Phân tích vĩ mô nền kinh tế pot

72 605 0
Phân tích vĩ mô nền kinh tế pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích vĩ mô nền kinh tế 1 PHẦN I: PHÂN TÍCH VĨ MÔ NỀN KINH TẾ 1. Khối ngoại • Ngày 22/10, chính quyền liên bang Mỹ đã đóng cửa 7 ngân hàng ,đưa tổng số ngân hàng bị phá sản từ đầu năm đến nay ở Mỹ lên tới con số 139 ,chỉ kém năm 2009 một ngân hàng. Tuy nhiên, những ngân hàng này đều có tài sản trị giá dưới 3 tỷ đô la. Theo như dự đoán của bà Sheila Bair, chủ tịch cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC), thì số ngân hàng phá sản năm nay có thể nhiều hơn năm 2008, 2009 nhưng giá trị tài sản của ngân hàng đóng cửa nhỏ hơn năm 2008, 2009 vì chỉ có các ngân hàng nhỏ và cộng đồng mới không thể trụ vững -> nền kinh tế Mỹ đang còn chút dư âm của cuộc khủng hoảng năm 2008, tuy với một tốc độ tăng trưởng rất chậm. Vì vậy, Cục dữ trữ liên bang Mỹ(FED) quyết định gói kích cầu cho nền kinh tế, với 600 tỷ đôla, áp dụng chính sách đồng đô la yếu và chiến lược duy trì lãi suất thấp dài hạn, đồng thời bơm tiền vào mua các tài sản xấu nhằm hỗ trợ nền kinh tế nhưng việc nay làm cho đồng đô la mất giá và vàng là một kênh trú ẩn an toàn • Cố vấn Ngân hàng trung ương Trung Quốc hôm thứ 6 tuần trước cho biết, Trung Quốc có thể tăng giá đồng nhân đan tệ (NDT) từ 3-5% mỗi năm nhưng sẽ được kiểm soát chặt chẽ để không làm ảnh hưởng tới các công ty xuất nhập khẩu; ngày 29/10 1NDT/6.6908USD tăng lên 2.1% so với thời điểm giữa tháng 6 năm nay. Đó là sự đáp lại của chính phủ Trung Quốc sau khi bị áp lực lớn về sự tăng giá của một số quốc gia đi đầu là Mỹ. Khi cục dữ trữ tiền tệ Mỹ quyết định đưa lượng cung 600 tỷ đôla vào thị trường nhằm khôi phục lại kinh tế khiến cho đồng đôla mất giá, tuy nhiên do gần 90% lượng hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam là từ Trung Quốc nên các công ty nhập khẩu hàng hóa nguyên vật liệu từ Trung Quốc cần lượng tiền USD để đổi lấy NDT và điều này khiến lượng cầu đồng đôla tại Việt Nam không giảm, thêm vào đó sự tăng cao của lạm phát vào những tháng 2 cuối năm dẫn đến tỷ giá USD/VND vẫn tăng cao với tỷ giá 20,500VND/USD, và nó chính là rào cản lớn nhất của dòng tiền từ nhà đầu tư nước ngoài. • Tin tức tốt lành đến từ các nền kinh tế phát triển trên toàn thế giới: - Hàn quốc: Ngân hàng trung ương nước này vừa cho biết:GDP trong quý 3 vừa qua đã tăng 4.5%, trước đó tăng trưởng kinh tế trong 2 quý tăng 1.4%so với mức trung bình quý, chi tiêu tiêu dung quý 3 tăng lên 1.3% nhờ nhu cầu về xe hơi, điện thoại… Nền kinh tế lướn thứ 4 châu Á trong nửa năm đầu 2010 đã đạt mức tăng trưởng 7.6%; là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 10 năm trở lại đây - Anh: Văn phòng thống kê Anh cho biết tốc đọ tăng trưởng kinh tế trong 3 quý tại Anh tăng 0.8% so với quý trước; sự tăng trưởng này là nhừ sự tăng trưởng của nhóm ngành dịch vụ, xây dựng cơ bản và sản xuất công nghiệp - Đức: Vừa qua bộ trưởng lao động của Đức – ông Ursula von der Leyen cho biết số lao động làm việc tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong tháng 10 giảm xuống dưới 3 triệu lao động. Chính quyền Berlin cũng đã đưa ra dự báo về tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2011 sẽ chỉ ở mức 2.9 triệu lao động, nguyên nhân là do nhu cầu về hàng hóa Đức ở khu vực châu Á và các nền kinh tế mới nổi gia tăng, điều này đã thúc đẩy tiêu dung tăng cao, nhu cầu hàng hóa trong nước được cải thiện -> làm cho