1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

125 Kế toán tại sản cố định tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì

68 268 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 730,5 KB

Nội dung

125 Kế toán tại sản cố định tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì

Trang 1

Trần Thị Mai Hưng Lớp Kế toán K37

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất, là điều kiện cơbản để giải phóng lao động chân tay, tăng kết quả và hiệu quả sản xuất kinhdoanh Để khai thác triệt để về số lượng, thời gian, công suất của TSCĐ trựctiếp sản xuất và các TSCĐ khác thì doanh nghiệp phải phân tích tình hình sửdụng TSCĐ để từ đó rút ra biện pháp cải tiến và sử dụng TSCĐ đạt hiệu quảtốt nhất Tổ chức công tác kế toán TSCĐ chính là việc tổ chức ghi chép phảnánh để nắm được tình hình hiện có và tình hình biến động tăng giảm về TSCĐcủa doanh nghiệp để có số liệu cung cấp cho việc phân tích tình hình sử dụngtài sản của doanh nghiệp

Công tác hạch toán kế toán TSCĐ là một phần hành kế toán quan trọngcủa Doanh nghiệp Tổ chức tốt công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở doanhnghiệp để đáp ứng được yêu cầu quản lý tài sản cố định hữu hình là biện phápquan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình cũngnhư là nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp Chính vì thấy được vaitrò quan trọng đó của tổ chức công tác kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp nêntrong thời gian thực tập tại Xí nghiệp ván nhân tạo & CBLS Việt Trì em đã

lựa chọn chuyên đề “Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Xí nghiệp ván nhân tạo và CBLS Việt Trì” làm chuyên đề thực tập của mình.

Kết cấu chuyên đề gồm ba chương:

Chương I: Tổng quan về Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì.

Chương II: Thực trạng công tác kế toán Tài sản cố định tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì.

Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì.

Trang 3

Do thời gian tìm hiểu thực tế có hạn, trình độ và năng lực còn nhiềuhạn chế, nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiếnchỉ bảo, góp ý của các thầy, cô giáo, các anh chị trong phòng Kế toán của Xínghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì để chuyên đề thực tập của

em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP VÁN NHÂN TẠO VÀ CHẾ BIẾN

LÂM SẢN VIỆT TRÌ 1.1 - Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì:

Xí nghiệp ván nhân tạo và CBLS Việt Trì là đơn vị trực thuộc Công tyván dăm Thái Nguyên, thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước, hạch toánphụ thuộc Xí nghiệp nằm tại: Phường Bến Gót – Thành phố Việt Trì - TỉnhPhú Thọ Chuyên sản xuất các loại ván dăm và ván sợi ép phục vụ nhu cầusản xuất và tiêu dùng

1.1.1 Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 2003:

Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì trước đây là Xínghiệp liên hiệp chế biến gỗ thuộc Bộ Lâm nghiệp cũ nay là Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn, được thành lập năm 1970 và được giao nhiệm vụ xâydựng khu liên hợp chế biến gỗ Việt Trì Dự án được khởi công xây dựng từnăm 1973, nhưng do khó khăn về vốn nên mục tiêu ban đầu không đạt được.Đến cuối năm 1979 Xưởng sản xuất ván dăm công suất thiết kế 10.000

m3/năm hoàn thành đưa vào hoạt động, sản phẩm là ván dăm, với quy cáchcủa sản phẩm là 1,75m x 3,65m có chiều dày từ 8mm đến 30mm Xưởng sảnxuất ván sợi ép công suất 2.000 m3/năm, thiết bị do Chính phủ Trung Quốcviện trợ, đang xây dựng dở dang phải dừng lại do sự kiện người Hoa năm

1978 và chiến tranh biên giới phía Bắc

Năm 1993, được sự chỉ đạo giúp đỡ của cấp trên – Xí nghiệp đã tổchức lại sản xuất, tiếp tục đầu tư mua sắm bổ sung máy móc, thiết bị sản xuất

và sửa chữa phục hồi hai xưởng sản xuất ván dăm và ván sợi ép Năm 1994Xưởng sản xuất ván sợi ép hoàn thành và đi vào hoạt động với công suất thiết

Trang 5

kế 2.000m3/năm, với quy cách của sản phẩm là 1mx2m, có chiều dày từ2,2mm đến 6mm;

Tại Quyết định số 568/TCCB ngày 31/08/1995 của Bộ Nông nghiệp vàphát triển nông thôn Quyết định thành lập Công ty chế biến ván nhân tạo, trựcthuộc Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam Trụ sở chính của Công ty tại Thịtrấn Văn Điển - huyện Thanh Trì – Hà Nội Xí nghiệp ván nhân tạo và chếbiến lâm sản Việt Trì là đơn vị thành viên của Công ty chế biến ván nhân tạo

Giai đoạn này, Xí nghiệp đã tổ chức lại sản xuất, chủ động tìm kiếm thịtrường, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm: thay đổi quy cách sản xuất vándăm từ 1,75mx3,65m lên 1,83mx3,66m và ván sợi từ 1mx2m lên1,22mx2,44m Cải tạo hệ thống rải dăm nhằm nâng cao chất lượng bề mặt vàchất lượng sản phẩm, dần dần đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm của xínghiệp từng bước được thị trường chấp nhận Xí nghiệp duy trì sản xuất ổnđịnh, đảm bảo việc làm thường xuyên cho 225 cán bộ công nhân viên Dâychuyền sản xuất ván sợi ép hoạt động có hiệu quả, hàng năm sản xuất 2.000m3 ván sợi ép đạt 100% công suất thiết kế Dây chuyền sản xuất ván dăm tuychưa phát huy hết công xuất, hàng năm mới chỉ sản xuất từ 5.000 đến 6.000m3 ván dăm nhưng cũng tạo việc làm ổn định cho công nhân của Xí nghiệp

