Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Phân tích vĩ mô nền kinh tế pot (Trang 50 - 53)

II. Phân tích cơ bản công ty PVD 1 Giới thiệu công ty

5. Phân tích SWOT

a, Điểm mạnh

• Là công ty khoan dầu khí duy nhất của Việt Nam nên có ưu thế về thị phần nganh dịch vụ khoan và cung ứng nguồn nhân lực cũng như các thiệt bị, dàn khoan cho trong và ngoài nước, PVD chiếm lĩnh gần 50% thị phần dịch vụ khoan trong nước, đồng thời đứng thứ 4 và mục tiêu là lên hàng thứ 3 tại Châu Á về thị trường giàn khoan. Khách hàng của PVD là các công ty và tập đoàn dầu khí lướn trên thế giới như: như Cửu Long - Conoco Philips, Hoàng Long JOC, Hoàn Vũ JOC, Vietsovpetro, BP, Conoco, JVPC-Nippon Oil, PVEP, OMV, Petronas, Chevron, Premier Oil, KNOC, Vietgazprom, Thăng Long JOC, Lam Sơn JOC, Trường Sơn JOC…

• PVD có đội ngũ chuyên viên, lao động lành nghề và chuyên nghiệp trên các dàn khoan được đào tạo tại các trương quốc tế chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực khai thác dầu khí

• Đa dạng về các cung ứng dịch vụ kĩ thuật mới,những sản phẩm của PVD ngày càng đa dạng hóa và được sự tin tưởng của đối tác, để tham gia vào hầu hết các dự án tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam cũng như dần phát triển ra thị trường thế giới.

• Sở hữu công nghệ khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất hiện nay,trang bị công nghệ hiện đại nhất để xây dựng các dàn khoan trên biển gồm các dàn trên biển PVD I, PVD II, PVDIII và dàn khoan đất liền PVD 11. Bước ngoặt lớn của PVD là việc đầu tư các giàn khoan biển PVD I và phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao, tạo tiền đồ cho PVD có bước phát triển nhảy vọt vào năm 2007 và các giàn khoan được đưa vào sử dụng với hiệu suất cao nhất, đạt hiệu quả cao.

• Đã có một thương hiệu lớn trên thị trường dàn khoan nói riêng và thị trường nói chung. Khi các giàn khoan được đưa vào sử dụng với hiệu suất cao nhất. PVD được đánh giá là một công ty blue chip của thị trường chứng khoán Việt Nam và cũng là một trong những đơn vị có mức tăng trưởng cao nhất trong ngành dầu khí hiện nay.

b, Điểm yếu

• Rủi ro riêng của PVD lớn nhất là rủi ro tỷ giá trong việc trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp luật (do PVD hiện đang gánh chịu một khoản nợ khổng lồ lên tới 300 triệu USD để tài trợ cho việc đóng mới các giàn khoan). Và việc ghi nhận này đã làm tăng chi phí tài chính khiến LNST giảm đáng kể.

• Kết quả kinh doanh phụ thuộc vào giá dầu: Giá dầu thô trên thế giới sẽ quyết định sự sôi động hay trầm lắng của hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí

• PVD sử dụng nợ lớn gây nhiều áp lực lên cơ cấu tài chính, chi phí trả lãi vay cao ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh khi thị trường tiền tệ biến động mạnh.

• Kinh nghiệm vận hành giàn khoan còn hạn chế, một số vị trí chủ chốt trong hoạt động quản lý giàn khoan phải thuê người nước ngoài, tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh doanh

c, Cơ hội

• PVD kinh doanh ngành nghề nằm trong chính sách hỗ trợ phát triển của chính phủ Việt Nam và xuât thân từ công ty con trong PetroVietnam nên luôn được

sự quan tâm, hỗ trợ về mặt tài chính cũng như nhân lực,trình độ khoa học công nghệ và điều này là một lợi thế của PVD

• Sản lượng dầu mỏ toàn cầu được dự báo tăng trưởng hàng năm vào

khoảng 1.52% trong giai đoạn 2007-2013 và 1.37% trong giai đoạn 2013-2018. Giá dầu thô trên thế giới đang bước vào giai đoạn đầu của sự phục hồi, dự báo tăng khoảng 20% năm 2010 và sau đó có thể tăng trưởng ổn định và bền vững hơn là hiện tượng tăng giá đột biến như trong năm 2008. Cùng với sự khôi phục của nền kinh tế thế giới và sự gia tăng về nhu cầu năng lượng toàn cầu trong thời gian tới sẽ tạo ra thị trường lớn cho dịch vụ cho thuê và vận hành giàn khoan.