nền kinh tế Đức ít bị tổn thương khi nền kinh tế thế giới đang bắt đầu có dấu hiệu chững lại - Euro –zone tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp: trong tháng 10 đã tăng lên 54.6 điểm cao hơn so với dự báo là 54.1 điểm ->điều này cho thấy khu vực châu Âu đang tăng trưởng cụ thể dẫn đầu là Đức - Trung Quốc thăng dư thương mại trong tháng 10 tăng lên 27.15 tỷ USD, hoạt động xuất khẩu trong tháng 10 đã tăng 22.9% so với cùng kì năm ngoái, nâng tổng kim ngạnh xuất khẩu lên 135.98 tỷ USD. Theo Ngân hàng thế giới (WB) cho biết tăng trưởng kinh tế tại quốc gia đông dân nhất thế giới đã nhanh hơn dự báo của họ - Nhật vừa cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này trong quý 3 tăng 3.9% vượt dự báo và cao 0.9% so với quý 2 nguyên nhân là do chính sách của chính phủ nhằm hỗ trợ cho người mua xe ô tô, kích cầu và hỗ trợ ngành sản xuất ô tô của quốc gia này • Các quốc gia đang phát triển tăng tỷ lệ lãi suất cơ bản: mới đây Ngân hàng trung ương Ấn Độ (RBI) công bố tăng tỷ lệ lãi suất cơ bản cho vay thêm 0.25% 3 thành 6.25%, lãi suất huy động them 0.25% thành 5.25% nhằm đối phó với áp lực lạm phát và bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng nóng. Cũng thời gian này,Ngân hàng trung ương Úc cũng công bố nâng tỷ lệ lãi suât cơ bản lên 4.75% do lo sợ lạm phát leo thang, với động thái này của Úc cho thấy quốc gia duy nhất tránh khỏi sự suy thoái kinh tế năm 2009 cũng lo sợ lạm phát sẽ xảy ra toàn cầu và ảnh hưởng tới nền kinh tế của Úc do nguồn dự trữ ngoại tệ của họ đa phần là đồng đôla và đó cũng là giải pháp của Úc khi FED đưa 600 tỷ đôla vào thị trường. Cũng tương tự như vậy, Hàn Quốc vừa công bố tăng lãi suất cơ bản lần thứ 2 trong năm sau khi lạm phát nước này leo thang và đồng won tăng giá, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc nâng tỷ lệ lãi suất cơ bản lên 2.5%. Mặc dù vậy Ngân hàng trung ương châu Âu(ECB) vẫn tiếp tục duy trì lãi suất 1%; ECB vẫn đưa ra tỷ lệ lãi suất tái cấp vốn ở mức 1%tại cuộc họp diễn ra ở Frankfurk và mức lãi suất này sẽ được duy trì suốt 18 tháng với hy vọng sẽ tiếp tục ổn định được dòng tiền chung và kinh tế của các quốc gia trong khu vực trươc động thái của FED đưa ra Như vậy, có thể thấy khối ngoại có nhiều thông tin tích cực cho thị trường chứng khoán nước ngoài, chỉ số chứng khoán Down John đã tăng lên 11.382 điểm. Dòng tiền của khối ngoại vào Việt Nam trong những tháng cuối năm cũng nhiều, cho thấy thị trường Việt Nam vẫn được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. 2. Khối đối nội • Trong năm nay, tăng trưởng GDP dự kiến sẽ đạt 6,7%, vượt so với kế hoạch 6,5%; lạm phát hướng tới mục tiêu 7%. Bội chi ngân sách dưới 6% GDP giảm được 0.25% so với kế hoạch và giảm 0.95% so với năm 2009; chi ngân sách ước tính năm 2010 ước tính 637,200 tỷ đồng ,tăng 9.4% so với dự đoán và thu ngân sách dự kiến đạt 520,100 tỷ đồng, tăng 12,7% so với dự đoán (hầu hết là thu từ khu vực doanh nghiệp quốc doanh và ngoài nhà nước; giảm bội chi chủ yếu nhờ tăng thu ngân sách )Trên thị trường tín dụng, tăng trưởng tín dụng 8 tháng đạt 16,27% (Nguồn từ www.vdsc.com.vn)  Đây là những con số cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục , các doanh nghiệp bắt đầu đạt được lợi nhuận cao hơn năm trước, đó là chiều hướng tích cực,tuy nhiên 6,7% là con số không cao và thấp hơn năm 2006-2007 lúc trước khi khủng hoảng xảy ra. • Tổng cục thống kê Việt Nam thông báo chỉ số