1.1.2 Giai đoạn từ năm 2003 đến nay:

Thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là tổ chức và sắp xếplại các doanh nghiệp Nhà nước Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã

có Quyết định số 248/QĐ-BNN-TCCB ngày 28/01/2003 sáp nhập Công tyvận tải và kinh doanh lâm sản Việt Trì, Xí nghiệp chế biến ván nhân tạo vàchế biến lâm sản Việt Trì, Công ty lâm nghiệp Thái Nguyên và Nhà máy vándăm Thái Nguyên thành Công ty ván dăm Thái Nguyên Trụ sở chính củaCông ty tại Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Ngành nghề kinhdoanh chính của Công ty là sản xuất, chế biến ván nhân tạo, trồng, quản lý,

Trang 6

khai thác và bảo vệ rừng, sản xuất đồ mộc từ ván nhân tạo Xí nghiệp vánnhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì là đơn vị thành viên trực thuộc Công tyván dăm Thái Nguyên

Cùng với việc sắp xếp lại tổ chức, trong những năm từ 2003 đến nay,hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp khởi sắc hơn, giá trị sản lượngcủa Xí nghiệp tăng lên, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu nhập của cán bộviên chức được nâng lên

Tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong 3 năm được phảnánh qua một số chỉ tiêu ở Bảng 1.1 dưới đây:

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu khái quát tình hình sản xuất kinh doanh

1.2 - Đặc điểm kinh doanh và tổ chức quản lý.

1.21 - Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:

Đối với sản xuất ván sợi ép:

Quy trình công nghệ sản xuất ván sợi ép bao gồm 04 bước:

Bước 1: Nguyên liệu gỗ được cắt khúc, băm dăm, nghiền bột thô vànghiền bột tinh tại phân xưởng nguyên liệu Đồng thời keo được nấu tại phânxưởng keo

Bước 2: Trộn liệu gồm bột gỗ đã nghiền tinh với keo nấu và lên khuôn.Bước 3: Ép sơ bộ, cắt mép định hình và ép nhiệt

Trang 7

Bước 4: Cắt cạnh, tăng ẩm, kiểm nghiệm chất lượng và nhập kho.

Quy trình công nghệ sản xuất ván sợi ép được biểu diễn theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ván sợi ép:

Đối với sản xuất ván dăm:

Quy trình công nghệ sản xuất ván dăm bao gồm 04 bước:

Bước 1: Nguyên liệu gỗ được cắt khúc, băm dăm ( gồm băm dăm tinh

và băm dăm thô), sấy khô, nghiền dăm tinh tại phân xưởng nguyên liệu Đồngthời keo được nấu tại phân xưởng keo

Bước 2: Trộn liệu gồm trộn dăm tinh đã nghiền tinh và dăm thô, sau đóphun keo nấu và rải dăm

Nguyên liệu

Trang 8

Bước 3: Ép sơ bộ; Ép nhiệt.

Bước 4: Cắt cạnh; Đánh bóng; Kiểm nghiệm chất lượng và nhập kho.Quy trình công nghệ sản xuất ván dăm được biểu diễn theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ván dăm:

1.2.2 - Đặc điểm thị trường và sản phẩm.

Đặc điểm sản phẩm:

Sản phẩm ván sợi ép và ván dăm là sản phẩm chế biến từ gỗ nguyênliệu, gỗ tận dụng, gỗ cành ngọn tỉa thưa của rừng trồng dùng để sản xuất hàngtiêu dùng, hàng công nghiệp thay thế gỗ rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm.Sản phẩm không mối mọt, dễ bảo quản, dễ trang trí bề mặt lại có chất lượngtốt và đa dạng về kích thước dài, rộng và độ dày khác nhau nên phù hợp vớinhu cầu sản xuất và tiêu dùng, có khả năng chiếm lĩnh thị trường tốt

Đặc điểm thị trường tiêu thụ:

Băm dăm tinh Sấy khô Nghiền tinh Trộn dăm tinh

Băm dăm thô

Trang 9

Thị trường tiêu thụ của Xí nghiệp ở khắp các tỉnh trong địa bàn cảnước Do sản phẩm phù hợp để sản xuất nhiều loại hàng hoá phục vụ tiêudùng: như bàn, ghế làm việc, tủ đựng tài liệu, đồ dùng gia đình và dùng trongcông nghiệp, xây dựng…nên thị trường của sản phẩm tương đối rộng lớn tậptrung nhất là Hà Nội, Vĩnh Phúc và các tỉnh miền núi phía bắc

1.2.3 - Đặc điểm tổ chức sản xuất:

Việc tổ chức sản xuất của Xí nghiệp tập trung ở hai xưởng sản xuất:+ Dây chuyền sản xuất ván dăm công suất 10.000 m3/năm

+ Dây chuyền sản xuất ván sợi ép công suất 3.000 m3/năm

Quá trình sản xuất ván sợi ép và sản xuất ván dăm của Xí nghiệp đượcthực hiện ở 4 phân xưởng chính: Phân xưởng nguyên liệu, Phân xưởng bột,Phân xưởng xeo, Phân xưởng hoàn thành Ngoài các phân xưởng sản xuấtchính ra còn có các phân xưởng phụ trợ phục vụ cho sản xuất gồm: Phânxưởng động lực (Trạm điện, nồi hơi ); Phân xưởng cơ điện (lắp máy, điện,sửa chữa); Phân xưởng nấu keo

1.2.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính:

1.2.4.1- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức SXKD:

Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Xí nghiệp được Công ty vándăm Thái Nguyên phê duyệt Bộ máy của Xí nghiệp bao gồm: 1 Giám đốc, 02Phó giám đốc, 4 phòng ban và 2 phân xưởng sản xuất

Giám đốc Xí nghiệp do Tổng công ty bổ nhiệm theo đề nghị của Giámđốc Công ty ván dăm Thái Nguyên Giám đốc Xí nghiệp là đại diện phápnhân của Công ty trước pháp luật, là người chỉ đạo chung mọi hoạt động của

Xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về hoạt động sản xuấtkinh doanh của Xí nghiệp

Trang 10

Các Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc về một số lĩnh vựctheo sự chỉ đạo phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc vàpháp luật về nhiệm vụ được giao.

