thì anh Bảođược hưởng thêm lương làm thêm giờ là:

Phụ cấp làm thêm giờ = 1 x 28.692 x 1,75

= 50.211 đồngTrong một số dịp cần tăng năng suất lao động, Công ty còn áp dụng thưởng theoquy định của nhà nước cho công nhân viên để tăng năng suất, tăng sản lượng

3 Các khoản trích theo lương của công nhân viên trong công ty:

Công ty cũng thực hiện trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhânviên theo quy định của nhà nước như sau:

Mức trích BHXH được tính như sau:

Trang 30

Mức trích BHYT :

Tổng mức trích = Mức trích BHYT x Mức trích BHYT trừ

Trong đó:

Mức trích BHYT = Tổng quỹ lương x Tỷ lệ trích BHYT tính

Mức trrích BHYT trừ = Tổng quỹ lương x Tỷ lệ trích BHYT trừ

Mức trích KPCĐ:

KPCĐ là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp Công ty thực hiện tríchKPCĐ cho người lao động cho người lao động bằng 2% trên tổng lương thực tế vàCông ty chịu toàn bộ, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ:

Trang 31

4 Tình hình thanh toán tiền lương và các khoản trich theo lương cho công nhân viên của công ty.

Sơ đồ 07: Thủ tục thanh toán tiền lương

Tại Công ty Cổ Phần Bánh keo Hải Hà, tiền lương của công nhân viên thườngđược thanh toán cho công nhân viên làm hai kỳ trong tháng

 Kỳ 1: Tạm ứng lương vào ngày 20 hàng tháng, số tiền tạm ứng có thể là cốđịnh hoặc căn cứ vào số lương được lĩnh trong tháng trước của từng công nhân viên

và Bảng chấm công Thường số tiền tạm ứng khoảng 10% - 15% tiền lương thángtrước

 Kỳ 2: Quyết toán lương vào đầu tháng sau căn cứ vào bảng thanh toán lương

kế toán xác định số tiền phải trả cho công nhân viên sau khi đã trừ số tiền tạm ứng

và trừ các khoản trích theo lương của công nhân viên

Thủ tục thanh toán như sau: Giám đốc lập “ Giấy đề ghị tạm ứng lương và kỳ 1”hoặc kế toán lập bảng thanh toán lương (Biểu 07) xí nghiệp gửi lên phòng lao động,tiền lương Sau khi kiểm tra bảng thanh toán lương của xí nghiệp, phòng lao độngtiềnlương duyệt chi và gửi xuống phòng tài vụ làm thủ tục thanh toán

Ngày đăng: 21/03/2013, 18:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 01:  Tổ chức bộ máy quản lý - 227 Kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Sơ đồ 01 Tổ chức bộ máy quản lý (Trang 7)
1. Sơ đồ tổ chức hệ thống sản xuất - 227 Kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
1. Sơ đồ tổ chức hệ thống sản xuất (Trang 11)
Sơ đồ 03: Quy trình công nghệ sản xuất bánh của công ty - 227 Kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Sơ đồ 03 Quy trình công nghệ sản xuất bánh của công ty (Trang 12)
Sơ đồ 04: Quy trình công nghệ sản xuất kẹo Chew - 227 Kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Sơ đồ 04 Quy trình công nghệ sản xuất kẹo Chew (Trang 12)
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán - 227 Kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Trang 13)
Sơ đồ 06: Quy trình ghi sổ kế toán. - 227 Kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Sơ đồ 06 Quy trình ghi sổ kế toán (Trang 16)
Bảng 02: Cơ cấu lao động của Công ty - 227 Kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Bảng 02 Cơ cấu lao động của Công ty (Trang 23)
Sơ đồ 07: Thủ tục thanh toán tiền lương - 227 Kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Sơ đồ 07 Thủ tục thanh toán tiền lương (Trang 30)
Bảng phân bổ tiền  lương và BHXH - 227 Kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Bảng ph ân bổ tiền lương và BHXH (Trang 34)
Bảng 08: Sổ cái TK 338 SỔ CÁI TK 338 - 227 Kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Bảng 08 Sổ cái TK 338 SỔ CÁI TK 338 (Trang 37)
BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG - 227 Kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG (Trang 55)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w