tiêu dùng CPI tháng 10 tăng 1.05%, nếu cộng dồn từ đầu năm tới nay thì CPI tăng 7.58% mà theo như mục tiêu của chính phủ giới hạn CPI cho cả năm 2010 là 8.0% thì đây không phải là dấu 4 hiệu tốt, cho thấy lạm phát đang tăng trở lại. Do cán cân thanh toán xuất- nhập khẩu liên tục mất cân đối, với giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu nên Việt Nam đã vô tình đem cả lạm phát của nước ngoài vào Việt Nam, phần lớn công ty sản xuất đang vật lộn với lạm phát tất yếu sẽ tăng giá nguồn đầu vào(nguyên vật kiệu )vào chi phí sản xuất làm lợi nhuận biên giảm sút; các doanh nghiệp tuy có nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ qua chính sách kích cầu nhưng các nguồn ngân sách của Chính phủ chủ yếu đổ vào việc tăng trưởng đầu tư công mà hiệu quả đầu tư công được đánh giá thấp và có nhiều tệ nạn tiêu cực xảy ra (tham nhũng ) • Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã đưa ra một vài chỉ tiêu cho tăng trưởng kinh tế năm 2011. Theo đó, GDP tăng trưởng đạt 7 - 7,5%; bội chi ngân sách khoảng 5,5% GDP; xuất nhập khẩu tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2010 > nhìn chung các mục tiêu tăng trưởng và lạm phát năm tới không có nhiều thay đổi so với năm 2010 (tăng trưởng vừa phải, lạm phát kiềm chế quanh mức 7%) ,nhìn về cơ cấu tăng trưởng, có thể thấy kỳ vọng vào sự tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp, trong khi lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chỉ đạt tốc độ tăng trưởng tương đương năm 2010, cho thấy việc Chính phủ tiếp tục đặt mục tiêu vào ổn định vĩ mô hơn là bức phá để phát triển vượt bậc như năm 2006 và đó cũng cho ta thấy năm sau vẫn là năm khôi phục nền kinh tế đi vào ổn định chứ không phải tăng trưởng đột phá, triển vọng đưa nền kinh tế quay về quỹ đạo phát triển còn khá xa. • Từ đầu năm đến nay, tỷ giá đã 2 lần được ngân hàng nhà nước điều chỉnh, lần đầu ở mức 3.3% vào ngày 11/2 và thêm 2.1% vào ngày 8/8. Như vậy tỷ giá đã được điều chỉnh giảm tới 5.3% nhưng vẫn không làm nguội tình hình tỷ giá hiện nay; thâm hụt cán cân ngân sách(tuy được bù đáp bằng bội thu ngân sách nhiều hơn so năm ngoái, các nguồn tài trợ như FDI, ODA và kiều hối…) tạo áp lực lên việc dự trữ ngoại hối , ảnh hưởng trực tiếp đến cung- cầu ngoại tệ và tỷ giá VND/USD. Lãi suất không được cải thiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền vào thị trường chứng khoán; các áp lực như lạm phát, tỷ giá sẽ tác động đến niềm tin và tâm lý của nhà đầu tư. • Yếu tố nội tại của thị trường chứng khoán, áp lực mạnh nhất vẫn là cung cổ phiếu. Thống kê từ đầu năm đến hết quý 3/2010, lượng huy động vốn qua kênh phát hành đại chúng đạt 34000 tỷ đồng trong khi số vốn cấp phép chào bán công chúng ước tính 60000 tỷ đồng, với 150 công ty niêm yết trên cả hai sàn (chiếm ¼ 5 trong tổng số công ty đang niêm yết) với giá trị vốn hóa lên tới 90000 tỷ đồng. Mặt bằng lãi suất vẫn duy trì ở mức cao,tuy nhà đầu tư nước ngoài có mua ròng nhưng lực cầu của khối ngoại không thể sánh được với lượng cung cổ phiếu đó là nguyên nhân dẫn đến việc thị trường lao dốc ròng thời gian qua, bởi vậy những nhận định khả quan về thị trường dựa vào việc mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài là chưa đủ cơ sở • Những vấn đề có sức ảnh hưởng tới thị trường cũng không mới: Thông tư 13/2010/TT-NHNN sẽ ít có thay đổi tạo nên những lo lắng lãi suất sẽ không hạ nhiệt, vấn đề phát hành thêm cổ phiếu và khối lượng