Các phòng chức năng: được thành lập và tổ chức theo yêu cầu nhiệm

vụ sản xuất của Xí nghiệp, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và các Phógiám đốc theo phân công Có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho giám đốctrong công tác tổ chức, bố trí cán bộ; Xây dựng kế hoạch sản xuất, tổ chứcsản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Quản lý tài chính, thực hiện các chế độ kế toántài chính theo quy định của Nhà nước…Giúp cho Ban giám đốc chỉ đạo hoạtđộng sản xuất của 02 xưởng sản xuất ván dăm và ván sợi ép theo nhiệm vụchuyên môn được giao

Tại các Xưởng có quản đốc và phó quản đốc chịu trách nhiệm quản lý,điều hành sản xuất trong phân xưởng Trực tiếp chỉ đạo công nhân thực hiện

kế hoạch sản xuất của phân xưởng được Xí nghiệp giao

Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệpđược cụ thể qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Xí nghiệp

1.2.4.2- Đặc điểm về phân cấp quản lý tài chính:

Phòng tài vụ

Phòng

kỹ thuật KCS

Xưởng ván sợi ép

Xưởng ván dăm

Phó giám đốc

Trang 11

Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì là đơn vị hạch

toán phụ thuộc tương đối với Công ty ván dăm Thái Nguyên Xí nghiệp được

Công ty giao tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán kế toán đếnkết quả cuối cùng như một đơn vị hạch toán độc lập Định kỳ lập và gửi báocáo về tình hình hoạt động và tài chính về Công ty Tình hình tài chính đặtdưới sự kiểm soát của Công ty ván dăm Thái Nguyên

Xí nghiệp có con dấu riêng, được Công ty uỷ quyền trong quan hệ giaodịch, thanh toán và quan hệ tín dụng với ngân hàng Hiện nay Xí nghiệp đangthực hiện giao dịch mở tài khoản tiền gửi, tiền vay tại ngân hàng Đầu tư vàphát triển tỉnh Phú Thọ

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán.

1.3.1 - Đặc điểm lao động kế toán và tổ chức bộ máy kế toán:

1.3.1.1 Đặc điểm lao động kế toán:

Xí nghiệp ván nhân tạo & chế biến lâm sản Việt Trì là đơn vị hạch toánphụ thuộc nên Xí nghiệp tổ chức công tác kế toán theo hình thức kế toán tậptrung, phân công trong phòng kế toán

Phòng kế toán gồm có 04 người, đều là cử nhân kinh tế, có kinhnghiệm trong quản lý kinh tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính, kế toánnói riêng, cụ thể như sau:

Về đào tạo: trong 04 cán bộ kế toán thì cả 04 cán bộ đều có trình độ đạiđược đào tạo đúng chuyên ngành kế toán, chiếm 100%

Về thâm niên nghề: Kế toán trưởng có kinh nghiệm làm việc trên 10năm, 02 nhân viên kế toán có thời gian công tác trên 05 năm, 01 nhân viên cóthời gian công tác dưới 05 năm

Về giới tính: Cả 04 lao động phòng kế toán đều là nữ, chiếm tỷ trọng100%

Đặc điểm lao động kế toán của Xí nghiệp được thể hiện qua bảng sau:

Trang 12

Bảng 1.2: Đặc điểm lao động kế toán

-1.3.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:

Bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức theo mô hình tập trung.Mọi công việc hạch toán kế toán, thu, chi tài chính đều được thực hiện ởphòng kế toán Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinhdoanh đều được hợp tại phòng để thực hiện công tác tổ chức hạch toán kếtoán và lập các báo cáo Tài chính đối với cấp trên và các cơ quan chức năngtheo quy định

Bộ máy của phòng kế toán gồm có 04 người

Kế toán trưởng: là người chỉ đạo trực tiếp bộ máy kế toán của Xínghiệp, tổ chức chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra tài chính, duyệt báo cáo kế toán,tham mưu cho Giám đốc về mặt tài chính

Các nhân viên kế toán bao gồm:

Kế toán tổng hợp, TSCĐ: có nhiệm vụ ghi sổ cái và lập báo cáo kế toánthực hiện các nghiệp vụ kế toán TSCĐ, XDCB, chi phí sản xuất và xác địnhkết quả kinh doanh của Xí nghiệp

Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ thanh toánliên quan đến ngân hàng, phản ánh tình hình sử dụng lao động và thực hiệnquỹ tiền lương, tính lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ, công nhân viên

Trang 13

Hạch toán và lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, cótrách nhiệm hạch toán toàn bộ các khoản nhập, xuất nguyên vật liệu, vật tư,hàng hóa theo dõi các nghiệp vụ công nợ với người mua, người bán

Thủ quỹ: quản lý quỹ tiền mặt của Xí nghiệp, theo dõi, ghi chép toàn

bộ các nghiệp vụ liên quan đến quỹ của Xí nghiệp như: thu, chi, tạm ứng, …

Bộ máy kế toán của xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ 1.4: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

1.3.2 - Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán:

Hiện nay Xí nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp do BộTài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Gốm 04 yếu tố: Chứng từ kế toán; Tàikhoản kế toán; Sổ sách kế toán; Báo cáo kế toán

1.3.2.1- Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán:

Hiện nay Xí nghiệp đang áp dụng hệ thống chứng từ kế toán theo chế

độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Hệ thống chứng từ kế toán của Xí nghiệp bao gồm các mẫu bắt buộc vàmẫu hướng dẫn bao gồm:

+ Bảng thanh toán tiền lương Mẫu hướng dẫn

+ Bảng thanh toán tiền thưởng Mẫu hướng dẫn

Thủ quỹ

Trang 14

+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Mẫu hướng dẫn.