• Tiềm năng về ngành khai khoán dầu khí Việt Nam và trong khu vực: Việt Nam với trữ lượng xếp thứ nhì trong khu vực Đông Nam Á và tiềm năng khai thác lớn Theo báo cáo thống kê của tập đoàn BP vừa qua thì trữ lượng dầu mỏ và khí đốt của Việt Nam đến cuối năm 2008 vào khoảng 4,73 tỷ thùng dầu và 560 tỷ m3 khí. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ nhì trong khu vực về trữ lượng dầu thô, chỉ sau Malaysia với trữ lượng 5,5 tỷ thùng dầu. Tuy nhiên, Việt Nam. lại là nước có hệ số trữ lượng trên sản xuất (hệ số R/P – Reserves/Production ) cao nhất trong khu vực cũng như ở mức khá cao trên thế giới với hệ số R/P của dầu thô là 41 lần và hệ số R/P của khí đốt là 70 lần. (nguồn : báo cáo thường niên PVD năm 2009)

d, Thách thức

• Mặc dù chỉ có PVD là nhà thầu duy nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực khoan và dịch vụ khoan dầu khí nhưng vẫn có sự cạnh tranh xuất phát từ các nhà thầu nước ngoài đang hoạt động ngoài khơi Việt Nam.

• Cung về giàn khoan vượt nhu cầu về giàn khoan dẫn đến doanh thu giảm. Giai đoạn năm 2007 - 2009 vừa qua cũng là giai đoạn chứng kiến sự bùng nổ xây dựng các giàn khoan. Những hãng đóng giàn khoan lớn như Keppel, Jurong và PPL là nơi đang đóng mới nhiều giàn khoan cho khu vực. Tổng cộng hiện nay có 36 giàn khoan, 17 nửa nổi nửa chìm, 16 giàn tự nâng và 3 tàu khoan đang trong quá trình xây dựng để cung cấp cho thị trường Đông Nam Á. Giá trị của 36 giàn khoan cho khu vực Đông Nam Á hơn khoảng 14 tỷ USD, chiếm một tỷ trọng đáng kể của nền kinh tế trong khu vực, trong đó dự tính sẽ có khoảng 20 giàn được hoàn thành trong năm 2010, 11 giàn vào năm 2011 và 5 giàn hoàn thành vào năm 2012.

Tuy nhiên, đi kèm theo sự bùng nổ đó là sự mất cân đối trong nguồn cung và cầu. Hiện nay, trong khu vực có 64 giàn khoan gồm có 3 tàu khoan, 13 giàn khoan nửa nổi nửa chìm và 48 giàn khoan tự nâng. Nhưng nhu cầu về giàn khoan lại ở mức thấp đáng kể, đặt biệt đối với giàn tự nâng, với nhu cầu có 35 giàn tự nâng, 9 giàn khoan nửa nổi nửa chìm và 2 tàu khoan. Điều này khiến hiệu suất sử dụng giàn khoan biển trong khu vực giảm xuống chỉ còn khoảng 75%... trong khi những yếu tố cơ bản cho thị trường khoan của giàn tự nâng là không thay đổi thì việc tìm kiếm hoạt động cho các giàn tự nâng này có nhiều thử thách hơn khi mà có sự sụt giảm giá dầu và hạn hẹp ngân sách cho tìm kiếm thăm dò dầu khí, tạo ra nhiều áp lực hơn cho cả hiệu suất hoạt động và giá thuê giàn trong

• Thời tiết xấu trong năm 2010 cũng gây ra ảnh hưởng xấu một phần đến hoạt động của các dàn khoan của PVD trên biển, bão trên biển gây ra sự đình trệ trong việc thi công khoan dầu và các dịch vụ khác của PVD trên biển

Một phần của tài liệu Phân tích vĩ mô nền kinh tế pot (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w