tiền khổng lồ sẽ bị hút ra khỏi thị trường trong những tháng cuối năm sau; những đợt phát hành tăng vốn của khối ngân hàng, IPO hay các tập đoàn cơ cấu các khoản đầu tư tại công ty con(huy động vốn vẫn tăng cao hơn cho vay ra). Và đây là vấn đề chưa được cải thiện. Thị trường mới chỉ tạm ổn định thì chúng ta lại được chứng kiến một loạt cổ phiếu lên sàn (VOS, Navibank, PVV,LM8 ). Cùng với việc các ngân hàng nhỏ đi vào giai đoạn quyết định tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng, chúng ta sẽ còn tiếp tục phải chứng kiến lực hút tiền ra khỏi thị trường trong thời gian tới. • Ngoài ra, các khó khăn của ngành ngân hàng do ảnh hưởng của Thông tư 13 và việc tăng vốn, của ngành bất động sản với sự ảnh hưởng của Thông tư 13, Nghị định 69 và Nghị định 71… đã được hầu hết NĐT nắm bắt, nên tác động tiêu cực có lẽ đã được hấp thụ hết và phản ánh ở mức P/E khá hấp dẫn hiện tại nhưng chưa cao (11 lần trên HOSE và khoảng 8,5 lần trên HNX). • Chỉ thị 1875/CT-TTg ngày 11/10/2010 về việc tăng cường thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả thị trường những năm cuối 2010; căn cứ vào giá xăng hiện nay thì chính phủ tiếp tục trích Qũy Bình ổn giá xăng dầu theo quy định tại TT số 234/2009/TT-BTC ngày 9/12/2009; cụ thể :xăng 550đồng/l diesel 550đồng /l, dầu hỏa 700đồng/l, mazut 250đồng/l (Nguồn từ www.chinhphu.vn)  Chỉ thị này nhằm giúp bình ổn giá cả của các mặt hàng thiết yếu của thị trường và giảm lạm phát. • Càng về cuối năm thì sự bất ổn của tỷ giá càng tăng; tương đối phức tạp, tỷ giá càng biến động và tiền Đồng mất giá mạnh, thị trường ngoại hối luôn có biểu hiện căng thẳng, Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ nhưng chúng ta cần có một cơ chế linh hoạt điều hành tỷ giá làm giảm lạm phát và ổn định nền kinh tế để tránh lặp lại 6 tình trạng như cuối năm 2009. Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa, đồng tiền mất giá còn ảnh hưởng đến lạm phát trong nước do giá hàng nhập khẩu tăng mạnh • Ngân hàng nhà nước(NHNN) vừa qua đã nâng lãi suất cơ bản lên 9% năm, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất huy động VND lên 12%năm. Để can thiệp vào thị trường và ổn định tỷ giá ,NHNN sẽ tăng cung ngoại tệ cho thị trường và giải ngân nguồn vốn FDI,FII ở mức cao hơn nhằm kiểm soát lạm phát trong nước và đưa tỷ giá ở mức phù hợp, đưa tăng trưởng xuất khẩu ở mức cao. PHẦN II: PHÂN TÍCH CÁC MÃ CỔ PHIẾU TRONG DANH MỤC CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP GỐM SỨ TAICERA A. TỔNG QUAN NGÀNH GỐM SỨ 1. Tổng quan ngành Ngành gốm sứ đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu, ban đầu là các sản phẩm thô sơ, sau đó dần dần phát triển với nhiều sản phẩm đa dạng, nhiều mẫu mã, chủng loại. 7 Năm 1994, sản phẩm gạch ốp lát và gốm sứ đạt tiêu chuẩn standard đầu tiên của Việt Nam ra đời. Hiện nay, Việt Nam đã vượt lên đứng thứ 10 thế giới về sản lượng, tốc độ phát triển chung toàn ngành từ 20-25%, tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong năm 2009, ngành Gốm sứ Việt Nam gặp nhiều khó khăn, toàn ngành chỉ xuất khẩu được 110 triệu USD. Nguyên nhân là do giá gas, giá nguyên vật liệu tăng quá cao cộng sự ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp gốm sứ kinh doanh thua lỗ, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này do chưa nắm bắt kịp thời các nhu cầu của thị trường chưa quan tâm đến các dịch vụ hỗ trợ, định vị sản phẩm, xây dựng thương hiệu trên