+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá Mẫu hướng dẫn

+ Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ Mẫu hướng dẫn

+ Biên bản kiểm kê vật tư hàng hoá Mẫu hướng dẫn

+ Biên bản giao, nhận TSCĐ Mẫu hướng dẫn

+ Biên bản kiểm kê TSCĐ Mẫu hướng dẫn

+ Biên bản dánh giá TSCĐ Mẫu hướng dẫn

+ Biên bản thanh lý TSCĐ Mẫu hướng dẫn

+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Mẫu hướng dẫn

1.3.2.2- Đặc điểm vận dụng tài khoản kế toán:

Xí nghiệp đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyếtđịnh số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tàichính

Các tài khoản sử dụng từ loại 1 đến loại 9, bao gồm các tài khoản cấp 1

và các tài khoản cấp 2

Tài khoản loại 1: TK111, TK112, TK131, TK133, TK138, TK141, TK142,TK151, TK152, TK153, TK154, TK155, TK156, TK157, TK159

Tài khoản loại 2: TK211, TK213, TK214, TK241, TK242, TK244

Tài khoản loại 3: TK311, TK315, TK31, TK333, TK334, TK335, TK338, TK

341, TK342

Tài khoản loại 4: TK411, TK413, TK414, TK418, TK421, TK431, TK441.Tài khoản loại 5: TK511, TK512, TK515, TK521, TK531, TK532

Trang 15

Tài khoản loại 6: TK 621, TK622, TK627, TK632, TK635, TK641, TK642.Tài khoản loại 7: TK711.

Tài khoản loại 8: TK811, TK821

Tài khoản loại 9: TK911

1.3.2.3 Đặc điểm vận dụng sổ sách kế toán:

Xí nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung Các sổ sách kếtoán tại Công ty gồm: Số cái, Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt và sổ chitiết các tài khoản Trình tự ghi sổ của Xí nghiệp được khái quát theo sơ đồsau:

Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Chứng từ kế toán

Sổ thẻ kế toán chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 16

Ghi cuối tháng hoặc định kỳQuan hệ đối chiếu, kiểm traHàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi

sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung và các sổ thẻ kế toánchi tiết có liên quan, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào

sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối sốphát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảngtổng hợp chi tiết, thực hiện lập các báo cáo tài chính

1.3.2.4- Đặc điểm vận dụng báo cáo kế toán:

Xí nghiệp đang áp dụng hệ thống các báo cáo tài chính ban hành theoquyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng

Bộ tài gồm:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)

- Báo có kết quả kinh doanh (Mẫu số B02-DN)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)

- Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)

Các báo cáo kế toán quản trị gồm:

- Kế hoạch sản xuất; Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm; Kế hoạch lợi nhuận

- Tình hình công nợ phải thu, phải trả

1.3.3 – Đặc điểm kế toán tài sản cố định:

Tổ chức công tác kế toán Tài sản cố định chính là việc tổ chức ghichép, phản ánh để nắm được tình hình hiện có và tình hình biến động tăng,giảm TSCĐ của doanh nghiệp để cung cấp số liệu cho việc phân tích tìnhhình sử dụng tài sản của doanh nghiệp

* Chứng từ kế toán gồm:

- Biên bản giao nhận TSCĐ

Trang 17

- Quyết định điều động tài sản.

- Hoá đơn GTGT, vận chuyển

- Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ

Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ theo hình thức sổ nhật ký chung

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu

Quyết định điều động TS; BB giao nhận, BB thanh lý, nhượng bán;

Sổ chi tiết tài sản

cố định

Trang 18

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán tăng, giảm và khấu haotài sản cố định, biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý, nhượng bánTSCĐ, các Hoá đơn mua TSCĐ… kế toán phản ánh số liệu vào các thẻ, sổ kếtoán chi tiết có liên quan, đồng thời ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổnhật ký chung, từ nhật ký chung kế toán ghi sổ cái cho các tài khoản

Cuối tháng từ sổ thẻ kế toán chi tiết kế toán vào sổ tổng hợp chi tiết vàđối chiếu số liệu với sổ cái; Từ sổ cái vào bảng cân đối số phát sinh Căn cứvào số liệu từ bảng cân đối số phát sinh và sổ tổng hợp chi tiết cuối tháng đểlập báo cáo tài chính

Trang 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI XÍ NGHIỆP VÁN NHÂN TẠO VÀ CHẾ BIẾN LÂM SẢN VIỆT TRÌ 2.1 Đặc điểm tài sản cố định và các quy định quản lý tài sản cố định:

2.1.1 Đặc điểm tài sản cố định:

Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt trì có chức năng chính

là sản xuất ván dăm và ván sợi ép, chính vì vậy TSCĐ của Xí nghiệp gồm cácloại chủ yếu như:

- TSCĐ hữu hình: Máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất gồm: Dâychuyền sản xuất ván dăm; Dây chuyền sản xuất ván sợi ép; Nhà xưởng và cáccông trình phụ trợ phục vụ cho sản xuất

- TSCĐ vô hình: Phần mềm kế toán

Các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất của Xí nghiệp đều có xuất

xứ từ Trung Quốc và Nam Tư Do được mua sắm và viện trợ từ nhiều nămnay nên dây chuyền sản xuất chính của Xí nghiệp đến nay đã quá cũ, các máymóc thiết bị và nhà xưởng đã trích khấu hao gần hết Để có thể đạt được kếtquả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một yêu cầu đặt ra đối với Xínghiệp là phải biết khai thác và sử dụng hợp lý, đồng bộ tất cả các nguồn lực,trong đó máy móc thiết bị đóng một vai trò hết sức quan trọng Xí nghiệp cầnphải chú trọng đến việc đầu tư chiều sâu, đổi mới dây chuyền thiết bị nhằmtạo ra năng suất cao và nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần làm tăngdoanh thu và lợi nhuận

2.1.2 Phân loại tài sản cố định.

Xí nghiệp có rất nhiều loại tài sản cố định hữu hình khác nhau, mỗi loạiTSCĐ có đặc điểm, công dụng và yêu cầu quản lý khác nhau Vì vậy để thuậnlợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, Xí nghiệp phải phân loại TSCĐ

Trang 20

Hiện nay việc phân loại Tài sản cố định tại Xí nghiệp được tiến hành theo 02cách:

Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành

Phân loại Tài sản cố định theo hình thái biểu hiện

2.1.2.1 Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành.

Tài sản cố định của Xí nghiệp được hình thành từ 03 nguồn vốn sau:

- TSCĐ đầu tư bằng vốn ngân sách cấp: 31.059.931.320 đồng

- TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn tự bổ sung: 870.351.890 đồng

- TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn vay: 375.506.800 đồng

( Số liệu đến 31/12/2007)

2.1.2.2 Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện.

Theo cách phân loại này Tài sản cố định của Xí nghiệp được phânthành các loại sau:

- Loại 1- Nhà xưởng, vật kiến trúc: là TSCĐ được hình thành sau quátrình thi công xây dựng như:

+ Nhà xưởng gồm: Nhà xưởng của các phân xưởng sản xuất; Nhàxưởng của xưởng ván Dăm, xưởng Ván sợi; nhà làm việc của các phòng ban,nhà kho

+ Vật kiến trúc gồm: Hàng rào, tháp nước, Bể chứa nước, Hệ thống cấpnước, bể lắng nước thải, trạm biến thế, bể xử lý nước, trạm bơm nước thải

- Loại 2- Máy móc, thiết bị sản xuất: là toàn bộ các loại máy móc, thiết

bị dùng trong hoạt động SXKD của Xí nghiệp như: Dây chuyền sản xuất vándăm, dây chuyền sản xuất ván sợi ép, máy cưa đĩa, máy phay, máy tiện gỗ,máy khoan bào, máy bào cuốn, máy hàn, máy tiện kim loại, bàn ép thuỷ lực,nồi nấu keo, máy hàn điện, máy hàn hơi, cân bàn điện tử, máy cân

- Loại 3- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phươngtiện vận tải gồm ô tô, …

Trang 21

+ Loại 4 - Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùngtrong công tác quản lý hoạt động SXKD của Xí nghiệp như thiết bị điện tử,máy vi tính, máy phô tô copy, máy điều hoà

Tình hình phân loại TSCĐ của Xí nghiệp được thể hiện qua biểu sau:

Loại TSCĐ Nguyên giá Giá trị còn lại

1 Nhà cửa vật kiến trúc 9.142.910.571 3.743.074.5032.Máy móc thiết bị 22.732.017.029 5.635.051.293

3 Phương tiện vận tải 346.761.500 151.682.135

Biểu 2.1: Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện:

2.1.3 Quy định quản lý Tài sản cố định tại Xí nghiệp:

Toàn bộ tài sản của Xí nghiệp được quản lý tập trung và phân cấp quản

lý đến các phân xưởng, phòng ban và bộ phận sử dụng

Tại Xí nghiệp, TSCĐ được quản lý tương đối chặt chẽ, tuân thủ cácnguyên tắc do Nhà nước quy định:

- Đối tượng ghi TSCĐ: là từng tài sản có kết cấu độc lập hoặc một hệthống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện mộtchức năng nhất định và thoả mãn 4 tiêu chuẩn của TSCĐ theo chế độ tàichính hiện hành (Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC) là:

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tàisản đó

+ Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một cách tin cậy

+ Có thời gian hữu dụng từ 1 năm trở lên

+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (Từ 10.000.000đồng trở lên)

Trang 22

- Mọi TSCĐ trong Xí nghiệp đều có bộ hồ sơ riêng: được phân loại,thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượngghi tài sản cố định và được phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định.

- Tài sản cố định được Xí nghiệp quản lý theo 3 chỉ tiêu giá trị là:nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại

- Định kỳ hàng năm, cuối năm tài chính Xí nghiệp đều tiến hành kiểm

kê tài sản cố định nhằm mục đích quản lý tình trạng sử dụng của TSCĐ, xemxét TSCĐ nào không còn khả năng phát huy hiệu quả để tiến hành thanh lý,nhượng bán và có kế hoạch mua sắm, trang bị TSCĐ mới đáp ứng yêu cầusản xuất Phát hiện kịp thời các trường hợp thừa, thiếu TSCĐ để tìm rõnguyên nhân và có biện pháp xử lý

2.2 Thực trạng về kế toán Tài sản cố định:

2.2.1 Thực trạng về kế toán biến động TSCĐ:

2.2.1.1 Chứng từ và thủ tục kế toán tăng, giảm TSCĐ:

2.2.1.1.1.Chứng từ và thủ tục kế toán tăng TSCĐ:

Trường hợp tăng TSCĐ do mua sắm:

Căn cứ vào Hoá đơn mua TSCĐ (Hoá đơn Giá trị gia tăng); Hồ sơ kỹthuật (sau khi đã được bộ phận KCS kiểm tra); các chứng từ liên quan khác(Hợp đồng mua bán hàng hoá, Biên bản thanh lý hợp đồng, Phiếu chi, Giấybáo chuyển tiền ) để bộ phận mua TSCĐ lập Biên bản giao nhận TSCĐ trìnhGiám đốc và kế toán trưởng ký duyệt và bàn giao TSCĐ cho bộ phận sửdụng Các chứng từ được chuyển về bộ phận kế toán để kế toán ghi sổ TSCĐ,ghi vào các sổ kế toán liên quan về thanh toán, vốn bằng tiền, vốn vay(TK211; TK 214; TK 331; TK 133; TK 111; TK 112 )

Trong quý II/2008 theo kế hoạch mua sắm được duyệt Ngày 18/4/2008

Xí nghiệp mua một bộ máy điều hoà Nagakawa C286 của Công ty TNHH

Trang 23

Thanh Linh về trang bị cho Phòng tổ chức Theo Hoá đơn GTGT 0002533: Giá mua không có thuế GTGT là 14.090.909 đồng, thuế GTGT10% là 1.409.091 đồng Tổng giá thanh toán là 15.500.000 đồng Theo Hợpđồng mua bán hàng hoá số 12/HĐMB ngày 18/4/2008 đã ghi: Giá bán trênbao gồm cả cước vận chuyển, công lắp đặt và các phụ kiện phát sinh tại nơi

BU/2008B-sử dụng Chứng từ gồm:

- Hợp đồng mua bán hàng hoá số 12/HĐMB-XNVNT/2008 (mẫuchứng từ của Công ty TNHH Thanh Linh)

- Hoá đơn giá trị gia tăng BU/2008B- 0002533

- Biên bản giao nhận TSCĐ: bàn giao cho phòng Tổ chức hành chính

sử dụng sau khi Công ty TNHH Thanh Linh đã lắp đặt xong theo Hợp đồngmua bán hàng hoá số 12

