Kiến thức - Học sinh trình bày được đặc điểm chung của ngành chân khớp.. - Giải thích được sự đa dạng của ngành chân khớp.. Hoạt động 1: Đặc điểm chung Mục tiêu: Thông qua hình vẽ và đặ
Trang 1Giáo án sinh học lớp 7 - Bài 29: ĐẶC ĐIỂM
CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CHÂN KHỚP
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Học sinh trình bày được đặc điểm chung của ngành chân khớp
- Giải thích được sự đa dạng của ngành chân khớp
- Nêu được vai trò thực tiễn của chân khớp
2 Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh
- Kĩ năng hoạt động nhóm
3 Thái độ
- Có ý thức bảo vệ các loài động vật có ích
II ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh phóng to các hình trong bài
Trang 2- HS kẻ sẵn bảng 1, 2, 3 SGK trang 96, 97 vào
vở
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Kiểm tra bài cũ
2 Bài mới
Mở bài: GV giới thiệu như thông tin SGK
Hoạt động 1: Đặc điểm chung Mục tiêu: Thông qua hình vẽ và đặc điểm của các đậi
diện ngành chân khớp, HS rút ra được đặc điểm chung của ngành
- GV yêu cầu HS quan
sát hình 29 từ 1 đến 6
SGK, đọc kĩ các đặc điểm
dưới hình và lựa chọn đặc
điểm chung của ngành
chân khớp
- HS làm việc độc lập với SGK
- Thảo luận trong nhóm
và đánh dấu vào ô trống những đặc điểm lựa chọn
Trang 3- GV chốt lại bằng đáp án
đúng đó là các đặc điểm
1, 3, 4
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Kết luận:
Đặc điểm chung:
- Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho
cơ
- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau
- Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác
Hoạt động 2: Sự đa dạng ở chân khớp
a Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống
- GV yêu cầu HS hoàn
thành bảng 1 trnag 96
SGK
- GV kẻ bảng, gọi HS lên
- HS vận dụng kiến thức trong ngành để đánh dấu
và điền vào bảng 1
- 1 HS lên hoàn thành
Trang 4làm (nên gọi nhiều HS để
hoàn thành bảng)
- GV chốt lại bằng bảng
chuẩn kiến thức
bảng, lớp nhận xét, bổ sung
Môi trường
Tên đại
diện Nư
ớc
Nơ
i
ẩm
Cạ
n
Các phầ
n cơ thể
Số lượn
g
Khô
ng
có
Số đôi châ
n ngự
c
Khô
ng
có
C
ó
1- Giáp
xác (tôm
sông)
2- Hình
nhện
Trang 5(nhện)
3- Sâu
bọ (châu
chấu)
b Đa dạng về tập tính
- GV cho HS thảo luận và
hoàn thành bảng 2 trang
97 SGK
- GV kẻ sẵn bảng gọi HS
lên điền bài tập
- GV chốt lại kiến thức
đúng
+ Vì sao chân khớp đa
dạng về tập tính?
- HS tiếp tục hoàn thành bảng 2 Lưu ý 1 số đại diện có thể có nhiều tập tính
- 1 vài HS hoàn thành bảng, các HS khác nhận xét, bổ sung
Trang 6Kết luận:
- Nhờ sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau mà chân khớp rất đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính
Hoạt động 3: Vai trò thực tiễn
- GV yêu cầu HS dựa vào
kiến thức đã học, liên hệ
thực tế để hoàn thành
bảng 3 trang 97 SGK
- GV cho HS kể thêm các
đại diện có ở địa phương
mình
- GV tiếp tục cho HS thảo
luận
- Nêu vai trò của chân
- HS dựa vào kiến thức của ngành vf hiểu biết của bản thân, lựa chọn những đại diện có ở địa phương điền vào bảng 3
- 1 vài HS báo cáo kết quả
- HS thảo luận trong nhóm, nêu được lợi ích và tác hại của chân khớp
Trang 7khớp đối với tự nhiên và
đời sống?
- GV chốt lại kiến thức
Kết luận:
Vai trò của sâu bọ:
- Ích lợi:
+ Cung cấp thực phẩm cho con người + Là thức ăn của động vật khác
+ Làm thuốc chữa bệnh
+ Thụ phấn cho hoa
+ Làm sạch môi trường
- Tác hại:
+ Làm hại cây trồng
+ Làm hại cho nông nghiệp
+ Hại đồ gỗ, tàu thuyền…
Trang 8+ Là vật trung gian truyền bệnh
3 Củng cố
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
1 Đặc điểm nào giúp chân khớp phân bố rộng rãi?
2 Đặc điểm đặc trưng để nhận biết chân khớp?
3 Lớp nào trong ngành chân khớp có giá trị thực phẩm lớn nhất?
4 Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Ôn tập toàn bộ động vật không xương sống
- Đọc trước bài 31
- Chuẩn bị 1 con cá chép