thương trường quốc tế để tăng năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Trong 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu gốm sứ đạt trên 151,3 triệu USD, chiếm 4,3% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tuy nhiên, so với Trung Quốc thì con số này còn rất thấp. Gốm sứ Việt Nam đang phải cạnh tranh với Trung Quốc, Mexico, Thái Lan, Ấn Độ… về giá cả và sản phẩm. Hiện nay, ngành sản xuất gạch men tại Việt Nam có 9 công ty có vốn đầu tư nước ngoài, 25 xí nghiệp quốc doanh, 11 nhà máy tư nhân, tổng cộng có 45 nhà máy. Tổng sản lượng đạt 150.000.000 m2/năm, vượt quá 35% nhu cầu, vì vậy một số nhà máy đã dùng sản phẩm có chất lượng thấp, giá thấp để cạnh tranh. Có thể nhận thấy, ngành sản xuất gạch men chịu ảnh hưởng rất nhiều từ ngành xây dựng và bất động sản, nếu kinh tế phát triển, các nhà máy còn có thể tồn tại được, nhưng nếu bị ảnh hưởng bởi chính sách của chính phủ hay kinh tế suy thoái thì ngành sản xuất gạch men sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 2. Các sản phẩm ngành • Nhóm sản phẩm chiếu sáng • Nhóm sản phẩm thuỷ tinh • Nhóm sản phẩm gốm sứ • Nhóm sản phẩm nguyên vật liệu, thiết bị 3. Thông tin công ty niêm yết Hiện trong ngành gốm sư và vật liệu xây dựng có 13 công ty niêm yết vơi các mã: BHV, CYC, DAC, DTC, HLY, NHC, TKV, TLT, TTC, VCS, VHL, VIT, VTA, VTS. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, có thể thấy ngày càng có nhiều DN gốm sứ đã chủ động niêm yết trên sàn để tự giới thiệu về công ty, khẳng định thương hiệu, 8 cũng như chất lượng sản phẩm. Như vậy các doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu hút nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu vốn để xúc tiến các dự án đầu tư. 4. Triển vọng ngành Ngành sản xuất vật liệu gốm sứ nước ta hiện sử dụng một lượng lớn các nguồn nguyên liệu khoáng như đất sét, cao lanh, pyrophyllite, tràng thạch, talc, đá vôi, ôxít nhôm,… Đây là những nguyên liệu có sẵn tại Việt Nam Viện Nghiên cứu Gốm sứ Việt Nam đã và đang tập trung mọi nguồn lực và hợp tác với các đơn vị chuyên sâu trong nước để nghiên cứu khai thác đề tài, dự án nghiên cứu công nghệ sản xuất các sản phẩm (nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp gốm sứ) mà trong nước chưa sản xuất được nhằm nâng cao tính chủ động về nguyên liệu. B. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP GỐM SỨ TAICERA I. Giới thiệu về công ty 1. Giới thiệu Nhóm ngành: gạch men và đá ốp lát Vốn điều lệ: 384.852.940.000 đồng. Vốn hóa thị trường:327.12 tỷ đồng KL CP đang lưu hành: 38.485.294 KL CP đã niêm yết : 8.788.101 Địa chỉ: KCN Gò Dầu - X.Phước Thái - H.Long Thành - T.Đồng Nai Điện thoại: (84.61) 3841594 – 3841597 Fax: (84.61) 3841598 – 3841592 Người phát ngôn: Trần Đình Tâm Email: tcr@hcm.vnn.vn Website: http://www.taicera.com Nguồn: cafef.vn 2. Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần Công nghiệp Gốm sứ Taicera thành lập năm 1994 do 20 cổ đông người Đài Loan sáng lập. Là 1 (một) trong 6 (sáu) Công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận cho chuyển đổi thành Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. 9 Cổ phiếu của công ty chính thức niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM vào ngày 8/11/2006 với mã TCR. 3. Lĩnh vực kinh doanh Sản xuất gạch thạch anh phản quang, gạch men và các sản phẩm gốm sứ: - Gạch men: bao gồm gạch ốp tường, gạch lát nền, gạch viền và điểm, gạch tranh, gạch cắt thủy lực. - Gạch thạch anh (gạch granite) - Gia công các loại gạch cắt nước, gạch cầu thang và chân tường với qui cách theo yêu cầu của khách hàng. Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp 4. Vị thế công ty • Tháng 08 năm 1997, Công ty Taicera vinh dự là Nhà máy Gạch men đầu tiên tại Việt Nam được chứng nhận Hệ thống chất lượng quốc tế ISO 9002. Và tháng 06 năm 2000, Công ty được chứng nhận chuyển bản sang Hệ thống ISO 9001 và duy trì cho đến nay, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và thỏa mãn nhu cầu phục vụ khách hàng. • Năm 1999 là năm đầu tiên sản phẩm Taicera được người tiêu dùng trong cả nước bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và duy trì từ đó đến nay. 5. Triển vọng Công ty: - Taicera có hình tượng nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường Việt Nam, vì vậy sản phẩm có uy tín và chất lượng ổn định. - Việt Nam gia nhập AFTA năm 2003 và WTO năm 2006, hàng rào thuế quan dần dần được tháo gỡ, như vậy sẽ có lợi cho việc mở rộng xuất khẩu các sản phẩm của công ty. - Quy hoạch ở các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của ngành xây dựng, gạch mài bóng… - Cảng hàng container “Cái Mép” cách nhà máy không xa, vì vậy có thể giảm bớt chi phí vận chuyển. - Năm 2010, TCR thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược cùng Doanh nghiệp hàng đầu của Tây Ban Nha là công ty Keraben, thành lập một công ty liên doanh tại Việt Nam. II. Phân tích MITCEL 1. Market 10 [...]... cùng chiều với nền kinh tế Thêm vào đó Việt Nam có sức hút mạnh với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất nhờ giá thuê đất, nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ giầu tiềm năng Tuy nhiên, khác với phân khúc nhà ở hay văn phòng cho thuê, tại phân khúc này khách hàng có ít khả năng mặc cả và ít sự lựa chọn hơn 30 Rủi ro Bất động sản là ngành có rủi ro kinh doanh cao Khi nền kinh tế tăng trưởng,... Bên cạch các phân khúc đã bão hòa vẫn có những phân khúc nhiều triển vọng và hứa hẹn sự tăng trưởng mạnh Các phân khúc: nhà ở cao cấp, văn phòng cho thuê, đất nền dự án … đã bão hòa Cùng với sự phục hồi kinh tế, cầu với các phân khúc kể trên có thể gia tăng, song tốc độ gia tăng chậm hơn so với cung trong ngắn hạn, do vậy tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp hoạt động chính trong phân khúc này... tình hinh kinh doanh rất khả quan, trong giai đoạn hiện nay kinh tế đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính khả năng phát triển cua Sông Đà 7 càng tăng cao hơn nữa, sẽ đáp ứng được nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư Theo số liệu bài phân tích và định gái cho thấy SD7 đang ở vùng giá rất hấp dẫn, hiện nay giá SD7 vào khoảng 32000, 1 mức giá rất thấp so với mức giá được định giá trong bài phân tích, do đó... các công trình xây dựng; - Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông; 25 Sản xuất, kinh doanh phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại phục vụ xây dựng; - Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm giấy; - Sửa chữa cơ khí, ô tô, xe máy; - Kinh doanh vận tải; - Kinh doanh nhà, bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê; môi - giới, đấu giá bất động sản; - Kinh doanh, tổ chức các dịch vụ vui chơi... đồng Việt Nam liên tục phá giá so với USD Rủi ro kinh tế Công ty Sông Đà 7 với 3 lĩnh vực kinh doanh chính là hoạt động xây lắp, sản xuất công nghiệp và các hoạt động bán