Trình tự luân chuyển chứng từ như sau: Căn cứ Quyết định số 25 của Giámđốc Xí nghiệp về việc mua sắm trang bị mới TSCĐ cho các bộ phận trong Xínghiệp, Phòng kế hoạch vật tư ký hợp đồng mua bán hàng hoá với Công tyTNHH Thanh Linh Sau khi mang hàng đến lắp đặt xong, kế toán lập biên bảngiao nhận TSCĐ (mẫu số 01- TSCĐ/chế độ chứng từ kế toán doanh nghiệp)

để bàn giao máy điều hoà cho bộ phận sử dụng - Phòng tổ chức hành chính

HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01 GTKT- 3 LL

Trang 24

Liên 2: Giao khách hàng

Ngày 18 tháng 4 năm 2008

BU/B 0002533 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Thanh Linh

Địa chỉ: Tiên cát – Việt Trì - Phú Thọ

Số tài khoản:

Họ tên người mua hàng : Trần Thanh Quang

Tên đơn vị: XN ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì

Địa chỉ: Phường Bến gót - TP Việt Trì

Tổng cộng tiền thanh toán 15.500.000

Số tiền viết bằng chữ: Mười lăm triệu, năm trăm ngàn đồng chẵn.

Biểu 2.2: Hoá đơn giá trị gia tăng

BTC)

Số: 01

Nợ: 211 Có: 111 Căn cứ Quyết định số: 25/QĐ-GĐ ngày 17/4/2008 của Giám đốc Xí nghiệp v/v mua sắm TSCĐ

Trang 25

Ban giao nhận TSCĐ gồm:

Ông Lê Đức Mạnh - Giám đốc Công ty TNHH Thanh Linh Đại diện bên giao.

Ông Nguyễn Quang Sinh- Giám đốc Xí nghiệp - Đại điện bên nhận

Ông Trần Thanh Quang - Trưởng phòng TCHC - Đại diện bên nhận

Bà Hứa Thị Ngọc Oanh - Trưởng phòng Kế toán - Đại diện bên nhận

Địa điểm bàn giao: Tại phòng tổ chức hành chính Xí nghiệp.

Nước SX

Năm sx

Năm đưa vào sử dụng

Công suất, diện tích thiết kế

Tính nguyên giá TSCĐ

Giá mua

Chi phí vận chuyển

Nguyên giá

Tài liệu kỹ thuật

1 Điều hoà

Nagakawa

C286 28000 BTU

LD Việt Nhật

Giám đốc bên nhận KT trưởng bên nhận Người nhận Người giao

Nguyễn Văn Sinh Hứa Thị Ngọc Oanh Trần Thanh Quang Lê Đức Mạnh

Biểu 2.3: Biên bản giao nhận Tài sản cố định

Trang 26

Đơn vị: Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt trì

Địa chỉ: Phường Bến gót - Việt Trì - Phú Thọ

PHIẾU CHI

Ngày 18 tháng 04 năm 2008 Quyển số:

Số:

Nợ: TK 211, 133Có: TK 111

Họ tên người nhận tiền: Lê Đức Mạnh

Địa chỉ: Tiên cát -Việt Trì - Phú Thọ

Lý do chi: Mua điều hoà Nagakawa

Số tiền: 15.000.000 đồng (Viết bằng chữ: Mười lăm triệu đồng chẵn)

Kèm theo 01 chứng từ gốc: Hoá đơn giá trị gia tăng số 0002533

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ: Mười lăm triệu

năm trăm ngàn đồng chẵn)

Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nhận Thủ quỹ

(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Biểu 2.4: Phiếu chi Trường hợp tăng TSCĐ do được cấp vốn bằng TSCĐ:

Trường hợp được cấp vốn bằng TSCĐ thì căn cứ vào Quyết định của

cơ quan cấp trên về việc ghi tăng tài sản cố định và vốn, Biên bản giao nhận

tài sản cố định và các chứng từ khác liên quan (Biên bản làm việc của đơn vị

chủ quản với đơn vị chuyển tài sản đi )

Ngày 26/4/2008 : Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trìđược Công ty Ván dăm Thái Nguyên giao TSCĐ và vốn theo Quyết định số

236/VDTNQĐ ngày 26 tháng 4 năm 2008, Xí nghiệp được cấp các tài sản

sau:

1 - Nhà xưởng trang trí bề mặt : 716.047.619 đồng

Mẫu số 02-TT (QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)

Trang 27

2 - Hệ thống điện chiếu sáng : 68.787.619 đồng

Trường hợp này nguyên giá của các tài sản này là giá ghi trong quyết địnhcấp vốn đó Tổng giá trị TSCĐ = (Nhà xưởng + Hệ thống chiếu sáng)

= 716.047.619 + 68.787.619 = 784.835.238 đồng

Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ như sau:

Căn cứ vào quyết định số 236/VDTNQĐ ngày 26 tháng 4 năm 2008 củaCông ty Ván dăm Thái Nguyên về việc tăng tài sản cố định và vốn, biên bảngiao nhận TSCĐ giữa Công ty Ván dăn Thái Nguyên bàn giao cho Xí nghiệpVán nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì để kế toán Xí nghiệp ghi tăng tàisản cố định và ghi tăng nguồn vốn kinh doanh Mẫu chứng từ cụ thể như sau:

- Quyết định 236/VDTNQĐ ngày 26 tháng 4 năm 2008 Công ty Vándăm Thái Nguyên cấp các tài sản sau cho XN (mẫu phô tô)

Ban giao nhận TSCĐ gồm:

Trang 28

Ông: Trương Văn Thanh - Giám đốc CT ván dăm Thái Nguyên - Đại diện bên giao

Ông: Ngô Đức Hạnh - Kế toán trưởng công ty - Đại diện bên giao

Ông: Nguyễn Văn Sơn - Trưởng phòng kỹ thuật Công ty - Đại diện bên giao.

Ông: Nguyễn Văn Sinh – Giám đốc Xí nghiệp - Đại diện bên nhận.

Ông: Vũ Chí Cần- Trưởng phòng Kỹ thuật Xí nghiệp- Đại diện bên nhận.

Bà Hứa Thị Ngọc Oanh - Trưởng phòng kế toán Xí nghiệp - Đại diện bên nhận.

Địa điểm bàn giao: Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì.

Năm sx

Năm đưa vào sử dụng

Công suất, diện tích thiết kế

Tính nguyên giá TSCĐ

Giá mua

Chi phí vận chuyển

Nguyên giá

Tài liệu kỹ thuật

Giám đốc bên nhận KT trưởng bên nhận Giám đốc bên giao KT trưởng bên giao

Nguyễn Văn Sinh Hứa Thị Ngọc Oanh Trương Văn Thanh Ngô Đức Hạnh

Biểu 2.5: Biên bản giao nhận Tài sản cố định

2.2.1.1.2 Chứng từ và thủ tục kế toán giảm TSCĐ:

Giảm TSCĐ do thanh lý:

Ngày 25/04/2008 được sự đồng ý của Ban giám đốc Xí nghiệp đã quyết

định thanh lý một xe ôtô 4 chỗ mang biển số 19L- 1024 cho Công ty TNHH

Nội Thành - Phú Thọ

Trang 29

Nguyên giá TSCĐ: 150.000.000 đồng.

Giá trị hao mòn luỹ kế: 140.000.000 đồng

Giá trị nhượng bán bao gồm cả thuế GTGT 10%: 55.000.000 đồng

Đã thanh toán bằng tiền mặt

XÍ NGHIỆP VÁN NHÂN TẠO VÀ

CHẾ BIẾN LÂM SẢN VIỆT TRÌ

I Ban thanh lý TSCĐ gồm:

- Ông: Phạm Văn Sinh - Giám đốc Xí nghiệp - Trưởng ban

- Bà: Hứa Thị Ngọc Oanh - Trưởng phòng Kế toán tài vụ - uỷ viên

- Ông: Phạm Văn Quang - Trưởng phòng Tổ chức hành chính - uỷ viên

II Tiến hành thanh lý TSCĐ:

Trang 30

- Tên TSCĐ: Ôtô 4 chỗ biển số 19 - L1024

- Năm đưa vào sử dụng: 1997 Số thẻ TSCĐ: 24

- Nước sản xuất: Hàn Quốc

- Nguyên giá TSCĐ: 150.000.000 đồng

- Hao mòn luỹ kế đến thời điểm thanh lý: 140.000.000 đồng

- Giá trị còn lại: 10.000.000 đồng

III Kết luận của Ban thanh lý:

- Qua kiểm tra đánh giá thực tế, chúng tôi xác định những thông tin này

Biểu 2.6: Biên bản thanh lý TSCĐ

Đơn vị: Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì

Địa chỉ: Phường Bến Gót - Việt Trì - Phú Thọ

PHIẾU THU

Ngày 25 tháng 04 năm 2008 Quyển số:

Số:

Mẫu số 01-TT (QĐ số 15/2006QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Trang 31

Nợ: TK 111Có: TK 711, 3331

Họ tên người nộp tiền: Trần Văn Thành

Địa chỉ: Việt trì - Phú Thọ

Lý do thu: Mua Ôtô thanh lý

Số tiền: 55.000.000 đồng (Viết bằng chữ: Năm mươi lăm triệu đồng chẵn)

Kèm theo 02 chứng từ

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ:Năm mươi lăm triệu đồng chẵn)

Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nộp

(Ký tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Biểu 2.7: Phiếu thu Giảm TSCĐ do điều chuyển tài sản trong nội bộ Công ty.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để quản lý và sử dụngTSCĐ của toàn công ty đạt hiệu quả, căn cứ nhu cầu sử dụng TSCĐ của cácđơn vị trực thuộc Công ty ván dăm Thái Nguyên ra quyết định điều chuyểnTSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ công ty Đối với đơn vị phải điều chuyểnTSCĐ sang cho đơn vị khác trong nội bộ Công ty thì chứng từ kế toán sửdụng để ghi giảm TSCĐ bao gồm:

- Quyết định của Công ty ván dăm Thái Nguyên về việc điều chuyển tàisản trong nội bộ công ty

- Biên bản giao nhận tài sản cố định để bàn giao TSCĐ cho đơn vị nhậntài sản Căn cứ Quyết định điều chuyển tài sản của Công ty ván dăm TháiNguyên, kế toán Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì lập Biênbản giao nhận tài sản cố định để bàn giao TSCĐ cho đơn vị nhận tài sản

Theo quyết định 389/QĐ/CTVD ngày 25 tháng 6 năm 2008 của Công

ty ván dăm Thái Nguyên về việc điều chuyển tài sản trong nội bộ Công ty:

Trang 32

Quyết định Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì chuyển một

TSCĐ là Máy mài 2 đá của Xí nghiệp sang cho Nhà máy ván dăm Thái

Nguyên thuộc Công ty ván dăm Thái Nguyên Mẫu các chứng từ như sau:

- Quyết định 389/QĐ/CTVD ngày 25 tháng 6 năm 2008 của Công ty

ván dăm Thái Nguyên về việc điều chuyển tài sản trong nội bộ

- Biên bản giao nhận tài sản cố định số 03 ngày 25/6/2008 để bàn giao

TSCĐ cho Công ty ván dăm Thái Nguyên (Công ty ván dăm Thái Nguyên

nhận và sau đó bàn giao lại cho Nhà máy ván dăm Thái Nguyên)

Số: 03

Nợ: …… …… …… …

Căn cứ Quyết định số 389/QSS-CTVD ngày 25 tháng 6 năm 2008 Công ty

Ván dăm Thái Nguyên về việc điều chuyển tài sản trong nội bộ

Ban giao nhận TSCĐ gồm:

Ông Nguyễn Văn Sinh-Giám đốc Xí nghiệp VNT&CBLS Việt Trì - Đại diện

bên giao

Ông Vũ Chí Cần - Trưởng phòng kỹ thuật Xí nghiệp - Đại diện bên giao

Bà Hứa Thị Ngọc Oanh - Trưởng phòng Kế toán XN - Đại diện bên giao

Ông Trương Văn Thanh- Giám đốc Công ty Ván dăm Thái Nguyên- Đại diện

bên nhận

Trang 33

Ông Ngô Đức Hạnh - Kế toán trưởng Công ty - Đại diện bên nhận

Ông Nguyễn Văn Sơn - Trưởng phòng kỹ thuật - Đại diện bên nhận

Địa điểm bàn giao : Tại XN ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì

Công suất, diện tích thiết kế

Tính nguyên giá TSCĐ

Giá mua

Chi phí vận chuyển

Nguyên giá

Tài liệu kỹ thuật

Giám đốc bên nhận KT trưởng bên nhận Giám đốc bên giao KT trưởng bên giao

Trương Văn Thanh Ngô Đức Hạnh Nguyễn Văn Sinh Hứa Thị Ngọc Oanh

Biểu 2.8: Biên bản giao nhận tài sản cố định.

2.2.1.2 Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ:

2.2.1.2.1 Kế toán chi tiết tăng TSCĐ:

- Khi có TSCĐ tăng thêm, Xí nghiệp thành lập Hội đồng bàn giao tàisản cố định Hội đồng có nhiệm vụ nghiệm thu và lập biên bản giao nhận

Trang 34

TSCĐ Biên bản giao nhận lập cho từng TSCĐ, trường hợp giao nhận cùngmột lúc nhiều tài sản cố định cùng loại, cùng giá trị và cùng một đơn vị giao

có thể lập chung một biên bản giao nhận tài sản cố định Biên bản giao nhậntài sản cố định được lập thành 02 bản, bên giao giữ 01 bản, bên nhận giữ 01bản Biên bản giao nhận tài sản cố định được chuyển cho phòng kế toán lưuvào hồ sơ tài sản cố định Mọi tài sản cố định trong Xí nghiệp đều có bộ hồ sơriêng (bộ hồ sơ tài sản cố định gồm: Biên bản giao nhận tài sản cố định, cácbản sao tài liệu kỹ thuật, các hoá đơn, các chứng từ khác có liên quan)

- Căn cứ vào hồ sơ TSCĐ phòng Kế toán lập thẻ TSCĐ để hạch toánchi tiết theo mẫu thống nhất Thẻ TSCĐ được lập thành 02 bản, bản chínhđược lưu ở phòng kế toán để theo dõi ghi chép phát sinh trong quá trình sửdụng TSCĐ, bản sao được giao cho bộ phận sử dụng TSCĐ giữ

- Sổ tài sản cố định (mẫu sổ của Xí nghiệp): được mở theo năm chotoàn bộ tài sản cố định trong Xí nghiệp, mỗi sổ hoặc một số trang sổ được mở

để theo dõi riêng cho một loại TSCĐ; mỗi loại tài sản cố định được theo dõiriêng trong một số trang của sổ tài sản cố định tuỳ theo yêu cầu quản lý chitiết theo từng nguồn hình thành TSCĐ (Nguồn được cấp; Nguồn tự bổ sung;Nguồn vay)

Kế toán Xí nghiệp quy định cho mỗi đối tượng tài sản cố định một số hiệuriêng phục vụ công tác quản lý tài sản cố định trong Xí nghiệp Số hiệu củamỗi đối tượng tài sản cố định không thay đổi trong suốt thời gian bảo quản sửdụng tại Xí nghiệp Số hiệu của những tài sản cố định đã thanh lý hoặcnhượng bán không dùng lại cho những tài sản cố định mới tiếp nhận

Việc ghi sổ tài sản cố định tại Xí nghiệp về TSCĐ hữu hình gồm:

+ Hai trang sổ để theo dõi TSCĐ là Nhà xưởng, vật kiến trúc

+ Hai trang sổ để theo dõi TSCĐ là Máy móc thiết bị

+ Một trang sổ để theo dõi TSCĐ là Phương tiện vận tải

Ngày đăng: 21/03/2013, 17:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán, PGS-TS Nguyễn Thị Đông chủ biên - Nhà xuất bản Tài chính Khác
2. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp, PGS-TS Đặng Thị Loan chủ biên - Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân Khác
3. Giáo trình Tổ chức công tác kế toán, PGS-TS Đoàn Xuân Tiên chủ biên - Nhà xuất bản Thống kê Khác
4. Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Khác
5. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp Khác
6. Các tạp chí Tài chính, Kế toán, Thuế - Nhà nước… Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ván sợi ép: - 125 Kế toán tại sản cố định tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì
Sơ đồ 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ván sợi ép: (Trang 7)
Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ván dăm: - 125 Kế toán tại sản cố định tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì
Sơ đồ 1.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ván dăm: (Trang 8)
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Xí nghiệp - 125 Kế toán tại sản cố định tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Xí nghiệp (Trang 10)
Bảng 1.2: Đặc điểm lao động kế toán - 125 Kế toán tại sản cố định tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì
Bảng 1.2 Đặc điểm lao động kế toán (Trang 12)
SƠ ĐỒ 1.4: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN - 125 Kế toán tại sản cố định tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì
SƠ ĐỒ 1.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN (Trang 13)
Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung - 125 Kế toán tại sản cố định tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì
Sơ đồ 1.5 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung (Trang 15)
Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ theo hình thức sổ nhật ký chung - 125 Kế toán tại sản cố định tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì
Sơ đồ 1.6 Trình tự ghi sổ theo hình thức sổ nhật ký chung (Trang 17)
Biểu 2.13: Bảng theo dừi Tài sản cố định tăng, giảm 2.2.1.3. Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định. - 125 Kế toán tại sản cố định tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì
i ểu 2.13: Bảng theo dừi Tài sản cố định tăng, giảm 2.2.1.3. Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định (Trang 42)
Biểu 3.1: Bảng phân loại TSCĐ theo tình trạng sử dụng - 125 Kế toán tại sản cố định tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì
i ểu 3.1: Bảng phân loại TSCĐ theo tình trạng sử dụng (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w