hàng và cung cấp dich vụ khác, trong đó mảng sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, nhưng qua 2009-2010 với những chính sách phục hồi kinh tế của nhà nước, sản xuất công nghiệp của SD7 đã phục... DAC và HLY 20 2 Định giá 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu: a Rủi ro về kinh tế  Cung vượt cầu Có thể nhận thấy, ngành sản xuất gạch men chịu ảnh hưởng của ngành xây dựng và bất động sản, nếu kinh tế rất phồn thịnh, các nhà máy còn có thể tồn tại được, nhưng nếu bị ảnh hưởng bởi chính sách của chính phủ hay kinh tế suy thoái, cả ngành sản xuất gạch men sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều  Giá năng lượng... lớn, ngay sau đó Việt Nam cũng chìm vào cơn bão suy thoái và nguồn cung này phải nằm đó chờ kinh tế phục hồi Năm 2009, thị trường bất động sản phục hồi ngoạn mục và theo đó hàng loạt dự án bất động sản được triển khai một cách nhanh chóng dưới sự hỗ trợ của Chính phủ bằng các gói kích thích kinh tế Năm 2010, kinh tế vượt qua khủng hoảng nhưng vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, do đó, cầu với bất... công trình xây dựng C Phân tích SWOT I Điểm mạnh Với bề dày truyền thống cũng như tận dụng được lợi thế là thành viên của Tổng công ty Sông Đà SD7 đã xây dựng được vị thế tốt trong ngành, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh Nền kinh tế phát triển nhu cầu sử dụng điện năng sẽ càng tăng nhanh, các nhà máy thủy điện sẽ tiếp tục được xây dựng nhiều hơn Với kinh nghiệm nhiều năm... vndirect.com.vn C KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ Ngành gốm sứ tuy có quy mô nhỏ nhưng cũng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu Nhìn về lâu dài, đầu tư vào nhóm ngành này rất ổn định, tuy nhiên, nếu đầu tư trong ngắn hạn, hay đầu tư lướt sóng, nhà đầu tư cần phải chú ý đến nền kinh tế, lạm phát… Công ty Taicera trong những năm qua có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định nhưng doanh thu giảm qua các năm, có... tình hình kinh tế vĩ mô, các chính sách, các ngành có liên quan đến gốm sứ, gạch men… để xem xét thời điểm nên mua bởi vì giá của cổ phiếu này có rất ít biến động Mức giá cao nhất có thể kỳ vọng là 16.900đ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7 (SD7) A.Tổng quan về ngành xây dựng và thủy điện Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhu cầu sử dụng điện không ngưng tăng cao, trên thực tế, nguồn . Phân tích vĩ mô nền kinh tế 1 PHẦN I: PHÂN TÍCH VĨ MÔ NỀN KINH TẾ 1. Khối ngoại • Ngày 22/10, chính quyền liên bang Mỹ đã đóng. Á và các nền kinh tế mới nổi gia tăng, điều này đã thúc đẩy tiêu dung tăng cao, nhu cầu hàng hóa trong nước được cải thiện -> làm cho nền kinh tế Đức ít bị tổn thương khi nền kinh tế thế giới. -> nền kinh tế Mỹ đang còn chút dư âm của cuộc khủng hoảng năm 2008, tuy với một tốc độ tăng trưởng rất chậm. Vì vậy, Cục dữ trữ liên bang Mỹ(FED) quyết định gói kích cầu cho nền kinh tế, với

Ngày đăng: 08/08/2014, 09:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • a. Rủi ro về kinh tế

  • b. Rủi ro về luật pháp

  • c. Rủi ro về kinh doanh

  • d. Các rủi ro khác

  • I. Tổng quan về ngành:

    • Cung

    • Cầu

    • Rủi ro

    • Thách thức

    • Cơ hội

    • II. Tổng quan về công ty:

      • 1. Giới thiệu chung :

      • 2. Chiến lược kinh doanh trung và dài hạn:

      • 3. Cơ cấu tổ chức :

      • 4. Phân tích swot:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan